intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

45
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá kết quả bước đầu dự án phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển vùng trồng cây dược liệu tại địa phương trong những năm tới, đưa cây dược liệu trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU DỰ ÁN: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH BẮC KẠN” TẠI XÃ BÌNH VĂN, HUYỆN CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên- năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– VŨ MINH HOÀNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU DỰ ÁN: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH BẮC KẠN” TẠI XÃ BÌNH VĂN, HUYỆN CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Nguyễn Văn Tôn Thái Nguyên- năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thấy cô, gia đình, bạn bè và nhiều cá nhân và tập thể. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Hoàng Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Tôn– Giám đốc HTX Thắng Lợi xã Bình Văn - huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại HTX Thắng Lợi đã giúp đỡ tôi thực hiên tốt đề tài này. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Minh Hoàng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ..........................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ v Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập ......................................................................................... 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................................... 4 Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................................ 5 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan .................................................................................. 5 2.1.2. Quan điểm về phát triển ............................................................................................ 6 2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển vùng trồng dược liệu ..................................................... 6 2.1.4. Vai trò của cây dược liệu .......................................................................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 9 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ..................................................................... 9 2.2.2. Các chính sách phát triển cây dược liệu tại Việt Nam ............................................ 16 2.2.3. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” ............... 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................................. 21 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 22
  5. iii 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 22 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 24 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bình Văn ............................. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .......................................................................................... 26 4.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 27 4.1.4. Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội của xã Bình Văn, Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc kạn .......................................................................................... 28 4.2. Đánh giá kết quả dự án trồngcây dược liệu tại xã Bình Văn ..................................... 29 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện dự án tạixã Bình Văn ................................ 29 4.2.2. Thực trạng trồng cây dược liệu tại HTX Thắng Lợi, xã Bình Văn......................... 31 4.2.3. Thực trạng trồng cây dược liệu tại nhóm hộ, xã Bình Văn ..................................... 33 4.3. Bước đầu đánh giá kết quả các mô hình trồng dược liệu tại xã Bình Văn ..................... 34 4.3.1. Mô hình trồng Dong riềng đỏ ................................................................................. 34 4.3.2. Mô hình trồng Hà thủ ô đỏ ...................................................................................... 38 4.3.3. Mô hình trồng Ba kích tím ...................................................................................... 41 4.4. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng cây dược liệu tại xã Bình Văn .................................................................................................................. 42 4.4.1. Thuận lợi ................................................................................................................. 42 4.4.2. Khó khăn ................................................................................................................. 43 4.4.3. Những vấn đề gặp phải khi thực hiện dự án tại xã Bình Văn ................................. 43 4.5. Một giải pháp đề xuất cho phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn ................................................................... 44 4.5.1. Những giải pháp chung ........................................................................................... 44 4.5.2. Các giải pháp cụ thể ................................................................................................ 45 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 47 5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 47 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 50
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê một số cây lương thực chính năm 2018 ...................................26 Bảng 4.2. Diện tích và đối tượng tham gia trồng cây dược liệu theo dự án tại xã Bình Văn 2016 - 2019 ...................................................................30 Bảng 4.3. Định mức đầu tư xây dựng xưởng chế biến dược liệu .............................31 Bảng 4.4. Diện tích trồng cây dược liệutại HTX Thắng Lợi ....................................32 Bảng 4.5. Diện tích trồng cây dược liệutại nhóm hộ, xã Bình Văn ..........................33 Bảng 4.6. Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng đỏ của các hộ điều tra tại xã Bình Văn ..........................................................................34 Bảng 4.7. So sánh chi phí sản xuất cho 1ha Dong riềng đỏ và chi phí sản xuất cho 1ha lúa .................................................................................36 Bảng 4.8. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng đỏ và lúa........................37 Bảng 4.9. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ thâm canh .......................39 Bảng 4.10. Chi phí đầu tư mô hình trồng 1ha Hà thủ ô đỏ dưới tán rừng ................39 Bảng 4.11. Năng suất và sản lượng củ ước tính bình câyHà thủ ô đỏ 2,5 tuổi trồng theo các mô hình của dự ántại xã Bình Văn .......................................40
  7. v DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa 1 BQL Ban quản lý 2 HTX Hợp tác xã 3 HT Hệ thống 4 KH Kế hoạch 5 KH & KT Khoa học và kỹ thuật 6 UBND Ủy ban nhân dân 7 WHO Tổ chức y tế thế giới
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân đã có từ lâu đời, con người không chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu sử dụng cây dược liệu càng nhiều, dẫn đến nhiều loài cây dược liệu trong đó có những cây quý hiếm đã bị tuyệt chủng,60000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại là rất mong manh.Vì vậy song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây dược liệu, một số vấn đề cấp bách đó là bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệucũng được đặt ra. Đã có một số chương trình đánh giá nguồn tài nguyên cây dược liệu, một số dự án về bảo tồn và gây trồng thử nghiệm, phát triển cây dược liệutại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về sự thích nghi, về sinh trưởng và phát triểncủa từng loại cây dược liệutrong bảo tồn, phát triển trong các dự án tại các địa phương. Để có cơ sở nhân rộng các mô hình bảo tồn, phát triển các loài cây dược liệu, đặc biệt là các loài cây quý có nguy cơ tuyệt chủng, rất cần có những nghiên cứu đánh giá về các chương trình, dự án về gây trồng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệugóp phần bảo tồn đa dạng sinh vật và nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm chữa bệnh và phát triển kinh tế tại các vùng đồng bào dân tộc. Bắc Kạn được biết đến là địa phương có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng khai thác tràn lan khiến diện tích cây dược liệu ngày càng bị thu hẹp, nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tận diệt... Cây dược liệu có ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
  9. 2 nền y, dược cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị. Thấy được tiền năng và giá trị của cây dược liệu, vừa qua UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, trong đó có mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu đó, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp, ngành trong việc quản lý, bảo tồn, phát triển cây dược liệu. Đồng thời, cần chấn chỉnh hoạt động thu mua, khai thác cây dược liệu trong tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển; có những chính sách ưu đãi đối với việc quy hoạch vùng chuyên canh, phát triển trồng cây dược liệu tại địa phương. Trong thời gian qua, trên địa bàn của tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự án có liên quan đến cây được liệu được tiến hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu, trồng thử nghiệm rải rác một số cây mà chưa xây dựng được các vùng trồng dược liệu, loại cây và sản phẩm cho thị trường, chưa thiết lập được chuỗi giá trị từ sản xuất giống, trồng trọt, thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm.... Đây là hạn chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn. Dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2019 đã chọn xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là điểm thử nghiệm trồng các mô hình dược liệu với diện tích dự kiến là 7,5 ha với 03 loài cây: Ba kích tím, Hà thủ ô đỏ, Dong riềng đỏ. Cây dược liệu được trồng thử nghiệm lần đầu tiên tại địa phương với kỳ vọng tạo được một vùng trồng dược liệu tập chung góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân. Vì vậy, việc đánh giá kết quả bước đầu của dự án tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới để từ đó có những định hướng và giải pháp cho phát triển mở rộng các loại cây dược liệu là vô cùng cần thiết. Xã Bình Văn là xã miền núi có tổng diện tích là: 2815 ha nằm ở khu vực
  10. 3 phía Đông của huyện Chợ Mới.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, cho phép Bình Văn có thể phát triển nhiều loại cây trồng,trong đó có các loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới được coi là thế mạnh của xã.Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã và đang tiến hành trồng thí điểm 3,0ha Ba kích tím, 1 ha Hà thủ ô đỏ, 2,0ha Dong riềng đỏ và sắp tới sẽ tiến hành trồng thêm nhiều loài cây dược liệu khác như Đẳng sâm, Hoài Sơn.... Cây dược liệu trồng theo dự án được tiến hành tại nhóm hộ dân trong xã Bình Văn và tại Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi. Sau hơn hai năm thực hiện trồng cây dược liệu, rất cần có những đánh giá những kết quả đạt được, phân tích cụ thể những khó khăn tồn tại để có những giải pháp tiếp theo cho phát triển cây dược liệu tại địa phương. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, giảng viên hướng dẫn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá kết quả bước đầu Dự án “Nghiên cứu phát triển trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bình Văn, huyện Chợ Mới giai đoạn 2016 - 2019” nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn về mở rộng xây dựng mô hình trồng và kinh doanh cây thuốc tại địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài đánh giá kết quả bước đầu dự án phát triển cây dược liệu tại xã Bình Văn - huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển vùng trồng cây dược liệu tại địa phương trong những năm tới, đưa cây dược liệu trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Văn. Góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu đặc điểm, thuận lợi khó khăn và các điều kiện của địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá và phân tích những điều kiện tại xã Bình Văn phù hợp cho
  11. 4 việc phát triển thành vùng trồng cây dược liệu tập chung. - Đánh giá những kết quả bước đầu trong thực hiện dự án: “Nghiên cứu phát triển vùng trồng cây dược liệu tỉnh Bắc Kạn” đã đạt được tại xã Bình Văn. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn dối với việc phát triển vùng cây dược liệu tập chungvới xã Bình Văn. - Đề xuất một số giải pháp cho phát triển vùng trồng dược liệu tập trung tại xã Bình Văn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học, học tập - Đề tài có ý nghĩa quan trọng, giúp sinh viên nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện được kỹ năng của mình và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn một cách sáng tạo và khoa học. - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế. - Đề tài bổ sung tài liệu cho khoa, trường, các cán bộ tập huấn và các cơ quan trong ngành. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây dược liệu hướng tới phát triển kinh tế bền vững. - Qua đề tài giúp người dân hiểu biết thêm về những lợi ích kinh tế và lợi ích khác mà cây dược liệu mang lại nhằm nhân rộng ra nhiều địa phương. - Những phân tích đánh giá trong đề tài có thể làm cơ sở cho chính quyền cơ sở đi sâu tìm hiểu nhu cầu vào mong muốn của người dân nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển cây dược liệu.
  12. 5 Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội [15]. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người [15]. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làmthayđổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống [15]. - Khái niệm về cây dược liệu: Là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được [3]. - Khái niệm về phát triển cây dược liệu là: Là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nuôi trồng dược liệu trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng về quy mô, diện tích, sản lượng và cơ cấu sản xuất của ngành [4]. - Phát triển dược liệu bền vững: Là sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dược liệu hiện tại nhưng không làm xấu đi khả năng đáp ứng ngày càng cao về phát triển dược liệu cho tương lai [4].
  13. 6 2.1.2. Quan điểm về phát triển Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ [15]. Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội... Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Trong sản xuất, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Như vậy, có thể hiểu phát triển sản xuất trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm trong nền kinh tế [15]. 2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển vùng trồng dược liệu Cây dược liệu là những loài thực vật được dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hôn mê, có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích luỹ, không những giúp loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết để làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự bảo vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế và sử dụng tên độc làm cho bọn xâm lăng khiếp sợ. Như vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thượng cổ, trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tòi thức ăn mà có được. Nguốc gốc tìm ra thức ăn, thuốc
  14. 7 và cây có độc là một về sau mới dần dần biết tổng kết và đặt ra lý luận (Theo Đỗ Tất Lợi - Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam). Trong nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ phong phú của Việt Nam, cây thuốc mọc tự nhiên chiếm giữ một vị trí quan trọng về số lượng loài, cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế cao. Theo kết quả điều tra của ngành Y tế, ở Việt Nam có tới gần 4.000 loài thực vật và nấm có công dụng làm thuốc. Trong đó có tới hơn 90% là cây mọc tự nhiên và tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên, hằng năm đã khai thác được một khối lượng lớn các loại cây dược liệu, sử dụng cho nhu cầu làm thuốc và xuất khẩu. Bên cạnh các phương thức dùng cây thuốc theo cách cổ truyền, như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc bột, thuốc viên, thuốc chườm bó và xoa bóp. Nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ cây cỏ đã được chế tạo, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Xu hướng sử dụng cây thuốc theo hướng này ngày càng được chú trọng và phát triển. 2.1.4. Vai trò của cây dược liệu Việt Nam là nước có nền y dược cổ truyền lâu đời. Nền y dược đó có tiềm năng và vai trò to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, không những chúng ta cần có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà còn phải có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
  15. 8 Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng chục ngàn tấn dược liệu đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được coi là an ninh quốc gia. Phát triển nuôi trồng dược liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động, thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với nước ta dược liệu có vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng nắm là 25oc, độ ẩm khá cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, cả nước có khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1000 loài cây thuốc nước ta lại có một sô vùng có độ cao trên 1.000 m như SaPa, Đà Lạt nên thuận lợi cho việc di nhập một số cây như artichaut, dương địa hoàng… Nước ta lại có đưởng bờ biển trên 3.200 km chạy
  16. 9 từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý hiếm dùng làm thuốc. Nếu chúng ta biết cách khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ có nhiều đóng góp cho ngành dược nước ta. Dân tộc ta cũng như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật và một số nước Đông Nam Á khác có truyền thống chữa bệnh theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lượng lớn về dược liệu. trong những năm gần đây lượng thuốc bắc của chúng ta nhập từ Trung Quốc khá nhiều, nếu có kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và di thực thêm các cây thuốc của Trung Quốc thì sẽ hạn chế được sự lệ thuộc. Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng trình bày ở đại hội lần thứ năm đã chỉ rõ “…một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. Qua đó chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của dược liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu 2.2.1.1.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách
  17. 10 vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ. Năm 348 – 322 TCN , Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này. Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp. Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, …đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammerman, M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây thuốc" tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loài cây thuốc và chữa đóng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005)[7]. Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương.
  18. 11 Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Good Agricultural and Collection Practices - GACP). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới [15]. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế. Như vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời. Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác dụng
  19. 12 trong cây thuốc, tạo sự tin tưởng cho người bệnh khi sử dụng các sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. 2.2.1.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu tại Việt Nam Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên. Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atiso, sâm Ngọc Linh …Tổng sản lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính khoảng 100.00 tấn/năm. Với sự đa dạng về khí hậu thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cưới những năm của thập kỷ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu ở nước ta rất phong phú. Tuy nhiên bên cạnh tiềm năng như vậy thì việc phát triển nguồn dược liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), Hòe (ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ, vv… Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc;
  20. 13 Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; Ts. Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội… Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [10]. Hiện nay, do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại cây dược liệu trở nên rất hiếm. Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ truyền phương Đông, Sa nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiến lỵ, đâu dạ dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, …Ngoài ra Sa nhân còn dùng trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ thuật, thời gian trồng, thu hoạch của Sa nhân (Lê Trần Đức, 1997) [5]. Khi nghiên cứu về trồng cây Nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các họ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, …(Nguyễn Ngọc Bình và cs, 2000). [3] Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả - huyện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0