Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Dược học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Polygala SP. tại Lạng Sơn
lượt xem 5
download
Đề tài "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Polygala SP. tại Lạng Sơn" mô tả chi tiết hơn về đặc điểm hình thái thực vật, đặc điểm vi phẫu và xác định được tên khoa học của mẫu nghiên cứu cứu là Polygala saxicola. Kết quả nghiên cứu thực vật và xác định tên khoa học của mẫu nghiên cứu góp phần phân biệt loài Polygala saxicola với các loài khác trong chi Polygala, đồng thời cũng là nghiên cứu bước đầu làm tiền đề cho mục đích nghiên cứu chuyên sâu hơn, góp phần xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn của chuyên luận về dược liệu này trong Dược điển Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Dược học: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Polygala SP. tại Lạng Sơn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐINH TUYẾT ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LOÀI VIỄN CHÍ POLYGALA SP. TẠI LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội - 2023
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐINH TUYẾT ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU LOÀI POLYGALA SP. TẠI LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA QH.2018.Y Cán bộ hướng dẫn : ThS Lại Việt Hưng ThS Nguyễn Thị Mai Hà Nội - 2023
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè và gia đình. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS. Lại Việt Hưng và ThS. Nguyễn Thị Mai, những người Thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hỗ trợ, chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các tác giả của những công trình khoa học mà tôi đã trích dẫn trong khóa luận vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những kiến thức liên quan trong quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô, anh chị tại Trung tâm Tài nguyên, Viện Dược Liệu, đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cộng tác để giúp tôi hoàn thành công trình này. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người trong gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động viên, cổ vũ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2023 Đinh Tuyết Anh
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT AD: Bệnh Alzheimer TCM: Y học cổ truyền Trung Quốc NSAIDs: Thuốc chống viêm không steroid BDNF: Chất bạch đầu tư thế YHCT: Y học cổ truyền VCE: Cao chiết ethanol từ rễ cây Viễn chí hoa vàng VCB: Cao chiết phân đoạn n-butanol từ rễ cây Viễn chí hoa vàng NO: Nitric Oxide LPS: Lipopolysacharide IC50: Inhibitory Concentration 50% (Nồng độ ức chế 50%) NIMM: Viện Dược Liệu HNU: Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội HN: Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHI VIỄN CHÍ TRÊN THẾ GIỚI........................................... 2 1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật ............................................................ 2 1.1.2. Thành phần hoá học ...................................................................................... 4 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM .................................................................. 13 1.2.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật .......................................................... 13 1.2.2 Thành phần hoá học ..................................................................................... 15 1.2.3. Tác dụng trong YHCT ................................................................................. 16 1.2.4. Tác dụng về sinh học ................................................................................... 17 1.3. ĐA DẠNG CÂY THUỐC CHI POLYGALA TẠI LẠNG SƠN ........................................ 18 1.3.1 Vị trí địa lý, khí hậu:..................................................................................... 18 1.3.2. Khảo sát tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam: ..................... 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 20 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 20
- 2.2.1. Xác định tên khoa học của loài Viễn chí tại xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ......................................................................................................... 20 2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Viễn chí tại Lạng Sơn ................... 20 2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm vi phẫu của loài Viễn chí tại Lạng Sơn ................ 20 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 21 2.3.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................. 21 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh ................................................ 21 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thực vật .............................................................. 22 2.3.4. Phương pháp làm vi phẫu ........................................................................... 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................25 3.1. XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC CỦA LOÀI .................................................................. 25 3.1.1. Tổng hợp dữ liệu tiêu bản của các loài thuộc chi Polygala tại Việt Nam .. 25 3.1.2. Xác định tên khoa học mẫu nghiên cứu....................................................... 27 3.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ........................................................................................... 28 3.3. ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU .............................................................................................. 31 3.3.1. Rễ ................................................................................................................. 31 3.3.2. Thân ............................................................................................................. 33 3.3.3. Lá ................................................................................................................. 36
- 3.4. ĐẶC ĐIỂM BỘT RỄ DƯỢC LIỆU .............................................................................. 38 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ....................................................................................40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................41 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 41 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43 PHỤ LỤC . DANH SÁCH CÁC TIÊU BẢN THỐNG KÊ
- DANH LỤC BẢNG Bảng 1. 1. Các nhóm hợp chất khác nhau đã phân lập từ chi Polygala 4 Bảng 1. 2. Các loài thuộc chi Polygala ở Việt Nam 14 DANH LỤC HÌNH Hình 2. 1. Hình ảnh phân tích mẫu tiêu bản khô ........................................................... 22 Hình 3. 1. Hình ảnh một số mẫu tiêu bản khô dùng để phân tích.…………………….26 Hình 3. 2. Hình ảnh một số mẫu tiêu bản khô sử dụng để phân tích (tiếp) ................... 27 Hình 3. 3. Cây Viễn chí ngoài tự nhiên.......................................................................... 29 Hình 3. 4. Cây Viễn chí thu thập làm nghiên cứu. ......................................................... 29 Hình 3. 5. Ảnh lá ............................................................................................................ 30 Hình 3. 6. Ảnh hoa Polygala saxicola ........................................................................... 30 Hình 3. 7. Các bộ phận của Viễn chí Polygala saxicola ................................................ 31 Hình 3. 8. Vi phẫu rễ Polygala saxicola ........................................................................ 32 Hình 3. 9. Một số hình ảnh vi phẫu khác của rễ Polygala saxicola............................... 33 Hình 3. 10. Hình ảnh vi phẫu thân Polygala saxicola ................................................... 34 Hình 3. 11. Một số hình ảnh vi phẫu thân khác của Polygala saxicola ......................... 35 Hình 3. 12. Hình ảnh tổng quát của vi phẫu thân Polygala saxicola ............................. 35 Hình 3. 13. Hình ảnh vi phẫu gân lá Polygala saxicola................................................. 36 Hình 3. 14. HÌnh ảnh vi phẫu phiến lá Polygala saxicola ............................................. 37 Hình 3. 15. Một số hình ảnh vi phẫu lá khác của Polygala saxicola ............................. 38 Hình 3. 16. Ảnh vi phẫu bộ rễ Polygala saxicola .......................................................... 39
- ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, chi Viễn chí - Polygala (họ Viễn chí - Polygalaceae) có khoảng 20 loài [1] phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam, trong đó một số loài có phân bố tập trung tại các vùng núi cao phía Bắc và Tây Nguyên, có 13 loài được sử dụng làm thuốc và đều được gọi với tên viễn chí, kích nhũ,... Rễ một số loài của chi này vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền để chữa ho, tiêu đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, suy nhược. Ngoài tác dụng chính là chữa ho và tăng cường trí nhớ, đồng bào dân tộc Dao đỏ và Mông còn dùng rễ của một số loài Viễn chí với tác dụng chữa đau nhức xương khớp, làm thuốc bổ, chữa suy nhược cơ thể. Một số kết quả điều tra tài nguyên cây thuốc tại Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2020 đã ghi nhận 3 loài Viễn chí, trong đó 01 loài được thu thập tại Mẫu Sơn, Lộc Bình, Lạng Sơn được sử dụng với tên khoa học Polygala sp. Qua kiểm tra sơ bộ, loài cây thuốc này chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác dụng vô cùng thiết thực đối với người dân và trong ngành Y Dược học. Để có đầy đủ các dẫn liệu khoa học phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý này, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Viễn chí Polygala sp. tại Lạng Sơn”, nhằm xây dựng cơ sở khoa học ban đầu về cây thuốc này tại Việt Nam. 1
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu chi Viễn chí trên thế giới 1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật Chi Viễn chí (Polygala L.) có khoảng 500 loài, được phân bố rộng khắp trên thế giới, được ghi nhận lần đầu bởi nhà thực vật học Thuỵ Điển - Carl Linnaeus (1778) [2], ở đó, ông đã thống kê và mô tả đặc điểm thực vật học của 14 loài trong chi với những đặc điểm chính về dạng sống; đặc điểm, cách sắp xếp của lá, đặc điểm hoa, quả hạt,... với những đặc điểm nổi bật như: Đây là các loài cây thảo mộc hàng năm hoặc lâu năm, hoặc cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, hiếm khi là thân gỗ leo. Lá đơn, mọc so le, hiếm khi mọc đối hoặc mọc vòng, có cuống; phiến lá không chia thuỳ, nhẵn hoặc có lông. Cụm chùm hoa, mọc ở cành hay nách lá. Hoa lưỡng tính, đối xứng 2 bên, có 1-3 lá bắc. Năm cánh hoa không đều nhau, xếp thành 2 bậc, 3 lá bên ngoài nhỏ, 2 lá to bên trong. Ba cánh hoa bên ngoài ngắn hơn ½, có màu trắng, vàng hoặc đỏ tím. Gồm 8 nhị, các sợi nhỏ liên kết với nhau ở gốc, tạo thành vỏ bọc hình máng, mở ở phía trên, trang trí bằng các cánh hoa; bao phấn cố định, có hoặc không có cuống. Bộ nhuỵ gồm 2 lá noãn dính nhau. Quả nang, dẹt, thường có cánh, chứa 2 hạt, thường có màu đen, hình trứng hoặc tròn, có lông tơ hoặc nhẵn. Cũng giống nhiều họ thực vật khác, những nghiên cứu về hệ thống phân loại của họ Polygalaceae đã có nhiều thay đổi. Các nhà phân loại học đã tìm cách phân loại các loài thực vật dựa trên các đặc điểm về hình thái, cấu trúc, chức năng và mối quan hệ di truyền giữa chúng. Trong hệ thống Cronquist cũ thì họ Polygalaceae đã được đặt trong một bộ riêng của chính nó với tên gọi Polygalales. Theo Huchinson (1969) [3], họ Polygalaceae thuộc bộ Polygalales được tiến hóa từ bộ Bixales, Polygalceae có mối quan hệ gần gũi với Karameriaceae, Trigoniacea, Vochysiaceae. Hutchinson cũng cho rằng, các loài thuộc họ Polygalaceae có những đặc điểm giống với Fabaceae, điểm khác biệt ở đây đó là Fabaceae có 1 lá noãn trong khi các loài của Polygalaceae có 2 lá noãn. Tác giả cũng chỉ ra chi Polyagala có phân bố rộng khắp kéo dài từ châu Âu đến Bắc Á. 2
- Theo Water (2008) [3], Polygalaceae cùng Fabaceae và Surianaceae cùng nằm trong bộ Fabales, 3 họ này phân biệt có 2 đặc điểm chính phân biệt với nhau là dạng lá đơn hay lá kép và số lượng lá noãn: dạ lá kép (Fabaceae); Lá đơn, lá noãn từ 1-5 (Surianaceae); Lá đơn, lá noãn từ 2-3 (Polygalaceae). Các kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loại và quan hệ giữa các nhóm thực vật bằng nghiên cứu sinh học phân tử (APG) đã chỉ ra Polygalaceae gần gũi với Surianaceae hơn so với Fabaceae, tất cả các họ này được xếp chung trong bộ Fabales cùng với Quillajaceae. Trong bộ này, Polygalaceae là họ thực vật tiến hóa nhất [5]. Cũng theo APG [5], Polygalaceae được chia thành 4 tông, sự phân bố các chi theo tông như sau: - Xanthophylleae Chodat:1 chi và khoảng 95 loài cây bụi hay cây gỗ tích lũy nhôm, tại khu vực Ấn Độ-Malaysia. - Polygaleae Chodat: Khoảng 13 chi và 830 loài cây thân thảo, dây leo và cây bụi. Các chi đa dạng nhất là Polygala (325 loài, giới hạn chi chưa rõ), Monnina (180 loài), Muraltia (120 loài), Securidaca (80 loài). Phân bố rộng khắp thế giới, ngoại trừ vùng ven Bắc cực và New Zealand. • Badiera • Balgoya • Bredemeyera • Comesperma • Eporaxanthes • Monnina • Muraltia • Nylandtia • Phlebotaenia • Polygala • Pteromonnina • Salomonia • Securidaca - Carpolobieae Eriksen: 2 chi, khoảng 6 loài tại vùng nhiệt đới châu Phi. 3
- • Atroxima • Carpolobia - Moutabeae Chodat: 4 chi và khoảng 15 loài cây thân gỗ tích lũy nhôm. Phân bố tại vùng nhiệt đới châu Mỹ, và từ New Guinea tới New Caledonia. • Barnhartia • Diclidanthera • Eriandra • Moutabea Họ Viễn chí (danh pháp khoa học: Polygalaceae) là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Đậu (Fabales). Chúng gần như phân bổ khắp thế giới, với khoảng 17-21 chi và 900- 1000 loài cây thân thảo, cây bụi và cây thân gỗ. Website của APG công nhận khoảng 21 chi và 940 loài. Khoảng ⅓ tổng số loài của họ này thuộc về chi Viễn chí (Polygala). 1.1.2. Thành phần hoá học Thành phần hóa học của các loài thuộc chi Polygala chủ yếu được công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay, đã phân lập được khoảng gần 400 hợp chất từ các loài thuộc chi Polygala, các hợp chất thuộc nhóm xanthon, saponin và một số hợp chất khác. Tên và cấu trúc của một số nhóm chất được trình bày tại Bảng 1.1 Bảng 1. 1. Các nhóm hợp chất khác nhau đã phân lập từ chi Polygala Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu 7-hydroxy-1-methoxy-2,3- 1 Polygala tenuifolia Rễ methylenedioxy xanthone [6] 1, 7-dihydroxy-2, 3-dimethoxy 2 Polygala tenuifolia Rễ xanthone 4
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu 1,3, 6-trihydroxy-2, 7-dimethoxy 3 Polygala tenuifolia Rễ xanthone 7-hydroxy-1,2, 3-dimethoxy 4 Polygala tenuifolia Rễ xanthone 5 1,2,3,6, 7-penta methoxyxanthone Polygala tenuifolia Rễ 1,3, 7-trihydroxy -2, 6-dimethoxy 6 Polygala tenuifolia Rễ xanthone 7 7-hydroxy-1-methoxyxanthone Polygala tenuifolia Rễ [6] 1,7-dihydroxy-3,4-dimethoxy 8 Polygala tenuifolia Rễ xanthone 9 sibiricose A7 Polygala sibirica L. Rễ 10 sibiriphenone A Polygala sibirica L. Rễ [7] 11 polygalatenoside A Polygala sibirica L. Rễ 5
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu 12 polygalatenoside C Polygala sibirica L. Rễ 13 lancerin Polygala sibirica L. Rễ 14 3, 4, 5-trimethoxycinnamic acid Polygala sibirica L. Rễ 6-hydroxy- 1, 2, 3, 7- 15 Polygala sibirica L. Rễ tetramethoxyxanthone 1, 3, 7-trihydroxy-2- 16 Polygala sibirica L. Rễ methoxyxanthone 17 onjixanthone II Polygala sibirica L. Rễ [7] 18 1, 2, 3, 6, 7-pentamethoxyxanthone Polygala sibirica L. Rễ 19 presenegenin Polygala sibirica L. Rễ 3'-O-3, 4, 5-trimethoxycinnamoyl-6- 20 Polygala sibirica L. Rễ O-4-methoxy benzoyl sucrose 21 tenuifoliside C Polygala sibirica L. Rễ 6
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu 5, 3'-dihydroxy-7, 4'- 22 dimethoxyflavonol- 3-O-β-D- Polygala sibirica L. Rễ glucopyranoside [7] 23 tenuifolin Polygala sibirica L. Rễ 24 rhamnetin 3-O-β-D-glucopyranoside Polygala sibirica L. Rễ 25 6,3'-disinapoyl-sucrose Polygala inexpectata (chưa rõ) 6- O -sinapoyl,3 '- O -trimethoxy- 26 Polygala inexpectata (chưa rõ) cinnamoyl-sucrose (tenuifoliside C) [8] 27 3'- O -( O -methyl-feruloyl)-sucrose Polygala inexpectata (chưa rõ) 28 3'- O -(sinapoyl)-sucrose Polygala inexpectata (chưa rõ) 3'- O -trimethoxy-cinnamoyl-sucrose 29 Polygala inexpectata (chưa rõ) (glomeratose) [8] 30 3'- O -feruloyl-sucrose (sibiricose A5) Polygala inexpectata (chưa rõ) 7
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu rượu sinapyl 4- O -glucoside (syringin 31 Polygala inexpectata (chưa rõ) hoặc eleutheroside B) 32 liriodendrin Polygala inexpectata (chưa rõ) 7,4'-di- O -methylquercetin-3- O -β- 33 rutinoside (ombuin 3- O -rutinoside Polygala inexpectata (chưa rõ) hoặc ombuoside) 1,3,7-trihydroxy-2,6- Polygala alpestris L. 34 Toàn bộ dimethoxyxanthone (Rchb.) [9] 2,3-methylenedioxy-4,7- Polygala alpestris L. 35 Toàn bộ dihydroxyxanthon (Rchb.) 3,4-dimethoxy-1,7- Polygala alpestris L. 36 Toàn bộ dihydroxyxanthone (Rchb.) Polygala alpestris L. 37 1,3-dihydroxy-7-methoxyxanthone Toàn bộ [9] (Rchb.) 1,7-dihydroxy-2,3- Polygala alpestris L. 38 Toàn bộ dimethoxyxanthone (Rchb.) 8
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu Polygala alpestris L. 39 3' ,6-O-disinapoyl sucrose Toàn bộ (Rchb.) Polygala alpestris L. 40 3',5'-dimethoxybiphenyl-4-olo Toàn bộ (Rchb.) 1,7-dihydroxy-2,3- 41 Polygala fallax Rễ methylenedioxyxanthone 1-methoxy-2,3- [10] 42 Polygala fallax Rễ methylenedioxyxanthone 43 3-hydroxy-1,2-dimethoxyxanthone Polygala fallax Rễ 1,6, 7-trihydroxy-2,3- 44 Polygala fallax Rễ dimethoxyxanthone 7-hydroxy-1-methoxy-2,3- [10] 45 Polygala fallax Rễ methylenedioxyxanthone 46 1,3-dihydroxy-2-methoxyxanthone Polygala fallax Rễ 9
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu 47 1,3,7-trihydroxy -2-methoxyxanthone Polygala fallax Rễ 3β,19α-dihydroxyurso-12-ene-23,28- Các bộ 48 dioic acid 3-O-β-d- Polygala sibirica L phận trên glucuronopyranoside mặt đất [11] Các bộ axit pomolic 3- O-(3-O-sulfo)-α-l- 49 Polygala sibirica L phận trên arabinopyranoside mặt đất Các bộ axit pomolic 3-O-(4-O-sulfo)-β-d- 50 Polygala sibirica L phận trên xylopyranoside mặt đất Các bộ axit pomolic 3-O-(2 -O-axetyl-3-O- 51 Polygala sibirica L phận trên sulfo)-α-l-arabinopyranoside mặt đất [11] axit medicagenic 3-O-β-d- glucopyranosyl 28-O-β-d- Các bộ 52 galactopyranosyl (1→4)-β- d- Polygala sibirica L phận trên xylopyranosyl (1→4)-α-l- mặt đất rhamnopyranosyl (1→2)-(4-O- 10
- Tài TT Tên hợp chất Loài Bộ phận liệu axetyl)-[β-d-apiofuranosyl (1→3)]-β- d-fucopyranosyl este 1,6,8-trihydroxy-7-methoxy-2,3- Polygala 53 Rễ methylenedioxyxanthone crotalarioides 1,6-dihydroxy-7,8-dimethoxy-2,3- Polygala 54 Rễ [11] methylenedioxyxanthone crotalarioides 1-O-beta-d-glucopyranosyl- (2S,3S,4R,11E)-2-[(2'R)-2'- Các bộ 55 hydroxypalmitoylamino]-11- Polygala japonica phận trên [12] octadecene-1,3, 4-triol mặt đất (polygalacerebroside) 1.1.3. Tác dụng dược lý của chi Polygala Một số loài của chi Viễn chí được sử dụng trong nền Y học cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới, đã có nhiều các nghiên cứu trên thế giới về tác dụng dược lý của nhóm loài cây thuốc này: Tác dụng chống trầm cảm: Chi Polygala được sử dụng để giúp giảm triệu chứng trầm cảm, có tác dụng làm tăng cường tinh thần và nâng cao trí nhớ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất Polygalae Radix (từ chi Polygala) có tác dụng chống trầm cảm bằng cách tăng cường hoạt động của chất bạch đầu tư thế (BDNF) và chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh trong não [13]. 11
- Tác dụng giảm đau: Chi Polygala có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất Polygalae Radix có tác dụng giảm đau và kháng viêm tương tự như các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) [14]. Tác dụng bảo vệ thận: Chi Polygala cũng có tác dụng bảo vệ thận. Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng các hợp chất Polygalea Radix có tác dụng bảo vệ thận khỏi các tổn thương gây ra bởi các chất độc hại [15]. Tuy nhiên, các tác dụng dược lý của chi Polygala vẫn cần được nghiên cứu thêm và kiểm chứng trước khi sử dụng trong thực tiễn y học. 1.1.4. Công dụng của chi Polygala trong Y học cổ truyền Chi Polygala được sử dụng trong y học truyền thống của Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Các phần của cây được sử dụng, bao gồm rễ, thân, lá và hoa. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, chi Polygala được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, bao gồm các triệu chứng liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, đau đầu, đau lưng và đau nhức cơ bắp, cụ thể: 1. Rễ của một số loài Viễn chí từ lâu đã được sử dụng ở Trung Quốc để làm dịu tâm trí, tăng cường trí thông minh, thông tim và thận, loại bỏ đờm và giảm sưng tấy. Hiện nay, nó được sử dụng để điều trị chứng hay quên, mất ngủ và khó chịu, cải thiện trí nhớ, chống sa sút trí tuệ, bảo vệ não, giảm ho, long đờm, an thần, thôi miên [16]. 2. Bệnh Alzheimer (AD) là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính bắt nguồn từ các tổn thương hoặc suy thoái hệ thần kinh trung ương. Các ước tính hiện tại cho thấy căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 35 triệu người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thiếu thuốc hiệu quả là trở ngại lớn nhất trong điều trị AD. Trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM), Polygala tenuifolia Willd. (Polygalaceae) thường được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, rối loạn trí nhớ và suy nhược thần kinh [17]. Theo Trung Hoa y học, tháng 4-1952: Viễn chí có senegin có tác dụng trừ đờm và có độc tính. Uống với liều thích hợp, sẽ kích thích niêm mạc ở cổ họng làm tăng sự bài tiết niêm dịch ở khí quản và có tác dụng trừ đờm. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 375 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 322 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 68 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn