intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

40
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất chè.Đánh giá nhận thức, nhu cầu về sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN MINH THẮNG Tên đề tài: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN TỪ SẢN XUẤT CHÈ THÔNG THƯỜNG SANG SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TẠI XÃ TRÀNG XÁ, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Khuyến nông Lớp : K48 KN Khoa : Kinh tế &PTNT Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên, năm 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi.Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng năm 2020 Sinh viên Nguyễn Minh Thắng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với thầy giáo Th.s Nguyễn Mạnh Thắng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Uỷ ban Nhân dân huyện Võ Nhai, Ủy ban Nhân dân xã Tràng Xá, các phòng ban chức năng và những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác giúp đỡ em đưa ra những phân tích đúng đắn. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên,thángnăm 2020 Sinh viên Nguyễn Minh Thắng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài ........................................................................3 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ..................................................................3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3 1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên .....................................................................................3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................4 2.1.1. Vai trò của sản xuất chè ....................................................................................4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ..........................................................5 2.1.3. Một số khái niệm liên quan. ..............................................................................6 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................10 2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam .....................................................10 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ..............................................12 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam...............................................15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................20 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
  5. iv 3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21 3.4.1. Phương pháp xác định mẫu .............................................................................21 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................................21 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................22 3.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................24 4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá .....................24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24 4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................26 4.1.3. Một số nét cơ bản về sản xuất chè trên địa bàn xã ..........................................29 4.2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất chè của các hộ được điều tra .................30 4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng điều tra ..........................................................30 4.2.2. Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra.....................................................31 4.2.3. Chi phí sản xuất chè của nông hộ ...................................................................33 4.2.4. Năng suất chè của các hộ được điều tra ..........................................................35 4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra ......................................................36 4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nông hộ .......................................................................38 4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia ................41 4.3.1. Sự tham gia trong tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra .......................................................................................................................41 4.3.2. Nhận thức về sản xuất chè hữu cơ của nông hộ ..............................................42 4.3.3. Nhận thức về tầm quan trọng của sản xuất chè hữu cơ...................................43 4.3.4. Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ ................44 4.3.5. Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ...................45 4.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra..................48 4.4.1. Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra .................48 4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ..............................................................................................................49
  6. v 4.4.3. Phân tích SWOT .............................................................................................51 4.5. Giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ ....54 4.5.1. Giải pháp về vốn .............................................................................................55 4.5.2. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo chất lượng ...........................56 4.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chè hữu cơ .................................................56 4.5.4. Đảm bảo đầu vào về giống, phân bón và các chế phẩm hữu cơ .....................57 4.5.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chè hữu cơ Tràng Xá 57 4.5.6. Đầu tư khoa học, công nghệ cao cho sản xuất và chế biến chè hữu cơ ..........58 4.5.7. Giải pháp về cơ chế, chính sách ......................................................................58 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................60 5.1. Kết luận ..............................................................................................................60 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................63
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.2.1: Đặc điểm chung của các hộ được điều tra................................... 30 Bảng 4.2.2: Cơ cấu giống chè của các hộ được điều tra ................................. 32 Bảng 4.2.3.1: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa của các hộ được điều tra .................................................................... 33 Bảng 4.2.3.2: Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ ...................... 34 Bảng 4.2.4: Năng suất chè của các hộ được điều tra ...................................... 35 Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè truyền thống so với hộ sản xuất chè an toàn..................................................................... 37 Bảng 4.2.6.1: Hình thức tiêu thụ chè của các hộ được điều tra ...................... 38 Bảng 4.2.6.2: Bình quân phần trăm tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ được điều tra ................................................................................................. 39 Bảng 4.3.1: Sự tham gia tập huấn sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra....41 Bảng 4.3.2: Nhận thức về chè hữu cơ của các hộ điều tra .............................. 42 Bảng 4.3.3: Nhận thức tầm quan trọng về sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra ................................................................................................. 43 Bảng 4.3.4: Nhận thức về sự ảnh hưởng của các cơ quan, tổ chức đến quá trình chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ của nông hộ ........................................................................................ 44 Bảng 4.3.5.1: Nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ...45 Bảng 4.3.5.2: Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra ........................................................................... 46 Bảng 4.3.5.3: Nguyên nhân không tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ đã được điều tra ................................................................................ 47 Bảng 4.4.1: Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ...48 Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra .................................................................... 50 Bảng 4.4.3: Phân tích SWOT khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra ......................................................................................... 51
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè, một loại cây công nghiêp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến và rộng rãi ở nước ta.Lịch sử cây chè ở nước ta đã có từ 4000 năm trước, tuy nhiên nó mới chỉ được khác thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm gần đây. Cây chè có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cây chè đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người trồng chè, mỗi năm cho thu hoạch từ 8 - 9 lứa, cây chè giúp chống xói mòn, phủ xanh đất chống đồi trọc, tạo việc làm cho người lao động nông thôn. Phát triển sản xuất chè là biện pháp tích cực giải quyết việc làm, tạo ra nguồn thu nhập chắc chắn, ổn định cho người dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung và vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có khí hu nhiệt đới gió mùa, chỉ có một mùa đông ngắn, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây chè. Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích gần 22 nghìn ha, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống người dân. Với thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu đặc thù, người dân giàu kinh nghiệm trồng và chế biến đã tạo nên thương hiệu chè Thái Nguyên không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế. Tỉnh có vùng trồng chè tập trung, chế biến, đóng gói, tiêu thụ mang tính chất chuyên nghiệp tại các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và TP Thái Nguyên. (1)
  9. 2 Huyện Võ Nhai, một trong chín vùng chè ngon của tỉnh Thái Nguyên. Vùng chè Võ Nhai hiện nay có diện tích khoảng 1.250 ha, tập chung chủ yếu tại xã Tràng Xá, Liên Minh và Phú Thượng. Xã Tràng Xá, với hơn 300 ha chè, trong đó khoảng 500 ha chè trung du, còn lại là chè cành với các giống chủ yếu: LDP1, TRI777, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên. Là một trong những xã có diện tích chè lớn nhất của huyện Võ Nhai.Từ lâu đời, cây chè luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân nơi đây.(2) Mặc dù là cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân nhưng chủ yếu sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, sản xuất theo tư duy truyền thống, người sản xuất chè đã và đang sử dụng thái quá phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật do đó hiệu quả sản xuất không cao, chất lượng chè thấp, các chất hóa học tồn dư trong đất và nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè trong nước và quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao hơn.Bởi chất lượng thấp nên giá bán chè tại đây rất thấp, chênh lệch từ 20 – 40 ngàn đồng/ kg so với các sản phẩm chè cùng loại của vùng chè khác trong tỉnh, thậm chí cả trăm ngàn đồng/kg (so với vùng chè đặc sản Tân Cương). Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, tận dụng tối đa thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng cao đối với cây chè tại Tràng Xá, cần thiết tiến hành đề tài “Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè.Đánh giá nhận thức, nhu cầu về sản xuất chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá. Từ đó đề xuất
  10. 3 giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Tìm hiểu thực trạng sản xuất chè của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá nhận thức và nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ điều tra. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc chuyển từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ tại Tràng Xá. - Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa nghiên nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học Cung cấp những thông tin về thực trạng sản xuất chè năm 2019 và hiểu biết về chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nhu cầu và những khó khăn cản trở tham gia sản xuất chè hữu cơ của họ. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất giải pháp chuyển từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trồng chè đồng thời tận dụng tối đa thể mạnh về tự nhiên và xã hội của địa phương để phát triển sản xuất. 1.4. Ý nghĩa đối với sinh viên Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế, có cơ hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.Đồng thời giúp sinh viên củng cố kiến thức và học tập thêm những kiến thức kỹ năng mới.
  11. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Vai trò của sản xuất chè Chè là thứ nước uống có nhiều công dụng, vừa giải khát, vừa chữa bệnh. Người ta tìm thấy trong chè có tới 20 yếu tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ, ví dụ cafein kích thích hệ thần kinh trung ương, tamin trị các bệnh đường ruột và một số axit amin cần thiết co cơ thể. Chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm.Chè là loại cây có giá trị kinh doanh tương đối cao. Một ha chè thu được 5 - 6 tấn chè búp tươi có giá trị ngang với một ha lúa ở đồng bằng và gấp 3 - 4 lần một ha lúa nương. Vì vậy có thể nói cây chè là cây "xoá đói giảm nghèo, điều hoà lao động từ đồng bằng lên các vùng xa xôi hẻo lánh, góp phần phát triển kinh tế miền núi bảo vệ an ninh biên giới. Sản xuất và xuất khẩu chè thu hút một lượng lao động khá lớn (hơn 22 nghìn lao động chính kể cả lao động chính, kể cả lao động phụ và lao động dịch vụ là gần 300 nghìn người với mức thu nhập ổn định và không ngừng tăng (thu nhập bình quần quân toàn ngành năm 1996 đạt 250 nghìn đồng/người/tháng, năm 1999 tăng lên 350 nghìn người/tháng).[3] Trồng chè cũng chính là "phủ xanh đất trồng đồi trọc", cải thiện môi trường sinh thái.Với phương châm trồng chè kết hợp nông lâm, đào dãy hào giữa các hàng chè để giữ mùn giữ nước, sử dụng phân bón hợp lý… ngành chè đã gắn kết được phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chè là một sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao: Một ha chè thâm canh thu hoạch được 10 tấn búp tươi chế biến được hơn 2 tấn chè khô, đem xuất khẩu sẽ
  12. 5 thu được một lượng ngoại tệ tương đương với khi xuất khẩu 200 tấn than và đủ để nhập khẩu 46 tấn phân hoá học. Sản xuất chè thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ khác phát triển: phát triển cây chè gắn liền với phát triển ngành công nghiệp chế biến. Chè là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến các sản phẩm liên quan đến cây chè.Ngoài ra chè còn thúc đẩy du lịch, du lịch sinh thái phát triển. 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè Điều kiện tự nhiên: Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè. Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai,... là các yếu tố quan trọng có tác động đến chất lượng chè. Nguồn vốn: Để phát triển sản xuất chè, việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn có thể huy động, nhưng nguồn vốn quan trọng nhất là Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng chè.Ở các nông trường công nghiệp cũng được giao khoán vườn chè và giao đất để trồng chè mới. Kỹ thuật - công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng của cây chè. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ có liên quan tới trình độ tay nghề, những hiểu biết của người làm chè về những kỹ thuật trong trồng, chế biến chè. Lao động: Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuất chè. Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao động trong trồng chè, lao động chế biến và tiêu thụ. Để đạt được năng suất, chất lượng cao trong sản xuất chè thì ngoài công nghệ chế biến hiện đại, yếu tố quan trọng hơn cả là người lao động phải có trình độ tay nghề. Trong cả ba khâu: trồng, chế biến, tiêu thụ đều đỏi hỏi người lao động phải có kỹ năng lao động. Hiện nay ở nước ta trình
  13. 6 độ của người lao động ngày càng được nâng cao, tuy nhiên số lượng lao động này lại phân bố không đều. Vì vậy ngành chè cần phải có biện pháp phân bố lại lao động sao cho hợp lý và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động ở các vùng trồng chè vùng sâu, vùng xa. Cơ sở hạ tầng: Kết cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức cân đối và liên kết với nhau trong không gian. Chúng phục vụ cho những nhu cầu cung cấp và dịch vụ của nhân dân, của bộ máy hành chính và các cơ sở sản xuất.Đối với ngành chè, mạng lưới cơ sở hạ tầng là điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ cho người, cơ sở và doanh nghiệp. Chính sách nhà nước: Để phát triển sản xuất chè cần phải có một hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của nhà nước. Ví dụ: Thuế, vay vốn,... 2.1.3. Một số khái niệm liên quan. 2.1.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh tăng cường sức khỏe của hệ thống sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương. Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây: Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có hệ thống; Đảm bảo độ phì nhiêu của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất; Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi hoạt động của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;
  14. 7 Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh; Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ...); Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh; Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.[4] 2.1.3.2. Khái niệm thực phẩm hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.Tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ là khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên nông nghiệp hữu cơ nói chung luôn hướng đến nuôi trồng thúc đẩy cân bằng sinh thái, đa dạng và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp.Thực phẩm hữu cơ cũng không được phép xử lý bằng chiếu xạ, dung môi công nghiệp hoặc các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp. Động vật dùng để lấy sữa, trứng, thịt được gọi là hữu cơ khi: Được nuôi thả ngoài trời, được ăn thức ăn hữu cơ không có kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng. Tiêu chuẩn đế dán nhãn thực phẩm hữu cơ thay đổi theo tường tổ chức cấp phép. Tổ chức y tế thế giới -WHO, tổ chức lương thực và nông nghiệp Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường mỹ (EPA) đưa ra những tiêu chuẩn để các loại thực phẩm được dãn nhãn hữu cơ như sau: có 3 cấp độ. - 100% hữu cơ (100 percent organic) : khi tất cả các thành phần của sản phẩm được chứng minh là nuôi hoặc trồng hoàn toàn hữu cơ. - Hữu cơ ( organic) : Phải gồm ít nhất 95% các thành phần là hữu cơ (không gồm nước và muối), 5% còn lại có thể không được sẳn xuất kiểu hữu cơ nhưng phải nằm trong thành phần được cho phép trong danh sách quốc gia của bộ nông nghiệp Mỹ (USDA).
  15. 8 - Được làm từ các thành phần hữu cơ (made with organic ingredients): Các sản phẩm này chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ (không gồm muối và nước) và có thể liệt kê ba thành phần hữu cơ trong bảng thành phần, nhưng không ghi là sản phẩm hữu cơ ở mặt trước bao bì.[5] 2.1.3.3. Khái niệm chè hữu cơ, sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường Chè hữu cơ là loại chè đã được canh tác theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Quy trình này không sử dụng các chất hóa học như phân hóa học, thuốc trừ sâu hay thuốc trừ cỏ. Nông dân sử dụng các chất thải tự nhiên ví dụ như phân ủ để tạo chất màu cho đất và dùng các phương pháp tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại. Chè được coi là một sản phẩm hữu cơ khi được xác nhận hoạt động trồng, chăm sóc, chế biến phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 11041 – 6:2018 Nông nghiệp hữu cơ. Quy trình chứng nhận chè hữu cơ: Hình 2.1: Quy trình chứng nhận chè hữu cơ
  16. 9 Ý nghĩa của sản xuất chè hữu cơ: Có lợi cho sức khỏe: Vì không sử dụng hóa chất trong sản xuất nên người sản xuất không bị tác hại của hóa chất mà lại được tận hưởng một môi trường trong sạch và thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng: Canh tác hữu cơ được chọn lựa kỹ càng nên sản phẩm tạo ra an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Tốt cho môi trường: Vì sản xuất mang tính thuận theo thiên nhiên nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các phế phẩm nông nghiệp được ủ để làm phân hữu cơ trả lại vào đất nên sẽ tạo cân bằng cho hệ sinh thái. Ngoài ra, phân hữu cơ góp phần cải tạo đất tăng độ màu mỡ cho đất và tránh các hiện tượng xói mòn. Mang lại thu nhập cao: Theo đúng chuỗi giá trị thì sản phẩm hữu cơ sẽ mang lại cho người sản xuất thu nhập cao. Hiện nay đa số sản phẩm hữu cơ của Việt Nam được xuất khẩu mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các công ty.Tuy nhiên thị trường trong nước chưa sôi động và chỉ có một phần nhỏ khách hàng biết đến và mặn mà với dòng sản phẩm này. Tốt cho đất và cây trồng: Phương pháp canh tác hưu cơ sẽ tăng chất lượng của đất. So sánh với canh tác hóa học, canh tác hữu cơ tăng các chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất. Tăng khả năng giữ carbon, chuyển hóa dinh dưỡng trong đất và giữ nước. Đất tốt ngăn ngừa các bệnh cho cây trồng. Chất lượng đất nâng cao giúp cây trồng tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Một loại nấm có ở trong đất có thể tác động đến 100 loại cây trồng.Mức độ ảnh hưởng của loại nấm này đối với cây trồng canh tác hữu cơ thấp hơn 3 - 5 lần so với canh tác hóa học. Sự khác nhau giữa chè hữu cơ và chè sản xuất thông thường Người trồng chè hữu cơ không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hay thuốc trừ sâu nào cả. Thay vào đó họ dựa vào phân ủ và các loại phân hữu cơ
  17. 10 khác nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất vườn chè. Để kiểm soát sâu bệnh, họ dùng các chất chiết xuất từ cây xanh hoặc dùng tay để bắt sâu hay cắt tỉa những cành có sâu hại ăn. Ngược lại, người trồng chè thông thường sử dụng rất nhiều phân hóa học ví dụ như phân đạm và các loại thuốc kích thích.Họ có thể phun thuốc trừ sâu 10-15 lần/năm.Nếu nương chè hữu cơ giáp với nương chè trồng thường thì người trồng chè hữu cơ phải tiến hành các biện pháp để ngăn không cho các chất hóa học dính bám vào nương chè của họ.Ngoài ra, nương chè hữu cơ phải trải qua quy trình kiểm định và chứng nhận hữu cơ của một tổ chức cấp giấy chứng nhận độc lập. Chè chỉ được chứng nhận là chè hữu cơ sau khi đã trồng theo quy trình hữu cơ ít nhất là 18 tháng. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tiềm năng phát triển ngành chè Việt Nam Cây chè xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm, hiện trên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm. Diện tích sản xuất chè của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc.Ở phía nam, diện tích sản xuất chè chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng. Hiện Lâm Đồng có diện tích chè 24.000 ha, chiếm 20% diện tích chè toàn quốc và chiếm 90% toàn vùng phía nam. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn (1500 – 2000 mm) thuận lợi cho phát triển cây chè.Các giống chè ở Việt Nam rất đa dạng phong phú cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng để sản xuất nhiều loại sản phẩm về chè. Hơn nữa nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới và cả trong nước ngày càng tăng thúc đẩy mở rộng sản xuất chè giúp ngành chè Việt Nam có thể vươn xa trên thị trường chè thế giới. Trong những năm gần đây.sản xuất chè cả nước không nhưng tăng cả về diện tích, năng suất , sản lượng mà còn chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Sản lượng và xuất khẩu chè Việt Nam đứng thứ 5
  18. 11 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Kenya.Sản lượng chè xanh của Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Ngành chè Việt Nam đang có xu hướng tăng tỷ lệ chế biến chè xanh, chè Ô Long và giảm chế biến chè đen trong tổng cơ cấu sản phẩm chè của Việt Nam để tăng cao giá trị xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang quy hoạch diện tích trồng chè cả nước là 140 nghìn ha, cho nên còn cơ hội mở rộng thêm diện tích tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư. Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán (cả nước có trên 455 cơ sở chế biến chè) mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ra nên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không tuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,… làm ảnh hưởng tới uy tín xuất khẩu. Trên thực tế, cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng định đúng vị thế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan,… Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới, chỉ bằng 55- 70% so với giá xuất của nhiều nước bình quân chỉ đạt 1-1,2 USD/kg chè so với mức chung của thế giới 1,4- 2,2 USD/kg.(Viện khoa học Kỹ Thuật Việt Nam – IASVN).Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến,
  19. 12 thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè nước ta. [6] 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới Trên thế giới chỉ có khoảng hơn 30 nước là có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng chè trong khi đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chè với mức độ khác nhau. Các nước trồng chè đã tận dụng ưu thế đó để phát triển sản xuất, có những nước xem chè là cây trồng chính của đất nước như Kenya, Ấn Độ... Trong năm 2010, lượng chè sản xuất trên toàn thế giới đã vượt qua con số 4 triệu tấn để đạt mức 4.126.527 tấn. Trong đó Việt Nam là một trong những nước có sản lượng chè sản xuất đứng thứ 5. Qua thống kê sản phẩm chè của các nước trên thế giới thì thị phần Châu Á chiếm 83% sản lượng chè thế giới, tiếp theo là Châu phi chiếm 15% và Nam Mỹ chiếm 2,4%. Về thị trường tiêu thụ trong giai đoạn gần đây, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản… sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới. Những thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với sản phẩm chè xanh và chè đen là: Thị trường Nga (đã nhập khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700 tấn, Iran nhập khẩu 62.000 tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn).
  20. 13 Ngoài ra còn có các chi nhánh bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới 144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập khẩu là 128.000 tấn. Kinh nghiệm sản xuất chè hữu cơ của một số nước trên thế giới: Chè hữu cơ lần đầu tiên được sản xuất năm 1986 ở Sri Lanka.Từ đó trở đi, chè hữu cơ phổ biến rộng khắp Ấn Độ và Sri Lanka.Một số các nước đang sản xuất chè hữu cơ gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Seychelles, Tanzania, Kenya, Malawi và Ác-hen-ti-na. Trung Quốc Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới.Diện tích và sản lượng chè của Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt là diện tích.Tính đến cuối năm 2018, diện tích trồng ở 18 tỉnh có ngành chè phát triển ở Trung Quốc là 2,9 triệu ha, tăng 1,8 triệu ha so với năm 2000, tỷ lệ là 175%. Trong khi đó, sản lượng chè cũng tăng trưởng ổn định hàng năm từ 680 ngàn tấn năm 2000 lên tới 2,6 triệu tấn năm 2018. Trong bối cảnh diện tích trồng và sản lượng tăng, Trung Quốc cũng quan tâm đến mô hình sản xuất xanh để bảo vệ môi trường.Cụ thể, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật được hạn chế, thay vào đó là các loại phân hữu cơ, phân công thức tạo ra những vườn chè sinh thái tiêu chuẩn cao. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Phúc Kiến... Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mỹ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2