intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trân địa bàn xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HẠNG A CẦU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢ SÌN THÀNG, HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016– 2020 Thái Nguyên – năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HẠNG A CẦU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ SHAN TUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TẢ SÌN THÁNG, HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng Nghiên Cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quốc Huy Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Thào A Dơ Thái Nguyên – năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiêncứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Hạng A Cầu
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một kỹ sư nắm chắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: "Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã tả Sìn Thàng – Huyện Tủa Chùa – Tỉnh Điện Biên” Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyễn QuốcHuy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Tả Sìn Thàng, cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Hạng A Cầu
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1.Tình hình sử dụng đất của xã Tả Sìn Thàng(2017 – 2019) ............. 34 Bảng 4.2 Tình hìnhdân số và lao động của xã Tả Sìn Thàng năm(2017-2019) ....38 Bảng 4.3: Tình hình sản xuất chè của xã qua 3 năm 2017-2019 .................... 42 Bảng 4.3: Tình hình nhân lực sản xuất chè các nhóm hộ điều tranăm 2019 .. 43 Bảng 4.5. Tình hình trang thiết bị sản xuất của nhóm hộ nghiên cứu ............ 44 Bảng 4.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất chè trên 1ha của các hộ điều tra năm 2019 ................................................................................................. 45 Bảng 4.7. Kết quả sản xuất chè trên 1ha của các hộ điều tra năm 2019 ......... 47 Bảng 4.8: Hiệu quả sản xuất chè trên 1ha của các hộ điều tra năm 2019....... 48 Bảng 4.9.Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất chè của người dân xã Tả Sìn Thàng ........................................................................................ 49
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ BVTV :Bảo vệ thực vật ĐVT :Đơn vị tính GTSX :Gía trị sản xuất HQKT :Hiệu quả kinh tế HTX :Hợp tác xã IPM :Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) KN :Khuyến nông PRA :Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngươi dân) UBND :Uỷ ban nhân dân WTO :Tổ chức thương mại thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1.MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 1.3.3.Ý nghĩa đối với sinh viên ......................................................................... 3 PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm về đánh giá và các vẫn đề liên quan đến đánh giá ................ 4 2.1.2. Giới thiệu về cây chè ............................................................................... 4 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................... 16 2.2.1 Tình hình sản xuất chè trên thế giới ....................................................... 16 2.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam ..................................... 18 2.2.3 Tình hình sản xuất chè ởĐiện Biên ........................................................ 21 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
  8. vi 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 22 3.3.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 25 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 26 3.4.1. Một số chỉ tiêu phản ánh các nguyên nhân tác động đến phát triểnsảnxuất chè ................................................................................................................... 26 3.4.2. Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè ....... 26 3.4.3. Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quátrình sản xuất chè ........................................................................................................... 27 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 29 4.1.2Điều kiện kinh tế, xã hội ......................................................................... 37 4.2. Tình hình chung về sản xuất chè Shan Tuyết của xã Tả Sìn Thàng ........ 40 4.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè của toàn xã. ...................................... 40 4.3 Phân tích hiệu quả sản xuất chè Shan Tuyết của nhóm hộ nghiên cứu .... 43 4.3.1 Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra................................................... 43 4.3.2. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 43 4.3.2 Phân tích hiệu quả sản xuất chè tại các hộ điều tra................................ 49 4.3.3. Một số khó khăn trong sản xuất chè của hộ nông dân xã Tả Sìn Thàng....... 49 4.4. Định hướng và giải pháp về thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. .. 53 4.4.1. Định hướng về thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng: ....................................................................................................... 53
  9. vii 4.4.2. Giải pháp thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng thời gian tới. ......................................................................................... 53 PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 57 5.1. Kết luận .................................................................................................... 57 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước chè là loại đồ uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước uống, nước chè là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển Từ lâu, cây chè ở Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa và là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Việt Nam đang là nước sản xuất chè lớn thứ 5 trên thế giới, với 80% sản lượng chè phục vụ các thị trường xuất khẩu. Trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây chè Shan Tuyết , cây chè Shan Tuyết đã được người dân nơi đây trồng từ rất sớm, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cây chè không chỉ là cây xóa đói, giảm nghèo mà đã giúp nhiều gia đình có kinh tế khá hơn, từng bước vươn lên làm giàu. Mặt khác cây chè Shan Tuyết cũng đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.Trong nhiều năm qua, ngành chè của huyện đã có bước phát triển, song kết quả còn chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Đến nay về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể.Tuy nhiên việc phát triển sản xuất cây chè còn gặp nhiều khó khăn như một số nơi còn phát
  11. 2 triển tự phát, không theo quy hoạch, sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chưa chủ động được thị trường, thiếu sản phẩm cao cấp, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến, đẩy mạnh tiêu thụ chè cho các hộ nông dân phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiểu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa xã Tả Sìn Thàng, huyện Tùa Chủa, tỉnh Điện Biên’’ làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại để phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên trong những năm qua. -Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trân địa bàn xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết . - Đánh giá thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Tả Sìn Thàng thời gian qua, từ đó phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết xã Tả Sìn Thàng. - Đề xuất giải pháp thực trạng sản xuất chè Shan Tuyết của xã Tả Sìn Thàng thời gian tới
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cây giống mới của xã Tả Sìn Thàng - Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn. - Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân đòi hỏi sinh viên phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để đưa vào thực tế các thủ thuật về xác suất thống kê, kỹ năng đặt câu hỏi khai thác thông tin các phương pháp PRA, khả năng nhận định theo các nguyên lý phát triển nông thôn tổng hợp và đưa ra lý luận từ những vấn đề thực tiễn. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nắm bắt được tình hình và hiệu quả kinh tế của chè trong sự phát triển kinh tế địa phương, thấy được giá trị kinh tế do cây chè mang lại cho các hộ nông dân trồng chè cành. - Giúp người dân có cơ sở để tiếp tục mở rộng sản xuất chè và đề ra phương hướng đề nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè đem lại cho người dân trên địa bàn xã. 1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về đánh giá và các vẫn đề liên quan đến đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. * Các vẫn đề liên quan đến đánh giá:  Đánh giá chẩn đoán - Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy xong một chương hoặc một vẫn đề quan trọng nào đó hoặc nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình kiến thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết để quyết định cách dạy thích hợp.  Đánh giá từng phần - Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngược, qua đó, giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc.  Đánh giá tổng kết - Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kì thi đáng giá tổng kết quả học tập, đối chiếu những mục tiêu đã đề ra. 2.1.2. Giới thiệu về cây chè Tủa Chùa không chỉ là vùng đất được biết đến với những lễ hội văn hóa độc đáo, món ăn đặc sắc, với những chợ phiên rộn ràng mà còn nổi tiếng
  14. 5 bởi Chè Shan Tuyết loại cây thân gỗ cổ thụ, thân to và lá chè mọc từng chùm trên cành. Không giống các loại chè khác, người Mông phải bắc thang lên các nhánh chè thấp rồi di chuyển lên các nhánh cao hơn để hái được những búp chè 1 tôm 2 lá non… Theo những người già ở Tủa Chùa kể lại, loại chè này có nguồn gốc từ lâu đời, có những cây cổ thụ vài trăm tuổi. Đó là những gốc chè cổ thụ, tuổi đời hàng trăm năm, thân cây 3 người ôm mới xuể, cao ước chừng 8 đến 15m.Chè mọc ở độ cao hơn 1400m so với mặt nước biển, nơi khí hậu mát lạnh, quanh năm mây mù bao phủ thuộc huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Đồng bào Mông ở đây gọi những cây chè cổ thụ này là “cây bất tử”. Từ lâu trong tâm thức họ, những cây chè cổ thụ là biểu tượng của sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt và trường tồn cùng thời gian của họ khi sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa. Những chén chè Shan Tuyết cổ thụ có màu vàng tươi, có vị hơi chát khi mới bắt đầu uống, nhưng sẽ ngọt dần khi xuống đến họng, có hương thơm đặc trưng, màu nước vàng óng ánh, trà mới uống có vị hơi đắng chát của mùi lá cây rừng lâu năm. Nhưng sau khi uống thì lại có vị ngọt đặc biệt lưu lại nơi đầu lưỡi với đủ các vị chát, ngọt, ngậy. Đây là món quà thiên nhiên vô cùng quý giá của cao nguyên đá Tủa Chùa. Chè Shan Tuyết của Điện Biên, thương hiệu vốn đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Là huyện vùng núi cao ở cực Bắc đất nước, Điện Biêncó ít diện tích đất dành cho phát triển cây lúa nước, trồng các loại cây rau, củ, quả hay các loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, bù lại Điện Biên có Công viên địa chất toàn cầu Tả Sìn Thàng, một số sản vật chỉ có ở vùng cao núi đá hay ở vùng cao núi đất và đặc biệt là có diện tích đất trồng chè lớn thứ ba cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên). Chè Shan Tuyết Tủa Chùa là giống chè khá đặc biệt hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, hậu ngọt. Những cây Chè Shan Tuyết Cổ thụ hàng trăm năm tuổi quanh năm được bao phủ sương tuyết. Chè Shan Tuyết ở đây mọc thành rừng, không
  15. 6 chăm sóc, không bón phân, không phun thuốc. Khám phá rừng Chè Shan Tuyết Tủa Chùabạn sẽ cảm nhận được sự thanh khiết nơi đầu non của tổ quốc. Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, hương thơm ngậy khi uống vị đậm đà, cảm nhận được vị ngon của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng. Chè Shan Tuyết Điện Biên có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể: giàu chất chống ôxy hóa, giúp chống lão hóa, hàm lượng cafein vừa đủ giúp tinh thần tỉnh táo, sảng khoái mà không gây hại như cafe…Thưởng thức Chè Shan Tuyết Điện Biên chính là thưởng thức những vật phẩm quý giá của thiên nhiên, thứ tinh túy của miền sơn cước, được nuôi dưỡng bởi trời đất và con người qua bao thế hệ. Chè Shan Tuyết là loại chè có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè Shan Tuyết. Chè Shan Tuyết có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong. chè được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc Thái, Mông, Dao, Hoa. Cây chè là loại cây cổ thụ, mọc cao đến vài mét, khi hái chè phải trèo hẳn lên cây. Có những gốc chè vài người ôm không xuể. Nằm ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét, mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho chè Shan Tuyết có chất lượng tốt. Chè Shan Tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là chè sạch. Chè Shan Tuyết cổ thụ được trồng lâu đời qua các thế hệ của người dân tộc Thái, Dao, Mông, Hoa có những vườn chè Shan Tuyết có tuổi thọ vài trăm năm, chè Shan Tuyết cổ thụ có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu.
  16. 7 Nhắc đến chè Shan Tuyết là không ai không biết đến đây là loại đặc sản của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Để có được loại trà này, người dân phải hái từ cây cổ thụ mọc trên độ cao 1.400m so với mặt nước biển. Ở nơi sinh sống của loại chè này mùa đông thường không có mặt trời, mùa hè, buổi sáng búp chè ngậm sương mù, hái buốt tay. Nó có tên là Shan Tuyết vì cứ đến mùa đông, ngọn cây phủ một lớp Tuyếttrắng. Nụ chè ấp ủ những tinh hoa của đất trời. Đến mùa xuân nó đâm chồi nảy lôc phát triển và được thu hái trở thành loại trà có hương vị đặc trưng của vùng. Chè Shan Tuyết được những người sành về chè đánh giá là một loại chè ngon, thậm trí hơn cả chè Thái Nguyên. Tuy nhiên nó chỉ được trồng ở những vùng khí hậu hợp ở các tỉnh yên Bái, Hà Giang, Điên Biên, Lai Châu. Nổi tiếng khắp nơi là đặc sản chè Shan Tuyết ở Tả Sìn Thàng, Sín Chải, Sính phình, Tả Phìn, Huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên. 2.1.2.1 Đặc điểm sinh học của cây chè  Thân và cành chè - Chè chỉ có một thân chính và sau đó mới phân ra các cấp cành. - Do hình dạng phân cành khác nhau nên người ta chia thân chè ra làm 3 loại: Thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi. - Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành. Trên cành chia làm nhiều đốt. - Từ thân chính cành chè được chia ra làm nhiều cấp: I, II,III. - Thân và cành chè đã tạo nên khung tán của cây chè.Số lượng cành thích hợp và cân đốitrên khung tán, chè sẽ cho sản lượng cao.
  17. 8  Mầm chè Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Mầm chè cắt dọc Phía trái: Phía phải: 1. Lá vẩy ốc 1. Lá vẩy ốc 2. Mầm lá cá 2. Mầm lá cá 3. Mầm lá thật 3. Mầm lá thật 4. Mầm nách 4. Mầm nách thứ 4 5. Điểm sinh trưởng 5. Mầm nách thứ 5 6. Điểm sinh trưởng Mầm dinh dưỡng gồm có: Mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định (mầm ở cổ rễ)
  18. 9 Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế sinh trưởng ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ các mầm đỉnh là các búp đợt1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù. Mầm nách: Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những mầm ở nách lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp có chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình thành từ mầm nách của các lá trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù. Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm trên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn. Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Búp được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù. Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường ở sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại. Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được hình thành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp bình thường và búp mù. Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh thực nhiều
  19. 10 hơn và khi đó ở nách lá có một chùm hoa. Các mầm sinh thực cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh thực ở hai bên, vì vậy, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thường có những mâu thuẫn nhất định. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả. Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực.  Búp chè - Là một đoạn non của 1 cành chè. - Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. - Kích thước của búp thay đổi tùy thuộc vào giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt. - Búp chè có hai loại: búp bình thường (búp có lá non và có tôm chè) và búp mù xòe (búp phát triển không bình thường có lá non nhưng không có tôm chè).  Lá chè - Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. - Lá chè có gân rất rõ, những gân chính của lá chè thường không phát triển ra tận rìa lá. - Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy thuộc vào giống, - Người ta thường dựa vào số đôi gân lá để phân biệt các giống chè. Các dạng lá chè Các loại lá trên cành chè - Lá vẩy ốc: có vẩy rất nhỏ, màu nâu, cứng.
  20. 11 - Lá mẹ: lá này nuôi dưỡng các chồi mới mọc do đó được gọi là "lá mẹ" - Lá cá: là lá thật thứ nhất nhưng không phát triển bình thường. - Lá thật (lá bình thường): mọc trên cành chè theo các thế khác nhau. - Tôm chè: Là phần non tận cùng của cành chè chưa xoè và bao bọc nhiều lá non khác Quá trình hình thành búp xảy ra theo đợt (đợt sinh trưởng) Mầm ngủ -> mầm được phát động -> lá vảy ốc mở -> lá cá xuất hiện -> các lá thật xuất hiện -> cành chè ngừng hoạt động … -> mầm được phát động. Trong một năm cây chè có 4- 5 đợt sinh trưởng. Nếu hái búp đi thì số đợt sinh trưởng tăng thành 6- 7 đợt trong năm - Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng dài ngắn khác nhau tuỳ theo vụ chè  Rễ chè Hệ rễ chè gồm: rễ trụ, rễ bên và rễ hấp thu. * Quá trình sinh trưởng và phát triển của bộ rễ có đặc điểm: - Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh. Khoảng 3- 5 tháng sau rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển. - Sự phát triển của thân chè và rễ chè có hiện tượng xen kẽ nhau. Khi thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại. - Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1m. Ở những nơi đất tơi xốp thì rễ thường ăn sâu từ 2 - 3m. - Rễ hấp thu phân bố tập trung ở lớp đất từ 10- 40 cm thời kì cây chè lớn rễ tập trung giữa hai hàng chè. - Sự phân bố của rễ chè phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh tác. - Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ nhất là lượng đạm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2