intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

35
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xây dựng được mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người dân tại địa phương và một số xã lân cận trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------o0o------------ QUÀNG THỊ NHÀN Tên đề tài: MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ MƯỜNG TRAI, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------o0o------------ QUÀNG THỊ NHÀN Tên đề tài: MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI XÃ MƯỜNG TRAI, HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Lớp : K47 – PTNT – N02 Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths Đặng Thị Bích Huệ Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Đặng Thị Bích Huệ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) tại Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc tế của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan học hỏi và làm việc ở môi trường hoàn toàn mới, hiện đại và chuyên nghiệp, đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) quản lý và mọi người đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại công ty. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với đề tài mới nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 18 tháng 11 năm 2019 Sinh viên Quàng Thị Nhàn
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Dự trù kinh phí đầu vào .................................................................. 30 Bảng 3.2. Năng suất và giá rau bình quân ...................................................... 31 Bảng 3.3. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT ...................... 32
  5. iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất cơm hộp thịt gà ................................................ 6 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất mì hộp tương cà xúc xích................................. 8 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ Bộ máy tổ chức của công ty Thực phẩm Bình Vinh .......... 11 Sơ đồ 2.4. Quá trình tạo ra sản phẩm ............................................................. 21 Hình 2.1. Máy trộn mỳ .................................................................................... 15 Hình 2.2. Máy nướng thịt ................................................................................ 16 Hình 2.3. máy luộc mỳ .................................................................................... 16 Hình 2.4. Tòa nhà làm việc của công ty.......................................................... 17
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 ATTP An toàn thực phẩm 2 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm 3 BP Bộ phận 4 BQ Bình quân 5 BVTV Bảo vệ thực vật 6 BYT Bộ y tế 7 DN Doanh nghiệp 8 KD Kinh doanh 9 KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 10 LN Lợi nhuận 11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 NSBQ Năng suất bình quân 13 PE Nhựa dẻo 14 Pr Lợi nhuận 15 R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development) 16 RAT Rau an toàn 17 TC Chi phí 18 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 19 TNHH Trách nhiệm hữa hạn 20 TR Doanh thu 21 VD Ví dụ 22 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 2 1.2.4. Về thái độ và ý thức trách nhiệm ............................................................ 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 1.3.1. Tiếp cận có sự tham gia .......................................................................... 3 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 3 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 3 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 4 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 5 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 5 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập. ............................................................ 5 2.2.1. Cơm hộp thịt gà ....................................................................................... 6 2.2.2. Mỳ tương cà xúc xích.............................................................................. 8 2.2.3. Kết quả đạt được từ các công việc đã thực hiện ................................... 10 2.2.4.Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải nghiệm.......... 10 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập. ...................... 11 2.3.1. Mô hình tổ chức .................................................................................... 11 2.3.2. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở ................. 14
  8. vi 2.3.3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở .............................................. 19 2.3.4. Những kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất kinh doanh. 20 2.3.5. Quá trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của cơ sở. ................................... 21 2.3.6. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm ......................................................... 24 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 26 3.1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng ........................................................................ 26 3.1.1. Giá trị của ý tưởng................................................................................. 26 3.1.2. Điểm khác biệt của sản phẩm. .............................................................. 26 3.2. Khách hàng............................................................................................... 26 3.2.1. Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 26 3.2.2. Kênh phân phối ..................................................................................... 27 3.3. Hoạt động chính ....................................................................................... 28 3.3.1. Nguồn lực .............................................................................................. 28 3.3.2. Các hoạt động chính .............................................................................. 28 3.3.3. Đối tác ................................................................................................... 29 3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ......................... 30 3.4.1. Dự trù kinh phí ...................................................................................... 30 3.4.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ................................................. 31 3.5. Phân tích ưu, nhược điểm của ý tưởng bằng SWOT ............................... 32 3.6. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng và giải pháp giảm thiểu rủi ro...................................................................................................................... 33 PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.[ 1] Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường. Các thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an toàn. Ngày càng có nhiều người sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi, những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối, trái cây “tắm” trong hóa chất độc hại. Do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng. Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm không đảm bảo
  10. 2 an toàn [2] Trong khi đó, thông tin về thực phẩm còn gây nhiều tranh cãi, nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang của người tiêu dùng Xuất phát từ thực tế trên em đã lên ý tưởng thành lập “Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Mường Trai, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển nông thôn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của người dân tại địa phương và một số xã lân cận trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Áp dụng các khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới, thuốc BVTV và giống đạt tiêu chuẩn. - Phấn đấu hình thành vùng sản xuất và cung cấp rau sạch cho người tiêu dùng và các đô thị. - Tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. - Cải thiện môi trường sinh thái. 1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ - Nắm được tiêu chuẩn chọn giống rau, thời vụ và mật độ gieo trồng, kỹ thuật làm đất,... - Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Nắm được cách phòng trừ sâu bệnh. - Nắm được cách thu hoạch và bảo quản. 1.2.4. Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Thái độ làm việc nghiêm túc - Tích cực học hỏi và tiếp thu những cái mới sáng, sáng tạo.
  11. 3 - Không sử dụng các loại chất kích thích sinh trưởng không naèm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Tiếp cận có sự tham gia - Tiếp cận là sự đến gần để tiếp xúc và bằng những phương pháp nhất định để tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát, đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin cần thiết. 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng. 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu - Từ số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích - Xử lý thông tin trên word, excel - Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc kinh doanh. - Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này đòi hỏi người quản lý phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra từ
  12. 4 đó biết được thu nhập của mình trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới. 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập - Thời gian thực tập: Từ ngày 08/05/2019 – 31/10/2019 - Địa điểm: Tại Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
  13. 5 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập - Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan (Ping Roun Food). - Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại Khê, quận Đào Viên. - Điện thoại: 03- 3072796 - Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Công ty Ping Roun Food nằm ở thị trấn Daxi, quận Đào Viên được thành lập vào tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác của công ty với các chuỗi cửa hàng tiện lợi (family mart) để sản xuất các sản phẩm như mì hộp, cơm hộp, cơm nắm, sanwich, susi các loại bánh như bánh su kem, bánh nướng, bánh ngọt, thạch hoa quả, canh ngọt,... Tháng 1 năm 2015 công ty mở thêm một chi nhánh tại Hsinchu (Nhà máy Xinfeng). Ở Việt Nam năm 2007, công ty thành lập một xưởng tại Sài Gòn. Sản phẩm của công ty được đón nhận bởi tất cả các tầng lớp xã hội, tuân thủ các quy định, đảm bảo thực phẩm tươi ngon và lành mạnh nhất cho người tiêu dùng, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và cũng được chứng nhận của Quốc gia về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, công ty luôn chú trọng chất lượng và tìm kiếm những đột phá để tạo ra cơ hội mới cho thị trường. 2.2. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập. Tại cơ sở thực tập tôi được phân vào bộ phận đóng gói sản phẩm (mì hộp, cơm hộp) trên dây chuyền, mỗi dây chuyền làm các món khác nhau, mỗi
  14. 6 người một công đoạn, công việc chủ yếu là cân trọng lượng các loại gia vị sao cho tương đối chính xác rồi xếp vào sản phẩm để đóng gói, dán tem. 2.2.1. Cơm hộp thịt gà * Nguyên liệu gồm: - Cơm - Tương (2 loại) - Phô mai sợi - Thịt gà - Hành lá khô * Quy trình sản xuất cơm hộp thịt gà Xuống Múc Cân Ấn Múc Phô Xếp Rắc hộp tương cơm cơm tương mai thịt hành sợi gà lá khô Xếp Máy Máy Máy Máy Đóng Lau sản nhiệt bắn đo dò nắp hộp phẩm màng nặng kim vào PE nhẹ loại làn Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất cơm hộp thịt gà - Xuống hộp: Một người đứng ở đầu chuyền thả hộp xuống chuyền thành hai hàng song song. - Múc tương 1: Sau khi người đầu chuyền thả hộp xuống thì một người múc tương vào cả hai hàng của hộp, với trọng lượng là 65gr - Cân cơm: Sau khi múc tương xong sẽ có bốn người phụ trách cân cơm mỗi hàng hai người, với trọng lượng cơm là 190-195gr
  15. 7 - Ấn cơm: Sau khi cơm được cân rồi cho vào hộp và chạy trên chuyền, 2 người tại công đoạn này sẽ tiến hành ấn cơm cho thật bằng và kín đáy hộp. - Múc tương 2: Sau khi cơm được ấn bằng sẽ múc tương với trọng lượng là 65gr - Xếp thịt gà: Giai đoạn này cần 3 người, hai người sẽ đứng một bên và người còn lại đứng một bên để xếp thịt cho lên mặt tương đã múc, với số lượng là bốn miếng thịt gà - Rắc hành lá khô: Sau khi xếp thịt xong một người phụ trách rắc hành lá khô(1gr) lên bề mặt thịt. - Lau hộp: Do hộp trắng nên các thao tác trên chuyền có thể sẽ làm bẩn hộp nên cần 2 người đứng ở hai bên phụ trách lau hộp sao cho thật sạch, tránh hộp bị nhem nhuốc trên thành hộp. - Đóng nắp: Phụ trách đóng nắp hộp sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn cho đủ nguyên liệu vào món ăn, vừa bảo vệ đồ ăn khỏi bụi bẩn, vừa tránh đồ ăn dây ra ngoài và sẽ thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển. - Máy dò kim loại, sỏi, cát: Sau công đoạn đóng nắp, sản phẩm đưa qua máy dò kim loại để kiểm tra đảm bảo trong sản phẩm không có các vật thể lạ. - Máy đo độ nặng nhẹ: Phụ trách kiểm tra trọng lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chênh lệch không quá lớn về trọng lượng (0-3gr. - Máy bắn màng PE: Sau khi sản phẩm đã đi qua máy dò kim loại và đo nặng nhẹ, tiến hành cho chạy qua máy bắn màng PE, bao gói sản phẩm cẩn thận. - Máy nhiệt: Khi sản phẩm đã được bao gói, sẽ được cho đi qua máy nhiệt, sử dụng hơi nóng của máy làm cho màng PE ôm sát vào hộp cơm, có tác dụng giữ nắp không để nắp bung ra, chống bụi, chống ẩm mốc sản phẩm,...
  16. 8 - Công đoạn cuối cùng trên chuyền là thu sản phẩm vào làn, kiểm tra sản phẩm đã dán đủ tem chưa, màng PE có ôm sát vào sản phẩm không, có bị bung hay rách không? Nếu đạt tiêu chuẩn thì xếp vào làn cho vào kho, nếu lỗi ở công đoạn nào thì trả lên công đoạn đó. 2.2.2. Mỳ tương cà xúc xích * Nguyên liệu gồm: - Mì sợi - Tương cà - Hành lá khô - Phô mai - Xúc xích * Quy trình sản xuất mì hộp tương cà xúc xích Xuống Cân Chỉnh Múc Ấn Hành Phô hộp mì mì tương tương khô mai Xếp Máy Máy Máy đo Máy Đóng Xếp sản nhiệt bắn nặng dò nắp xúc phẩm màng nhẹ kim xích vào PE loại làn Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất mì hộp tương cà xúc xích - Xuống hộp: Một người đứng đầu chuyền thả hộp xuống chuyền theo hai hàng song song. - Cân mì: Công đoạn này cần bốn người cân mì, mỗi bên 2 người, với trọng lượng mì là 195- 200 gr.
  17. 9 - Chỉnh mì: Mì sau khi được cân cần được chỉnh sao cho không dây ra ngoài, tránh trường hợp khó đóng nắp. Mì phải được ấn bằng và dải đều đáy hộp. - Múc tương: Mì sau khi được ấn bằng, dải đều đáy hộp thì được múc tương đổ vào với lượng là 100gr. - Ấn tương: Sau khi tương được múc vào hộp thì cần phải ấn cho bằng, tạo khuôn cho tương. - Hành lá khô: Dải đều hành lá khô đã được băm nhỏ lên mặt tương, với trọng lượng là 1gr. - Phô mai: Được chuẩn bị sẵn 3 miếng và được xếp lên bề mặt tương. - Xúc xích: Mỗi hộp mì được xếp 6 miếng xúc xích, là loại xúc xích ăn liền, xúc xích sẽ được xếp đều 2 bên đầu của phô mai, mỗi đầu 3 miếng. - Đóng nắp: Phụ trách đóng nắp hộp sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn cho đủ nguyên liệu vào món ăn, vừa bảo vệ đồ ăn khỏi bụi bẩn, vừa tránh đồ ăn dây ra ngoài và sẽ thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển. - Máy dò kim loại, sỏi, cát: Sau công đoạn đóng nắp, sản phẩm đưa qua máy dò kim loại để kiểm tra đảm bảo trong sản phẩm không có các vật thể lạ. - Máy đo độ nặng nhẹ: Phụ trách kiểm tra trọng lượng của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chênh lệch không quá lớn về trọng lượng (0-3gr). - Máy bắn màng PE: Sau khi sản phẩm đã đi qua kiểm máy dò kim loại và đo nặng nhẹ, sẽ tiến hành cho chạy qua máy bắn màng PE, bao gói sản phẩm cẩn thận. - Máy nhiệt: Khi sản phẩm đã được bao gói, sẽ được cho đi qua máy nhiệt, sử dụng hơi nóng của máy làm cho màng PE ôm sát vào hộp mì, có tác dụng giữ nắp không để nắp bung ra, chống bụi, chống ẩm mốc sản phẩm,... - Công đoạn cuối cùng trên chuyền là thu sản phẩm vào làn, kiểm tra sản phẩm đã dán đủ tem chưa, màng PE có ôm sát vào sản phẩm không, có bị
  18. 10 bung hay rách không? Nếu đạt tiêu chuẩn thì xếp vào làn cho vào kho, nếu lỗi ở công đoạn nào thì trả lên công đoạn đó. 2.2.3. Kết quả đạt được từ các công việc đã thực hiện - Trực tiếp tạo ra các sản phẩm trong môi trường chuyên nghiệp và hiện đại. - Được tiếp xúc với các công nghệ sản xuất tiên tiến. - Biết thêm nhiều các món ăn mới có thể trực tiếp áp dụng sản xuất tại địa phương. 2.2.4.Kiến thức, kỹ năng, thái độ học hỏi được thông qua trải nghiệm - Có cơ hội tiếp cận với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, máy móc hiện đại. - Được giao lưu với người bản địa và biết thêm về ngôn ngữ, phong tục, tập quán của họ. - Được tiếp xúc cách làm việc nghiêm túc và trách nhiệm. - Được chiêm ngưỡng những địa danh nổi tiếng xinh đẹp tại nước bạn.
  19. 11 2.3. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập. 2.3.1. Mô hình tổ chức 2.3.1.1 Bộ máy tổ chức: Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Tổ an toàn thực phẩm BP nguyên vật liệu BP nhà xưởng BP công vụ BP quản lý BP nghiên cứu Phòng Phòng Phòng Phòng Tổng Công Nhà Đóng Phòng Phòng Phòng nghệ nghiên Quản lý gói chuẩn nấu bánh tài vụ nguyên vụ kho vật liệu thông Cứu chất thực nướng bị tin lượng phẩm thực phẩm Sơ đồ 2.3. Sơ đồ Bộ máy tổ chức của công ty Thực phẩm Bình Vinh
  20. 12 - Bộ máy tổ chức: Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm ba yếu tố cơ bản là: Cơ cấu tổ chức, các bộ phận quản lý và cơ chế hoạt động của bộ máy. Trong đó: + Cơ cấu tổ chức xác định các bộ phận, các phòng ban, chức năng có mối qaun hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phòng ban, bộ phận được chuyên môn hóa, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các chức năng quản lý. + Cán bộ quản lý: Là những người ra quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý của mình + Cơ chế hoạt động của bộ máy: Xác định nguyên tắc làm việc của bộ máy quản lý và các mối liên hệ cơ bản để đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. 2.3.1.2. Trách nhiệm của từng bộ phận - Chủ tịch hội đồng quản trị: Đại diện công ty đối ngoại, chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện có hiệu quảcác hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư lớn. - Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của công ty, đề ra mục tiêu mỗi năm đồng thời giám sát quản lý, vận hành các bộ phận của công ty như bộ phận chiến lược, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán, công nghệ thông tin, bảo quản thực phẩm, đặt hàng… - Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ tổng giám đốc giám sát, chỉ đạo, giám sát vận hành sản xuất của công ty, chiến lược marketing, nghiệp vụ xúc tiến kinh doanh, đảm bảo chất lượng, tài vụ, công nghệ thông tin… - Bộ phận nghiên cứu: + Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm, niêm yết sản phẩm mới, khai thác thị trường, xu hướng tiêu dùng và lập kế hoạch hoạt động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2