intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)" nghiên cứu điều chế viên nang chứa cao chiết giàu lignan Ngũ Vị tử Ngọc Linh (liều 242 và 363 mg/kg) có tác dụng hỗ trợ/ bảo vệ tổn thương gan của chuột xơ gan gây bởi CCl4 sau 8 tuần điều trị, được đánh giá thông qua các chỉ số giảm sự tăng hoạt độ enzym ALT và AST; tăng nồng độ protein toàn phần trong gan; và giảm cholesterol huyết thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BÙI THANH HÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG XƠ GAN CỦA VIÊN NANG NGŨ VỊ TỬ (SCHISANDRA SPHENANTHERA REHDER ET WILL) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Hà Nội – 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: BÙI THANH HÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG XƠ GAN CỦA VIÊN NANG NGŨ VỊ TỬ (SCHISANDRA SPHENANTHERA REHDER ET WILL) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) KHÓA: QH.2018.Y Người hướng dẫn 1: PGS.TS PHẠM THỊ NGUYỆT HẰNG Người hướng dẫn 2: ThS. NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG Hà Nội – 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp tại khoa Dược lý - Hóa sinh Viện Dược liệu, em đã nhận được sự giúp đỡ, và động viên vô cùng lớn từ các thầy cô, anh chị và bạn bè. Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội; khoa Dược lý - Hóa sinh Viện Dược liệu đã tạo điều kiện cho em được tham gia học tập và hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi tới lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Thị Nguyệt Hằng khoa Dược lý – Hóa sinh Viện Dược liệu, cô là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tiếp đến em xin cảm ơn ThS Nguyễn Thúc Thu Hương bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền trường Đại học Y Dược, Đại học quốc gia Hà Nội. Cảm ơn sự động viên và quan tâm sát sao của cô trong quá trình em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ to lớn từ ThS Nguyễn Thị Phượng, anh Nguyễn Văn Hiệp, chị Nguyễn Thị Như Thơ, chị Nguyễn Thị Lý cùng các anh chị trong khoa Dược lý – Hóa Sinh và khoa Hóa Phân tích – Tiêu chuẩn Viện Dược liệu. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành trong suốt quá trình học tập và công tác, và là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần mỗi khi em gặp khó khăn trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2023 Sinh viên 3
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... 6 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... 7 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ....................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan về ngũ vị tử Ngọc Linh ........................................................... 9 1.1.1. Phân loại thực vật ................................................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm thực vật ................................................................................. 9 1.1.3. Phân bố................................................................................................ 10 1.1.4. Thành phần hóa học........................................................................... 10 1.1.5. Tác dụng của Ngũ vị tử ...................................................................... 15 1.2. Tổng quan về xơ gan ................................................................................ 18 1.2.1. Định nghĩa........................................................................................... 18 1.2.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 18 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh................................................................................. 18 1.2.4. Chẩn đoán xơ gan ............................................................................... 20 1.2.5. Điều trị xơ gan .................................................................................... 22 1.3. Mô hình gây xơ gan và đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên thực nghiệm .............................................................................................................. 24 1.3.1. Gây xơ gan bằng các tác nhân hóa học............................................. 24 1.3.2. Gây xơ gan bằng phương pháp thắt ống dẫn một............................. 26 1.3.3. Gây xơ gan bằng phương pháp miễn dịch ........................................ 27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 28 4
  5. 2.2. Phương tiện nghiên cứu........................................................................... 28 2.2.1. Động vật nghiên cứu .......................................................................... 28 2.2.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất nghiên cứu ............................................. 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 29 2.3.1. Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử trên thực nghiệm ........................................................................................................... 29 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 31 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 32 3.1. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị xơ của viên nang Ngũ vị tử trên thực nghiệm ..................................................................................................... 32 3.1.1. Ảnh hưởng của viên nang Ngũ vị tử đến chỉ số trọng lượng của chuột và trọng lượng gan ............................................................................. 32 3.1.2. Ảnh hưởng của viên nang Ngũ vị tử đến các chỉ số sinh hóa máu . 35 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ......................................................................................................... 40 4.1. Tác dụng điều trị bệnh xơ gan của viên nang Ngũ vị tử trên thực nghiệm .............................................................................................................. 40 4.1.1. Bàn luận về mô hình nghiên cứu ...................................................... 40 4.1.2. Tác dụng điều trị xơ gan của viên nang Ngũ vị tử ........................... 41 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 45 5.1. Kết luận ..................................................................................................... 45 5.2. Đề xuất ...................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 46 5
  6. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ, kí hiệu viết tắt Ý nghĩa hoặc chữ viết đầy đủ ALT Alanine aminotransferase AST Aspartate aminotransferase CC14 Carbontetraclorid CMC Carboxymethyl cellulose NVT Ngũ vị tử DPHH Gốc tự do diphenyl picryl hydrazinyl DTNB 5,5-dithio-bis-(2-nitrobenzoic acid) GSH Glutathion HDL High density lipoprotein cholesterol HepG2 Dòng tế bảo ung thư gan ở người IC50 Nổng độ ức chế tối đa một nửa LDL Low density lipoprotein cholesterol MDA Malondialdehyde NAFLD Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu NAPQ N-acetyl-p-benzoquinoneimine PC3, MCF Dòng tế bào ung thư vú ở người SCP-0-1, SCPP11 Polysaccharide từ quả Ngũ vị tử SGPT Glutamate-pyruvate transaminase (ALT) SOD Superoxide dismutase TBA Acid thiobarbituric 6
  7. TBARS Các cơ chất phản ứng với acid thiobarturic TC Total cholesterol TG Triglycerid DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các hợp chất được phân lập từ Ngũ vị tử Ngọc Linh ........................ 11 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của Viên nang Ngũ vị tử đối với trọng lượng cơ thể chuột . .............................................................................................................................. 32 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của NVT đến trọng lượng tương đối của gan chuột trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm bằng CCl4 ............................................................. 33 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của NVT lên hoạt độ AST trong huyết thanh chuột ........ 35 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của NVT lên hoạt độ ALT trong huyết thanh chuột ........ 36 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của NVT lên chỉ số albumin huyết thanh và protein toàn phần gan .............................................................................................................. 37 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của NVT lên chỉ cholesterol, bilirubin và triglyceride.... 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc lignan của dibenzocyclooctadien. ......................................... 11 Hình 1.2. Cấu trúc của 5 lignan khác. .................................................................. 12 Hình 1.3. Cấu trúc của 3 triterpene trong quả của Ngũ vị tử. .............................. 12 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của 6 notriterpenoid và 5 lignan được phân lập từ Ngũ vị tử....................................................................................................................... 13 Hình 3.1. Cấu trúc đại thể gan thuộc các nhóm .................................................. 34 7
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và phức tạp. Nhiệm vụ chính của gan là chuyển hóa các chất dinh dưỡng, khử độc tố và tổng hợp chất mật, tạo các enzym cần thiết. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý tại gan như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, rượu, thuốc hoặc hóa chất độc hại khi xâm nhập vào ga có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, có thể tiến triển tới xơ gan và ung thư gan [1]. Xơ hóa gan là kết quả của quá trình chữa lành vết thương bị rối loạn do phản ứng với nhiều loại kích thích bệnh lý, đặc điểm bị tê liệt do tích tụ chất nền ngoại bào (ECM) [2]. Nếu không được điều trị, xơ hóa gan sẽ dẫn đến xơ gan và thậm chí là bệnh gan ác tính, đây là một nguyên nhân đáng kể gây ra bệnh tật và tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả xơ hóa gan. Điều trị xơ gan, đặc biệt là xơ gan giai đoạn cuối hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và ghép gan là phương án cuối cùng. Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.) là một loại dược liệu thuộc chi Ngũ vị tử (Schisandra), họ Ngũ vị (Schisandraceae), bộ Hồi (Illiciales) [3], [4]. Từ xa xưa trong y học cổ truyền đã được sử dụng như là một vị thuốc giúp hồi phục sức khỏe, chữa cảm lạnh, cảm nóng, viêm phế quản, chữa ho,...[5]. Trong các nghiên cứu về tác dụng dược lý trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã xác định được thành phần hóa học chính trong Schisandra sphenanthera là các hợp chất lignan, ngoài ra còn có chứa các thành phần tinh dầu, tritepene,acid hữu cơ,… có nhiều tác dụng như bảo vệ gan, cái thiện trí nhớ, chống viêm [11]. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng bảo vệ gan từ Ngũ vị tử. Do đó, đề tài: “Đánh giá tác dụng chống xơ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)” được thực hiện với Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.) 8
  9. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về ngũ vị tử Ngọc Linh 1.1.1. Phân loại thực vật Theo kết quả nghiên cứu thực vật học, Ngũ vị tử nam còn có tên gọi khác là Ngũ vị tử Ngọc Linh. Tên khoa học: Schisandra sphenanthera Rehder et Wills. Vị trí phân loại của cây Ngũ vị tử Ngọc Linh được thể hiện như sau: [3], [4] Ngành: Hạt kín (Angiopermae) Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) Phân lớp Hoàng liên (Rancunulidae) Bộ Hồi (Illiciales) Họ Ngũ vị (Schisandraceae) Chi Ngũ vị tử (Schisandra). 1.1.2. Đặc điểm thực vật Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.) là dạng cây leo thân gỗ, dài 3 – 5m. Cây có hệ rễ chùm, ăn nông và lan rộng. Toàn cây không lông, mặt dưới lá non có lông nhỏ mềm thưa thớt. Thân cành có nốt sần, cành non hơi có cạnh. Lá mọc so le, hình trứng đảo, rộng hơn về phía cuối lá, gốc hình ném, đỉnh nhọn, kích thước lá trung bình dài 5-11 cm, rộng 3-7 cm. Mép lá có răng cưa thô về phía cuối lá. Lá có gân hình lông chim. Hoa đơn tính, khác gốc, tràng có 69 cành, màu vàng trắng, có mùi thơm, nhị. Hoa mọc ở nách lá, cuống dài 2-4 cm, gốc có phiến bao (vây) dài 3-4 mm. Cánh hoa 5-9, màu cam, hình trứng đảo dạng tròn dài, kích thước 6-12 x 5-8 mm. Hoa đực nhị nhiều, thành bó hình trứng, đường kính 4-5 mm. Đế hoa lồi hình trụ tròn, nhị nhiều, ô phấn hướng nội. Trục đế hoa tập hợp quá đài 6-17 cm, đường kính 4 mm, cuống quả dài 5-10 cm. Quả mọng khi chín có màu hồng sau đó đỏ sẫm, hình cầu dạng trứng, đường 9
  10. kính 5-7 mm. Hạt tròn màu vàng, hình thận dài 4 mm, rộng 3,8 mm, rốn hạt hình chữ V, vỏ hạt lưng có vân sần sùi [4], [6]. 1.1.3. Phân bố Ngũ vị tử Ngọc Linh được tìm thấy chủ yếu tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, tập trung nhiều ở những vùng có sinh thái là rừng cây bụi, rừng thứ sinh và rừng thông đã qua khai thác chọn. Ở Kon Tum, Ngũ vị tử phân bố ở các huyện Ngọc Lây, Đak tô, Tu-mơ-rông, Konplông. Ở Quảng Nam phân bố chủ yếu ở nam Trà My [4]. 1.1.4. Thành phần hóa học Ngũ vị tử Ngọc Linh có chứa tinh dầu mùi chanh, trong đó thành phần tinh dầu gồm 30% secquiterpen, 20% aldehyd và aceton. Quả chứa 11% acid citric, 7% acid malic và 0,8% acid tartric, vitamin C. Hạt chưa khoảng 34% chất béo [7], [8]. Các dẫn chất Lignan là thành phần chính trong quả của Ngũ vị tử, được phân thành năm loại bao gồm: Dibenzocyclooctadiene lignan (loại A)(1-16); Spirobenzofuranoid dibenzocyclooctadiene lignan (loại B); 4-aryltetralin lignan (loại C)(17); 2,3-dimethyl-1,4-diarylbutane lignan (loại D)(18-20); 2,5-diaryltetrahydrofuran lignan (loại E)(21-23) [9]. Hàm lượng của nhóm lignan trong quả Ngũ vị tử giao động tử 7,2- 19,2 % [8], [9]. Ba triterpen được phân lập từ quả của Ngũ vị tử là schizandronic acid (ganwuweizic acid) (24), anwuweizic acid (25) và schisanol (26) [9]. Năm 2019, Nguyen Thi Mai và các cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất nortriterpenoid (27-32) và 5 lignan (33-37) [10]. 10
  11. Hình 1.1. Cấu trúc lignan của dibenzocyclooctadien. 11
  12. Hình 1.2. Cấu trúc của 5 lignan khác. Hình 1.3. Cấu trúc của 3 triterpene trong quả của Ngũ vị tử. 12
  13. Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của 6 notriterpenoid và 5 lignan được phân lập từ Ngũ vị tử. 13
  14. Bảng 1.1. Các hợp chất được phân lập từ Ngũ vị tử Ngọc Linh Thứ Hợp chất tự Các hợp chất nhóm lignan 1 Gomisin U 2 Benzoylgomisin U 3 Epigomisin O 4 Tigloylgomisin P 5 Tigloylgomisin P 6 Benzoylgomisin Q 7 Schisantherin A (gomisin C, wuweizi ester A) 8 Schisantherin B (gomisin B, wuweizi ester B) 9 Schisantherin C 10 Schisantherin D 11 Schisantherin E 12 Deoxyschizandrin (wuweizisu A. schisandrin A, deoxyschisandrin) 13 Schisanhenol ((+)-gomisin K3) 14 Isoschizandrin 15 Schisandrone 16 dl-Anwulignan 17 (+)-Anwulignan 18 Sphenanlignan 14
  15. 19 Chicanine 20 d-Epigalbacine 21 Ganschisandrine Các hợp chất nhóm triterpene 22 Acid schizandronic (acid ganwuweizic) 23 Acid anwuweizic 24 Schisanol 1.1.5. Tác dụng của Ngũ vị tử 1.1.5.1. Tác dụng theo Y học cổ truyền Theo Dược điển Việt Nam, Ngũ vị tử có vị chua, mặn, tính ấm, quy kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tan,… Kiêng kị khi đang cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban [3], [5]. Đông Y Trung Quốc coi ngũ vị tử là một vị thuốc bổ thận dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì, còn dùng chữa ho, liệt dương . Một số bài thuốc có chứa Ngũ vị tử: + Chữa tỷ thận dương hư di tả: Ngũ vị tử 6g; phá cố chỉ 12g; nhục đậu khấu ngô thù du mỗi vị 4g. Các vị tán nhỏ, luyện thành viên hoàn với đại táo và sin khương. Mỗi lần uống 10g, ngày một lần [5]. + Chữa suy nhược cơ thể do phế khi hư: Ngũ vị tử 10g; thục địa; tử uyển; tang bạch bi mỗi vị 12g; đảng sâm; hoảng ki mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang [5]. 15
  16. + Chữa hen suyễn ở người già: Ngũ vị tử 10g; mạch môn 16g; sa sâm; ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang [5]. 1.1.5.2. Tác dụng dược lý - Tác dụng bảo vệ gan Nhiều nghiên cứu đã chứng minh polysaccaride từ các loài thuộc chi Schisandra trong đó Ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ gan [11], [12]. Ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ gan trong thử nghiệm gây độc tế bào in vitro với CCl4 và D-galactosamin. Gormisin A – một lignan được phân lập từ quả Ngũ vị tử có tác dụng ức chế sự tăng hoạt độ AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Alanine aminotransferase) và có xu hướng bảo vệ mô tế bào gan [11]. Năm 2006 Choi Young-Whan và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng polysaccharide tử Ngũ vị tử trên mô hình chuột mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) với mức liều 100 mg/kg/ngày trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy các chỉ số TG (Triglycerid). TC (Total cholesterol), LDL (Low density lipoprotein cholesterol), ALT, AST lần lượt giảm 31,3%; 28,3%; 42,8%; 20,1%; và 15,5%. HDL (High density lipoprotein cholesterol) trong huyết thanh tăng 26,9% [13]. Các lignan phân lập được đặc biệt là dibenzocyclooctadiene lignan từ quả của Ngũ vị tử bắc (Schisandra chinensis) và Ngũ vị tử Ngọc Linh đã được nghiên cứu rộng rãi: Deoxyschizandrin, gomisin A, schizandrin C, schisanhenol, gomisin J, and schisandrene dã dược báo cáo cho thấy các đặc tính chống oxy hóa mạnh, làm giảm hoạt độ ALT, AST trong huyết thanh [13]. - Tác dụng trên tuần hoàn Ngũ vị tử Ngọc Linh có hoạt tính chống đông máu trong thử nghiệm in vitro. Lignan của Ngũ vị tử có hoạt tính đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu, yếu tố này có vai trò trong nhiều tác dụng trên người như hạ huyết áp, tăng độ thẩm thậu mao mạch, viêm cấp, hen suyễn, loét dạ dày,... [14]. 16
  17. Tác dụng trên tim mạch: Drake, Ephimova (1949,1954) đã chứng minh rằng với liều nhỏ và liều trung bình (0,2 - 0,5mg/kg thể trọng) tiêm vào mạch máu (dạng nước hãm) có tác dụng làm mạnh hệ thống tìm mạch của những động vật máu nóng, làm mạnh huyết áp và tăng biên độ co bóp tim [14]. - Tác dụng trên thần kinh Ephimova nghiên cứu tác dụng của ngũ vị tử đối với khả năng kích thích của hệ thống thần kinh cơ trên những người từ 18-54 tuổi. Kết quả cho thấy 11 trên 13 người uống Ngũ vị tử đã thấy khả năng kích thích của thần kinh cơ được tăng lên, chức năng của hệ thần kinh ngoại vi được mạnh lên. Liều mạnh nhất đối với người trưởng thành là 5g [14]. - Tác dụng chống oxy hóa Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống oxy hóa của các hợp chất polysaccharide có trong quả của Ngũ vị tử Ngọc Linh. Ngoài ra các hợp chất polyphenol bao gồm: flavonoid, acid phenolic và lignan cũng được báo cáo là có tác dụng chống oxy hóa [15]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra schisandrin B (một chất thuộc nhóm lignan) đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ gan, chống oxy hóa và ung thư. - Tác dụng chống ung thư Polysaccharid từ Ngũ vị tử đã được báo cáo có tác dụng chống lại hoạt động của tế bào ung thư cả in vivo và in vitro. Hầu hết các polysaccharid có tác dụng điều hòa miễn dịch mà không gây độc tế bào đáng kể [14]. Trên tế bào ung thư vú: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng schirubrisin B từ quả Ngũ vị tử cho thấy độc tính tế bào mạnh trên dòng tế bào PC3 và MCF7 với giả trị ICSO lần lượt là 3.21 ± 0.68 và 13.30 + 0.68 µM [14]. 17
  18. 1.2. Tổng quan về xơ gan 1.2.1. Định nghĩa Xơ gan (cirrhosis) là bệnh lý mạn tính gây tổn thương lan toả ở các tiểu thuỷ gan, đặc trưng bởi quá trình xơ hóa (fibrosis), đảo lộn cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu trong gan. Hình thái học của xơ gan là kết quả của 3 quá trình đồng thời hoặc nối tiếp: (1) viêm, hoại từ tế bào nhu mô gan; (2) sự tăng sinh xơ của tổ chức liên kết tạo sẹo xơ hóa; (3) sự hình thành các hạt tái tạo từ tế bào gan còn nguyên vẹn làm đảo lộn cấu trúc bình thường dẫn đến hình thành các u, cục trong nhu mô gan [16], [17]. 1.2.2. Nguyên nhân Xơ gan bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là viêm gan B, C và do rượu. Ở các nước phát triển, hầu hết các trường hợp xơ gan là do viêm gan nhiễm mỡ liên quan đến nghiện rượu hoặc viêm gan C. Tổn thương ống mật cũng có thể gây xơ gan như tắc nghẽn ống mật cơ học, xơ hóa đường mật nguyên phát. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xơ gan không rõ nguyên nhân, có thể do các bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới xơ gan như: viêm gan tự miễn; các bệnh di truyền (xơ hóa nang, thiếu alpha-1 antitrypsin ...); phơi nhiễm với thuốc, chất độc và các hóa chất khác (như methotrexat, isoniazid ...); nhiễm kí sinh trùng (sán máng, sán lá gan); rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa đồng, nhiễm sắc tổ sắt ...) [1], [16]. 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh Xơ hóa gan liên quan đến những thay đổi lớn cả về số lượng và thành phần cấu trúc nền ECM (Extracellular Matrix). Ở giai đoạn tiến triển, lượng ECM trong gan tăng khoảng 6 lần so với bình thường, bao gồmm collagen (typ I, II và IV), fibroncectin, undulin, elastin, laminin, hyaluronan và proteoglycan. ECM có nguồn gốc từ rầt nhiều loại tể bào, trong đó tế bào hình sao (HSC) là các tế bào sản xuất ECM chủ yều trong mô gan tổn thương. Ngoài ra. một sổ loại tế bào trung mô từ nhiều nguồn khác nhau cũng đóng góp vào quá trình hình thành và lắng 18
  19. đọng ECM, bao gồm các nguyên bào sợi cơ (MFB-myofibroblast) ở khoảng cửa, các MFB tạo ra từ quá trình chuyên dạng biểu mô-trung mô, các tế bào có nguồn gộc tủy xương.... Trong gan bình thường. tế bào hình sao cư trú ở khoang Disse và là nơi dự trữ vitamin A chủ yếu. Sau tổn thương mạn tính, các tế bào hình sao được hoạt hóa và chuyển thành các nguyên bào sợi cơ. Các tế bào này sẽ di chuyển và tích tụ ở những vùng mô cần sửa chữa, tiết ra một lượng lớn collagen và chất nền ngoại bào, cuối cùng dẫn tới xơ hóa gan [18], Hoạt hóa tế bào hình sao là sự kiện trung tâm trong xơ hóa gan. Quá trình này được khởi phát bởi nhiều yếu tố bao gồm các cytokin (đặc biệt là TGF-B, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu, các gốc oxy hoạt động (ROS), các tế bào chết theo chương trình ...). Quá trình hoạt hóa tế bào hình sao trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn khởi đầu (còn gọi là giai đoạn tiền viêm) và giai đoạn duy trì. Trong giai đoạn khởi đầu, những thay đổi sớm nhất của các tế bào hình sao có thể là do kích thích cận tiết bởi các tế bào lân cận, bao gồm: tế bào nội mô mao mạch hình sin, tế bào Kupffer, tế bào gan và tiểu cầu. Các tế bào nội mô có thể tham gia vào sự chuyển đổi yếu tố tăng trưởng TGF-0 sang dạng hoạt hóa, trở thành tác nhân gây xơ hóa. Tiểu cầu cũng là nguồn kích thích cận tiết quan trọng, bao gồm các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), TGF-B1, yếu tố tăng trưởng biểu bí. Ngoài ra, các tế bào Kupffer có thể tham gia vào quá trình hoạt hóa tế bào hình sao, chúng kích thích tổng hợp chất nền, tặng sinh tế bào và giải phóng retinoid từ các tế bào hình sao thông qua hoạt động của các cytokin (đặc biệt là TGF-B) và các gốc oxy hoạt động. Các tế bào gan bị phá hủy giải phóng các gốc oxy hoạt động và các chất trung gian gây xơ, kích thích hoạt hóa HSC và hoạt tính gây xơ hóa của các nguyên bào sợi cơ. Giai đoạn duy trì kèm theo ít nhất 7 thay đổi quan trọng: (1) tăng sinh, (2) hóa ứng động. (3) gây xơ hóa, (4) co bóp, (5) thoái biến chất nền. (6) mất retinoid, (7) hóa hướng động bạch cầu và giải phóng cytokin. Những thay đổi này đều làm tăng lắng dọng chất nền ngoại bào dẫn tới hình thành và tiến triển xơ gan [2], [18]. 19
  20. 1.2.4. Chẩn đoán xơ gan Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng * Triệu chứng lâm sàng Xơ gan là giai đoạn cuối cùng của mọi bệnh gan mạn tính. Diễn tiến tự nhiên của nó được đặc trưng bởi một thời kỳ không triệu chứng gọi là giai đoạn xơ gan còn bù, sau đó là một giai đoạn tiến triển nhanh đánh dấu bởi sự xuất hiện các biến chứng của TALTMC và/hoặc suy chức năng gan (giai đoạn xơ gan mất bù) [19]. - Xơ gan còn bù Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân xơ gan còn bù thường mờ nhạt và không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn, ăn khó tiêu, đau tức hạ sườn phải thoáng qua, bệnh nhân vẫn có thể làm việc bình thường do đó ít đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm. Khám kĩ người bệnh trong giai đoạn này có thể thấy da, niêm mạc phớt vàng, sao mạch ở cổ, ngực, lòng bàn tay son, gan to chắc [20]. - Xơ gan mất bù Xơ gan còn bù có thể tồn tại nhiều năm, bệnh nhân vẫn sinh hoạt và lao động bình thường. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển áp lực tĩnh mạch cửa tăng và chức năng gan suy giảm dẫn đến hình thành cổ trướng, chảy máu tiêu hóa do tăng áp cửa, bệnh não gan và vàng da. Sự xuất hiện bất kỳ một trong các biến chứng này là dấu hiệu xơ gan chuyển từ giai đoạn còn bù sang giai đoạn mất bù. Vì vậy, xơ gan mất bù thường có bệnh cảnh lâm sàng nặng nề với biểu hiện rõ 3 hội chứng: suy tế bào gan, TALTMC và thay đổi hình thái gan. Hội chứng suy tế bào gan: + Sức khỏe bệnh nhân giảm sút, cơ bắp teo nhẽo, mệt mỏi thường xuyên thậm chí có cơn mệt lả, khả năng lao động trí óc cũng như chân tay giảm, giảm khả năng tập trung tư tưởng. + Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện sợ ăn, ăn vào đầy bụng chướng hơi, khó tiêu nhất là thức ăn có nhiều mỡ, đại tiện phân lỏng nát nhiều lần. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2