Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
lượt xem 8
download
Mục đích của Khoá luận nhằm tìm hiểu những tác động của việc sử dụng đất tại sân Golf đến môi trường , đời sống kinh tế - xã hội. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân golf Omni Barton creek - Austin, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ nhằm bổ sung thông tin và kinh nghiệm cho công tác quản lý đất đai sân Golf tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ NGUYỄN THANH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI SÂN GOLF OMNI BARTON CREEK, THÀNH PHỐ AUSTIN, TIỂU BANG TEXAS, HOA KỲ KHÓA LUẬN TỐT N GHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ NGUYỄN THANH TÙNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI SÂN GOLF OMNI BARTON CREEK, THÀNH PHỐ AUSTIN, TIỂU BANG TEXAS, HOA KỲ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô giáo, quản lý sân golf Omni Barton Creek, gia đình và bạn bè để hoàn thành luận văn này Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đặng Văn Minh đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn tôi trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, hướng tiếp cận và giúp tôi chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Nhờ có những lời hướng dẫn này mà tôi đã hoàn thành được bài luận văn một cách xuất sắc nhất. Cảm ơn sân golf của công ty Omni Barton Creek Resort & Spa đã cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong học tập, công việc và cuộc sống. Sân golf đã tạo điều kiện thuận để tôi được tiếp xúc thực tế, giải đáp các thắc mắc, giúp tôi có thêm hiểu biết trong suốt quá trình thực tập 1 năm tại công ty. Đồng thời sân golf cũng đã giúp tôi thu thập số liệu cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan đến luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn các thầy cô trong trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đến gia đình và bạn bè, họ đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ cũng như giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập nghiên cứu. Do thời gian thực tập có hạn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, tôi rất mong sự tham gia góp ý của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thanh Tùng
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng phỏng vấn chất lượng sân Golf cho người chơi .................... 17 Bảng 4.1. Bảng thông tin tổng quát về tiểu bang Texas ................................. 19 Bảng 4.2. Bảng danh sách 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Texas ........... 25 Bảng 4.3. Quy mô chi tiết diện tích của các vị trí trong sân Golf .................. 30 Bảng 4.4. Loại phân bón và chế độ sử dụng trong sân golf ............................ 32 Bảng 4.5. Bảng giá dịch vụ sân Golf khi thuê phòng tại khách sạn ............... 36 Bảng 4.6. Bảng danh sách sân golf của Việt Nam và một số quốc gia .......... 42
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Một bộ gậy golf bình thường .......................................................... 10 Hình 2.2. Sơ đồ giới thiệu về lỗ golf ............................................................... 12 Hình 2.3. Khu vực tee box .............................................................................. 12 Hình 2.4. Các khu vực của 1 lỗ golf ............................................................... 13 Hình 4.1. Quang cảnh Vùng Đồi Texas ở trung bộ của bang ......................... 21 Hình 4.2. Mật độ dân cư phân bố theo bản đồ ................................................ 25 Hình 4.3. Cổng vào của công ty Omni Barton Creek ..................................... 27 Hình 4.4. Sơ đồ sân golf Fazio Foothills ........................................................ 27 Hình 4.5. Bảng tên danh sách công nhân viên trong sân Golf ........................ 29 Hình 4.6. Tập thể công nhân viên tại sân Golf ............................................... 29 Hình 4.7. Khu khách sạn và nghỉ dưỡng tại Resort ........................................ 36 Hình 4.8. Mô hình biệt thự .............................................................................. 38 Hình 4.9. Biệt thự tại sân Golf ........................................................................ 38 Hình 4.10. Biểu đồ khả năng tạo việc làm ở Texas ........................................ 39
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 3 1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 4 2.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam ..................... 4 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình ngành Golf và dịch vụ ngành Golf ......... 7 2.3. Các kiến thức chung về môn chơi Golf và sân Golf .................................. 8 2.3.1. Luật chơi Golf ......................................................................................... 9 2.3.2. Dụng cụ chơi Golf ................................................................................. 10 2.4. Sân Golf.................................................................................................... 11 2.4.1. Tee Box (nơi phát bóng) ....................................................................... 12 2.4.2. Fairway (Đường bóng) .......................................................................... 13 2.4.3. Green (Khu đồi quả).............................................................................. 13 2.4.4. Hole (Hố golf) ....................................................................................... 13 2.4.5. Rough .................................................................................................... 14
- v 2.4.6 Collar ...................................................................................................... 14 2.4.7. Approach ............................................................................................... 14 2.5. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ và Việt Nam ................................... 14 2.5.1. Vai trò của môn thể thao golf ở Mỹ ...................................................... 14 2.5.2. Vai trò của môn thể thao Golf ở Việt Nam ........................................... 14 2.6. Hình thức quản lý sử dụng đất cho quy hoach sân Golf tại Việt Nam .... 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16 3.2. Thời gian thực tập .................................................................................... 16 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 16 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 19 4.1. Khái quát chung về tiểu bang Texas ........................................................ 19 4.2. Khái quát về Resort Omni Barton Creek ................................................. 26 4.2.1. Tập đoàn Omni Hotel & Resorts........................................................... 26 4.2.2. Sân Golf tại resort ................................................................................. 27 4.2.3. Hệ thống nhân sự của sân Golf ............................................................. 28 4.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất ................................................................ 30 4.3.1. Thông tin đất ......................................................................................... 30 4.4. Ảnh hưởng, tác động và lợi ích mang lai từ sân golf ............................... 30 4.4.1. Hiệu quả sử dụng đất và sử ảnh hưởng đến môi trường ....................... 30 4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất đến thu nhập và lợi ích kinh tế mang lại từ sân Golf......34 4.4.3. Hiệu quả sử dụng đất đến xã hội ........................................................... 38 4.5. Bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam ............................................................................................ 39
- vi 4.5.1. Tìm hiểu và nhận xét chung về tình hình Golf tại Việt Nam hiện nay ..... 39 4.5.2. Về vấn đề gây ô nhiễm môi trường, ...................................................... 41 4.5.3. Về vai trò của sân golf đối với phát triển du lịch quốc tế ..................... 41 4.5.4. Đề xuất giải pháp cho ngành Golf tại Việt Nam.................................. 43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 45 5.1. Kết luận .................................................................................................... 45 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đặc biệt hơn trong thời đại hiện nay, diện tích đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của mọi mô hình kinh doanh lẫn sản xuất cho con người, sử dụng đất để xây dựng, kinh doanh mô hình sân Golf là một trong số đó. Nhìn từ góc độ rộng, thì golf dường như là một môn thể thao không gây hại, thậm chí còn mang lại một nguồn lợi nhuận lớn và là phương án phát triển việc sử dụng đất, giữ nước và là nơi kết nối chặt chẽ nhiều thành phần của tự nhiên, cảnh quan sông hồ, đại dương, núi non và cả cộng đồng trong đó. Tuy nhiên, việc xây dựng các sân golf, bao gồm một số hoặc tất cả các công việc có thể gây tác động xấu đến môi trường, ví dụ như làm mất một diện tích rất lớn đất canh tác, xoá sạch lớp phủ thực vật tự nhiên, gây ra cháy rừng, huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường sống, tạo ra đất và lớp cỏ ngoại lai, gây ra những biến đổi về địa hình và nguồn nước ngầm địa phương. Chính vì vậy, ngoài những tác động tốt mang lại, chúng ta cần tìm hiểu rõ những tác động xấu để từ đó nhìn nhận đưa ra giải pháp chặt chẽ cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng này tại Việt Nam. Đất nước Hoa Kỳ nói chung và tiểu bang Texas nói riêng là khu vực có địa hình rất rộng lớn và có khi hậu nóng đặc trưng, cùng với đó là khu vực có dân cư đa chủng tộc, nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần. Nhưng ngành công nghiệp Golf ở đây lại rất phát triển, khai thác diện tích đất sa mạc đồi núi một cách hiệu quả và đồng thời thích ứng được với mọi thành phần
- 2 người chơi. Đổi lại Việt Nam ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển và mở rộng mạnh của các khu công nghiệp, các khu đô thị, các khu du lịch vui chơi, giải trí, đã tạo rất nhiều áp lực lên việc sử dụng đất đai. Đồng nghĩa với việc quỹ đất vốn đã hạn hẹp của nước ta lại càng thu hẹp lại. Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Các sân Golf nằm trong quy hoạch được duyệt đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương theo hướng tăng dịch vụ, thu hút khách du lịch, tạo việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước, bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với tất cả các sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện làm quen với công việc sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học. Từ đó tạo cho mình tác phong nhanh nhẹn, tính sáng tạo và say mê trong công việc, trở thành người cán bộ khoa học thực thụ góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Với định hướng và hợp tác trong đào tạo của Nhà trường với các nước trên thế giới, chúng em đã được Nhà trường cử đi thực tập nghề nghiệp và làm đề tài luận văn và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân Golf Omni Barton Creek - Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ”.
- 3 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích của đề tài Tìm hiểu những tác động của việc sử dụng đất tại sân Golf đến môi trường , đời sống kinh tế - xã hội . Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân golf Omni Barton creek -Austin, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ nhằm bổ sung thông tin và kinh nghiệm cho công tác quản lý đất đai sân Golf tại Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại sân golf Omni Barton Creek - Austin, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ đến môi trường, đời sống xã hôi và kinh tế tại khu vực. - Đề xuất những giải pháp có thể áp dụng được cho ngành công nghiệp và dịch vụ Golf đang phát triển tại Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập + Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại Hoa Kỳ từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, áp dụng vào điều kiện tại Việt Nam.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài - Quyết định số 1946/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 - Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. 2.2.1. Cơ sở pháp lý quản lý sử dụng đất sân Golf tại Việt Nam 1. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung Quyết định này, phổ biến và công bố công khai Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch này. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc xây dựng sân golf theo đúng quy định tại Quyết định này và có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch xây dựng sân golf tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu hội nhập quốc tế. 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương: a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án sân golf; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch tại Quyết định này, bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân golf;
- 5 chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường thẩm định các dự án sân golf nằm trong quy hoạch do các địa phương cấp Giấy chứng nhận đầu tư; - Theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện quy hoạch, đầu tư sân golf và những vấn đề mới phát sinh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sân golf cho phù hợp. b) Đối với các Bộ, ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo ngành ở các địa phương trong công tác theo dõi, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy hoạch sân golf, trong đó: - Bộ Xây dựng: Ban hành các quy định, hướng dẫn lập quy hoạch xây dựng sân golf; tiêu chuẩn kỹ thuật sân golf; quy hoạch đô thị, quy hoạch các điểm dân cư nông thôn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật liên quan đến quy hoạch sân golf; thực hiện giám sát Luật Xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên các vùng có các dự án quy hoạch sân golf liên quan. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và ban hành các quy định hướng dẫn về thực hiện quy hoạch du lịch, văn hóa, thể dục thể thao liên quan trong các hoạt động của các dự án sân golf; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các ngành chức năng ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản trong các dự án xây dựng sân golf và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn về kỹ thuật đó. - Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, công bố nội dung, tiêu chí đánh giá tác động môi trường sân golf; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc quản lý, sử dụng đất đầu tư xây dựng sân golf theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đất đai, thẩm tra đánh giá tác động
- 6 môi trường và tham gia thẩm định nhu cầu sử dụng đất, sử dụng nước của các dự án sân golf; Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường trong hoạt động của các sân golf và có quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng và hoạt động của sân golf; phối hợp, chỉ đạo các địa phương rà soát lại các dự án đã được cấp phép nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí tài nguyên đất. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất lúa của các dự án sân golf; nghiên cứu đề xuất với các chủ dự án đầu tư phương án giải quyết việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội. - Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra quy trình kinh doanh sân golf của các chủ đầu tư nhằm kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất, phân bón để kịp thời có các giải pháp xử lý. c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Kiểm tra, giám sát việc xây dựng sân golf theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo chỉ sử dụng đất đã cấp xây dựng sân golf để xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sân golf, không sử dụng đất để xây dựng nhà, biệt thự để bán, chuyển nhượng. - Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý dự án sân golf, chủ đầu tư xây dựng sân golf theo quy hoạch và đúng tiến độ, lộ trình. - Căn cứ nội dung Quyết định này, các quy định của pháp luật có liên quan và căn cứ thẩm quyền, quy định hiện hành quyết định và chịu trách nhiệm việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư sân golf và thu hồi giấy phép theo quy định.
- 7 - Hàng năm, có báo cáo đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình ngành Golf và dịch vụ ngành Golf Môn golf có một lịch sử rất lâu dài và rất nhiều nước trên thế giới nhận là quê hương của môn thể thao này. Một số người tin rằng golf khởi nguồn từ Anh quốc dựa trên những mảng tranh kính cửa sổ nhà thờ, ở đây mô tả nhiều người đang vung gậy. Một số khác lại phát hiện những minh họa cho thấy các phụ nữ Nhật Bản đang chơi một trò chơi trong nhà với gậy giống như gậy golf ngày nay. Italia và Pháp cũng muốn chứng minh xuất xứ của golf từ nước họ. Tuy nhiên, có những bằng chứng xác đáng cho thấy rằng người ta đã chơi môn này ở Xcốtlen ngay từ nửa đầu thế kỷ thứ XVI. Sau đó vào năm 1744, câu lạc bộ golf đầu tiên đã được một số nhà quí tộc trong giới thượng lưu ở Edinbơg thành lập, câu lạc bộ đó mang tên là: "Hiệp hội Golf danh dự Eđinbơg”. Sự kiện mở đầu này đã được tiếp nối ở các vùng khác trong đó có việc thành lập vào năm 1754 Hiệp hội Golf mang tên Thánh Andru và sau này trở thành Câu lạc bộ Golf Hoàng Gia và mang tên Thánh Andru tại Xcốtlen (R&A). Trong khoảng giữa những năm 1850 và 1914, cả ba vùng ở Anh đã có những thay đổi lớn về môn golf, tạo ra chất xúc tác cho bước phát triển thực sự có ý nghĩa đầu tiên để môn này trở thành phổ biến và được quần chúng ưa thích. Đến cuối năm 1888, chỉ có 138 câu lạc bộ có sân golf ở toàn nước Anh nhưng vào năm 1914 đã có tới 1.801 câu lạc bộ. Môn đánh golf cũng đã lan truyền ra khắp thế giới trong giai đoạn này mà bằng chứng là sự ra đời của nhiều câu lạc bộ Hoa Kỳ, Australia, Canada, Hongkong, Malaysia, Newzeland, India. Môn đánh golf được thiết lập ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ XIX, sau sự ra đời của Liên đoàn Golf Hoa Kỳ (USGA) vào năm 1894. Trong khi
- 8 R&A hoạt động như một câu lạc bộ tư nhân với trách nhiệm kiểm soát sự phát triển của môn golf ở Vương quốc Anh và toàn bộ đất nước Anh, thì USGA là một tổ chức tập hợp tất cả các câu lạc bộ golf trên toàn Hoa Kỳ. Ngày nay, môn golf vẫn tiếp tục nằm dưới sự chi phối chung của hai tổ chức này. Cùng với sự phát triển môn golf, gậy golf đã được cải tiến nhiều lần, từ gậy golf chẳng khác gì một cây gậy với những tảng xù xì làm đầu gậy, đến năm 1920 cán gây được làm bằng thép, thay đổi thứ hai vào năm 1970 với việc sản xuất gây golf có đầu bằng sắt để tạo sức nặng ngoại vi, thay đổi thứ ba vào những năm 1980 khi các gậy gỗ đầu sắt trở nên được ưa chuộng và thay đổi thứ tư là việc sử dụng graphit, titan và các nguyên liệu khác trong việc chế tạo cán gậy. Ngày nay, môn golf phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và được nhiều người ưa chuộng. Đây cũng là một môn chơi không biên giới, hiện có trên 100 triệu người thường xuyên chơi golf và 40.000 sân golf trên toàn thế giới. 2.3. Các kiến thức chung về môn chơi Golf và sân Golf Môn golf là một môn thể thao có tác dụng rèn luyện sức khoẻ và giải trí lành mạnh. Môn thể thao này gần giống với môn đánh phết cổ truyền của người Việt Nam, người chơi golf dùng gậy để đánh quả bóng vào lỗ golf cách nơi phát bóng từ 130 mét đến 520 mét. Mục tiêu của môn thể thao này là đưa bóng vào lỗ với số gậy ít nhất. Môn golf không có tính chất đối kháng và mang tính nghệ thuật cao, nó có tác dụng rèn luyện người chơi tính kiên trì, nhẫn nại, thử thách. Nhiều khách hàng đến sân golf với mục đích giải trí hơn là thể thao, bởi vì bên cạnh tham gia chơi golf khách hàng còn thưởng thức nhiều dịch vụ khác như dịch vụ ăn uống, massage, tennis, bơi lội, khu giải trí cho trẻ em và người lớn...
- 9 Với sân golf có 18 lỗ, một vòng đấu golf coi như hoàn thành khi người chơi đạt được 18 lỗ trước. Với mỗi hố golf, mỗi người chơi chỉ được chơi một lần duy nhất. Mỗi một vòng chơi có từ 1 - 4 người và thời gian cho một vòng là 4 tiếng (sân 18 lỗ) và 2 tiếng (sân 9 lỗ). Tại mỗi hố golf, sẽ bắt đầu chơi từ điểm phát bóng (tee box), đưa bóng qua tất cả các chướng ngại vật như hố cát, bãi đá, rough, fairway,… để đến khu vực putting green. Ở khu vực này, người chơi sẽ tiếp tục đánh bóng golf vào hố và hoàn thành một hố golf. Điểm được tính khi người chơi nào có số gậy đánh bóng vào lỗ ít nhất là người chiến thắng. Với hình thức chơi match play thì sẽ không cần để ý đến số gậy mà chỉ cần tập chung vào số điểm thắng tại mỗi hố golf, ai thắng nhiều lỗ nhất sẽ thắng cuối cùng. Còn với stroke play, thì chỉ cần chú ý đến số gậy đánh vào lỗ. Ai có tổng số gậy đưa bóng vào đủ 18 lỗ golf ít nhất sẽ là người chiến thắng. Cú đánh đầu tiên bao giờ cũng là cú đánh xa nhất trong một vòng golf. Vì thế tại vị trí phát bóng đầu tiên, người chơi sẽ sử dụng tee để nâng trái bóng lên khỏi mặt đất nhằm hạn chế tiếp xúc giữa bóng với mặt đất giúp tăng khả năng đánh trúng bóng và làm bóng bay xa hơn. Sân golf nào cũng có khoảng cách từ tee box đến green sẽ khá dài, có thể lên đến 6400 m tùy theo thiết kế sân golf. 2.3.1. Luật chơi Golf Môn golf có luật chơi riêng và luật này được The R&A và Hiệp hội golf Hoa Kỳ (USGA) lập ra và quản lý. Người chơi tham gia phải tuân thủ luật golf nếu không sẽ bị xử phạt theo từng lỗi vi phạm Có 2 hình thức thi đấu chính: stroke play (chơi theo gậy) và match play (tính số lỗ trên sân). Trong đó, hình thức chơi golf stroke play là phổ biến nhất. Ngoài những điều luật được quy định trong bộ luật chơi golf quốc tế, người chơi golf cũng nên tìm hiểu và tuân thủ quy tắc ứng xử golf. Các quy tắc này sẽ không bị phạt nhưng nó giúp những người cùng chơi có được một trải nghiệm chơi tốt nhất. Đồng thời cũng giúp cho văn hóa chơi golf được tốt hơn.
- 10 2.3.2. Dụng cụ chơi Golf 2.3.2.1. Gậy golf - Gậy golf là một thanh dài bằng gỗ hay kim loại dùng để đánh bóng. Gậy dài dùng để đánh bóng bay xa còn gậy ngắn để đưa bóng vào lỗ với khoảng cách gần. - Gậy golf thường có 3 loại chính: Gậy gỗ, gậy sắt và gậy hybrid. Hình 2.1. Một bộ gậy golf bình thường + Gậy gỗ (còn gọi là gậy Wood): Là gậy có thân dài dùng để đánh bóng đi xa. Ví dụ như tại vị trí tee box hoặc vị trí fairway có khoảng cách xa lỗ golf nhất. Gậy gỗ chính là cây gậy để phát bóng đầu tiên (còn gọi là cú “drive”) nên gậy này còn có tên là gậy drive. + Gậy sắt (còn gọi là gậy Iron): Là gậy thân ngắn dùng để đánh nhiều các vị trí trên sân, dùng cho các cú đánh gần với vùng green. Có nhiều gậy sắt
- 11 với độ loft khác nhau phụ thuộc vào sân như bãi cát, đưa bóng vào vùng green hoặc lăn bóng vào lỗ golf. + Gậy hybrid là gậy có thể đánh ở mọi ví trí, là sự kết hợp giữa gậy gỗ và gậy sắt. Gậy hybrid phù hợp đối với những người mới tập chơi. Số gậy tối đa mà một golfer có thể sử dụng trong một vòng chơi golf là 14 gậy. Cũng tùy thuộc vào luật chơi golf mà từng gậy golf có thể được dùng ở mỗi vị trí khác nhau. Nếu sử dụng sai sẽ bị phạt theo luật đã quy định. 2.3.2.2. Bóng golf Bóng để chơi golf thường có hình cầu màu trắng, vỏ bên ngoài có nhiều vết lõm để làm giảm lực cản khí động học, giúp trái bóng bay xa hơn. Ngoài màu trắng, bóng golf còn có nhiều màu khác như màu đỏ, xanh, vàng... Bóng golf thường được chế tạo từ cao su ép và có lớp vỏ bên ngoài làm bằng chất liệu surlyn với độ nẩy tốt. 2.3.2.3. Tee Tee là vật cũng không thể thiếu khi chơi golf. Tee chỉ được dùng duy nhất ở cú đánh đầu tiên tại điểm phát bóng tee box và không được sử dụng tiếp trong các lần đánh khác. Ngoài ra còn có những phụ kiện như găng tay, kính, ô dù, túi đựng và thời trang phù hợp trên sân golf cũng rất cần thiết. 2.4. Sân Golf Sân chơi golf thường sẽ được sắp xếp theo một quy trình có sẵn bao gồm có 9, 18 hoặc 27 lỗ golf. Tương ứng với các lỗ golf thì sẽ có một vị trí xác định để phát bóng (gọi là tee box hay tee) và một nơi có chứa lỗ golf (được gọi là putting green). Ở giữa khu vực phát bóng và khu vực putting green sẽ là các loại địa hình không giống như: fairway (vùng có cỏ ngắn), rough (vùng có cỏ dài), hố cát và các chướng ngại vật khác (nước, bãi cát, đá,
- 12 bụi cỏ…). Các chướng ngại vật này sẽ được sắp xếp một cách tự nhiên nhất và mỗi sân golf có một cách sắp xếp khác nhau. Một sân golf thường sẽ có từ 9 lỗ, 18 lỗ hay 27 lỗ được chia thành nhiều phần với độ khó khác nhau. Một lỗ golf có 3 phần chính: Tee Box, Fairway và Green. Hình 2.2. Sơ đồ giới thiệu về lỗ golf 2.4.1. Tee Box (nơi phát bóng) Đây là nơi thực hiện cú đánh đầu tiên, để đưa bóng tới càng gần Tees vùng green càng tốt hay tốt nhất là nằm trên vùng fairway.Tee box có Tee box thể hình vuông, chữ nhật hay hình tròn. Mỗi sân thường có từ 1-5 tee box, trong tee box sẽ có những quả tee nhỏ (đánh dấu bằng hai tee ở hai bên cho biết khu vực phát bóng hợp lệ), mỗi cặp màu của tee là khoảng cách từ điểm xuất phát bóng đến Hình 2.3. Khu vực tee box
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn