intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân" với mong muốn làm rõ những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Trí Huân về hiện thực chiến tranh và con người trong tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Từ đó càng nhận thức rõ hơn vị trí văn học sử của nhà văn trong đời sống văn học Việt Nam sau 1975. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN *************** TRẦN THỊ HƢƠNG HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của ngƣời viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên TRẦN THỊ HƢƠNG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả này không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên TRẦN THỊ HƢƠNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Dự kiến đóng góp của khóa luận................................................................... 7 7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 7 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 8 TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN ................................................. 8 TRONG ĐỜI SỐNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 ....................... 8 1.1. Thể loại tiểu thuyết sau 1975 ..................................................................... 8 1.2. Tác giả Nguyễn Trí Huân và thể loại tiểu thuyết ..................................... 13 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử .................................................................................. 13 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 15 CHƢƠNG 2: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI 19 TRONG TIỂU THUYẾT CUẢ NGUYỄN TRÍ HUÂN - NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH ........................................................................................ 19 2.1. Bức tranh hiện thực .................................................................................. 19 2.1.1. Hiện thực chiến trƣờng.......................................................................... 19 2.1.2. Hiện thực đời thƣờng ............................................................................ 24 2.2. Số phận con ngƣời.................................................................................... 28 2.2.1. Số phận ngƣời lính ................................................................................ 28 2.2.2. Số phận ngƣời phụ nữ ........................................................................... 34 2.2.3. Số phận trẻ em ....................................................................................... 37 CHƢƠNG 3: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI
  5. TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN -NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ................................................................................... 41 3.1. Nghệ thuật kể chuyện ............................................................................... 41 3.2. Ngôn ngữ .................................................................................................. 44 3.3. Giọng điệu ................................................................................................ 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến tranh - cho đến nay vẫn là một đề tài lớn mang tầm vóc nhân loại. Nó từng có bề dài và bề dày trong tiến trình của lịch sử văn học thế giới. Chiến tranh âm vang trong bản trƣờng ca Iliat và Ôđixê của Homerơ, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hòa bình của Tolstoi… và gần hơn, trong Chuông nguyện hồn ai của Hemingway, trong Cái trống thiếc của Gunter Grass và vô số tác phẩm khác. Ở Việt Nam, chiến tranh vẫn là đề tài có tính thời sự vì nó gắn liền với số phận đau thƣơng của dân tộc. Chiến tranh nhƣ một ám ảnh, một vết thƣơng rỉ máu khó lành. Nó trở thành món nợ dài của các nhà văn mặc áo lính. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, giang sơn thu về một mối, đất nƣớc Việt Nam bƣớc vào thời kì hòa bình. Nhờ đó, văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng có điều kiện chuyển mình sang một giai đoạn mới. Đặc biệt là từ Đại hội VI của Đảng, văn học gắn bó với hiện thực nhƣng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn suy ngẫm về hiện thực. Đối tƣợng nghiên cứu và khám phá của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con ngƣời với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Thế nhƣng, dẫu chiến tranh qua đi, văn học phát triển trong điều kiện xã hội mới, trong môi trƣờng ý thức cá nhân có nhiều chuyển biến song sự khốc liệt của chiến tranh và số phận con ngƣời luôn là cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Tuy không chiếm vị trí số một nhƣ giai đoạn trƣớc, nhƣng đề tài chiến tranh và số phận con ngƣời vẫn in đậm trong sáng tác của nhiều cây bút nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Thái Bá Lợi, Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân… và phản ánh rõ nét quá trình chuyển biến ý thức văn học, nhất là khi đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới. 1
  7. Nguyễn Trí Huân là một trong những nhà văn thời hậu chiến có tác phẩm viết về chiến tranh. Ông xuất hiện sau năm 1975 với tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và nhanh chóng đƣợc bạn đọc chú ý. Dẫu sáng tác không nhiều, song với đủ thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, Nguyễn Trí Huân đã góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo văn học thời kì hậu chiến. Điểm qua các sáng tác trong sự nghiệp của nhà văn, tiểu thuyết đƣợc xem là thể loại thành công hơn cả với hai cuốn Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn đƣợc đánh dấu bằng hai giải thƣởng lớn: giải thƣởng Văn học Bộ Quốc phòng 1985-1989 và giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990 với tác phẩm Chim én bay. Đồng thời, năm 2007, ông cũng đạt giải Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật. Tiếp nối mạch nguồn của dòng tiểu thuyết hậu chiến về đề tài chiến tranh cách mạng, tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân luôn đƣợc nhắc đến cùng với Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Khuất Quang Thụy, Thái Bá Lợi, Bảo Ninh… nhƣ một thế hệ nhà văn mặc áo lính tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng và văn học sau năm 1975 nói chung. Dẫu không sở hữu một khối lƣợng tác phẩm đồ sộ nhƣ Chu Lai với Phố, Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Cuộc đời dài lắm, Khúc bi tráng cuối cùng…; cũng chƣa có một tác phẩm gây tiếng vang lớn nhƣ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh nhƣng cả hai tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay của Nguyễn Trí Huân luôn xuất hiện trong các bài báo, bài phê bình hay nghiên cứu về tiểu thuyết giai đoạn này. Chúng đƣợc đánh giá nhƣ những tiểu thuyết xuất sắc viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nƣớc anh hùng của toàn dân tộc. Với hai tiểu thuyết này, Nguyễn Trí Huân đã nói “bao điều bão tố ở bên trong” mà một thời ông chƣa kịp nói. Cùng với độ lùi của thời gian, nhà văn đã viết về chiến tranh với sự thấu đáo và từng trải hơn. Chiến tranh và số phận con ngƣời đƣợc nhà văn 2
  8. “tái bút” trên nhiều bình diện và cấp độ. Đó là những trăn trở, những chiêm nghiệm đầy suy tƣ về hiện thực và con ngƣời. Hiện thực chiến tranh tàn khốc cùng sự giằng xé trong cuộc sống thời bình và số phận con ngƣời với những nỗi đau, thƣơng tổn về nhân tính và hạnh phúc… tất cả đã hằn in và ám ảnh trong tâm khảm bạn đọc bao thế hệ. Đó chính là lí do, động lực khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân. Tác giả khóa luận hy vọng đề tài này sẽ đem lại những đóng góp nhất định đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam giai đoạn sau 1975. Đồng thời, mong muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí, vai trò của Nguyễn Trí Huân trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh đặt trong bối cảnh thời hậu chiến. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Trí Huân không thuộc số nhà văn viết khỏe, vì thế trong sự nghiệp sáng tác của mình, số lƣợng tiêu tiểu thuyết không nhiều. Tuy nhiên, so với những cây bút cùng thế hệ, tiểu thuyết của ông lại có nét riêng, độc đáo. Ngay từ tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế đến tiếu thuyết cuối cùng Chim én bay, Nguyễn Trí Huân đã đƣợc nhiều bạn đọc yêu mến và nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu, phê bình chú ý. Có thể kể đến một số công trình và bài viết sau đây: Trƣớc hết là các bài viết, bài phỏng vấn hay trò chuyện của nhà văn xoay quanh nghề văn - nghề báo. Báo Công an nhân dân số ra ngày 22/7/2008 có đăng bài viết Nhà văn Nguyễn Trí Huân - Người luôn tự biết mình của tác giả Phạm Khải. Bài báo thể hiện cảm nhận của ngƣời viết về con ngƣời Nguyễn Trí Huân trên cƣơng vị là Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, ngƣời đã từng 15 năm “cầm trịch” tờ Văn nghệ quân đội: “Nguyễn Trí Huân là người có cái nhìn cuộc sống ôn hòa. Trong mỗi con người, bên cạnh những mặt chưa hoàn 3
  9. thiện, ông luôn nhìn ra và tìm ra những nét đẹp tiềm ẩn của họ” [18]. Về sự nghiệp sáng tác, tác giả bài viết cho rằng, so với nhiều nhà văn cùng trang lứa, Nguyễn Trí Huân thuộc diện viết ít, số sách của ông có thể đếm trên đầu ngón tay. Lý giải về điều này, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn đã thành thực bộc lộ ông có một “thói quen xấu” là phải “bứt ra một thời gian dài đi đâu hẳn, thoát ra mọi sự vụ thì mới có thể viết được”. Vậy nhƣng, sau khi từ chiến trƣờng trở về, học xong khóa I trƣờng viết văn Nguyễn Du, ông liên tục vƣớng bận vào công việc, nên thời gian dành cho văn chƣơng trở nên eo hẹp dần. Trên báo điện tử Tổ quốc, tác giả Đức Đan có bài viết Nguyễn Trí Huân: làm báo phải có bản lĩnh. Trong bài viết này, nhà văn đã thể hiện quan điểm của mình về phẩm chất quan trọng của nhà báo nói riêng và ngƣời viết nói chung, đó là bản lĩnh: “Để có một bài báo hay thì nhà báo, nhà văn phải sống trong sự thật mà mình viết, phải trải. Nếu chỉ nghe kể thôi để lấy tư liệu viết lại thì không thể hay được” [8]. Thứ đến là những bài phê bình, đánh giá về các sáng tác của Nguyễn Trí Huân, trong đó tập trung chủ yếu vào tiểu thuyết. Với tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, tác giả Hoài Anh có bài viết Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân - Một cách nhìn chiến tranh xác thực trên website http://trieuxuan.info. Tác giả đánh giá tiểu thuyết này “không chỉ dự báo những cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai” mà “còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở Miền Bắc”. Bên cạnh đó, bài viết còn tổng kết một số thành tựu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm nhƣ lối kể chuyện chính xác, sinh động, nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật chân thực. Sau khi đoạt giải thƣởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988-1989, tiểu thuyết Chim én bay đã nhận đƣợc sự chú ý của đông đảo dƣ luận cũng nhƣ giới nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu trong số đó là hai bài viết Chim én 4
  10. bay - Một cách nhìn về chiến tranh của tác giả Phạm Hoa đăng trên báo Văn nghệ năm 1989 và Đồng hiện - Một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết Chim én bay của Ngô Vĩnh Bình đăng trên báo Văn nghệ năm 1990. Tác giả Phạm Hoa cho rằng Nguyễn Trí Huân đã thể hiện nhận thức về hiện thực tàn khốc của chiến tranh bằng “một lối viết bộc lộ tính người”, “giọng văn chứa đầy trăn trở, nghĩ suy nặng nề tâm trạng”. Trong khi đó, tác giả Ngô Vĩnh Bình lại đi sâu khai thác một thủ pháp nghệ thuật đƣợc coi là đắc địa của Chim én bay đó là thủ pháp đồng hiện: “Đọc Chim én bay người đọc vừa như thấy lại những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (...), lại vừa như đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay như: Vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa thù hận, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới” [4]. Và cuối cùng là những bài viết về đề tài chiến tranh thời hậu chiến, trong đó các tác giả có nhắc đến tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân nhƣ là một phần không thể thiếu của mảng đề tài này. Tạp chí Văn học số 5/1980 với bài Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ (Nguyễn Phƣợng), Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Bích Thu). Trên website báo Văn nghệ quân đội có một số bài viết nhƣ: Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến (Đinh Thị Huyền), Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Tiến Đức)... và rất nhiều bài viết riêng lẻ khác. Có thể nói, nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Trí Huân và tiểu thuyết của ông chƣa thực sự nhiều và tập trung. Gần đây nhất mới chỉ có một số luận văn thạc sĩ: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Phạm Thị Trang - do PGS. TS Tôn Phƣơng Lan dƣớng dẫn, trƣờng ĐHKHXH và NV); Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Vũ Thị Thanh - do PGS. TS Đoàn Đức Phƣơng hƣớng dẫn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2); Thế giới nghệ thuật 5
  11. tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân (Đặng Thị Hà - do PGS. TS Lý Hoài Thu hƣớng dẫn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2). Nhìn chung, các bài nghiên cứu, bài phê bình, bài báo... ở trên quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Chƣa có một đề tài nào đề cập đến hiện thực chiến tranh và số phận con ngƣời. Vì thế, tiếp thu gợi ý của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, đề tài chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu: Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân, tác giả khóa luận mong muốn làm rõ những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Trí Huân về hiện thực chiến tranh và con ngƣời trong tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Từ đó càng nhận thức rõ hơn vị trí văn học sử của nhà văn trong đời sống văn học Việt Nam sau 1975. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của thể loại tiểu thuyết sau năm 1975 với những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con ngƣời. Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân. Làm rõ hiện thực chiến trƣờng và hiện thực đời thƣờng, lý giải số phận ngƣời lính, ngƣời phụ nữ và trẻ em trong hai tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu khóa luận là Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân. 6
  12. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Triển khai đề tài Hiện thực chiến tranh và số phận con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân, khóa luận tập trung tìm hiểu hai tiểu thuyết: Năm 1975, họ đã sống như thế (1979) và Chim én bay (1988). Và trong một chừng mực nhất định có thể có sự so sánh, đối chiếu với những tác phẩm khác để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khóa luân này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng pháp: - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp 6. Dự kiến đóng góp của khóa luận Với đề tài này, khóa luận làm rõ hơn về hiện thực chiến tranh và số phận con ngƣời trong hai tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Đồng thời, khẳng định những đóng góp của Nguyễn Trí Huân trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh trong bối cảnh hậu chiến. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc triển khai trong 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong đời sống văn xuôi Việt Nam sau 1975 Chƣơng 2: Hiện thực chiến tranh và số phận con ngƣời trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân – Nhìn từ nội dung phản ánh Chƣơng 3: Hiện thực chiến tranh và số phận con ngƣời trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân – Nhìn từ hình thức nghệ thuật 7
  13. CHƢƠNG 1 TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN TRONG ĐỜI SỐNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Thể loại tiểu thuyết sau 1975 Năm 1975 khép lại một thời kỳ lịch sử vinh quang của dân tộc, cũng là năm mở ra một thời kỳ mới cho sáng tác văn học trong yêu cầu tái tạo lại thời kỳ lịch sử này. Đƣợc coi là chiếc “máy cái” trong nền văn học hiện đại, thành tựu và những quy luật vận động của tiểu thuyết có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học sử. Ở nƣớc ta, tiểu thuyết chỉ thực sự đƣợc khẳng định nhờ tài năng của các cây bút Tự lực văn đoàn và các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930-1945. Trên những kinh nghiệm khá phong phú đó, tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1945 tự điều chỉnh để trở thành một vũ khí đa dạng trƣớc yêu cầu phục vụ kháng chiến và công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các tác phẩm mang tính sử thi trở thành dạng thức tiểu thuyết điển hình trong hai giai đoạn kháng chiến vệ quốc. Tiểu thuyết từ 1975 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có nhƣng ý thức “làm mới”, “làm giàu”, “làm khác” truyền thống đã và đang trở thành khát vọng, nhu cầu mạnh mẽ của ngƣời cầm bút. Với những nỗ lực đổi mới, bốn thập kỉ qua đã tạo ra không ít tiểu thuyết có giá trị, bên cạnh sự đông đúc của đội ngũ tác giả, sự dồi dào về số lƣợng tác phẩm là sự đa dạng về bút pháp, sự phong phú về đề tài và chủ đề. Áp lực cạnh tranh từ các phƣơng tiện giải trí - truyền thông, lối sống và nhịp độ sống hiện đại vừa là yếu tố kích thích vừa là nguy cơ làm hao mòn tình yêu văn chƣơng. Ngƣời viết bây giờ buộc phải đối diện với đòi hỏi: mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng, một nội dung phong phú, xác thực. Tiếp thu những thành tựu từ văn học giai đoạn 1945-1975, tiểu thuyết từ sau năm 1975 vẫn tiếp tục khơi sâu vào mảng đề tài chiến tranh vốn là thế 8
  14. mạnh này. Nhiều ngƣời gọi tiểu thuyết ngay sau năm 1975 là chặng đƣờng chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến để đi tới công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, đồng bộ với sự đổi mới của đất nƣớc từ sau 1986. Trong phạm vi phần này, chúng tôi sẽ chủ yếu đề cập đến tiểu thuyết hậu chiến với những đổi mới về cách tiếp cận hiện thực và con ngƣời trong sự vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết sau 1975. Tiểu thuyết hậu chiến lâu nay đã trở thành khái niệm ƣớc lệ chỉ tiểu thuyết viết về chiến tranh ngay sau chiến tranh. Đây là thời kì mà ngọn nguồn cảm hứng của tiểu thuyết vẫn nằm trong từ trƣờng của chiến tranh. Đối tƣợng phản ánh của tiểu thuyết hậu chiến có thể là hiện thực chiến tranh, có thể là cuộc sống hòa bình nhƣng là một hòa bình trong những dƣ âm và ảnh hƣởng nặng nề của cuộc chiến. Điểm chung lớn nhất của các tác phẩm văn học hậu chiến chính là ở nhân vật. Đa số họ là những con ngƣời đã từng tham gia chiến trận, vừa bƣớc ra khỏi chiến tranh, đối mặt với cuộc sống mới nhƣng vẫn còn bị chi phối bởi quán tính của cuộc chiến đấu trƣờng kì, gian khổ trong quá khứ. Là một bộ phận tiểu thuyết sáng tác ngay sau chiến tranh, đề cập và tái nhận thức các vấn đề của chiến tranh. Điều này mang lại cho tiểu thuyết hậu chiến những quan niệm mới về hiện thực và con ngƣời, góp phần tạo nên bƣớc phát triển mới so với loại hình tiểu thuyết chiến tranh trong các giai đoạn trƣớc đó. Quá trình đổi mới tiểu thuyết sau 1975 bắt đầu khá sớm nhƣng thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo trong Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977) của Nguyễn Minh Châu, Cha và con và… (1979) của Nguyễn Khải, Đất trắng (Tập 1 - 1979) của Nguyễn Trọng Oánh, Năm 1975, họ đã sống như thế (1979) của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc (1980) của Khuất Quang Thụy… Những tác phẩm này cho thấy ý thức khắc phục cái 9
  15. nhìn lí tƣởng hóa một chiều về hiện thực. Nếu nói theo Nguyễn Minh Châu thì cái “lớp men trữ tình hơi dày” mà các nhà văn thƣờng “tráng lên” hiện thực đang cố đƣợc gột tẩy. Phạm vi hiện thực đƣợc mở rộng, có sự bổ sung những miền hiện thực mới, những góc khuất, những vùng cấm địa mà trƣớc đây chƣa có hoặc ít đƣợc nói đến. Nếu nhƣ hiện thực trong chiến tranh đề cập đến những gam go, khốc liệt nhƣng rất hào hùng của dân tộc thì sau chiến tranh, bộ mặt thật của hiện thực đã hiện ra với tất cả sự khốc liệt của nó, không còn giản đơn, xuôi chiều nhƣ tiểu thuyết trƣớc đây. Sự đổi mới quan hệ nhà văn với hiện thực hậu chiến phải chăng bắt nguồn từ nhu cầu đƣợc nói thật “phương châm nhìn thẳng vào sự thật làm nhà văn nhận rõ những non yếu của văn học thời kì trước” [25, 12]. Hiện thực chiến tranh lúc này đƣợc nhận thức là cái chƣa biết, không thể biết, cái phức tạp cần phải khám phá. Chính vì vậy, hiện thực trong các sáng tác đƣợc ngƣời nghệ sĩ lựa chọn, chắt lọc, khái quát và tái tạo. Ngay cả ở các tiểu thuyết mà cảm hứng sử thi vẫn giữ vai trò chủ đạo thì hiện thực đều đƣợc miêu tả trên một bình diện mới. Chiến tranh trong Đất trắng, Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng… đã đƣa độc giả khám phá với một bộ mặt mới của chiến tranh, ở đó không phải lúc nào cũng có màu đỏ của chiến thắng mà nhiều khi là màu xám của thất bại và chết chóc. Có thể nói, thời gian càng lùi xa thì nhà văn càng có cái nhìn kĩ hơn, sâu hơn về cuộc chiến và cách viết của họ cũng đa chiều hơn, toàn diện hơn. Những tổn thƣơng của ngƣời lính đƣợc phản ánh trên tinh thần trung thành tuyệt đối với lịch sử, không bỏ sót một ai và không bỏ sót điều gì. Bên cạnh việc hƣớng ngòi bút tới những thời điểm khốc liệt, bi quan của chiến tranh, các nhà văn hậu chiến còn mở rộng phạm vi hiện thực về thời điểm hiện tại - nơi chiến tranh đã đi qua nhƣng không phải bình yên đã thực sự trở lại. Đó là lúc những con ngƣời trở về sau chiến tranh vẫn không ngơi 10
  16. nghỉ, tiếp tục cuộc chiến đấu tranh để đứng vững trong hoàn cảnh mới. Ở khoảnh khắc giao thời này, cái cũ chƣa hẳn đã dứt bỏ đƣợc, cái mới lại đang chập chững đến, những ngƣời trở về từ chiến tranh thực sự thấm thía đƣợc những bon chen, lo toan trong cuộc sống mới. Họ không phải đấu tranh với kẻ thù nhƣng lại phải đối mặt với những khó khăn của thời hậu chiến, với chính những ngƣời mình từng gắn bó, thậm chí đối mặt với chính bản thân mình. Các nhà văn đã mở ra một hiện thực rộng lớn, đa chiều trƣớc mắt bạn đọc. Điểm gặp gỡ chung của các nhà văn viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc là họ đều từng trải qua những năm tháng đầy “máu và hoa” trên nhiều nẻo đƣờng của đất nƣớc. Bởi thế, chiến tranh hiện diện trong tác phẩm không chỉ là những sự kiện, những biến cố lịch sử mà còn là số phận con ngƣời. Trong hàng loạt tiểu thuyết, các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân… đi sâu khám phá cuộc sống hàng ngày và thể hiện số phận cá nhân; nhìn thẳng vào những mảnh vỡ của đời sống, những bi kịch nhân sinh; không né tránh cả những mặt tăm tối, góc khuất của cuộc sống thƣờng nhật bằng cái nhìn trung thực và sáng tạo. Chính bởi thế, vấn đề con ngƣời cá nhân trở thành tâm điểm khai thác của thế hệ nhà văn sau chiến tranh. Thực tế cho thấy, trong các sáng tác trƣớc 1975, hình ảnh con ngƣời cá nhân bị lu mờ bởi sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của con ngƣời công dân với tiếng hô Xung kích, với sức mạnh Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), với Tầm nhìn xa, với lời kêu gọi Hãy đi xa hơn nữa (Nguyễn Khải); đó là con ngƣời cùng với Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), đi những dặm dài trong Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu) khắp mọi nẻo đƣờng đất nƣớc. Giờ đây chiến tranh kết thúc cũng là lúc tiểu thuyết cần có sự trở mình. Ngƣời đọc bắt gặp trong Miền cháy; Năm 1975, họ đã sống như thế; Nắng đồng bằng... cùng với những “nhân vật sử thi”, đã thấp thoáng kiểu “nhân vật số phận”. Bên cạnh “con người lí tưởng”, hình ảnh những con ngƣời đời thƣờng, bình dị xuất hiện 11
  17. nhiều hơn. Cùng với hiện thực đa chiều, con ngƣời đƣợc nhìn nhận trong nhiều bình diện và nhiều tầng bậc. Đặc biệt, nếu giai đoạn trƣớc, văn học dùng con ngƣời làm phƣơng tiện để biểu đạt lịch sử thì giờ đây, văn học qua thăng trầm lịch sử mà khắc họa số phận con ngƣời. Cùng với sự xuất hiện hình ảnh ngƣời lính - hình ảnh quen thuộc của tiểu thuyết chiến tranh, trong sáng tác thời kì này còn nổi bật lên bức chân dung những con ngƣời thời bình. Vẫn là những hình ảnh đẹp, song bƣớc ra từ cuộc chiến, những ngƣời lính chĩu nặng suy tƣ, với ám ảnh sâu sắc về quãng thời gian đã qua, với bộn bề suy nghĩ, dằn vặt và một tâm hồn mang đầy thƣơng tích nhƣ Quy (Chim én bay), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh)… Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết hậu chiến đều có một số phận riêng, một cảnh ngộ riêng song họ gặp nhau ở một điểm đó là những thƣơng tổn tinh thần. Không chỉ khắc họa hình ảnh ngƣời lính với niềm say mê lí tƣởng nhiều tác phẩm còn lột trần bộ mặt đớn hèn, tham sống sợ chết, háo sắc và phản bội. Bên cạnh đó, tiểu thuyết hậu chiến còn đặc biệt chú ý khai thác và tô đậm hình ảnh ngƣời lính với những đổ vỡ của tâm hồn, mang thƣơng tật vĩnh viễn. Đối với ngƣời lính trong Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay, Nỗi buồn chiến tranh, Bến không chồng… Chiến tranh nhƣ một định mệnh nghiệt ngã, một “nhát dao phạt ngang” cuộc đời. Thể hiện hình ảnh ngƣời lính trong tâm trạng đầy bi kịch này, dƣờng nhƣ các nhà văn đã nhận thức rõ đƣợc sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh chiến tranh đến số phận con ngƣời. Ngƣời lính giờ đây không còn là những con ngƣời vĩ đại có thể thay đổi lịch sử mà đôi khi họ còn yếu đuối, bất lực, thƣờng xuyên rơi vào bi kịch cô đơn, lạc lõng. Cùng với việc mạnh dạn khai thác những bi kịch sâu sắc trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Các nhà văn “gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người, về cuộc vật lộn giữa con người với hoàn cảnh để tìm kiếm chính mình” [2, 51]. Có thể coi đây là hƣớng đi mới của tiểu thuyết chiến tranh trên con 12
  18. đƣờng đổi mới thể loại và cách tân văn học. Nó đặt tiền đề cho các tiểu thuyết về sau trong việc khám phá hiện thực và thể hiện số phận con ngƣời. 1.2. Tác giả Nguyễn Trí Huân và thể loại tiểu thuyết 1.2.1. Đôi nét về tiểu sử Nguyễn Trí Huân sinh ngày 20/9/1947 tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phƣợng, tỉnh Hà Tây (cũ). Hiện nay, ông đang sống ở Hà Nội, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, phó Tổng thƣ kí Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ (từ 2005). Về con ngƣời Nguyễn Trí Huân, nhà văn Vƣơng Trọng từng tâm sự: “Huân là một người kiểu Từ Bích Hoàng (Nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội), tức là khi chia phần cho anh em, bao giờ cũng thích nhận phần ít hơn về mình. Như thế nếu nhận phần ít hơn này Huân mới thấy lòng nhẽ nhõm” [18]. Nhà văn sống khép mình, khá khiêm nhƣờng và luôn có cái nhìn cuộc sống ôn hòa. Trong mỗi con ngƣời, bên cạnh những mặt chƣa hoàn thiện, ông luôn nhìn ra và tìm ra những nét đẹp tiềm ẩn của họ. Bản thân giữ nhiều chức vụ cao và đƣợc tín nhiệm song ông luôn tự nhận “So với các anh, các chị ở đây, tôi còn nhiều điểm thua kém. Từ tuổi nghề, tuổi quân, kinh nghiệm sống và cả những đóng góp văn học” [18]. Ông quan niệm rằng, “nhà văn cũng như mọi người, cũng có mặt chưa được. Nhưng trước trang giấy thì họ thánh thiện đấy” [18]. Những trang văn dào dạt lòng thƣơng cảm, niềm xót xa và nhân văn sâu sắc của Chim én bay, Dòng sông của Xô nét, Mặt cát,… Có lẽ đã khơi nguồn từ tâm hồn “thánh thiện” ấy. Tuổi thơ của Nguyễn Trí Huân gắn bó với quê hƣơng Hà Tây. Học xong phổ thông cũng là lúc vừa tròn 18 tuổi, ông vào bộ đội, thuộc lực lƣợng phòng không không quân. Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nƣớc, Ông là chiến sĩ công binh, sau làm phóng viên quân chủng. Đây là quãng thời gian đầu tiên nhà văn bắt đầu cuộc sống binh nghiệp. Chính tại tờ báo quân chủng, 13
  19. ông đã viết truyện ngắn đầu tiên đƣợc in trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1971, sau khi học xong lớp bồi dƣỡng nhà văn khóa 4, khóa đặc biệt dành cho chiến trƣờng, ông đƣợc điều vào khu V làm phóng viên và biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội miền Trung Trung Bộ. Mặt trận khu V nói chung và mặt trận Quảng Đà nói riêng thời kì này vô cùng ác liệt. Ông đã cùng đồng nghiệp xuống tận cơ sở, bám trụ và viết. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Nguyễn Trí Huân tham gia đội hình của sƣ đoàn 3 - Sao vàng vào giải phóng Đà Nẵng, Phan Rang, Bà Rịa, sau đó ra tiếp quản Côn Đảo. Sau này, hình ảnh sƣ đoàn 3 đã in đậm và trở thành không gian chính trong các sáng tác của nhà văn. Sau năm 1975, đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, Nguyễn Trí Huân về trại sáng tác văn học thuộc quân khu V. Cuối năm 1979, ông trở lại Hà Nội và học khóa I trƣờng viết văn Nguyễn Du. Tốt nghiệp khóa học, Nguyễn Trí Huân đƣợc tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đều về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên rồi làm trƣởng ban văn xuôi. Ít lâu sau, ông đƣợc đề bạt làm Phó tổng biên tập rồi Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông đƣợc bầu làm ủy viên ban chấp hành khóa VII, ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Ông là Phó tổng thƣ kí Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ. Cũng nhƣ bao ngƣời lính trên khắp đất nƣớc Việt Nam, cuộc đời của Nguyễn Trí Huân cũng bị chiến tranh gây nên những thƣơng tổn nặng nề. Đất nƣớc hòa bình nhƣng ngƣời anh trai của ông nằm lại nơi chiến trƣờng. Vành khăn tang nhƣ vòng kim cô siết chặt trên đầu mỗi thành viên trong gia đình. Có lần ông tâm sự: Tôi là ngƣời lính, cũng nhƣ nhiều gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi đã bị cuộc chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ xé rách. Cho đến nay đã ba mƣơi năm trôi qua, cái chết của anh tôi đối với cha mẹ tôi, chị tôi vẫn khủng khiếp nhƣ vừa mới xảy ra hôm qua. Có chăng số phận may mắn hơn 14
  20. nên ông đƣợc hƣởng trọn vẹn niềm vui ngày chiến thắng và tiếp tục cống hiến cho dân tộc trong suốt chặng đƣờng phát triển từ sau khi hòa bình lập lại; nhà văn có cơ hội ghi lại quãng thời gian “không thể nào quên” trong cuộc đời mình qua những trang văn, trang báo. Đi qua bão táp của dân tộc, Nguyễn Trí Huân ngời sáng nhƣ một tấm gƣơng sống dũng cảm dám dấn thân và nhập cuộc với cuộc đời. Gắn bó và có những cống hiến lớn lao đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, văn học dân tộc, nhà văn Nguyễn Trí Huân đã đƣợc trao tặng những giải thƣởng lớn: Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988-1989), Giải thƣởng văn học Bộ Quốc phòng (1989), Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật năm 2007. 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Dẫu Nguyễn Trí Huân đƣợc biết đến nhiều hơn trên cƣơng vị của một tổng biên tập, gắn bó phần lớn cuộc đời cho nghiệp báo, nhƣng chính điều đó đã làm nên thành công của ông trong văn chƣơng. Vốn sống của một ngƣời làm báo nay đây mai đó trên khắp các chiến trƣờng, cộng thêm những ám ảnh khôn nguôi suốt cuộc đời trong những năm tháng chiến tranh đã giúp ông tích lũy đƣợc nhiều tƣ liệu sống cho các trang văn của mình. Toàn bộ sự nghiệp của Nguyễn Trí Huân đƣợc đánh dấu bằng các tác phẩm: - Mặt cát (Tập truyện và ký, 1977) - Năm 1975, họ đã sống như thế (Tiểu thuyết, 1979) - Dòng sông của Xô nét (Truyện, 1980) - Chim én bay (Tiểu thuyết, 1988) - Dấu thời gian (Ký, 2004) Có thể nhận định rằng, hầu hết sáng tác của Nguyễn Trí Huân đều tập trung vào đề tài lớn là chiến tranh cách mạng và ngƣời lính. Với ông viết về chiến tranh không đơn thuần chỉ là một đề tài văn chƣơng, mà nó dƣờng nhƣ là máu thịt, là món nợ ân tình khó có thể dứt bỏ. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2