intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Farm 22, Moshav Tzofar, Arava, Israel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

20
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Farm 22, Moshav Tzofar, Arava, Israel từ đó đánh giá hiệu quả, phương thức, cách làm. Qua đó rút ra kinh nghiệm phù hợp và đề xuất các phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho những năm tới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Farm 22, Moshav Tzofar, Arava, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HÀ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 22 MOSHAV TZOFAR, ARAVA, ISRAEL KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- NGUYỄN THỊ THANH HÀ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM 22 MOSHAV TZOFAR, ARAVA, ISRAEL KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K 47 N03 - QLĐĐ Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sau 11 tháng thực tập tốt nghiệp tại đất nước Israel em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các phòng ban cùng các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại đất nước xa xôi Israel . Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè tại trung tâm đào tạo Quốc tế ITC, và trung tâm AICAT đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khoá luận. Tuy nhiên với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy nên kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hà
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Năng suất và sản lượng chà là tại Farm Bảng 4.2: Giá trị thặng dư của ớt biến động theo giá cả thị trường Bảng 4.3: Giá bán chà là phụ thuộc và kích cỡ Bảng 4.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của Farm Bảng 4.5. Hiệu quả môi trường của farm
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Một nhà kính giữa sa mạc ở Moshap Ein Yahav Hình 2.2: Vùng nông thôn tại Paran Hình 2.3: Ngày thu hoạch chà là Hình 2.4: Vườn hoa tại Moshap Paran Hình 2.5. Quá trình hình thành đất Hình 4.1: Hình ảnh tại trang trại cà tím Hình 4.2: Hình ảnh trang trại ớt chuông Hình 4.3: Hình ảnh vườn chà là của Farm Hình 4.4: Hình ảnh packing house của trang trại Hình 4.5: Hình ảnh ớt chuông tại trang trại Hình 4.6: Hình ảnh chà là vào mùa thu hoạch Hình 4.7: Sản lượng thu hoạch ớt theo tháng tại farm 22 Tzofar Hình 4.8: Tỷ lệ phần trăm kích thước của ớt sau khi được phân loại Hình 4.9:Tỷ lệ kích cỡ của chà là sau khi được phân loại
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………….iii MỤC LỤC………………………………………………………………………….iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU………………………………………………………………...1 1.1: Đặt vấn đề 1.2: Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1: Mục tiêu tổng quát 1.2.2: Mục tiêu cụ thể PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………4 2.1: Tổng quan của đề tài 2.1.1: Tổng quan về đất nước Israel 2.1.2: Tổng quan về Moshap Tzofar Arava 2.2: Tổng quan về nền nông nghiệp Israel 2.3: Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1: Khái niệm chung về đất đai 2.3.2: Khái niệm chung về đất nông nghiệp 2.3.3: Quá trình hình thành đất 2.3.4: Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp 2.3.5: Hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.6: Tầm quan trọng của đánh giá đất 2.3.7: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.8: Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.8.1: Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 2.3.8.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.8.3: Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.4: Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất
  7. v 2.4.1: Trên thế giới 2.4.2: Trong nước PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1: Đối tượng nghiên cứu 3.1.2: Phạm vi nghiên cứu 3.2: Nội dung nghiên cứu 3.2.1: Nội dung 1: Khái quát về Farm 22 và Farm chà là 3.2.2: Nội dng 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại Farm22 và Farm chà là 3.2.3: Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 3.2.4: Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 3.3: Phương pháp nghiên cứu 3.3.1: Thu thập số liệu thứ cấp 3.3.2: Thu thập số liệu sơ cấp 3.3.3: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.3.3.1: Hiệu quả kinh tế 3.3.3.2: Hiệu quả xã hội 3.3.3.3: Hiệu quả môi trường PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………………41 4.1: Khái quát về Farm 22 4.1.1: Điều kiện tự nhiên 4.1.2: Điều kiện kinh tế xã hội 4.2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông và Farm chà là 4.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất 4.3.1: Hiệu quả kinh tế 4.3.2: Hiệu quả xã hội 4.3.3: Hiệu quả môi trường 4.4: Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm và đề xuất 4.4.1: Tại Israel
  8. vi 4.4.2: Khi áp dụng mô hình sản xuất vào Việt Nam PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………...58 5.1: Kết luận 5.2: Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..59 Tài liệu tham khảo tiếng việt Tài liệu Internet
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vẫn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao, con người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về số lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng, nên phương thức sử dụng đất cũng khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Như chúng ta đã biết qua các phương tiện truyền thông thì ngành nông nghiệp ở Israel là một ngàng công nghiệp phát triển cao: Israel là một nước xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm tươi sống và đi tiên phong trên thế giới trong công nghệ, nông nghiệp mặc dù trên thực tế địa lí của Israel không được ưu đãi cho nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất tại đây là sa mạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu nguồn nước hoàn toàn không có lợi cho nông nghiệp. Chỉ có 20%diện tích đất tự nhiên là canh tác. Thực tế sản xuất nông nghiệp tại Israel tiếp tục phát triển bất chấp những hạn chế nghiêm trọng về đất và nước không hề dễ dàng, mà có được nhờ sự hợp tác mật thiết và liên tục giữa các nhà nghiên cứu và người nông dân, cùng các ngành dịch vụ và công nghiệp liên quan tới nông nghiệp. Nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành tại quốc gia này từ rất sớm, giúp ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và công nghệ. Chìa khóa thành công này nằm ở luồng thông tin hai chiều giữa các nhà nghiên cứu và những người nông dân, sự phối hợp chặt
  10. 2 chẽ giữa các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và các cơ quan hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp và đối phó những thách thức mới đã đem lại những giống cây trồng mới và một loạt những cải tiến về tưới tiêu, phân bón, cơ giới, tự động, canh tác và thu hoạch. Nằm cách Tel Aviv hơn 200km về phía Nam, khu vực Arava đã trở thành biểu tượng cho những thành tựu về nông nghiệp của Israel với tư cách nhà phát triển hàng đầu về công nghệ nông nghiệp trên sa mạc. Vùng đất này được ví như thung lũng silicon của ngành nông nghiệp Israel. Để ứng dụng phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Israel tại Việt Nam, góp phần thực hiện chiến lược “Phát triển bền vững”, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm cao cấp và chất lượng cảnh quan môi trường sinh thái, để phục vụ cho cuộc sống ngày càng nâng cao. Qua 10 tháng thực tập nghề nghiệp tại Israel nói chung và xuất phát tư ý nghĩa thực tiễn nói trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Thế Đặng, ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Farm 22, Moshav Tzofar, Arava, Israel” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Farm 22, Moshav Tzofar, Arava, Israel từ đó đánh giá hiệu quả, phương thức, cách làm. - Qua đó rút ra kinh nghiệm phù hợp và đề xuất các phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho những năm tới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - xã hội tại Việt Nam. - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm 22 - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ớt chuông tại farm - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại Farm - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm - Đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài 2.1.1. Tổng quan về đất nước ISRAEL * Vị trí địa lý Israel là một quốc gia nằm ở Trung Đông, nằm giữa vĩ tuyến 29o và 34o Bắc, và kinh tuyến 34o và 36o Đông, trên bờ Đông Nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ. Trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trọi Giu-đa ở trung tâm, sa mạc Nê-gếp ở phía Nam và một phần thung lũng Jordan. Có biên giới trên bộ với nhiều nước: - Phía Bắc là Liban - Phía Đông Bắc là Syria - Phía Đông là Jordan - Phía Đông Tây là dải Gaza của Palestine - Phía Tây Nam là Ai Cập Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có đặc điểm địa lí đa dạng. Trung tâm tài chính và công nghệ của Israel là Tel Avid và Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980. * Lịch sử hình thành: Theo nghị quyết 181 của Liên hợp quốc , nhà nước Israel thành lập ngày 14/5/1948 trên diện tích 14.100km2. Tuy nhiên sau các cuộc chiến tranh chấp với các nước Ả-rập, Israel quản lí khoảng 28.000km2.. * Thể chế nhà nước: Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện từ năm 1948, không có Hiến pháp thành văn chỉ có những điều luật riêng rẽ. 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu tử đại diện tỉ lệ, nhiệm kì 4 năm. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kì 4 năm. Các thành Quốc hội bầu nhiệm kì 5 năm (không có quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng).
  12. 4 * Kinh tế: Là nền Kinh tế thị trường. Năm 2013, Israel xếp thứ 19 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người của Liên hợp quốc, được xếp vào nhóm “phát triển rất cao”. - Công nghiệp chiếm 17% - Nông nghiệp chiếm 2% - Dịch vụ chiếm 81% GDP Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel nghèo. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách; Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD. Nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh.  Sản phẩm Nông nghiệp: Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa.  Công nghiệp: Sản phẩm công nghiệp cao ( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép.  Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí;  Mặt hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng; * Dân số: 7.473050 triệu người * Y tế - Giáo dục:
  13. 5 - Y tế: Người dân được bảo hiểm do nhà nước đầu tư, cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. - Giáo dục: Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả-rập hoặc tiếng tiếng Hebrew. Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học từ xa khá phát triển. * Tài nguyên khoáng sản: - Không được thiên nhiên ưu đãi. - Chủ yếu là gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát * Du lịch: Đặc biệt là du lịch tôn giáo, là một ngành quan trọng tại Israel, nhờ có khí hậu ôn hòa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và kinh thánh, và địa lý độc đáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại cho ngành du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của người Palestine. Năm 2013, một báo cáo cho hay 3,54 triệu du khách đến Israel, địa điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến đó. Israel có số lượng bảo tàng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới 2.1.2. Tổng quan về Moshav Tzofar vùng Arava Tzofar là một moshav ở miền nam Israel. Nằm gần Tuyến đường 90, khoảng 120 km về phía bắc Eilat, phía nam Sapir và phía bắc Tzukim, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng khu vực Trung tâm Arava. Năm 2017 nó có dân số là 419. Nước tưới tiêu đến từ Tập đoàn Mekorot Water hoạt động tốt. Trong năm 2009 nó đã có khoảng 100 gia đình. Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như Tzofar chỉ thích hợp cho việc trồng ớt chuông và nó đã trở thành cây trồng chính của Tzofar. Năng suất và chất lượng của ớt cao nhất ở Arava (10 tấn / dunam). Ngày nay, một số trang trại đang thử nghiệm một số loại rau như bông cải xanh, hành tây, tỏi, bí xanh, cà tím. Ngoài ra còn có trồng hoa, bò sữa, cừu. * Kinh tế
  14. 6 Mỗi hộ nông trại bao gồm 50 dunam (50,000 m²). Các loại cây trồng chính là ớt và hoa chất lượng cao cho xuất khẩu. Ngoài ra, 14 trong số các gia đình chạy một chuồng cừu với 40-45 con bò sữa mỗi con. Trong số các trang trại nhỏ hơn là trồng chà là và chăn nuôi gà tây. Một số gia đình bổ sung thu nhập của họ với các hoạt động khác như trường cưỡi ngựa, vườn ươm cây rau và hoa, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và tour du lịch. Trong năm 2008 quy định mới ở Israel đã làm cho năng lượng mặt trời có lợi nhuận. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các nhà máy điện quang điện 50kWp (mỗi gia đình), sử dụng bức xạ mặt trời cao trong khu vực và thời tiết khô. * Nền văn hóa Các moshav cung cấp cho các thành viên của nó một loạt các dịch vụ cộng đồng bao gồm một mẫu giáo, vườn ươm, câu lạc bộ thành viên, câu lạc bộ thanh thiếu niên, bể bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, khu vườn công cộng tươi tốt và một thư viện tốt. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL * Đặc điểm chung: - Ngành nông nghiệp của Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. - Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc , điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. - Sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với phong trào phục quốc Do Thái và sự nhập cư của người Do Thái vào Palestine ở cuối thế kỷ 19. Những người nhập
  15. 7 cư Do Thái mua những mảnh đất gần như bán sa mạc, chúng đã bị cằn cỗi bởi phá rừng, sói mòn và bỏ hoang. Họ bắt tay vào việc thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, chống ngập, trồng rừng, chống xói mòn, rửa đất mặn. Kể từ khi độc lập năm 1948, tổng diện tích đất canh tác đã tăng từ 408.000 mẫu Anh (1.650 km2 ) đến 1.070.000 mẫu Anh (4.300 km2), số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số. - Thiếu nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa trung hằng tháng giữa tháng 9 và tháng 4, với sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước, dao động từ 70 cm ở miền bắc cho tới 2 cm ở miền nam. Nguồn nước tái tạo hàng năm vào khoảng 160 triệu mét khối, 75% được dùng cho nông nghiệp. Hầu hết các nguồn nước ngọt của Israel đều được kết nối vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các trạm bơm, hồ chứa, kênh, ống dẫn đưa nước từ miền bắc đến miền nam. * Ngày nay Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt. Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng song Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây
  16. 8 (không tính cam chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu. Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. * Loại hình nông nghiệp Hầu hết ngành nông nghiệp Israel dựa trên các nguyên tắc về hợp tác có từ đầu thế kỷ thứ 20. Hai loại hợp tác độc đáo: Kibbutz, một cộng đồng trong đó sản phẩm làm ra được sở hữu chung và thành quả lao động của cá nhân đem lại lợi ích cho mọi người; Moshav, một dạng làng nông nghiệp trong đó mỗi gia đình sở hữu riêng đất đai trong khi việc mua bán và tiếp thị được thực hiện chung trong sự hợp tác. Cả 2 loại hình cộng đồng đều nhằm giúp hiện thực hóa giấc mơ của những người tiên phong muốn có những cộng đồng công bằng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau nhưng cũng đồng thời tạo ra lợi thế về năng suất. Ngày nay, 76% nông sản quốc gia là sản phẩm từ các Kibbutz và Moshav, cũng như rất nhiều thực phẩm đóng hộp. Hình 2.1. Một nhà kính giữa sa mạc ở Moshav Ein Yahav
  17. 9 Hình 2.2. Vùng nông thôn tại Moshav Paran Bởi vì sự đa dạng của các loại hình đất đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Lúa mì, các loại cây thuộc chi lúa và bắp được trồng ở 215,000 hecta, trong đó 156,000 hecta chỉ trồng vào mùa đông. Trái cây và rau củ bao gồm các loại cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài, nho. Chúng được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải. Cà chua, dưa leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước; dưa gang được trồng trong mùa đông ở các thung lũng. Các vùng cận nhiệt đới của đất nước trồng chuối và chà là, vùng đồi núi phía bắc trồng táo, lê, chery. Ngoài ra, các vườn nho được trồng khắp đất nước, ngành chế biến rượu của Israel đang cạnh tranh mạnh với thế giới. Năm 1997, 107 triệu USD giá trị của sợi bông vải được trồng ở Israel, hầu hết bông vải đều được đặt hàng từ trước khi trồng. Bông vài được trồng trên 28.560 hecta đất, tất cả đều được canh tác bằng lối tưới nước nhỏ giọt. Năng suất bông vải trung bình đối với giống Acala là 5,5 tấn một hecta, giống Pima là 5 tấn một hecta. Đây là năng suất bông vải cao nhất thế giới. * Chăn nuôi Bò sữa của Israel cho lượng sữa trung bình hàng năm cao nhất thế giới, 10.208 kg (khoảng 10.000 lít) trong năm 2009 (theo số liệu thống kê của cục thống kê Israel xuất bản năm 2011) vượt qua bò sữa Mỹ (9,331 kg mỗi con), Nhật (7.497), châu Âu (6.139) và Úc (5.601). 1.304 triệu lít sữa đã được sản xuất bởi các đàn bò của Israel trong năm 2010.
  18. 10 Hầu hết sản lượng sữa của Israel đều xuất phát từ các trang trại nuôi giống bò Israel-Holsteins, một giống cho sản lượng cao và có sức đề kháng tốt. Ngoài ra Israel còn xuất khẩu sữa cừu. * Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Biển Địa Trung Hải là một nguồn cung cấp cá nước mặn; đánh bắt cá nước ngọt được tiến hành ở hồ Kinneret (biển hồ Galilee). Công nghệ tiên tiến được sử dụng để nuôi cá tại các hồ nhân tạo trong sa mạc Negev. Các nhà khoa học ở trung tâm Bengis chuyên về nuôi trồng thủy hải sản trong sa mạc tại đại học Ben-gurion ở Negev khám phá ra rằng nguồn nước lợ tại sa mạc có thể được dùng trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và kết hợp cả hai. Điều này dẫn đến việc nuôi cá, tôm và các động vật giáp xác ở Negev. Đánh bắt cá trên biển phía đông Địa Trung Hải đã sụt giảm mạnh vì nguồn cá đã cạn kiệt. Nguồn cung cấp cá nước ngọt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nuôi trồng. Cá từ biển hồ Galilee bao gồm cá mè trắng Hoa Nam, cá trắm cỏ, cá đối đầu dẹt, cá rô phi, ambloplites rupestris, cá chẽm, silver perch. Cá nuôi trong lồng đặt dưới mặt nước biển bao gồm cá tráp đầu vàng (có tên là denis ở Israel), cá chẽm châu âu và một giống cá meager Nam Mỹ. Cá hương và cá hồi được nuôi ở trong những hồ đặc biệt trông giống như các con kênh với nước từ sông Dan (một nhánh thượng nguồn của sông Jordan) chảy qua các hồ này. * Trái cây và rau củ Hình 2.3. Ngày thu hoạch chà là
  19. 11 Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu trái cây thuộc chi cam chanh, bao gồm cam, bưởi chùm, quýt và pomelit – một giống lai giữa bưởi chùm và bưởi thông thường được phát triển tại Israel. Có hơn 40 loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel. Ngoài chi cam chanh ra còn có bơ, chuối, táo, cherry, trái cây thuộc phân chi mận mơ, đào, nho, chà là, dâu tây, prickly pear, persimmon, nhót tây, lựu. Israel đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu trái nhót tây, sau Nhật Bản. Năm 1973, hai nhà khoa học Israel là Haim Rabinowitch và Nachum Kedar phát triển một giống cà chua với thời gian chín lâu hơn cà chua thông thường trong thời tiết nóng. Nghiên cứu của họ dẫn tới việc phát triển tiên phong giống cà chua thương mại với thời gian trưng bày trên kệ lâu[16]. Khám phá này đã thay đổi ngành nông nghiệp Israel, thúc đẩy việc xuất khẩu giống rau củ và tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao. Nó cũng có một hiệu ứng toàn cầu, tạo cơ sở cho việc sản xuất với quy mô lớn nhờ ngăn chặn việc chín thối. Trước đó, nông dân thường phải hủy bỏ 40% sản phẩm của họ. Ngoài ra Israel còn có giống cà cua Tomaccio được phát triển bởi Hishtil Nurseries, thông qua một chương trình lai tạo giống trong 12 năm, sử dụng giống cà chua dại Peru để tạo một giống mới trái nhỏ ngọt. Tomaccio cho trung bình từ 6 đến 8 kg quả một cây. * Hoa Hình 2.4. Vườn hoa ở Moshav Paran, Israel
  20. 12 Loại hoa phổ biến nhất là Chamelaucium, tiếp đến là hoa hồng với diện tích trồng là 214 hecta. Ngoài ra còn có các loại hoa được phương Tây ưa chuộng như là hoa huệ, tu líp. Israel là đối thủ lớn trên thị trường hoa thế giới, nhất là cung cấp các loại hoa truyền thống châu Âu trong các tháng mùa đông. * Triển lãm công nghệ nông nghiệp Triển lãm công nghệ nông nghiệp mang tên Agritech Exhibition, được tổ chức 3 năm một lần, là một sự kiện hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp, nơi trình diễn các công nghệ nông nghiệp của Israel và thế giới. Nó thường thu hút nhiều bộ trưởng nông nghiệp, các nhà hoạch định, chuyên gia, nông dân và người huấn luyện trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là cơ hội để cùng một lúc được nhìn thấy những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực tưới tiêu, quản lý nguồn nước, nông nghiệp trong điều kiện thiếu nước, trồng trọt năng suất cao trong nhà kính, các tiến bộ trong giống cây trồng, nông nghiệp hữu cơ và định hướng sinh thái. Trong năm 2015 Israel sẽ tổ chức Agritech Exhibition ở Tel Aviv. Trong lần tổ chức Agritech Exhibition năm 2012 có hơn 35 ngàn khách tham quan, 250 gian hàng triển lãm. * Canh tác hữu cơ Sản phẩm hữu cơ chiếm 1,5% tổng sản phẩm nông nghiệp và 13% sản lượng xuất khẩu. Israel có 70 km2 các cánh đồng canh tác hữu cơ. * Quản lý nhà nước về nông nghiệp Gần như không còn tình trạng sản xuất thừa ở Israel, mỗi đơn vị được cấp hạn ngạch nông sản và hạn ngạch nước cho mỗi vụ, điều này giúp giá cả luôn ổn định. Hạn ngạch sản xuất áp dụng cho sữa, trứng, gia cầm và khoai tây. Nhà nước Israel cũng thúc đẩy việc giảm chi phí nông nghiệp bằng cách khuyến khích chuyên canh và dừng việc sản xuất các loại nông sản lợi nhuận thấp. Bộ nông nghiệp quản lý các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc duy trì các tiêu chuẩn về cây trồng và sức khỏe vật nuôi, hoạch định nông nghiệp, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm. * Một số thành tựu nông nghiệp: - 1ha đất trồng cà chua có thể cho sản lượng lên tới 50 tấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2