Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
lượt xem 9
download
Khoá luận "Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" nêu lên hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HỒNG THẮM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ HÁT TRÊN BIỂN PHƯỜNG HỒNG HẢI – THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HỒNG THẮM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ HÁT TRÊN BIỂN PHƯỜNG HỒNG HẢI – THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ Nhiệm khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ, truyền đạt nhưng kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đường đại học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, người đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các anh, các chị đang công tác tại Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua. Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người luôn theo sát, động viên em trong suốt quá trình theo học và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày……tháng…..năm 2019 Sinh viên Trần Thị Hồng Thắm
- 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường 2 BYT Bộ Y Tế 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CBCNV Cán bộ công nhân viên 5 CĐDC Cộng đồng dân cư 6 MT Môi trường 7 NĐ - CP Nghị định - Chính phủ 8 PTKT – XH Phát triển kinh tế - xã hội 9 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 10 QĐ Quyết định 11 QH Quốc hội 12 NTSH Nước thải sinh hoạt 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 15 TT Thông tư 16 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 17 XLNT Xử lý nước thải 18 HTKT Hạ tầng kỹ thuật
- 5 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển đô thị nhanh và mạnh tại Vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc và sự hấp dẫn đầu tư tại khu vực Quảng Ninh đã tạo một sức hút về đầu tưu phát triển các khu du lịch , các công trình vui chơi giải trí và khai thác thế mạnh du lịch tại vùng Quảng Ninh nói chung và khu vực thành phố Hạ Long nói riêng. Thành phố Hạ Long là một trung tâm du lịch quốc gia có tầm vóc quốc tế được gắn với di sản thiên nhiên thế giới bao gồm hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hóa kỳ vĩ và sống động, là thành phố công nghiệp có cảng biển nước sâu, giữ vai trò là một trong những đô thị hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân và khác du lịch sẽ tăng mạnh trong tương lai, vì vậy xu hướng phát triển các sản phẩm du lịch là xu thế tất yếu khi các nhà đầu tư đã và đang tiến hành đầu tư tại thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Du lịch trên địa bàn thành phố hiện phong phú về sản phẩm du lịch về ban ngày nhưng lại nghèo sản phẩm du lịch về ban đêm Hạ Long. Do vậy việc xây dựng nhà hát trên biển về ban đêm chính là để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân thành phố du khách vào buổi tối. Tạo sức hút không chỉ với du khách trong nước , Châu Á, Mà còn hấp dẫn du khách toàn thế giới. Bên cạnh đó còn có những hạn chế trong quá trình xây dựng nhà hát như việc xả nước thải ra biển làm ô nhiễm môi trường nước biển cũng như trong quá trình thi công xây dựng tạo ra khí thải làm ô nhiễm môi trường không khí. Điều đó làm hạn chế đi vẻ đẹp và sự trong sạch của Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đặc biệt đây lại là một địa điểm du lịch cho không chỉ với du khách trong nước mà còn cả nước ngoài. Từ thực tế trên việc đánh giá được mức độ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển là rất cần thiết, từ lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây
- 6 dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.” 1.2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường của nhà hát trên biển. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – Hạ Long, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại nhà hát. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người.
- 7 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Nước và một số khái niệm liên quan Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Không có nước cuộc sống trên Trái đất không thể tồn tại được. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Nước có thể chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng của con người. Căn cứ vào đặc tính lý hóa nước có thể chia thành: dạng lỏng (lỏng), dạng khí (hơi nước), dạng rắn (băng tuyết). Căn cứ vào nơi tồn tại, nước gồm: nước biển, nước hồ, nước ao… Căn cứ vào mục đích sử dụng thì có nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản, thủy điện… Dưới góc độ luật môi trường nguồn nước được hiểu là “một thành phần cơ bản của môi trường, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống”. - Khái niệm nước mặt. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo. - Khái niệm nước ngầm. Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. - Khái niệm nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. - Khái niệm về nước sạch. Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: + Nước trong không màu. + Không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
- 8 + Không chứa chất tan có hại. + Không có mầm mống gây bệnh. - Khái niệm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm…bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bần nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” (Trần Yêm và cs, 1998). [9] Như vậy ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khái niệm suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nguồn nước ô nhiễm là: - Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng hàm lượng SO2- và NO3- trong nước. - Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32 trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat. - Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và các chất thải rắn.
- 9 - Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu). - Tăng hàm lượng ion kim loại có trong nước tự nhiên, trước hết là: Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, As2+, Fe2+, Fe3+,… - Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu trong điều kiện yếm khí. - Giảm độ trong của nước. 2.1.1.2. Không khí và một số khái niệm liên quan *Môi trường không khí : Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". [5]. Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần cơ bản sau đây: Nguồn ô nhiễm→Khí quyển→Nguồn tiếp nhận - Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải. - Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận.Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao: + Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở vĩ
- 10 độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực.Tầng đối lưu hầu như hoàn toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất. Từ đó phát sinh ra sự xáo trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kkeos theo là mây, mưa.Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m. + Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15km trên mặt đất, trong tầng bình lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 00C ở độ cao 55km. + Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55km đến 85km.Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ cao và đạt trị số gần -1000C. + Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí loãng.Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ cao 700km. Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên tầng đối lưu do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán chất ô nhiễm. Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học hay xảy ra các quá trěnh sa lắng khô, sa lắng ướt.Các chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành
- 11 các chất ô nhiễm thứ cấp.Cuối cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật…[7] * Các nguồn gây ô nhiễm không khí - Nguồn tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra : núi lửa, cháy rừng, các quá trình phân hủy động, thực vật tự nhiên…tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi các nguồn này : + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi được phun lên rất cao và lan toả đi rất xa. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí [8]. - Nguồn nhân tạo + Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp:Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người.Các quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt.Đặc điểm của ô nhiễm từ công nghiệp có nồng độ chất độc cao,
- 12 thường tập trung trong một không gian nhất định. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hạu sẽ khác nhau. + Từ giao thông vận tải: Ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông vận tại là nguông gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đạc biệt là các khu đô thị và khu đông dân cư.Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu của động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,….các bụi đất cá cuốn theo trong quá trình di chuyển.Đặc điểm nổi bật của ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuếch tấn phụ thuộc vào phương tiên, nhiên liệu đốt, địa hình, … + Từ sản xuất nông nghiệp: tự hoạt động thâm canh như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng chăn nuoi thủy hải sản…một phần cây trồng, vật nuôi hấp thụ, còn chất tồn dư sẽ phát tán trong không khí, hoặc bị rủa trôi ngấm vào đất và lắng đọng lại ở môi trường mương máng, sông ngòi. + Từ sinh hoạt của các khu dân cư : Kết quả đo lường, phân tích cho thấy các thành phố lớn với mật đô dân cư đông là những nơi có môi trường không khí ô nhiễm nặng. Ngay cả khu vực nông thôn thì tình trạng ô nhiễm không khí ở một số vùng cũng ở mức đáng báo động, với nồng độ bụi vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép. Bới những vùng này phải hứng chịu khí thải từ các làng nghề, các cơ sở sẩn xuất. có một thực tế là các đơn vị sản xuất chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, mặc dù khi đi vào hoạt động đã phải cam kết với chính quyền và người dân địa phương. Nguồn ô nhiễm môi trường không khí do con người tạo ra như: Bếp đun từ than, củi, dầu, khí đốt,… tạo ra. Nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng
- 13 có thể gây ra ô nhiễm cục bộ trong một phòng nhỏ hay một ngôi nhà, gây hậu quả lớn và lâu dài. Các chất ô nhiễm gồm bụi tro, CO, CO2, SO2, hơi dầu xăng, khí đốt,…. Cống rãnh và môi trường nước mặt như: ao hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm cũng bốc hơi, khí độc, ở những khi dân cư, khu đô thị chưa thu gom, xử lý chất thải thì sự thối dữa, phân hủy các chất hữu cơ, hoác chôn lấp không đúng quy định là nguồn gáy ô nhiễm không khí. [8]. * Các khí nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Khí NOx (các oxit nitơ): Với nồng độ từ 5 phần triệu đến 20 phần triệu trong không khí, NO2 có thể gây tác động xấu đến phổi, tim, gan. Ở nồng độ cao 1% trong không khí NO2 có thể gây chết người trong vài phút. NO2 cũng góp phần gây bệnh hen, ung thư phổi và hỏng khí quản. - Khí SO2 (lưuhuỳnh dioxit): có thể kết hợp với hơi nước trong không khí để tạo thành H2SO4 và xâm nhập vào máu khi hít thở. SO2 làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin. Trong máu, SO2 còn gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu, làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở. - Khí CO (cacbonoxit): Khi hít phải CO sẽ đi vào máu chúng phản ứng với Hemoglobin (có trong hồng cầu) khiến cho cơ thể bị ngạt do máu không tải được ôxy. Khi hít phải CO2 sẽ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ở liều lượng lớn hơn người hít phải CO bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh. Khi bị ôxy hoá CO biến thành khí cacbonic (CO2). Khí CO2 cũng gây ngạt nhưng không độc bằng CO. [3] 2.1.1.3. Môi trường và các thuật ngữ liên quan đến môi trường * Khái niệm môi trường
- 14 Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. * Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. * Tiêu chuẩn môi trường Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”. * Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
- 15 hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định một số điều Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 124/2011/NĐ - CP ngày 28/12/2011 của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ quy định một số điều của Luật tài nguyên nước. - Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động - QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 03-MT:2005/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất. - QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - TCXDVN 33 - 2016: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình. - Bộ tiêu chuẩn TCVN 6663 (ISO 6667) Chất lượng nước - Lấy mẫu gồm các tiêu chuẩn sau:
- 16 Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước. Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi trong các nhà máy hơi nước. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30: 2010/BTNMT 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới Hiện nay, tài nguyên nước trên thế giới là 1,39 tỉ km3, bao phủ 71% diện tích của trái đất tập trung trong thủy quyển 97,2% (1,35 tỉ km3) còn lại trong khí quyển và thạch quyển; 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực; 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông, hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001% trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái Đất. Ngoài
- 17 ra lượng nước mưa trên trái đất là 105.000 km3/năm (Bùi Thị Hằng, 2012). [4] Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên bề mặt trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo tác giả dao động từ 1.358.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F.Sargent - 1974). [4] Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới Loại nước Trữ lượng (km3) Biển và đại dương 1.370.322.000 Nước ngầm 60.000.000 Băng và băng hà 26.660.000 Hồ nước ngọt 125.000 Hồ nước mặn 105.000 Khí ẩm trong đất 75.000 Hơi nước trong khí ẩm 14.000 Nước sông 1.000 Tuyết trên lục địa 250 (Nguồn F.Sargent, 1974) [4] 2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới Trong thế kỷ XX, nhu cầu về nước ngọt của nhân loại tăng lên gấp sáu lần so với thế kỷ XIX. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800 lít nước. Để so sánh, nhu cầu này tại các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150 lít/ ngày. Nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát
- 18 triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho nông nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). [4] Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông, hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm (Cao Liêm và cs, 1990). [9] Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng nước lớn như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi của lớp nước mặt trên đồng rưộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. [4] Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5 - 10 lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí cũng dần tăng theo nhất là ở các thị trấn và các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần và còn nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng lên gần 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm và cs,1990). [9]
- 19 Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Diễn đàn Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APWF) công bố mới đây cũng cho thấy có trên 75% quốc gia trong khu vực đang trải qua mối đe dọa thiếu nước nghiêm trọng, nhiều nước trong số đó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước sắp xảy ra. 2.2.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Tổng lượng nước mặt trên và đến lãnh thổ nước ta trên một năm là: 850 tỷ m3, trong đó: Nội sinh ( được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ) là 310 - 320 tỷ m3 chiếm 37% còn 63% do ngoại sinh (lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào). Tổng trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo tính 60 tỷ m3/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400 m3/người/năm, so với thế giới là 7.400 m3/năm. [6] Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2378 con sông với dòng chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10km). Tổng diện tích lưu vực sông là: 1.167.000 km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là: 835,422 km2, chiếm đến 72%. Có 13 sông chính và sông nhánh có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con sông có diện tích lưu vực dưới 10.000 km2. Tuy nhiên tài nguyên nước mặt biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bố không đều trong năm) và còn phân bố không đều giữa các hệ thống sông và các vùng (Đào Trọng Tứ, 2012). [10] Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn trên 2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29% mạng lưới sông, suối, đầm, ao hồ, kênh mương khá dày và có nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối phong phú: hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m3/năm, nếu kể cả
- 20 lượng nước từ bên ngoài vào lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ m3/ năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ m3/năm (trầm tích bở rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá xâm nhập: 8,05; đá cacbonat: 2,4; đá biến chất: 7,79 và đá hỗn hợp: 7,75). [10] Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng 17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m3. Tỷ trọng của các ngành cũng có thay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước mặt có thể khai thác không thật khả quan, một mặt khả năng sử dụng lượng nước chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào rất bấp bênh, thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng nước cho phép sử dụng không được vượt quá 30% lượng nước đến ta thấy nhiều nơi không đủ nước dùng. Ví dụ lượng nước cần trong các tháng II - IV của đồng bằng Bắc Bộ chiếm tới 43 - 53,8%, cá biệt tại Phả Lại chiếm 69 - 112% lượng nước đến. Trong vài thập niên đầu tiên của thế kỷ mới nguy cơ thiếu nước sẽ đến với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả Châu thổ sông Hồng. [6] 2.2.4. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và làm đau đầu các nhà lãnh đạo các nước trên toàn thế giới. Không khí càng bị ô nhiễm số lượng người chết vì chúng càng nhiều. Trong các nước bị ô nhiễm không khí thì Anh và Trung Quốc đang là 2 nước có nồng độ ô nhiễm cao nhất. - Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì “màn mây khói độc” Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng. Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn