intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam- huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam- huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang" nghiên cứu nhằm điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang; lựa chọn một số loài cây thuốc quý cần bảo tồn và nhân giống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam- huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ============ NGUYỄN THỊ THÙY MAI ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ VƯỜN CÂY THUỐC NAM TẠI THỊ TRẤN NHÃ NAM- HUYỆN TÂN YÊN- TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội -2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ============ Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÙY MAI ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ VƯỜN CÂY THUỐC NAM TẠI THỊ TRẤN NHÃ NAM- HUYỆN TÂN YÊN- TỈNH BẮC GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2018Y Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thanh Huyền ThS. Nguyễn Thị Mai Hà Nội -2023
  3. LỜI CẢM ƠN Sau 5 năm học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện tại em đã hoàn thành chương trình học tập. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô giáo, anh chị của Trung tâm Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu) đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt hơn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thanh Huyền (Viện Dược Liệu), ThS. Nguyễn Thị Mai (Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội) và ThS. Đặng Minh Tú ( Viện Dược liệu) đã tận tình hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Trong quá trình học tập và làm việc, em không chỉ tiếp thu thêm nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều quý giá mà em đã có được trong quá trình học tập và làm việc vừa qua. Bên cạnh đó, em cảm ơn sự giúp đỡ từ các lương y Nguyễn Thị Thu Quyên, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Văn Toản, Dương Văn Quyền là các lương y tại thị trấn Nhã Nam - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang, các bạn bè, anh, chị, em tại trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, các đơn vị phối hợp đã giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã khích lệ tinh thần, đóng góp ý kiến, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau cùng, để thực hiện đề tài luận văn em đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh “Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bắc Giang”. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Mai
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU, TỪ NGẮN, THUẬT NGỮ Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên WHO World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền WWF World Wide Fund For Nature - Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên IUCN International Union for Conservation of Nature - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên CR Critically Endangered EN Endangered VU Vulnerable PRA Participatory Rural Appraisal
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Tổng quan tài liệu về nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới 3 1.2. Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 4 1.2.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc trên cả nước 4 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tỉnh Bắc Giang 7 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 8 1.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 8 1.3.2. Điều kiện KTXH của khu vực nghiên cứu 10 Chương 2- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11 2.2. Nội dung nghiên cứu 11 2.3. Phương pháp nghiên cứu 11 2.3.1. Phương pháp kế thừa 11 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn PRA 12 2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa: 12 2.3.4. Phương pháp thu thập và xử lý tiêu bản 13 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu thực vật và xác định tên khoa học 14 2.3.6. Xử lý số liệu 15 Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 3.1. Kết quả xây dựng danh lục cây thuốc tại một số vườn tại thị trấn Nhã Nam 17 3.1.1. Kết quả điều tra thành phần loài cây thuốc tại thị trấn Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang, Xây dựng danh lục cây thuốc 17 3.1.2. Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại thị trấn Nhã Nam huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 20 3.1.2.1. Đa dạng về bậc phân loại 20 3.1.2.2. Đa dạng về dạng thân 27 3.1.2.3. Đa dạng về nhóm công dụng làm thuốc 28 3.1.2.4. Đa dạng về bộ phận dùng làm thuốc 30
  6. 3.2.. Kết quả xác định các loài cây thuốc bảo tồn tại thị trấn Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang 31 3.3. Kết quả điều tra cây thuốc và tri thức bản địa tại khu vực điều tra ở thị trấn Nhã Nam. 36 3.3.1. Kết quả điều tra sử dụng một số cây thuốc cùng loài tại các vườn thuốc khác nhau 36 3.3.2. Một số bài thuốc thuốc dân gian kết hợp hay sử dụng từ những người dân 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 Kết luận 43 Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
  7. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Hình ảnh khu vực thị trấn Nhã Nam - Tân Yên- Bắc Giang .....................9 Hình 3. 1. Một số hình ảnh mẫu tiêu bản thu thập tại vườn thuốc ở thị trấn Nhã Nam ...................................................................................................................................19 Hình 3. 2. Ảnh một số loài cây thuốc trong danh sách thuộc 10 họ giàu nhất tại thị trấn Nhã Nam ............................................................................................................23 Hình 3. 3. Ảnh một số loài cây thuốc trong danh sách thuộc 10 chi giàu nhất tại thị trấn Nhã Nam ............................................................................................................26 Hình 3. 4. Một số dạng thân các loài cây thuốc thuộc thị trấn Nhã Nam .................28 Hình 3. 5. Các loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. .................................................................................................35 Hình 3. 6. Bài thuốc của lương y Dương Văn Quyền chia sẻ ...................................42 DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Địa điểm các vườn cây thuốc điều tra .............................................................13 Bảng 3. 1. Thành phần các bậc phân loại cây thuốc tại thị trấn Nhã Nam - huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ...........................................................................................17 Bảng 3. 2. Mười họ giàu loài nhất ở 03 vườn thuốc tại thị trấn Nhã Nam ...............21 Bảng 3. 3. Mười chi giàu loài nhất ở 03 vườn tại thị trấn Nhã Nam ........................24 Bảng 3. 4. Đa dạng về dạng thân các loài cây thuộc thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. .................................................................................................27 Bảng 3. 5. Sự đa dạng các nhóm công dụng làm thuốc tại thị trấn Nhã Nam – Tân Yên – Bắc Giang .......................................................................................................29 Bảng 3. 6. Sự đa dạng về bộ phận dung làm thuốc tại thị trấn Nhã Nam – Tân Yên – Bắc Giang ..................................................................................................................31 Bảng 3. 7. Danh sách các loài cây thuốc được bảo tồn tại thị trấn Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang ........................................................................................................32 Bảng 3. 8. Bảng phân loại cách sử dụng một số cây thuốc cùng loài ở các vườn thuốc khác nhau tại thị trấn Nhã Nam.......................................................................36
  8. MỞ ĐẦU Cây thuốc từ lâu được nhiều người quan tâm đến, đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và phục vụ phát triển kinh tế. Hiện nay các phương thức điều trị và các sản phẩm từ thảo dược ngày càng phổ biến và được xã hội quan tâm. [1] Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú và đa dạng với. Với 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ có nhiều kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng nên môi trường và phát triển nhiều loài cây thuốc quý [2]. Thống kê sơ bộ, ở Việt Nam hiện đã biết hơn 10.000 loài, thuộc 2.256 chi, 305 họ thực vật, khoảng 800 loài Rêu, 200 loài Nấm, 200 loài Tảo, trong đó có nhiều loài làm thuốc [3-5]. Bắc Giang là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều loài cây thuốc và phù hợp để phát triển vùng dược liệu ở Việt Nam. Với thế mạnh về quỹ đất dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển các loài cây thuốc. Hiện toàn tỉnh có gần 500 ha trồng cây thuốc (cây dược liệu), trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế như: Ba kích, Bình vôi, Địa hoàng, Sâm nam, Khôi, Cà gai leo, Xuyên tâm liên, Kim tiền thảo, Củ mài…Bên cạnh đó, mặc dù chính quyền địa phương tích cực trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nhưng vẫn còn việc khai thác cây thuốc trong rừng tự nhiên, người dân đốt và phá rừng trồng Keo, Bạch đàn,…dẫn đến nhiều loài cây thuốc quý ở các huyện miền núi bị mất đi và có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. [6] Thị trấn Nhã Nam thuộc miền núi ở huyện Yên Thế xưa, nay thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, thị trấn Nhã Nam còn mang nét nguyên sơ của thị trấn cửa rừng, bởi cách đó chưa đầy 5 km là đồn Phồn Xương - bản doanh của Hùm thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám xưa. Các loài thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng ở đây từ việc làm thực phẩm cho đến các loài cây có thể tạo ra các sản phẩm hàng hóa,… [7]. Tại đia phương, người dân nơi đây cũng có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng các loài cây thuốc, bài thuốc dân gian để sử dụng trong phòng và điều trị bệnh hằng ngày mà họ gặp phải. Hiện nay, khi mà đời sống của người dân dần trở lên thuận lợi hơn, giao lưu buôn bán bên ngoài, người dân tiếp xúc với y tế xã, thôn họ chuyển dần sang sử dụng thuốc tây nên việc sử dụng cây thuốc ít hơn trước. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc để điều trị cũng dần chỉ có những người thầy thuốc trung tuổi, người nuôi trồng cây thuốc và người già biết rõ. 1
  9. Vậy nên, các tri thức bản địa về các cây thuốc tại khu vực cũng đang có xu hướng bị mai một, lãng quên. Từ những lý do trên, để tìm hiểu về nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc tại thị trấn Nhã Nam – huyện Tân Yên – tỉnh Bắc Giang vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam- huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang”. Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi lựa ra 3 vườn thuốc tiêu biểu. Đây là các vườn thuốc của các lương y có nhiều năm kinh nghiệm khám, chữa bệnh như: lương y Dương Văn Quyền, lương y Nguyễn Thị Oanh chuyên trị bệnh ngoài da và lương y Nguyễn Văn Toản. Mục tiêu nghiên cứu. - Điều tra thành phần loài cây thuốc ở một số vườn cây thuốc nam tại thị trấn Nhã Nam - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang. - Lựa chọn một số loài cây thuốc quý cần bảo tồn và nhân giống. * Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung và hoàn chỉnh dữ liệu về tài nguyên cây thuốc tại thị trấn Nhã Nam- huyện Tân Yên- tỉnh Bắc Giang. * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học trực tiếp phục vụ cho việc đánh giá tình hình sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 2
  10. Chương 1- TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tài liệu về nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới Cây thuốc đã phát triển qua nhiều thế kỷ như một phần thiết yếu của nền văn minh ngày nay. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm từ cây thuốc đã làm gia tăng mối quan tâm đến ngành công nghiệp dược phẩm trong việc sản xuất các công thức chăm sóc sức khỏe bằng thảo dược, các sản phẩm mỹ phẩm từ thảo dược và các chất bổ sung dinh dưỡng từ thảo dược. Vì vậy, ngoài việc phục vụ các chức năng y tế và văn hóa, cây thuốc cũng có tầm quan trọng kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu về đa dạng cây thuốc tại các quốc gia rất được quan tâm từ cách đây hàng nghìn năm [4]. Theo ước tính của WWF, có khoảng từ 35.000 đến 70.000 loài (trong tổng số 250.000 loài cây) được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới [8]. Trong đó, riêng Trung Quốc đã công bố tới hơn 10.000 loài [1, 9, 10]; Ấn Độ có khoảng 6.000 loài [11, 12, 13]; Vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài; ngoài ra ở một số nước châu Phi, như Zaire, Kenia…cũng có hàng trăm loài cây thuốc được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, theo báo cáo của WHO, có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền YHCT. Trong đó, phần lớn các thuốc được sử dụng có nguồn gốc từ cây cỏ [9]. Tuy vậy, việc khai thác quá mức và thiếu quy hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người đã dẫn đến sự báo động về hiện tượng thu hẹp đáng kể ĐDSH. Theo tư liệu của IUCN, trong số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này đã thống kê, có tới 30.000 loài được xếp vào diện bị đe dọa, trong đó có nhiều loài làm thuốc [8, 12]. Tại Trung Quốc, một số loài trước kia có khả năng khai thác như Củ nâu (Dioscorea spp.), Lan một lá (Nervilia fordii), Cẩu tích (Cibotium barometz)... nay lại đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Ở Bangladesh, một số cây thuốc quý như Dây mỏ quạ (Tylophora indica), Lục lặc bò (Zannia indica)…trước kia rất dễ tìm nay trở nên hiếm. Hoặc như với loài Ba gạc hoa đỏ (Rauvolfia serpentina), vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Thái Lan... có thể khai thác mỗi năm được khoảng 1000 tấn nguyên liệu, làm thuốc điều trị huyết áp, hiện nay cũng đã cạn kiệt do khai thác liên tục trong nhiều năm [5, 14]. Một số loài như Hoàng liên (Coptis chinensis và C. teeta) đã từng khai thác trong tự nhiên ở Trung Quốc và Ấn Độ, ngày nay đã trở nên rất hiếm và phải đưa vào trồng trọt [5]. Điều này chứng tỏ việc lưu trữ, nuôi trồng, bảo tồn và khai thác hợp lý các loài cây thuốc có giá trị là hết sức quan trọng và cấp thiết. Hiện nay, do nhu cầu thị trường, một số loài cây dược liệu đã được triển khai trồng để từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất 3
  11. khẩu. Điển hình là đối với một số loài Sâm mọc tự nhiên, do giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao nên đã thúc đẩy nhu cầu khai thác sử dụng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, người ta đã chủ động trồng các loài Sâm. Trong đó, Nhân sâm (Panax ginseng) được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên; Tam thất (P. notoginseng) được trồng nhiều ở Trung Quốc. Hay là đối với loài Sa nhân tím (Amonum longigulare) vốn được khai thác tự nhiên, nhưng với giá trị sử dụng và kinh tế của loài này nhiều nước đã triển khai trồng và cho kết quả tốt như Trung Quốc, Lào… [13, 15] Như vậy, có thể nói rằng tùy thuộc vào nguồn tài nguyên cây thuốc và nhu cầu của mỗi quốc gia mà mỗi một nước hay một địa phương sẽ có chương trình, kế hoạch khai thác và trồng những loài cây dược liệu có tiềm năng khác nhau để tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 1.2. Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam 1.2.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc trên cả nước Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng các loài cây sống trong điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau. Nhiều loài có giá trị làm thuốc và nhiều loài hiện nay là nguyên liệu chính để tinh chế sản xuất các loại thuốc có giá trị. Theo thống kê tính đến 2005, ở Việt Nam đã ghi nhận 10.340 loài thực vật, thuộc 2.256 chi, 305 họ, khoảng 800 loài Rêu, 200 loài Nấm, 200 loài Tảo, trong đó có nhiều loài làm thuốc [16]. Hàng năm, hàng chục loài thực vật mới được công bố phát hiện tại Việt Nam, vì vậy đến nay số lượng loài thực vật và cây thuốc ghi nhận đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, dựa vào kết quả điều tra từ năm 1961 đến nay, Viện Dược liệu đã xuất bản Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016), trong đó đã ghi nhận 5117 loài và dưới loài thực vật được sử dụng làm thuốc, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm Rêu, Tảo và Nấm lớn…Với trên 5000 loài cây thuốc và vốn tri thức bản địa sẽ là một kho tàng vô giá để triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội [17]. Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về sự đa dạng tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm ĐDSH phong phú nhất thế giới, trong đó có nhiều loài cây thuốc. Từ năm 2010 đến nay, nhiều đơn vị và địa phương trên cả nước đã triển khai điều tra và tái điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở 35 tỉnh thuộc 7 vùng trên cả nước: [18-24] 4
  12. + Vùng Tây Bắc: Lai Châu (450 loài), Điện Biên (562 loài), Sơn La (535 loài). + Vùng Đông Bắc: Bắc Kạn (415 loài), Lào Cai (549 loài), Yên Bái (510 loài), Tuyên Quang (682 loài), VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc (375 loài), Hà Giang (1.565 loài), Lạng Sơn (930 loài), Khu BTTN Na Hang - Tuyên Quang (647 loài), huyện Định Hoá -Thái Nguyên (307 loài), Quảng Ninh (948 loài). + Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá (714 loài), Nghệ An (962 loài), VQG Vũ Quang - Hà Tĩnh (429 loài), VQG Bạch Mã - Thừa Thiên Huế (548 loài). + Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam (832 loài), Quảng Ngãi (625 loài), Đà Nẵng (1.117 loài), Ninh Thuận (1.269 loài). + Vùng Tây Nguyên: Đắk Lắk (725 loài), Gia Lai (841 loài), Kon Tum (841 loài), Lâm Đồng (1247 loài), Đắk Nông (910 loài). + Vùng Đông Nam Bộ: Đồng Nai (1.086 loài), Bình Dương (691 loài), Bà Rịa – Vũng Tàu (479 loài), Bù Gia Mập - Bình Phước (266 loài), Lò Gò – Xa Mát – Tây Ninh (433 loài), Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh (162 loài). + Vùng Tây Nam Bộ: An Giang (1.083 loài), Cà Mau (229 loài), Kiên Giang (1.124 loài). Hiện nay, công tác đánh giá nguồn tài nguyên đang được tiếp tục thực hiện ở nhiều địa phương trên cả nước: Bắc Giang, Vĩnh Phúc,... Từ xa xưa đến nay có rất nhiều công trình của các nhà khoa học quan tâm đến các loài cây thuốc và vị thuốc để chữa trị các loại bệnh như: Sách “ Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức có ghi lại 830 loài sử dụng làm thuốc; Tác giả Võ Văn Chi có cuốn “ Từ điển cây thuốc Việt Nam” ghi nhận 3.200 loài trong đó có cả các loài cây thuốc nhập nội… [25, 26]. Năm 1957, Gs Đỗ Tất Lợi có “ Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Đến năm 1961, tác giả đã tái in thành 2 tập, trong đó mô tả và nêu công dụng của 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965, cuốn “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” được xuất bản thành 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu hơn 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Trong lần tái bản thứ 12 vào 2006 tác giả đã nâng lên 800 loài, các loài đều được mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia thành các nhóm bệnh khác nhau[27, 28]. Năm 1976, Gs Vũ Văn Chuyên “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, trong đó ngoài việc tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, ông còn đưa ra danh sách các cây 5
  13. thông thường thuộc các họ, giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc tra cứu [29]. Năm 1976, trong công trình luận văn phó tiến sĩ khoa học, Võ Văn Chi đã thống kê được ở Miền Bắc có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực vật hạt kín. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành [30]. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương trong cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện vào nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1997, Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành thực vật học. Năm 2003-2004, “Từ điển thực vật thông dụng” (2 tập) tác giả đề cập đến phần công dụng mà chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ thực vật [26, 31,32]. Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình “Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551 loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người dân địa phương [33]. Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng [34]. Cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu trong công trình 2 tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây thuốc, đây là công trình khá đầy đủ, nhóm các tác giả đã mô tả, phân tích khá chi tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học của từng loài [35]. Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng (vốn là những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng phân bố, bộ phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh theo YHCT [36]. Tóm lại, thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh của nhân dân ta là phong phú và đa dạng. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài từ đời này sang đời khác. Vì vậy, ngày nay chúng ta 6
  14. cần tiếp tục kiểm kê, bổ sung và hệ thống hóa các loài cây thuốc để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu và sử dụng. Nước ta là một nước nhiệt đới nhiều rừng, có nhiều nền văn hóa khác nhau, kiến thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú, mỗi khu vực lại có các cây thuốc và bài thuốc sử dụng, cách pha chế khác nhau. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang giảm sút nghiêm trọng, kéo theo sự ĐDSH cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng mất dần, vì vậy việc nghiên cứu cũng có thể phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một việc rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, nằm liền kề các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và Lạng Sơn và gần cửa khẩu phía Bắc và Đông bắc với hệ thống đường quốc lộ, đường sắt và đường thủy khá thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền. Do cấu trúc địa hình và khí hậu đa dạng, nên đã tạo ra sự đa dạng về tài nguyên sinh vật. Với hơn 129,164 ha đất rừng tự nhiên và rừng trồng, hệ thực vật rừng khá phong phú, thành phần thực vật chủ yếu nằm trong kiểu phụ miền thực vật Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam với thảm thực vật rừng thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới, có 452 loài cây dược liệu quý thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ, dây leo [37]. Trong các năm từ 1967-1973, đoàn điều tra của Viện Dược liệu đã tiến hành điều tra 325 xã trên tổng số 327 xã thuộc 16 huyện của tỉnh Hà Bắc, nay tách thành hai tỉnh là Bắc Ninh (gồm 6 huyện) và Bắc Giang (10 huyện). Kết quả thu thập được 506 loài cây thuốc, trong đó có nhiều cây có giá trị như Sa nhân, Thiên niên kiện, Mộc hoa trắng, Bách hợp, Mã tiền, Ba kích…[38]. Năm 2013, đoàn công tác của Viện Dược liệu đã điều tra tại Thành phố Bắc Giang và 3 huyện (Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng) với 139 hộ buôn bán và cơ sở đông dược của tỉnh cho thấy nguồn dược liệu được khai thác trong tự nhiên và vùng trồng một số cây dược liệu cũng như nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn. Là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình có đồng bằng, trung du và đồi núi, Bắc Giang có hệ thực vật tự nhiên phong phú và một cơ cấu cây trồng rất đa dạng. Đặc biệt chất đất ở đây rất phù hợp cho một số loại cây thuốc, cùng với chế độ canh tác quen thuộc của người dân nơi đây đã đưa tỉnh Bắc Giang được mệnh danh là vùng đất của cây Địa hoàng. 7
  15. Nay do cơ chế thị trường và sự nhanh nhạy của người dân, biến vùng đất Bắc Giang thành vùng đất của cây Kim tiền thảo, Nhân trần, Ích mẫu... Một số công ty dược đã đầu tư các xưởng chiết xuất ngay tại các khu vực người dân trồng nhiều cây dược liệu như Yên Dũng, Lục Nam, Việt Yên nhằm sơ chế dược liệu [39]. Trong tổng số 31 loài cây thuốc đang được khai thác tại đây có tới hơn mười loài hiện nay vẫn đang được khai thác với số lượng khá lớn như Cẩu tích, Thường sơn, Sâm cau, Thảo quyết minh, Dây đau xương... Ngoài ra còn có tới 15 loài cây dược liệu quý có tác dụng hiện đang được các lương y của tỉnh Bắc Giang sử dụng và được khai thác trong tự nhiên như Bổ béo, Dứa dại, Nam mộc hương, Nam hậu phác. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả điều tra qua thu thập thông tin từ các phiếu điều tra chứ chưa có điều kiện để đi sâu vào các khu vực rừng, đồi núi để đánh giá hiện trạng các loài cây thuốc [39]. Trong giai đoạn 2020 - 2023, Viện Dược liệu đang triển khai đề tài “Điều tra thực trạng nguồn tài nguyên, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao của tỉnh Bắc Giang đến năm 2030”. Năm 2022, trong đề tài luận văn thạc sĩ khoa học “ Điều tra, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”, Đặng Minh Tú và cộng sự đã tiến hành điều tra với tổng cộng 11 tuyến, địa hình khác nhau có vùng thị trấn, xã, đồi núi, rừng,…. Tổng chiều dài khu vực điều tra lên đến hơn 120 km. Kết quả ghi nhận được 649 loài cây thuốc, thuộc 437 chi, 149 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó, có 39 loài loài cây thuốc có giá trị cần bảo tồn tại huyện Sơn Động như: Thạch xương bồ, Cẩu tích, Cát sâm, Sâm cau, Hoàng đằng, Ba kích, Trầm hương, Giổi lông, Hoàng tinh hoa trắng,…Đã ghi nhận 113 cây thuốc có nguồn gốc bản địa được người dân khai thác và sử dụng (trong đó có 46 loài cây thuốc có tiềm năng khai thác, nghiên cứu); và 13 cây thuốc hiện đang trồng phát triển tại khu vực [40]. 1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý: Thị trấn Nhã Nam là xã miền núi vùng đất nằm ở phía Tây Bắc huyện Tân Yên, cách trung tâm huyện 7km về phía Tây Bắc; phía Đông giáp xã Tân Trung; phía Tây giáp xã Lan Giới, xã Quang Tiến; phía Bắc giáp với xã An Thượng huyện Yên Thế; phía Nam giáp xã An Dương và xã Liên Sơn. [7] 8
  16. Theo số liệu năm 2020, sau sáp thị trấn có diện tích tự nhiên trên 5,6km² dân số 8.200 người nằm ở 17 tổ dân phố. Nhã Nam có đường Tỉnh lộ 398 (nay là quốc lộ 17 - Bắc Giang đi Yên Thế), Tỉnh lộ 294 ( Cầu Ca - Phú Bình đi Kép - Lạng Giang) chạy qua. Thị trấn Nhã Nam có vị trí địa lý khá quan trọng ở trong vùng, là nơi tiếp giáp giữa các huyện thuộc 3 tỉnh khác nhau: Thái Nguyên ở phía Bắc, Tây Bắc; Lạng Sơn ở phía Bắc, Đông Bắc và các xã thuộc 2 huyện của tỉnh Bắc Giang. Vì thế mà từ lâu, nơi đây đã trở thành đầu mối giao thông đường bộ để thông thương với các vùng, các tỉnh lân cận. [7] Hình 1. 1. Hình ảnh khu vực thị trấn Nhã Nam - Tân Yên- Bắc Giang * Địa hình: Thị trấn Nhã Nam phía Bắc địa hình cao, chủ yếu là đồi, bãi thấp phù hợp với một số loại cây ăn quả, cây công nghiệp phía Nam và dọc 2 tuyến đường 398, 294 địa hình bằng phẳng thấp dần. Các điểm dân cư ở hai trục đường 294, 398 có mật độ dân số lớn, địa hình và điều kiện tự nhiên của xã thích hợp cho trồng lúa , màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. [41] 9
  17. * Đất đai: Thị trấn Nhã Nam thuộc vùng đất miền núi, có sông máng nhận nước của hệ thống thủy nông Sông Cầu, một phần nước của Hồ Cầu Rễ (Yên thế), cùng hàng chục ao hồ đưa nước về phục vụ tưới tiêu cho các cánh đồng trong vùng. Thị trấn Nhã Nam có các trục đường giao thông lớn, thuận tiện cho việc chung chuyển từ miền ngược lên miền xuôi, rồi từ miền đồng bằng lên miền núi đi 5 tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi bằng đường quốc lộ 17 và tỉnh lộ 294. Là nơi buôn bán giao thương nhộn nhịp trong vùng. Thị trấn Nhã Nam hiện có tổng diện tích hơn 5,6km² [7]. * Khí hậu: Thị trấn Nhã Nam có thời tiết khí hậu được quy định chung bởi địa hình chung của toàn huyện Tân Yên. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C, nhiệt độ cao nhất (tháng 6) là 390C, nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) là 8,20C. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.594mm, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, ít bị nạn lũ lụt, bão lũ hoành hành [7]. 1.3.2. Điều kiện KTXH của khu vực nghiên cứu * Kinh tế: Thị trấn Nhã Nam là trung tâm kinh tế của tiểu vùng phía Bắc huyện Tân Yên và tiểu vùng phía Nam huyện Yên Thế. Trong quá khứ Nhã Nam đã từng là Thủ phủ của Phủ Yên Thế. Là một trong những trung tâm của vùng chuyển tiếp - Miền núi và đồng bằng của tỉnh Bắc Giang vì thế thị trấn Nhã Nam có một vị trí chiến lược quan trọng đồng thời là đầu mối giao thương phát triển kinh tế của tiểu vùng [42]. * Dân cư: Tại thị trấn Nhã Nam tính đến năm 2019 sau khi sáp nhập cả xã Nhã Nam thì tổng số dân có 8.200 người, 17 tổ dân phố. [41, 43] Theo số liệu Tổng điều tra dân số toàn quốc (TĐTDSTQ) năm 1979 và 1989, số người các dân tộc thiểu số ở toàn huyện Tân Yên ghi được như sau : Tày 146 người (79 nam, 67 nữ); Nùng 145 người (76 nam , 69 nữ); Hoa 62 người (30 nam , 32 nữ); Cao Lan 1 người (0 nam, 1 nữ); Thái 1 người (0 nam, 1 nữ ); Sán Dìu 1 người (0 nam, 1 nữ); Hmông 7 (3 nam và 4 nữ); E Đê 3 (2 và 1); Dao 2 (0 và 2); Cờ Ho 1 (0 và 1); Mnông 1 (1 và 0); Xu đăng 1 (0 và 1); Ngái 1 (1 và 0); Khơ me (1 và 0). Với dân số ở thị trấn Nhã Nam có đa số là dân tộc Kinh, số ít là dân tộc Mông, Tày, Nùng,… [44] 10
  18. Chương 2- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài cây có giá trị làm thuốc tại khu vực nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Vườn thuốc chúng tôi khảo sát là vườn của lương y Dương Văn Quyền ở tổ dân phố Cường Thịnh, thị trấn Nhã Nam; Lương y Nguyễn Thị Oanh ở tổ dân phố Tiến Điều, thị trấn Nhã Nam; Lương y Nguyễn Văn Toản ở tổ dân phố Cường Thịnh, thị trấn Nhã Nam. - Thời gian nghiên cứu: 07/2022 – 4/2023. 2.2. Nội dung nghiên cứu (1) Xây dựng danh lục các loài cây thuốc của 3 vườn tại thị trấn Nhã Nam: - Đánh giá đa dạng về bậc phân loại. - Đánh giá đa dạng về dạng thân của cây thuốc. - Đánh giá đa dạng về nhóm công dụng làm thuốc. - Đánh giá đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc. (2) Xây dựng danh mục các loài cây thuốc được bảo tồn tại thị trấn Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang. Xác định danh sách các cây thuốc có giá trị bảo tồn tại thị trấn Nhã Nam (thuộc Sách Đỏ Việt Nam - 2007, Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam – 2006 và 2019). (3) Điều tra tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc tại khu vực điều tra: - Lập danh sách một số cây thuốc cùng thông tin về tri thức bản địa. - Một số bài thuốc thuốc dân gian được người dân địa phương sử dụng theo kinh nghiệm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các kết quả điều tra, tài liệu đã công bố về nguồn tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Bắc Giang và khu vực nghiên cứu. 11
  19. Thông tin từ Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2006, 2019), Nghị định 84/2021/NĐ-CP liên quan đến nhóm thực vật thuộc diện quý hiếm, cần bảo tồn để xác định đối tượng thuộc phạm vi của đề tài. Thông tin từ Dược điển Việt Nam V (các chuyên luận về cây thuốc), các Thông tư, Quyết định của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đến cây thuốc và dược liệu. Giá trị sử dụng trong đó tập trung vào giá trị làm thuốc của các loài được thu thập thông qua kinh nghiệm sử dụng tại địa phương, truyền miệng,... 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn PRA - Phỏng vấn người dân biết về cây thuốc (thầy lang, người trồng thuốc) tại địa phương để thu thập thông tin về cây thuốc và bài thuốc. - Cùng người dân biết về cây thuốc và có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khảo sát, thu mẫu tại vườn thuốc. 2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa: - Điều tra theo từng vườn cây thuốc. - Các vườn cây thuốc được điều tra 12
  20. Bảng 2. 1. Địa điểm các vườn cây thuốc điều tra Diện Vườn cây STT Địa chỉ tích Đặc điểm thuốc vườn 1 Nhà lương Tổ dân phố Cường Khoảng Vườn được chia làm 2 vườn y Dương Thịnh - thị trấn hơn nhỏ tại sân trước và sân sau Văn Quyền Nhã Nam - Tân 5000𝑚2 nhà, vườn sau trồng một số (1958) Yên - Bắc Giang cây như: Bạch hoa xà, Chè xanh, Thiết mộc lan, Thạch vi,… Vườn trước trồng một số cây như: Xuân hoa, Đinh lăng, Thừng mực, Sâm cau, Giảo cổ lam,... 2 Nhà lương Tổ dân phố Tiến Khoảng Vườn được chia làm 2 vườn y trị bệnh Điều - Thị trấn Nhã hơn nhỏ tại sân trước nhà với ngoài da Nam - Tân Yên - 360𝑚2 nhiều cây phổ biến như: Nguyễn Bắc Giang Hồng một nhựa, Cối xay, Thị Oanh Trầu không, Móc mật, ... (1969) 3 Nhà lương Tổ dân phố Cường Khoảng Vườn thuốc riêng được trồng y Nguyễn Thịnh - thị trấn 7000𝑚2 nhiều loại cây khác biệt như: Văn Toản Nhã Nam - Tân Lang vang, Sói láng, Đìa sản, (1968) Yên - Bắc Giang Hạt cườm, Hoa biên, Hồi,... 2.3.4. Phương pháp thu thập và xử lý tiêu bản Mẫu tiêu bản được thu thập và xử lý theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005): + Nguyên tắc thu thập và xử lý mẫu ngoài thực địa, kết hợp sử dụng các công cụ, thiết bị định vị để xác định tọa độ vị trí mẫu thu thập làm cơ sở cho việc xây dựng các nhóm bản đồ. Mỗi cây thu thập từ 2 - 3 tiêu bản, Tiêu bản thu được xử lý tại thực địa bằng 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2