intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm xác định và so sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- TRƯƠNG THỊ THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI HOA SOLANNA GOLDEN SPHERE TRÊN BA LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA, ĐÁ PERLITE VÀ ĐÁ TUFF TẠI CÔNG TY DANZIGER FLOWER FARM, ISREL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành/Ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K47ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------- ----------- TRƯƠNG THỊ THANH HUYỀN ĐÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI HOA SOLANNA GOLDEN SPHERE TRÊN BA LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA, ĐÁ PERLITE VÀ ĐÁ TUFF TẠI CÔNG TY DANZIGER FLOWER FARM, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : K47 ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đặng Kim Tuyến Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình thí nghiệm tại nhà kính của công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai, tôi xin chịu trách nhiệm. Israel, ngày 15 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN TS. Đặng Kim Tuyến Trương Thị Thanh Huyền Xác nhận của giáo viên chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm thi yêu cầu (Kí, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Nhà trường, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau 12 tháng thực tập, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel” Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến, khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập, chỉ dẫn, định hướng cho em hoàn thành nhiệm vụ này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa, và toàn thể các thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp; Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế ITC; Trung tâm Agrostudies; Công ty DANZIGER FLOWER FARM, Ông Aviv Danziger và Ông Gidon là quản lý farm Beit Dagan, trực thuộc DANZIGER FLOWER FARM cùng gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm và trình độ nghiên cứu nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn đọc khác để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Israel, ngày 15 tháng 5 năm 2019 Chủ đề tài Trương Thị Thanh Huyền
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu thụ hoa cắt và hoa trang trí ở thị trường Eu giai đoạn 2001- 2005 (đơn vị tính €) ...................................................................... 13 Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu hoa của một số nước năm 2002 .......................... 14 Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu hoa của một số nước năm 2000 ......................... 15 Bảng 2.4: Bảng giá các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007................................................................................ 21 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của giá thể các thời kì sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE ..................................................... 41 Bảng 4.2: Ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển chiều cao của của loài hoa Solanna Golden SPHERE ............................................................. 43 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra lá của loài hoa Solanna Golden SPHERE ........................................................................................ 44 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE sau 70 ngày ....................................................... 45 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE sau 70 ngày ....................................................... 47
  6. iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của giá thể đến các thời kỳ sinh trưởng của loài hoa Solanna Golden SPHERE ......................................................... 41 Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của giá thể tơi sự tăng trưởng chiều cao của loài hoa Solanna Golden SPHERE ......................................................... 43 Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của giá thể đến sự ra lá của loài hoa Solanna Golden SPHERE .................................................................................... 44 Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE sau 70 ngày ................................................... 46 Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE sau 70 ngày ................................................... 47
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Loài hoa Solanna Golden SPHERE ................................................ 22 Hình 3.1. a) Xơ dừa ......................................................................................... 31 Hình 3.1. b) Đá perlite..................................................................................... 32 Hình 3.1. c) Đá tuff ......................................................................................... 32 Hình 3.2. a) Cắt mầm ...................................................................................... 36 Hình 3.2. b) Giâm hom ................................................................................... 37 Hình 3.2. c) Trồng chậu................................................................................... 38
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài. .................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 4 1.2.2. Yêu cầu đề tài .......................................................................................... 4 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 5 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6 2.1. Nguồn gốc cây hoa trong tự nhiên ............................................................. 6 2.1.1. Khái niệm “Hoa” ..................................................................................... 6 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại hoa, cây cảnh và giá trị sử dụng .......................... 6 2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cây cảnh ......................................................... 8 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới ...................... 12 2.2.1. Sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới................................................. 12 2.2.2. Giá trị xuất, nhập khẩu hoa, cây cảnh trên thế giới ..................................... 13 2.2.3. Diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới................................................. 15 2.2.4. Sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở châu Á và riêng tại Việt Nam ..... 16 2.3. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 21 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại......................................................................... 21 2.3.2. Đặc điểm thực vật học........................................................................... 23
  9. vii 2.3.3. Điều kiện ngoại cảnh............................................................................. 24 2.3.4. Thành phần sâu bệnh hại ....................................................................... 25 2.4. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25 2.4.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................. 25 2.4.2. Tình hình nghiên cứu và trồng loài hoa Solanna Golden SPHERE trên thế giới và tại Việt Nam .................................................................................. 29 2.5. Tóm lại ..................................................................................................... 29 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 30 3.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 3.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 30 3.1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 34 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 34 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 34 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 Đề tài được nghiên cứu với 4 nội dung chính: ................................................ 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 34 3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............ 35 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36 3.4.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 36 3.5. Các bước tiến hành thí nghiệm ................................................................ 36 3.5.1. Cắt mầm ................................................................................................ 36 3.5.2. Giâm hom .............................................................................................. 37 3.5.3. Trồng chậu ............................................................................................. 38 3.6. Bảo quản, dinh dưỡng và chăm sóc giai đoạn cắt mầm, giâm hom và sau trồng................................................................................................................. 38
  10. viii 3.6.1. Bảo quản mầm....................................................................................... 38 3.6.2. Dinh dưỡng và chăm sóc cho cây non trong quá trình giâm hom. ...... 39 3.6.3. Dinh dưỡng và chăm sóc cho cây non trong quá trình trồng chậu ....... 39 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 41 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến các thời kì sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE ........................................................................ 41 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn .......................................................................................................... 42 4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều cao cây của loài hoa Solanna Golden SPHERE ............................................................................... 42 4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra lá của loài hoa Solanna Golden SPHERE .......................................................................................................... 44 4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất và chất lượng hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE ............................................................................... 45 4.3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE .......................................................................................................... 45 4.3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa của loài hoa Solanna Golden SPHERE .......................................................................................................... 46 4.4. Giá thể tốt nhất cho năng suất và chất lượng của loài hoa Solanna Golden SPHERE .......................................................................................................... 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51 PHỤ LỤC
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ xa xưa loài người đã biết thưởng thức cái đẹp, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa. Hoa là một sản phẩm đặc biệt của cây trồng. Nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Hoa không chỉ chiếm vị trí thẩm mỹ quan trọng mà còn đem lại cảm giác thoải mãi thư giãn, là nguồn cảm giác ngọt ngào của cuộc sống. Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu về hoa của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa tươi đã trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao, cao hơn hẳn so với cây trồng khác, chiếm vị trí đặc biệt trong thị trường sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới. Ngành sản xuất hoa cũng phát triển mạnh mẽ và giá trị sản lượng hoa thế giới ngày nay cũng lên tới hàng chục tỷ đô la. Nhiều nước trên thế giới như Israel, Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari và một số nước châu Á khác như Thái Lan, Ấn Độ...cũng nổi tiếng về nghề trồng hoa. Sản xuất hoa đã mang lại nguồn thu nhập to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa. Trong sự đa dạng của các loài hoa thì hoa trồng chậu hay còn gọi là hoa trang trí đem đến cho con người như một sản phẩm về tinh thần. Trước vẻ đẹp của hoa, ta thấy tâm hồn được thanh lọc, tươi mát và tràn đầy sức sống. Đặc biệt hoa trồng chậu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan môi trường và là một phần không thể thiếu được trong trang trí vườn cảnh công viên, trên các trục đường giao thông, trong các công trình kiến trúc công cộng, các cung văn hoá thể thao, nhà thờ, đình chùa…. Solanna Golden SPHERE là một loài hoa trong chi Cúc Duyên (danh pháp khoa học Coreopsis) chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae), chiều cao từ 1- 1.5 feet, chiều rộng 1- 1.5 feet, rễ chùm, có hoa vàng, cánh kép. Thời
  12. 2 gian nở hoa từ từ tháng 2, nhưng nở nở rộ từ tháng 4 đến tháng 6. Đây là một loài hoa đẹp, thường được trồng để làm hoa trang trí ban công, trang trí cảnh quan, rất được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu,một số nước châu Phi và Trung Quốc, hoa có giá trị cao về thẩm mĩ cũng như kinh tế. Được thành lập vào năm 1953 bởi Ernest và Zehava Danzige, DANZIGER FLOWER FARM ngày nay là một trong những công ty trồng hoa sáng tạo nhất thế giới, đang tham gia nghiên cứu, nhân giống, phát triển, nhân giống, sản xuất, bán và tiếp thị các giống hoa cắt cành, hàng năm và cây lâu năm - tạo ra các giống hoa đặc biệt và các loại đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Bắt đầu từ năm 1950 từ giấc mơ của Ernest và Zehava Danziger, họ đã phát triển thành một nhà sản xuất trồng hoa lớn, với hơn 500 triệu cành giâm Danziger được trồng mỗi năm, tại hơn 60 quốc gia. DANZIGER FLOWER FARM tự hào đi đầu trong việc nhân giống khoa học, điều hành một trong những bộ phận R & D lớn nhất trong ngành, với đội ngũ nhân giống lên tới hơn 100 nhân viên, bao gồm các nhà khoa học, nhà tạo giống chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu với bằng tiến sĩ, thạc sĩ và Bachelor từ các học viện hàng đầu. DANZIGER FLOWER FARM hợp tác chặt chẽ với Khoa Nông nghiệp tại Đại học Do Thái và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Volcani nổi tiếng thế giới. Bổ sung danh mục đầu tư với di truyền học được ủng hộ từ các nhà lai tạo hàng đầu khác, DANZIGER FLOWER FARM quản lý hơn 600 giống ưu tú - với đặc điểm và tính di truyền vượt trội - dưới quyền của nhà tạo giống, và hàng trăm giống của công ty được đăng ký theo Quyền nhân giống cây trồng (PBR) và Bằng sáng chế thực vật thế giới. DANZIGER FLOWER FARM vận hành các cơ sở nhân giống tiên tiến ở Israel, Guatemala, Kenya và Colombia - đảm bảo cung cấp liên tục các vật liệu nhân giống thực vật sạch, chất lượng cao cho khoảng 1000 khách hàng tại hơn 60 quốc gia. DANZIGER FLOWER FARM cung cấp các tài liệu nhân giống, dưới hình
  13. 3 thức cắt, cây và trong ống nghiệm, thông qua một mạng lưới phân phối chuỗi lạnh hiệu quả cao. Tất cả các sản phẩm của DAZIGER FLOWER FARM tuân thủ các tiêu chuẩn tuyên truyền và phân phối nghiêm ngặt, cũng như các hoạt động môi trường, thương mại công bằng và thực hành công bằng. DANZIGER FLOWER FARM rộng 150 ha, có nhà kính hiện đại trồng hoa với hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống điều hòa nhiệt hiện đại cũng như tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Tại DANZIGER FLOWER FARM, loài hoa Solanna Golden SPHERE được trồng với số lượng lớn khoảng 2000 m2 trong một số loại giá thể. Giá thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Không thể phủ nhận rằng nó có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển của giá thể và thực vật, bên cạnh các yếu tố bên ngoài như nước, nhiệt độ, bức xạ và ánh sáng, .... Cấu trúc giá thể ảnh hưởng đến hành vi của thực vật theo nhiều cách. Hiệu quả rõ ràng nhất là sự xuất hiện của rễ, thường nhẵn và hình trụ trong giá thể mềm, nhưng cứng và trong giá thể được nén chặt và bị hạn chế rất nhiều trong phạm vi phát triển của cây, với những ảnh hưởng có thể có trong việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có nhiều tác động ít rõ ràng hơn nhưng thường có ảnh hưởng không kém đến hiệu suất tổng thể của thực vật. Bản thân giá thể đại diện cho một hệ thống vật lý, hóa học và sinh học phức tạp mà thực vật được cung cấp nước, chất dinh dưỡng và oxy, đòi hỏi cho sự phát triển của cây. Mặc dù qua nhiều thế kỷ, thực vật đã thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, khả năng thích nghi của một số loài nhất định còn hạn chế. Điều này có thể được thấy rõ khi tính chất giá thể thay đổi. Bản chất của giá thể quyết định liệu một loài sẽ phát triển mạnh và ảnh hưởng đến sự phân bố tự nhiên của nó. Trong các khu vực nhỏ, sự thay đổi cục bộ nhỏ trong giá thể có thể đủ để ảnh hưởng đến sự sống của cây. Trồng trọt trên cánh đồng khá khác so với trong nhà kính. Khi trồng
  14. 4 trong nhà kính ta có thể chọn loại đất mình muốn và cũng kiểm soát các điều kiện môi trường bên trong nhà kính. Để đảm bảo cho sự phát triển của hoa, cần kết hợp nhiều yếu tố, song yếu tố giá thể đóng vai trò quan trọng hơn cả. Tuy nhiên giá thể đang áp dụng trồng cho loài hoa Solanna Golden SPHERE chỉ là xơ dừa. Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel” nhằm xác định giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục tiêu - Xác định và so sánh khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff. 1.2.2. Yêu cầu đề tài - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff; - Đánh giá mức độ nhiễm các sau bệnh hại chính của loài hoa Solanna Golden SPHERE; - Đánh giá các yếu tố cấu thành nên năng suất và phẩm chất của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể khác nhau. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá tác động của giá thể đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng của loài hoa Solanna Golden SPHERE. - Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất loài hoa Solanna Golden SPHERE.
  15. 5 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài chọn được giá thể mới có triển vọng, có khả năng thích ứng cao, cho năng suất chất lượng hoa tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất loài hoa Solanna Golden SPHERE. - Đưa ra một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho hoa trồng chậu , để áp dụng vào sản xuất hoa chậu tại Việt Nam theo công nghệ Israel.
  16. 6 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc cây hoa trong tự nhiên 2.1.1. Khái niệm “Hoa” Từ khi con người thoát khỏi cuộc sống hái lượm biết nuôi cây trồng, con vật thì cây hoa cũng bắt đầu xuất hiện và gắn bó mật thiết với con người. Hoa và cây cảnh dùng để chỉ các loài cây trồng với mục đích trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của chúng. Chính vì vậy mà lịch sử gieo trồng hoa luôn được gắn liền với sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Hoa là một bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa, cụ thể là một chồi rút ngắn mang những lá biến đổi làm chức năng sinh sản của cây (Wikipedia.org). 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại hoa, cây cảnh và giá trị sử dụng 2.1.2.1. Nguồn gốc Trên thế giới, trồng hoa và cây cảnh đã có từ lâu đời, vườn cổ Phương Đông, trong đó có các vườn cổ Trung hoa ra đời sớm nhất: có từ 2800 năm trước Công nguyên. Sau 30 thế kỷ phát triển, các vườn cổ đại Phương Tây đã có những phương pháp phối trí và xây dựng hiện đại theo kiểu vườn đa chức năng. Từ thế kỷ thứ XX trở lại đây, ngành trồng hoa cây cảnh mới thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá và có sự giao lưu thương mại quốc tế. Ở Việt Nam lịch sử phát triển chậm hơn: các nhà vườn Cố đô Huế là hình ảnh các vườn mang phong cách các vườn cổ Trung Hoa, nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng của đất nước con người Việt Nam. Từ 1990 đến 2000 có sự nhập khẩu ồ ạt các giống hoa cắt cành, hoa trồng chậu, các giống loại địa lan, lan hồ điệp,… từ Trung Quốc và Thái Lan. Và sau 1990 đến nay, diện tích, sản lượng, chủng loại, chất lượng hoa không ngừng tăng. Các nghệ nhân đã gửi gắm vào cây cảnh tình cảm, ý niệm thẩm mĩ, tính chất của mình làm tang thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất
  17. 7 nước để tự khẳng định và hoàn thiện mình. Trong quá trình sản xuất, loài người đã tạo ra những chủng loại cây trồng có hoa, lá, dáng cây đẹp để thưởng thức vì thế nghệ thuật trồng hoa và cây cảnh ra đời. Quá trình phát triển hoa và cây cảnh luôn gắn liền với tình cảm con người, tập quán và bản sắc dân tộc, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và các đô thị, siêu đô thị. 2.1.2.2. Phân loại hoa cây cảnh Việc phân loại các loại hoa và cây cảnh rất phức tạp, có thể chia hoa, cây cảnh thành 2 nhóm chính: - Nhóm những loài cho hoa: Trước tiên phải kể đến họ phong lan với số lượng loài khá lớn, có tới trên 100 chi, gần 2000 loài, đáng quan tâm đến một số loài của các chi lớn như Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) có hoa nhiều màu sắc như Trắng, vàng, đỏ, tím, hoa to, hoa nhiều. Chi Lan Kiếm (Cymbidium) sống trên đất, dễ trồng, hoa cũng đa dạng về màu sắc, lâu tàn, cụm hoa rất dài có khi tới hàng mét và có tới 30-40 cụm hoa trồng trong 1 bụi. - Nhóm cây cảnh, cây thế, bao gồm rất nhiều họ và có số loài khá nhiều: + Nhóm dương xỉ: Hầu như chưa có nghiên cứu về vai trò làm cây cảnh của nhóm này, đây cũng là nhóm có số loài rất lớn. Ở Việt Nam, có tới 2000 loài, nhóm này có hình dạng lá, thân độc đáo, có thể sống trong những điều kiện rất đặc biệt: bám trên thân cây, mọc trên đất, trên đá trên tường, chịu khô, khả năng tiềm sinh lớn, chịu rợp, thuận lợi cho sự trồng trọt. + Họ nhân sâm (Araliceae): Chỉ riêng chi Schefflera đã có tới 12 loại, đây là những loài rất tốt cho việc tạo cây cảnh, cây thế, vì chúng có thể sống tốt trong điều kiện dinh dưỡng nghèo, chịu nắng, dễ chiết, cắt tỉa. Lá xẻ thuỳ có nhiều hình dạng độc đáo. + Họ cau dừa (Arecaceae): Có trên 15 loài, 1 số loài có dáng đẹp, chịu rợp, thường sống dưới tán rừng nguyên sinh, 1 số loài khác thân thẳng, cao to, bề thế. 2.1.2.3. Về giá trị kinh tế và giá trị sử dụng Đến bất cứ một công sở hay một nơi vui chơi, ngoài phố, chúng ta sẽ
  18. 8 gặp các loại hoa trang trí, chúng khoe sắc rực rỡ dọc hành lang, lối đi, hay trong một khuôn viên, vườn cảnh …. Các loại hoa này thường xuyên được chăm sóc và thay đổi theo từng mùa trong năm. Những loại hoa này đã mang nguồn lợi lớn cho người sản xuất. Ở Việt Nam, qua điều tra ở tất cả các vùng cho thấy trồng hoa và cây cảnh có hiệu quả cao hơn trồng các cây khác. So với lúa, hiệu quả trồng hoa cây cảnh thường cao hơn từ 5 - 10 lần. Hoa và cây cảnh phát triển cùng với sự tiến triển của nền kinh tế đô thị của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công viên cây xanh, hoa và cây cảnh cũng góp một phần không những lọc sạch bầu không khí đang bị ô nhiễm mà còn có khả năng sinh ra các loại phitonxit tiêu diệt các loại nấm bệnh và vi khuẩn trong không khí (thông, tùng, bách tán). Ban ngày cây xanh làm giảm lượng cácbonic và tăng lượng ôxy trong không khí, có lợi cho sức khoẻ con người. Cây xanh có tác dụng điều hoà không khí do có khả năng làm giảm nhiệt độ trong môi trường tạo gió cục bộ trong các rừng cây, một cây xanh cao 7- 8 mét, đường kính rộng 5 - 6 mét có khả năng giữ được 10kg bụi/ngày. Cây xanh có tác dụng chống ồn hiệu quả: những cây lá nhọn trung bình có thể hấp thu được 75% tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Cây xanh làm giảm nhiệt độ trong môi trường về mùa hè từ 1- 2oC, rừng cây, công viên có khả năng giữ ẩm tốt, ẩm độ thường cao hơn môi trường bên ngoài 20% kéo theo giảm nhiệt độ 3 - 5oC và tạo gió cục bộ với tốc độ 1m/s/ha tạo cảm giác của con người dễ chịu nhất trong mùa hè. Hoa trồng thảm góp phần vào việc xây dựng những mảng xanh, bồn hoa, khu công viên công cộng nhằm tái hồi sức lao động của con người và làm giảm ô nhiễm môi trường. 2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cây cảnh Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu về ngoại cảnh nhất định. Cây hoa, cây cảnh là một tập hợp rất lớn các cây ở các họ khác nhau nên yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cũng rất đa dạng và khác nhau.
  19. 9 2.1.3.1. Yêu cầu nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng, quyết định sự phân bố của các họ cây hoa, cây cảnh trên địa cầu. Các loại hoa, cây cảnh có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ khác nhau. Yêu cầu nhiệt độ của các loại hoa, cây cảnh có thể chia làm 2 nhóm chính (dựa theo yêu cầu về nhiệt độ của chúng): - Nhóm hoa cây cảnh nhiệt đới : Hoa lan, hoa trà mi, hoa hồng môn, hoa đồng tiền, hoa cúc vạn thọ, dừa cạn…sanh, si, sung, vạn tuế - Nhóm hoa cây cảnh ôn đới : Hoa hồng, cúc, huệ, cẩm chướng, sô đỏ, thược dược, bóng nước, mào gà …tùng, bách, ... Nhiệt độ cũng là một trong các yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cây cảnh, từ sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, sự ra hoa, kết quả đến chất lượng hoa. Có những loại cây yêu cầu nhiệt độ thấp mới ra hoa, còn ở nhiệt độ cao chỉ sinh trưởng mà không cho hoa (hoa lan Dendrobium Crumentura, cần nhiệt độ giảm từ 5 - 6 oC trong một thời gian mới ra hoa…), có những loại hoa yêu cầu nhiệt độ cao mới ra hoa (hoa lay ơn, trường xuân đỏ, dừa cạn, bóng nước… gặp rét nhiệt độ thấp thì không ra hoa…), có những loại hoa ra hoa quanh năm, các loại này ít phản ứng với nhiệt độ (hoa hồng, một số giống cúc, hoa mào gà…). Yêu cầu nhiệt độ của một số loại hoa như sau: - Tổng tích ôn của hoa hồng trên 1700oC. Ở Việt Nam, hoa hồng sinh trưởng phát triển và ra hoa quanh năm, tốt nhất là mùa thu đông. Nhiệt độ thích hợp cho hoa cúc từ 20 -25oC, các giống hoa cúc ở Việt Nam cũng sinh trưởng phát triển quanh năm, chỉ trừ những vùng và những mùa quá nóng hoặc mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp đối với hoa lay ơn từ 20 - 25oC, nếu nhiệt độ thấp lúc lay ơn có 6 - 7 lá sẽ làm giảm số hoa trên bông và giảm tỷ lệ nở hoa. Nhiệt độ thích hợp đối với hoa cẩm chướng từ 17 - 25oC, ở miền Bắc, hoa cẩm chướng sinh trưởng thích hợp từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, mùa hè nóng ẩm, cây hoa cẩm chướng phát triển kém. Hoa lan yêu cầu nhiệt độ ôn hoà mát mẻ và
  20. 10 yêu cầu nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày từ 3 - 5oC. Đối với hoa lồng đèn, nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng là 20 - 260C, dưới 150C hay trên 300C là cây mọc yếu. Hoa thuỷ tiên ở thời kỳ nở hoa yêu cầu nhiệt độ không cao hơn 12oC. Nhiệt độ từ 22o - 28oC rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa Mào gà. . 2.1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng Ánh sáng có vai trò rất quan trọng: Là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với thực vật, trong suốt quá trình sinh trưởng (trừ một số loài hoa nảy mầm và phát triển trong tối, ví dụ hoa Pansee). . + Sự nẩy mầm Cường độ ánh sáng thích hợp (ánh sáng đỏ λ=660nm - 760nm) nó hoạt hóa các thành phần hóa học trong hạt: phytochrome Pr thành phytochrome Pfr chính thành phần hóa học này làm hạt nảy mầm. Cường độ quá thấp hoặc quá cao (dưới ánh sáng đỏ xa λ =760nm – 800nm) phytochrome Pfr biến đổi lại thành phytochrome Pr, ức chế hạt nảy mầm. Phytochrome Pfr kiểm soát sự nảy mầm của hạt, sự tăng trưởng của lá và thân, sự nở hoa của thực vật bậc cao. Đó là một protein xanh, một phân tử thường gặp ở thực vật bậc cao, hấp thu ánh sáng đỏ và đỏ xa). Hiện tượng được lặp đi lặp lại vô hạn và lần cuối cùng là có hiệu quả nhất. + Sự sinh trưởng (Quang hợp) Quá trình sinh trưởng của thực vật chủ yếu dựa trên cơ chế quang hợp.Ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp. Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng. - Lá nằm ngang (những lá ở vị trí thấp nhất) tiếp nhận ánh sáng được nhiều nhất - Lá tầng trên cùng thường nghiêng (gần như là thẳng đứng). Các lá non cơ quan quang hợp chưa phát triển hết, khả năng quang hợp yếu hơn, nghiêng để tiếp nhận cường độ ánh sáng thấp hơn. Độ nghiêng của lá tăng dần từ dưới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0