intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận này trình bày khái quát về trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đánh giá hiện trạng môi trường chung của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước, đất của trang trại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI CHÍ THANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO TẠI XÃ MINH TIẾN, HUYỆN PHỦ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MAI CHÍ THANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO TẠI XÃ MINH TIẾN, HUYỆN PHỦ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT- N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên sau những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, là giai đoạn then chốt, quan trọng để sinh viên củng cố hành trang cuối cùng trước khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học được tại trường Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi trường và giảng viên hướng dẫn Th.S.Hà Đình Nghiêm em đã được về thực tập tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Để hoàn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và nhiều kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học vừa qua. Đặc biệt em xin chân thành cản ơn sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn Th.S.Hà Đình Nghiêm đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Và em cũng xin cảm ơn Viện Kĩ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập vừa qua Trong quá rình thực hiện đề tài, mặc dù đã có cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Mai Chí Thanh
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nồng độ nước mưa chảy tràn .......................................................... 8 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc .................................................................. 21 Bảng 4.1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm. ................................. 26 Bảng 4.2. Số giờ nắng các tháng trong năm. .................................................. 27 Bảng 4.3. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm ...................... 28 Bảng 4.4. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm ......................... 29 Bảng 4.5. Các thông tin chính của dự án ........................................................ 32 Bảng 4.6. Danh mục máy móc thiết bị............................................................ 33 Bảng 4.7. Lao động của trang trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên ................................ 34 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh ............................... 37 Bảng 4.9 Kết quả phân tích mẫu nước thải .................................................... 41 Bảng 4.10. Kết quả phân tích mẫu đất ........................................................... 43
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn............................................................38 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thông số bụi lơ lửng .......................................................38 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện thông số SO2 .................................................................39 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thông số NO2 .................................................................39 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện các thông số ô nhiễm trong nước ................................... 43 Hình 4.6: các thông số ô nhiễm trong đất ................................................................. 43 Hình 4.7. Mô hình làm mát chuồng chăn nuôi..........................................................46 Hình 4.8. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn ...................49 Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải nhà bếp....................................................50 Hình 4.10. Sơ đồ bể tách dầu mỡ ..............................................................................50 Hình 4.11. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung ................................................51
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT: Bộ tài Nguyên môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường CT: Chỉ thị CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn GHCP: Giới hạn cho phép NĐ: Nghị định NĐ-CP: Nghị định - Chính phủ NTCN: Nước thải chăn nuôi NTSH: Nước thải sinh hoạt QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QH: Quốc hội TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TT: Thông tư UBND: Ủy ban nhân dân VSMT: Vệ sinh môi trường WHO: Tổ chức y tế thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 13. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 5 2.1.3.Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 6 2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà và các vấn đề ô nhiễm môi trường n. 7 2.2.1.Chất thải rắn ............................................................................................. 7 2.2.2.Chất thải lỏng(nước thải) ......................................................................... 7 2.2.3.Chất thải khí ............................................................................................. 9 2.2.4.Chất thải nguy hại .................................................................................. 10 2.3. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam ...................................... 10 2.3.1. Tình hình chăn nuôi thế giới ................................................................. 10 2.3.2. Tình chăn nuôi trong nước .................................................................... 12 2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường chăn nuôi gà và phương pháp xử lý ........................................................................................................ 15
  8. vi 2.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước, đất, không khí của trang trại .................................................................................................... 15 2.4.2. Một số phương pháp xử lý .................................................................... 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 20 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp .......................... 20 3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................ 20 3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu .................................... 22 3.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 22 3.4.6. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 22 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23 4.1. Khái quát về trang trại tại tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. ................................................................................................................. 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nơi trang trại được xây dựng, cơ sở vật chất của trang trại ................................................................................. 23 4.1.2. Khái quát trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên............................................................... 32 4.1.3. Công tác quản lý và vệ sinh môi trường tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên ................... 35 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường của trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên ........................... 36
  9. vii 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng yên: .................. 36 4.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi theo quy mô tại trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên ........................................................................ 44 4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. ............................................ 44 4.3.2.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. .................................. 48 4.3.3.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất ...................................... 55 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57 5.1. Kết luận .................................................................................................... 57 5.2.Kiến nghị: .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế của hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở các nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở các nước phát triển, mặc dù tỉ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con người những sản phẩm tối cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong ngành kinh tế quốc dân khi có 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp. Trong các ngành trong nông nghiệp hiện nay thì chăn nuôi đang giữ một vị trí vô cùng trọng, nó không những cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho tiêu dùng hàng ngày mà nó còn là nguồn thu nhập của hàng triệu người dân hiện nay. Đây là một ngành rất có tiềm năng phát triển nên quy mô, số lượng của ngành một tăng, GDP của ngành ngày một cao. Trước đây, chăn nuôi chỉ phát triển ở quy mô hộ gia đình, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang có phát triển theo quy mô trang trại và ngày càng được áp dụng các phương pháp chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, áp dụng các công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn nhất. Với những hiệu quả kinh tế đem lại của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng, bên cạnh những lợi ích đó thì chăn nuôi gia cầm cũng mang lại nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường nước không khí xung quang trang trại chăn nuôi gà, vịt.
  11. 2 Ngành chăn nuôi đưa vào môi trường nhiều những chất ô nhiễm khá phức tạp như: phân, nước tiểu, hoocmon, chất kháng sinh, hóa chất, các loại vi sinh vật, hàm lượng nitrat trong nước khá cao... các loại chất thải này gây ô nhiễm khá lớn cho môi trường nước, nếu không được quan tâm xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước tại khu vực đó. Vì vậy, để đánh giá được hiện trạng môi trường trong trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao em đã thực hiện đề tài: “đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường’’ 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước, đất của trang trại. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của trang trại. 13. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành. - Giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng và ảnh hưởng của ô nhiễm tại trang trại để biết được những khó khăn và tồn tại trong việc quản lý và xử lý chất thải, nước thải, giúp trang trại có công tác quản lý môi trường được tốt
  12. 3 hơn. Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, và đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với điiều kiện của trang trại, cải thiện cảnh quan môi trường và nâng cao chát lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư xung quanh trang trại.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là một nước chịu áp lực đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực, thực phẩm, biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi gia cầm là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm phát triển với một tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Do đó, năng suất chăn nuôi thấp và gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng. Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra khoảng trên 76 triệu tấn phân, trên 30 triệu khối chất thải lỏng (Bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, bãi vận động, bãi chăn) Được thải ra môi trường.(Chăn nuôi Việt Nam 2019, “Thống kê tình hình chăn nuôi tại Việt Nam năm 2019) Cho đến nay chưa có một báo cáo đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước chảy tự do ra ngoài môi trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào các ngày oi bức. Nồng độ H2O và NH3 cao hơn mức cho phép nhiều lần. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa COD, BOD, coliforms, E.coli... và trứng run sán cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Bùi Xuân An (2007), nguy cơ tác động
  14. 5 đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) Khản năng hấp thụ Nito và Photpho của gia súc, gia cầm kém, nên khi thức ăn có chứa N và P đi vào cơ thể thì chúng sẽ bị bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu, nên trong nước thải sẽ chứa hàm lượng Nitơ và Photpho cao. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Chất thải nước thải chăn nuôi là một nguồn thải ô nhiễm trầm trọng đối ới môi trường bởi lượng hữu cơ cũng như hàm lượng N trong chất thải rất cao. Vì vậy phát triển công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi gà vịt có hiệu quả cao và kinh tế đang là sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trên Thế iới cũng như ở Việt Nam. Trong nhưng năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại đã có bước phát triển đáng kể, quy mô chăn nuôi tập trung ngày càng nhiều. Đi cùng với nó tác động của hoạt động chăn nuôi đến môi trường ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng trong thực tế, vấn đề môi trường chưa ược các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Nước thải chăn nuôi thuộc loại chứa nhiều TSS, COD, N, P vì vậy xử lí nước thải chăn nuôi kỹ thuật yếm khí luôn là lựa chọn đầu tiên. Ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nhất là nước Anh, nước và chất thải chăn nuôi được coi là nguyên liệu để sản xuất bioga thu hồi năng lượng. Ở Đức, năng lượng bioga từ chất thải chăn nuôi và các chất hữu cơ khác đã được đưa vào cán cân năng lượng quốc gia để đạt mục tiêu 20% năng lượng sử dụng là năng lượng tái tạo vào năm 2020. ( Trương Thanh Cảnh (2002), mùi ô nhiễm không khí từ hoạt động chăn nuôi, Đại Học Khoa học tự nhiên – ĐHQG T.P Hồ Chí Minh) Đối với các trạng trại gà nói chung và trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao tại xã Minh Tiến, huyện Phủ Cừ , tỉnh Hưng Yên nói riêng thì ượng chất thải được thải ra mỗi ngày là rất lớn.
  15. 6 Không khí bị ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi , sinh hoạt của đàn gà là thức ăn nước uống rơi vãi cùng với lượng phân gà sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu do thành phần các hợp chất : H2S, CH4, NH3,….. là sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Trong hoạt động chăn nuôi gà cũng phát sinh chất thải nguy hại như : chai lọ đựng thuốc chủ yếu là chai thủy tinh, chai nhựa, khối lượng rất ít, tuy nhiên nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ gây ra ô nhiễm đến môi trường đất, nước và không khí. Lượng nước thải , rửa chuồng trại nuôi gà chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Các loại vi trung gây bệnh như: coliform, ecoli có thể thâm nhập vào mạch nước ngầm. Nếu lượng nước thải này không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn tới môi trường. Cho nên việc đánh giá hiện trạng môi trường trong trang trại chăn nuôi gia cầm là điều vô cùng cần thiết. 2.1.3.Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của chính phủ về việc Quy định chi
  16. 7 tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. - Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 62-MT:2016/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. 2.2.Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà và các vấn đề ô nhiễm môi trường 2.2.1.Chất thải rắn - Chất thải rắn từ chăn nuôi : bao gồm Phân, rác, xác gà vịt chết, gà vịt thải loại, vỏ bao bì, vỏ trứng sau khi ấp, thức ăn thừa, rác thải sinh hoạt, cặn bùn từ bể tự hoại, bể lắng, chất độn chuồng. - Chất thải rắn từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trang trại : bao gồm rác thải từ văn phòng, rác thải từ nhà bếp (trung bình 0.4kg/người/ ngày) - Chất thải này chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy , là tác nhân , nguồn gây dịch bệnh vì có chứa vi sinh vật gây bênh như coliform, e.coli... 2.2.2.Chất thải lỏng(nước thải) - Chất thải lỏng từ chăn nuôi : phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa chuồng vệ sinh thiết bị ăn uống, nước thải từ quá trình khử trùng, trong quá
  17. 8 trình cho gà uống hàng ngày bằng hệ thống tự động nên ít phát sinh nước thải. - Chất thải lỏng từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trang trại : phát sinh từ quá trình rửa chân tay, vệ sinh cá nhân, tắm giặt, nước mưa chảy tràn. - Chất thải này thường chứa nhiều chất rắn vô cơ và hữu cơ lơ lửng, cũng có chứa các loại vi khuẩn. Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích mặt bằng của Trang trại, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, v.v… Nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất rắn lơ lửng. Tuy nhiên TSS dễ lắng đọng nên nước mưa được thu gom vào hố ga và qua hệ thống thoát nước mưa của cơ sở. Với tổng diện tích mặt bằng (mái che, nền sân, đường,…) của cả Dự án là 70.000 m2 và lượng nước mưa trung bình trong năm là khoảng 1.500 – 1.600 mm thì lưu lượng dòng chảy sinh ra do nước mưa trong 1 năm dao động từ 105.000 m3 = 112.000m3. Đ= 112.000mước mưa trung bình trong năm là khoảng 1.500 – 1.600 mm thì lưu lượng dòng chảy sinh ra do nước mưa trong 1 năm dao động từ 105.000 mước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất r rắn lơ lửng. các chất ô nhiễm do được trong nước mưa chảy tràn như sau: Bảau:12.. Nưng c0mước mưa trung bình TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) 1 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 2 Tổng photpho 0,004 – 0,03 3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 10 – 20 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 10 – 20 (Nguồn: Tổ chức y tế thế giới WHO 1993) *) Ảnh hưởng xấu của nước thải chăn nuôi:
  18. 9 Nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý tốt sẽ bị lẫn hàm lượng phân gà trong quá trình vệ sinh có hàm lượng chất hữu cơ cao: Loại nước thải này khi xả ra nguồn tiếp nhận là các mương, sông quanh khu vực sẽ làm nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước giảm đi nhanh chóng. Nếu nồng độ DO dưới 3mg/l sẽ kìm hãm sự phát triển của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái thủy vực và nếu ứ đọng lâu ngày ngoài môi trường sẽ gây mùi hôi thối khó chịu do các chất hữu cơ phân hủy kỵ khí tạo thành. Trong nước thải chăn nuôi gà có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Các loại vi trung gây bệnh như: coliform, ecoli có thể thâm nhập vào mạch nước ngầm. Nếu lượng nước thải này không được thu gom và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn tới môi trường. * Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trong khu vực Trang trại cũng sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, chất thải rơi vãi chảy xuống hệ thống thoát nước. Lượng nước này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới nguồn nước và đời sống thủy sinh trong thủy vực tiếp nhận. Hàm lượng các chất rắn lơ lửng hoặc một số chất độc hại khác nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm thay đổi môi trường sống của động thực vật trong nước, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Ngoài ra, sự lắng đọng chất rắn có thể làm tắc hệ thống thoát nước mưa, gây úng lụt ảnh hưởng tới bộ rễ thực vật và hệ sinh vật đất trên khu vực bị ứng lụt. Do đó đòi hỏi phải có biện pháp thu gom, phân luồng dòng chảy của nước mưa chảy tràn nhằm giảm thiểu các tác động xấu trên. 2.2.3.Chất thải khí - Khí thải phát sinh từ thức ăn và nước uống : thức ăn là nguyên liệu gốc đầu tiên để tạo nên hầu hết các khí thải đặc biệt là khí gây mùi trong chất thải chăn nuôi. - Khí thải phát sinh từ phân và nước tiểu : phân và nước tiểu là nguồn
  19. 10 phát sinh chất ô nhiễm chủ yếu của chăn nuôi. Nhiều hợp chất gây mùi là sản phẩm của quá trình phân giải enzyme của vi sinh vật các chất trong phân hay nước tiểu. - Khí thải phát sinh từ nước thải chăn nuôi : hường thì phân và nước tiểu luôn trộn lẫn với nhau và các loại nước khác như nước rửa chuồng với nhiều loại chất thải khác tạo nên hỗn hợp nước thải. Đây là nguồn phát sinh khí thải nhiều nhất. - Khí thải phát sinh từ máy móc hoạt động của trang trại : các máy móc chạy bằng xăng dầu chủ yếu phát sinh ra khí SO2, NO2, CO2... tuy nhiên máy móc thường hoạt động rất ít. - Khí thải phát sinh từ các khu lưu trữ chất thải rắn : chất thải rắn sẽ được xử lý nhưng sẽ được vận chuyển đi khi đủ số lượng nên vẫn phải lưu trữ và vẫn gây ra mùi. - Tất cả khí thải trên hầu hết đều gây ra mùi khó chịu và có hại cho sức khỏe con người và làm tăng ô nhiễm không khí. 2.2.4.Chất thải nguy hại - Chất thải nguy hại thường là bao bì thuốc thú y, thuốc sát trùng, dầu thải, bóng đèn vỡ hỏng . 2.3. Tình hình chăn nuôi trên Thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình chăn nuôi thế giới Thịt các loại gia cầm cung cấp một số lượng lớn tỷ lệ đạm cho mỗi bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một trong những loại thực phẩm thiết yếu. Gia cầm là loài cho sản phẩm thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà. Gia cầm được nuôi với số lượng lớn nhất là gà. Hơn 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm như một nguồn thực phẩm quan trọng, gà cho cả thịt và trứng. Tổng cộng, Chỉ riêng tại Anh tiêu thụ hơn 29 triệu quả trứng mỗi
  20. 11 ngày. Đa số gia cầm được nuôi theo hình thức chăn nuôi bằng kỹ cao. Theo Viện Worldwatch thì 74% số thịt gia cầm và 68% số trứng được sản xuất theo lối này. Ngoài ra còn có cách nuôi gà thả vườn. Sự đối lập giữa hai phương pháp nuôi gà nêu trên đã dẫn đến các vấn đề lâu dài của chủ nghĩa tiêu dùng đạo đức. Phe ủng hộ thâm canh cho rằng phương pháp này giúp tiết kiệm đất đai và thức ăn nhờ tăng năng suất, động vật được chăm sóc với hệ thống thiết bị hiện đại được kiểm soát. Phe phản đối cho rằng nuôi thâm canh gây hại cho môi trường, gây nên các nguy cơ đối với sức khỏe con người và là việc làm vô nhân tính. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới) Xu hướng hiện nay trên thế giới là thay đổi có cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ lệ sản lượng thịt gia cầm và giảm tỷ lệ sản lượng thịt lợn làm giảm chi phí thức ăn, giảm tiêu hao nguồn nước. Trong cơ cấu chăn nuôi hiện nay thì sản lượng thịt lợn sản xuất ra chiếm tỷ lệ cao nhất (74%), thịt gà đứng thứ hai (17%) và thịt bò đứng thứ ba (9%). Trong chăn nuôi gia cầm nếu đưa được đàn gia cầm đẻ trứng lên để mỗi một nhân khẩu có được 100 quả trứng/năm (hiện nay là 80 quả/năm) thì còn tăng thêm được nguồn protein trong bữa ăn, ngoài nguồn protein của thịt lợn thịt gà. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới). Việc tiêu thụ gà ở châu Mỹ vượt quá mức trung bình thế giới, năm 2014 mức tiêu thụ ở châu Mỹ vượt quá 40 kg so với mức 15 kg của thế giới. Có nghĩa việc hấp thụ thịt gà là khoảng 88% của các con số thịt gia cầm đưa trung bình cho châu Mỹ vào khoảng 34 kg, so với con số toàn cầu tại 13 kg. Năm 2009, việc tiêu thụ thịt gia cầm trung bình/mỗi người ở châu Mỹ khoảng 36 kg, so với 5,5 kg ở châu Phi, nên tổng khối lượng của gia cầm thịt tiêu thụ ở châu Mỹ là 33,2 triệu tấn, gấp 6 lần so với 5,5 triệu tấn ở châu Phi. (Chăn nuôi gia cầm trên thế giới)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2