intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá được thực trạng xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ CHI Tên đề tài: “GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÓM NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : KT&PTNT Khoá học : 2015 -2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ CHI Tên đề tài: “GIẢI PHÁP XÂY DỰNG XÓM NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TẠI XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 - PTNT Khoa : KT&PTNT Khoá học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN MẠNH THẮNG Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài tốt nghiệp “Giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương,tỉnh, Thái Nguyên”, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn là công trình nghiên cứu của riêng tôi đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày tháng năm 2018 Tác giả đề tài Đinh Thị Chi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế & PTNT, tôi đã tiến hành khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Ths. Nguyễn Mạnh Thắng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa cùng quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh Tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập, một hành trang quý báu để tôi tự tin bước vào cuộc sống. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ nhân viên xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và bà con nhân dân trong xã Tức Tranh đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin trong quá trình điều tra thu thập số liệu và tìm hiểu tại địa phương. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận. Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 20 Sinh viên Đinh Thị Chi
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích đất đai xã Tức Tranh 2017 .............................................. 23 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông ............................................. 31 Bảng 4.3.Kết quả thực hiện tiêu chí về Điện .................................................. 32 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện tiêu chí về Nhà ở .............................................. 32 Bảng 4.5 Kết quả thực hiện tiêu chí Hộ nghèo ............................................... 33 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện tiêu chí về Văn hóa ........................................... 34 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện tiêu chí về Giáo dục. ........................................ 35 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện tiêu về chí Y tế ................................................. 37 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện tiêu chí về Môi trường..................................... 38 Bảng 4.10. Kết quả thực hiện tiêu chí an ninh trật tự xã hội .......................... 39 Bảng 4.11. Kết quả thực hiện tiêu chí Chấp hành pháp luật, thực hiện quy ước cộng đồng dân cư ............................................................................................ 40 Bảng 4.12. Kết quả thực hiện chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh ....................... 41 Bảng 4.13. So sánh hiện trạng và các tiêu chí hạ tầng .................................... 42 kinh tế - xã hội của bộ tiêu chí xóm về nông thôn mới kiểu mẫu ................... 42 Bảng 4.14. Tình hình chung về các hộ điều tra .............................................. 45 Bảng 4.15. Kết quả huy động tiền của người dân trong xây dựng NTM, NTMKM.......................................................................................................... 46 Bảng 4.16. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về chương trình NTMKM.......................................................................................................... 47 Bảng 4.17. Kết quả điều tra nguồn cung cấp thông tin cho người dân về ...... 48 chương trình NTMKM ................................................................................... 48 Bảng 4.18. Sự tham gia ý kiến ........................................................................ 49 của người dân vào chương trình NTMKM ..................................................... 49 Bảng 4.19. Phân tích Ma Trận SWOT ............................................................ 50
  6. iv DANH SÁCH CÁC MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung ANTT An ninh trật tự BCĐ Ban chỉ đạo BHYT Bảo hiểm y tế CNH-HDH Công nghiệp hóa hiện đại hóa GDP Gross Domestic Product HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp KM Kiểu mẫu KT-XH Kinh tế xã hội MTTQ Mặt trận tổ quốc NĐ-CP Nghị định chính phủ NTM Nông thôn mới NTMKM Nông thôn mới kiểu mẫu PTNT Phát triển nông thôn QĐ-TTg Quyết định thủ tướng SX-KD Sản xuất kinh doanh TT Tập trung TTBNNPTNT Thông tư bộ nông nghiệp phát triển nông thôn TX/TP Thị xã/ Thành phố THCS Trung học cơ sở UBND/HDND Ủy ban nhân dân / Hội đồng nhân dân WB Ngân hàng thế giới
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH SÁCH CÁC MỤC VIẾT TẮT ............................................................ iv Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ....................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. . Lý luận về nông thôn............................................................................. 4 2.1.2. Lý luận về xây dựng nông thôn mới ....................................................... 6 2.1.3. Tiêu chí về nông thôn mới và xã nông thôn mới kiểu mẫu .................. 10 2.1.4. Các căn cứ để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ................................ 10 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 11 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong nước ............... 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17 3.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................... 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
  8. vi 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra............................................................ 18 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 18 3.3.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................... 19 3.3.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 19 3.3.5. Phương pháp phân tích SWOT ............................................................ 19 3.3.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 20 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế và xã hội xã Tức Tranh ................................ 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 23 4.2. Thực trạng xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh huyện Phú Lương. ........................................................................................... 30 4.2.1. Công tác xây dựng đề án, triển khai thực hiện tiêu chí về xóm NTMKM.......................................................................................................... 30 4.2.2. Đánh giá kết quả xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh. .............................................................................................................. 43 4.2.3. Sự tham gia cửa người dân trong xây dựng xóm NTMKM tại xã Tức Tranh. .............................................................................................................. 45 4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đến xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu.................................................................................. 50 4.3.1. Phân tích SWOT trong xây dựng xóm NTMKM. ................................ 50 4.3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng NTMKM tại xóm Gốc Gạo, Tân Thái, Bãi Bằng xã Tức Tranh. ................................................................. 52 4.4. Giải pháp xây dựng xóm NTMKM tại xã Tức Tranh .............................. 54 4.4.1. Quan điểm định hướng xây dựng xóm NTMKM tại xã Tức Tranh ..... 54 4.4.2. Giải pháp xây dựng xóm NTMKM....................................................... 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 59
  9. vii 5.1. Kết Luận ................................................................................................... 59 5.2. Kiến Nghị ................................................................................................. 59 5.2.1. Đối với cơ quan quản lý ........................................................................ 60 5.2.2. Đối với người dân ................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp người dân sống ở nông thôn là chủ yếu chiếm tới hơn 70% dân số, vậy để phát triển các vùng nông thôn một cách toàn diện và bền vững, nhà nước ta đã đưa ra chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2016- 2020 trong phạm vi thực nghiệm. Triển khai nghiên cứu để đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp thực hiện là một trong những việc làm quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới song cho đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn chưa nhiều nghiên cứu về vấn đề này, thiếu căn cứ khoa học, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong quá trình khiển khai thực hiện, cũng như việc tìm giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu một cách hoàn chỉnh hơn, mà xã Tức Tranh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu khẩn trương hoàn thành quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn mới kiểu mẫu để làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Chính vì thế đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới, đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với yêu cầu, sát với thực tế, là những yêu cầu cấp bách trong thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Xã Tức Tranh là một trong những địa phương có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế của xã Tức Tranh tăng trưởng khá tốt và liên tục. Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là cây chè chiếm 70% thu nhập của người dân. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất luôn được quan tâm chỉ đạo. Nhiều mô hình sản xuất như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, mô hình
  11. 2 trồng chè, sản xuất chè an toàn, cây ăn quả…được hình thành và sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Bộ mặt của xã Tức Tranh có những biến đổi rõ rệt, kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trường học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, tuy nhiên các xã này vẫn còn những khó khăn, đó là: chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa mới ở mức cơ bản hoàn thành, một số tiêu chí đã hoàn thành nhưng kém bền vững như hộ nghèo, thu nhập, môi trường...trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta cần nhìn nhận rằng trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, nông nghiệp nông thôn xã, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có. Tức Tranh là một trong các xã được huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, việc nghiên cứu thành công các giải pháp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới và từng bước triển khai có hiệu quả các giải pháp đó sẽ được coi là sự khởi đầu cho hàng loạt những thành công tiếp theo tại các địa phương khác đồng thời tạo nên một sự phối hợp có hiệu quả giữa các “nhà” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương , tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài giải pháp xây dựng xóm nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu tại một số xóm thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Nêu ra những hành công đã đạt được, đồng thời xác định những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất các giải
  12. 3 pháp nhằm thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo mô hình nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. -Đánh giá được thực trạng xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng xóm nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh là cơ hội cho sinh viên khảo sát thực tế, áp dụng cơ sở lý thuyết vào thực tiễn, học hỏi kinh nghiệm truyền thống của địa phương là hình thức tập luyện trước khi ra trường. - Nâng cao kiến thức đã được học và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của bản thân trong quá trình nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về xây dựng nông thôn mới tại địa phương khác. - Cho thấy những thuận lợi, khó khăn những điều chưa làm được và cần phải làm ở địa phương để có thể đưa ra giải pháp phù hợp với bộ tiêu chí.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. . Lý luận về nông thôn 2.1.1.1 . Khái niệm về nông thôn Theo từ điển tiếng Việt: nông thôn là danh từ chỉ khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông phân biệt với thành thị. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thông tư 54/2009/TTBNNPTNT thì nông thôn được khái niệm: nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là uỷ ban nhân dân xã. [4] Như vậy, nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó tập trung chủ yếu là nông dân, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu sự quản lý hành chính cơ sở là UBND xã. 2.1.1.2. Đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam . Một số đặc trưng cơ bản của nông thôn như sau: Một, là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, nông dân. Hai, so với thành thị thì nông thôn là vùng có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn, chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt. Dân cư nông thôn thường đổ xô về thành thị tìm kiếm việc làm và cơ hội sống tốt hơn. Ba, thu nhập và mức sống ở nông thôn nói chung thấp hơn đô thị.
  14. 5 Bốn, nông thôn giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nước, khí hậu…đa dạng về quy mô và trình độ phát triển, còn chịu ảnh hưởng nhiều điều kiện tự nhiên. Với tính đa dạng đó nên nông thôn chịu ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố này đến khả năng phát triển và khai thác các nguồn lực cơ bản để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Như vậy, có thể thấy chủ thể chính trong nông thôn là nông dân, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn. 2.1.1.3. Đặc điểm và vai trò của nông thôn Việt Nam. * Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đổi mới -Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân, lao động và GDP nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong kinh tế nông thôn. Nông thôn Việt Nam sau những năm đổi mới đến nay đã có nhiều biến đổi theo xu hướng tích cực. Tuy nhiên, lực lượng dân cư chủ yếu vẫn là nông dân, ngành nghề và nguồn thu nhập của hộ vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ đã có sự phát triển, nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ, và chủ yếu phát triển dựa trên sự phát triển của nông thôn và phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp và đời sống người nông dân là chính. - Nông thôn có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái đa dạng bao gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sông, suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng đồng thời cũng là thách thức trong quá trình phát triển bền vững của khu vực nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. - Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình. Những người ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu bền.
  15. 6 - Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hoá quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh… Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hoá dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi người. * Vai trò của nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội - Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống nhân dân. - Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp. - Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu. - Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị. - Là thị trường rộng lớn tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. - Phát triển nông thôn tạo điều kiện phát triển ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội. 2.1.2. Lý luận về xây dựng nông thôn mới 2.1.2.1. Khái niệm nông thôn mới Cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp; giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh (Hải Bình, 2015)[5]. Trong quyết định số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu chung về xây dựng mô hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
  16. 7 triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. [11] Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. 2.1.2.2. Xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu Xây dựng nông thôn mới là nông thôn được xây dựng đạt được những tiêu chí quy định và được công nhận của cấp có thẩm quyền. Xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới kiểu mẫu là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”.[15] Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
  17. 8 Các nội dung, tiêu chí quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010; theo đó, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có 11 nội dung cần thực hiện, bao hàm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm tiêu chí; cụ thể như sau: (1). Quy hoạch xây dựng nông thôn mới. (2). Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (tiêu chí số 2;3;4;5;6;7;8;9 trong bộ tiêu chí). (3). Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (tiêu chí số 10,12 trong bộ tiêu chí). (4). Giảm nghèo và an sinh xã hội (tiêu chí 11 của bộ tiêu chí). (5). Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn (tiêu chí số 13 của bộ tiêu chí quốc gia). (6). Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn (tiêu chí số 5 và 14 của bộ tiêu chí). (7). Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn (tiêu chí số 5 và 15 của bộ tiêu chí). (8). Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn (tiêu chí số 6 và 16 của bộ tiêu chí). (9). Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. (10). Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn. (11). Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn. [11]  Một trong những nội dung quan trọng để xây dựng thành công nông thôn mới theo Bộ tiêu chí của Quốc gia về nông thôn mới là phải xây dựng được làng (thôn,xóm) đạt chuẩn nông thôn mới.
  18. 9 Chính vì vậy việc xây dựng mô hình : “nông thôn mới kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới” là hết sức cần thiết, đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí nông thôn mới. 2.1.2.2. Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn mới trước đây với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu hiện nay Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam. Trước đây có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấp thôn, nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, xóm, hộ. Bổ sung thêm các tiêu chí mới nhằm phù hợp, duy trì tiếp tục hoàn thiện phát triển nông thôn mới hiện nay. Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn mới trước đây với xây dựng nông thôn mới(NTMKM) hiện nay chính là ở những điểm sau: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 - Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí chung cả nước được định trước. - Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thí điểm, nơi làm nơi không. - Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng. - Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao gồm 11 chương trình mục tiêu quốc gia và 13 chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn.  Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 - Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được thực hiện trong phạm vi huyện, xã đã đạt đủ chỉ tiêu về chuẩn nông thôn mới đã đặt ra. - Thứ hai, được xây dựng theo bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã NTMKM, xóm NTMKM. - Thứ ba, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu không theo tiêu chí chung, mỗi địa phương mỗi vùng miền xây dựng theo thế mạnh của vùng miền đó để
  19. 10 phát huy truyền thống địa phương, không phai nhạt bản sắc dân tộc của từng vùng miền và địa phương. 2.1.3. Tiêu chí về nông thôn mới và xã nông thôn mới kiểu mẫu Theo Quyết Định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên: Điều 21. Đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã nông thôn mới kiểu mẫu: - Xã được công nhận là “xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” khi đạt 19/19 tiêu chí đạt từ 95 điểm trở lên và có ít nhất một xóm đạt “ xóm nông thôn mới kiểu mẫu”. - Xã được công nhận là “xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” là “xã đạt chuẩn nông thôn mới” đạt từ 130 điểm trở lên và có ít nhất 55% số xóm đạt “xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” - Các xã còn lại chỉ đạo xây dựng từ một “xóm nông thôn mới kiểu mẫu” trở lên - Xóm được công nhận “ xóm nông thôn mới kiểu mẫu” đạt 9 chỉ tiêu theo quy định và phải có ít nhất 75% số hộ gia đình đạt “ hộ gia đình nông thôn mới”. - Hộ gia đình nông thôn mới đạt 4 chỉ tiêu theo quy định[8]. 2.1.4. Các căn cứ để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;[12] Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
  20. 11 Căn cứ Quyết định số: 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Chánh văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 09 /TTr-VPĐP ngày 11 tháng 05 năm 2017. Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, giai đoạn 2017 – 2020. Điều 2. Nhiệm vụ của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các xã. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.[8] 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong nước 2.2.1.1. Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh Tính đến cuối tháng 7/2017, cả nước có 2.776 xã (đạt 31,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Ngay sau khi các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, các cấp tỉnh, huyện, xã đã tập trung chỉ đạo, thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương hoặc phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí của tỉnh, huyện. Có thể nói bắt đầu từ Hà Tĩnh, mô hình nông thôn kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu đang thực sự có sức lan tỏa sâu rộng. Sau 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả vượt bậc, trở thành một trong những điển hình của cả nước trong thực hiện chương trình này. Không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0