intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)" là đánh giá độc tính cấp của viên nang Ngũ vị tử trên chuột nhắt trắng; đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử trên mô hình gây viêm gan cấp bằng Paracetamol trên chuột nhắt trắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ HÀ CHÂU NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN NANG NGŨ VỊ TỬ (Schisandra sphenanthera Rehder et Wils.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HÀ CHÂU NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN NANG NGŨ VỊ TỬ (Schisandra sphenanthera Rehder et Wils.) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH DƯỢC HỌC) Khóa: QH.2018.Y Người hướng dẫn: 1. ThS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG 2. ThS. NGUYỄN THÚC THU HƯƠNG HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình và những lời khuyên vô cùng quý báu của các thầy, cô giảng viên Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các cán bộ Viện Dược liệu cùng gia đình và bạn bè. Trước hết em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng tới Ths. Nguyễn Thị Phượng khoa Dược lý – Hóa sinh, Viện Dược liệu, người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo, tận tình góp ý, tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Cùng với đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị cán bộ của khoa Dược lý – Hóa sinh, Viện Dược liệu đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể thu thập được số liệu hoàn thiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thúc Thu Hương và các thầy cô trong bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dành nhiều thời gian, tâm huyết quan tâm, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Các thầy cô là tấm gương sáng về đạo đức và sự tận tâm với nghề cho em học tập và noi theo. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, toàn thể các thầy cô Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội và toàn thể cán bộ Viện Dược liệu đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành chương trình học tập. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ và sát cánh bên em, giúp em có thêm động lực để cố gắng trong quá trình học tập. Sinh viên Nguyễn Thị Hà Châu
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt AH Alcohol-associated hepatitis Viêm gan do rượu ALP Alkalin phosphatase ALT Alanin aminotransferase APAP Acetaminophen AST Aspartat aminotransferase CCl₄ Carbon tetraclorid CYP450 Cytochrome P450 ĐVTN Động vật thí nghiệm LD₀ Lethal dose 0% Liều lớn nhất không chết động vật thí nghiệm nào LD₅₀ Lethal dose 50% Liều gây chết 50% động vật thí nghiệm LD₁₀₀ Lethal dose 100% Liều nhỏ nhất làm chết tất cả động vật thí nghiệm NAPQI N-acetyl-p-benzoquinoeimin PAR Paracetamol ULN Upper limit of normal Giới hạn bình thường trên
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Công thức viên nang Ngũ vị tử ...................................................... 21 Bảng 3.1. Kết quả thử độc tính cấp đường uống của viên nang Ngũ vị tử .... 27 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của viên nang Ngũ vị tử lên hoạt độ AST trong huyết thanh chuột (n=10) .......................................................................................... 29 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của viên nang Ngũ vị tử lên hoạt độ ALT trong huyết thanh chuột (n=10) .......................................................................................... 30
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Một số hình ảnh Ngũ vị tử thu tại vùng núi Ngọc Linh ................... 8 Hình 3.1. Hình ảnh gan đại thể của các lô chuột ............................................ 28 Hình 3.2. Hoạt độ AST trong huyết thanh chuột gây độc bởi paracetamol ... 29 Hình 3.3. Hoạt độ ALT trong huyết thanh chuột gây độc bởi paracetamol ... 31
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 2 1.1. Tổng quan các bệnh lý về gan ................................................................. 2 1.1.1. Bệnh lý viêm gan cấp tính ................................................................. 2 1.1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính................................................................ 5 1.1.3. Bệnh lý xơ gan................................................................................... 6 1.2. Tổng quan về Ngũ vị tử ........................................................................... 8 1.2.1. Phân loại thực vật .............................................................................. 8 1.2.2. Đặc điểm thực vật.............................................................................. 8 1.2.3. Phân bố .............................................................................................. 9 1.2.4. Thành phần hóa học .......................................................................... 9 1.2.5. Tác dụng dược lý ............................................................................. 10 1.3. Mô hình nghiên cứu độc tính cấp và đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên thực nghiệm ..................................................................................................... 14 1.3.1. Tổng quan về nghiên cứu độc tính cấp ........................................... 14 1.3.2. Tổng quan về phương pháp đánh giá tác dụng bảo vệ gan ............. 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21 2.2. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu..................................................... 21 2.2.1. Động vật thí nghiệm........................................................................... 21 2.2.2. Thuốc và hóa chất .............................................................................. 22 2.2.3. Trang thiết bị nghiên cứu ................................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp ............................................... 22 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan .................................. 23
  8. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 26 3.1. Nghiên cứu độc tính cấp .......................................................................... 26 3.2. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan .............................................................. 28 3.2.1. Kết quả hình ảnh gan đại thể.............................................................. 28 3.2.2. Kết quả đo hoạt độ AST..................................................................... 29 3.2.3. Kết quả đo hoạt độ ALT .................................................................... 30 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 32 4.1. Về độc tính cấp của viên nang Ngũ vị tử ................................................. 32 4.2. Về tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử .................................... 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, bệnh gan là một trong những bệnh thường gặp, trong đó có viêm gan, với phần lớn nguyên nhân do nhiễm virus viêm gan, uống rượu nhiều, nhiễm độc (hóa chất, thuốc…). Một nghiên cứu toàn quốc gần đây đã chỉ ra rằng, ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong do ung thư cao nhất ở cả 2 giới tại Việt Nam (chiếm tỷ lệ 31,04% ở nam và 19,91% ở nữ trên tổng số các ca tử vong do ung thư) [1]. Mặc dù y học hiện đại đã đạt được những bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh, song việc lựa chọn thuốc điều trị các bệnh về gan hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số thuốc có nguồn gốc hóa dược dùng trong điều trị cũng có khả năng gây tổn thương gan [2, 3]. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên là một vấn đề đặc biệt được quan tâm và đang trở thành xu hướng chung của xã hội. Chi Schisandra (Ngũ vị tử) hiện có khoảng 22 – 25 loài phân bố trên thế giới, chủ yếu được tìm thấy ở Trung Quốc. Năm 2006, Nguyễn Bá Hoạt và các cộng sự đã công bố loài Ngũ vị tử có tên khoa học là Schisandra sphenanthera Rehder & E.H. Wilson được tìm thấy ở dãy núi Ngọc Linh thuộc địa phận hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam [4]. Trong Y học cổ truyền, Ngũ vị tử là một vị thuốc chữa ho do viêm phế quản, hen suyễn, bệnh di mộng tinh, tình trạng ra mồ hôi ban đêm, chữa tiểu đường, bệnh tim đập nhanh hoặc chứng mất ngủ… [5]. Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý chỉ ra Ngũ vị tử có tác dụng chống viêm gan, chống oxy hóa, có hoạt tính chống khối u và hoạt tính chống virus [6]. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá tác dụng của cao chiết toàn phần Ngũ vị tử. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu về độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử (chứa cao chiết giàu lignan). Để có bằng chứng khoa học cho việc ứng dụng trên nghiên cứu lâm sàng, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử (Schisandra sphenanthera Rehder et Wills.)” với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá độc tính cấp của viên nang Ngũ vị tử trên chuột nhắt trắng. 2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của viên nang Ngũ vị tử trên mô hình gây viêm gan cấp bằng Paracetamol trên chuột nhắt trắng. 1
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan các bệnh lý về gan 1.1.1. Bệnh lý viêm gan cấp tính Viêm gan cấp là một khái niệm chỉ tình trạng gan bị tổn thương cấp do nhiều tác nhân khác nhau gây nên, tác nhân có thể là virus (các loại virus viêm gan A, B, C,…), vi khuẩn (xoắn khuẩn Leptospira), ký sinh trùng (sốt rét), hoặc viêm gan nhiễm độc do các loại hóa chất (rượu,…) hay do thuốc (isoniazid, paracetamol…) [7]. 1.1.1.1. Viêm gan virus Viêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng có tổn thương thoái hóa, hoại tử tế bào gan và những tổn thương mô đệm trong gan do phản ứng viêm gây nên [8]. Viêm gan virus có 2 thể là viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Các nguyên nhân gây viêm gan virus phổ biến nhất là năm loại virus bao gồm: virus viêm gan A, virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus viêm gan D, virus viêm gan E. Các bệnh liên quan đến nhiễm virus viêm gan A và virus viêm gan E xảy ra ngay sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể và diễn ra ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C thì quá trình lây nhiễm virus có thể tồn tại trong một thời gian dài, dẫn đến viêm gan mạn tính và tiến triển thêm thành xơ gan và ung thư gan [9]. Tổn thương thường gặp trong viêm gan virus cấp là viêm gan hoại tử từng ổ tế bào gan, đồng thời với sự đáp ứng của tế bào đơn nhân, các tế bào hoại tử được thay thế bằng các tế bào viêm đơn nhân. Từ đó, các tế bào viêm bị trướng nước hoặc teo nhỏ, bè gan bị vỡ cùng với sự tăng sinh của các tế bào Kuffer gây ra ứ mật, nặng hơn là hoại tử cầu nối hoặc hoại tử đám [7]. Các biểu hiện ngoài gan như phát ban hoặc đau khớp phát triển trong nhiễm virus viêm gan A cấp tính là rất hiếm. Nhiễm virus viêm gan B cấp tính thường ở dạng cận lâm sàng và không có triệu chứng trong khoảng 2/3 trường hợp. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thường không phổ biến trong quá trình nhiễm virus viêm gan C cấp tính. Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C thường tiến triển sang giai đoạn mạn tính không hồi phục. Nhiễm virus viêm gan E cấp tính có 2
  11. thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện dưới dạng viêm gan tối cấp là hội chứng hiếm gặp của hoại tử khối nhu mô gan và giảm kích thước gan [9]. Bệnh nhân mắc viêm gan virus cấp đặc trưng bởi sự gia tăng rõ rệt của các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng như: aspartat aminotransferase (AST) > 500U/L, alanin aminotransferase (ALT) > 500U/L, thường kèm theo tăng bilirubin máu, siêu âm bụng thấy gan to. Biểu hiện lâm sàng của viêm gan virus cấp phổ biến nhất là vàng da (71%), nôn (63%), phân nhạt màu (50%). Hầu hết các bệnh nhân đều có các triệu chứng tiêu hóa ở giai đoạn đầu như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn [10]. 1.1.1.2. Viêm gan do thuốc Viêm gan do thuốc là tình trạng gan bị viêm, sưng do nhiễm độc thuốc hoặc các chất chuyển hóa của nó gây ra. Nhiễm độc gan do thuốc hay tổn thương gan do thuốc đã trở thành lý do chính gây ra viêm gan cấp tính, từ đó đặt ra một thách thức lâm sàng trong vài thập kỷ qua [11]. Cơ chế bệnh sinh: cơ chế gây viêm gan cấp tính do thuốc vẫn chưa biết rõ ràng đối với tất cả các hợp chất. Tuy nhiên, có một cơ chế dường như thường xuyên được đề cập tới liên quan đến vai trò chủ yếu của gan trong quá trình chuyển hóa thuốc [12]. Hầu hết các thuốc tan trong dầu sau khi tới gan, bị chuyển hóa hai lần thành các chất chuyển hóa tan trong nước để thải trừ qua nước tiểu [7]. Quá trình chuyển hóa này được thực hiện ở gan bằng hai phản ứng. Phân tử thuốc bị các men cytochrome P450 (CYP450) oxy hóa, sau đó sản phẩm đã oxy hóa sẽ được liên hợp thêm một nhóm phân cực, tan trong nước như axit glucuronid, sulphat, glutathion hoặc axit amin [12]. Tuy nhiên, các enzym xúc tác cho hai phản ứng này đều có hạn, khi đưa vào cơ thể cùng một lúc nhiều loại thuốc hoặc một loại thuốc với số lượng lớn sẽ làm vượt quá khả năng hoạt động của các enzym này gây quá tải cho gan, làm nhiễm độc gan. Hầu hết các trường hợp viêm gan do nhiễm độc thuốc đều do một bất thường về chuyển hóa. Thuốc sau khi được oxy hóa, thay vì bị bất hoạt về mặt hóa học thì lại trở thành chất trung gian có hoạt tính mạnh. Kết hợp với các phân tử lớn của các tế bào gan làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan theo hai cơ chế khác nhau: 3
  12. - Tác động trực tiếp lên tế bào gan: Đây là cơ chế phụ thuộc chủ yếu vào liều lượng thuốc đưa vào cơ thể. Cơ chế này gây phá hủy cấu trúc tế bào gan và gây ứ mật, không kèm theo các biểu hiện ngoài gan. Những lần nhiễm độc sau khi dùng lại thuốc có thời gian ủ bệnh tương tự lần đầu. Thường gặp nhất là do paracetamol gây ra. Trong một số trường hợp ít gặp hơn có thể do aspirin, tetracyclin và vitamin A. - Tác động gián tiếp: Trong cơ chế này, thuốc kết hợp với các phân tử lớn của tế bào gan đóng vai trò như một dị nguyên. Tế bào gan có chứa dị nguyên sẽ bị hủy hoại bởi các phản ứng miễn dịch. Cơ chế này thường không liên quan đến liều lượng thuốc, khó dự đoán và có biểu hiện đa dạng hơn. Nguyên nhân thường do: + Thuốc kháng sinh (45,4%): ciprofloxacin, isoniazid, sulfamethoxazol- trimethoprim… + Thuốc chống viêm không steroid: Clometacin, Diclofenac… + Thảo dược và thực phẩm bổ sung (16,1%): chiết xuất trà xanh, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đa thành phần. + Thuốc tim mạch (10%): statin, amiodaron… + Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: valproat, phenytoin… + Thuốc chống ung thư: thuốc ức chế tyrosin kinase, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u, thuốc ức chế alpha, methotrexat…[7, 13]. Các tiêu chuẩn hóa sinh lâm sàng để xác định sự xuất hiện của tổn thương gan do thuốc bao gồm ít nhất một trong các tiêu chí sau: 1) ALT tăng ≥ 5 lần ULN (giới hạn trên bình thường), 2) ALP (alkalin phosphatase) tăng ≥ 2 lần ULN, 3) ALT tăng ≥ 3 lần ULN kèm theo bilirubin tăng > 2 lần ULN. Giá trị R được sử dụng để xác định loại tổn thương gan: R = (ALT/ULN) / (ALP/ULN). + R ≥ 5 phản ánh tổn thương tế bào gan. + R < 2 tương ứng với tổn thương tắc mật. + 2 < R < 5 thể hiện tổn thương tế bào gan và tắc mật hỗn hợp. 4
  13. Loại tổn thương và các biểu hiện lâm sàng có thể thay đổi đối với cùng một thuốc [14]. 1.1.1.3. Viêm gan do rượu Viêm gan do rượu (AH) là bệnh viêm gan cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao đặc biệt ở những tình trạng bệnh nghiêm trọng [15]. Tỷ lệ tử vong trung bình trong 30 ngày đối với bệnh nhân viêm gan do rượu nặng có thể lên tới 17–50% [16, 17]. Cơ chế bệnh sinh: Tổn thương gan do rượu xảy ra thông qua cả tổn thương tế bào gan trực tiếp và tổn thương do viêm. Chuyển hóa rượu cũng làm thay đổi trạng thái oxy hóa khử của tế bào gan, cản trở chuyển hóa carbohydrat và lipid góp phần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Rượu làm tăng khả năng bị tổn thương của tế bào gan đối với các gốc tự do do enzym cảm ứng cytochrome P2E1, rối loạn chức năng của ty lạp thể, cạn kiệt kho dự trữ chất chống oxy hóa và huy động các tế bào viêm. Rối loạn chức năng proteasome cũng đóng một vai trò trong việc làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng oxy hóa và tổn thương tế bào gan [18, 19]. Viêm gan do rượu với biểu hiện lâm sàng là vàng da khởi phát nhanh cùng với sự tăng nhanh hoạt độ AST, ALT trong huyết thanh. Ở những bệnh nhân mắc AH thường có bilirubin huyết thanh tăng cao (> 3mg/dL), AST > 50IU/mL và tỷ lệ AST/ALT > 1,5. Tuy nhiên, hoạt độ AST, ALT thường không vượt quá 400IU/mL, đây cũng là một yếu tố giúp phân biệt AH với các bệnh về gan khác [20]. 1.1.2. Bệnh lý viêm gan mạn tính Viêm gan mạn tính là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất 6 tháng. Viêm gan mạn có thể là hậu quả của viêm gan cấp, mặc dù ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển một cách âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính. Tiến triển của viêm gan mạn có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan nguyên phát, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân viêm gan. 5
  14. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm gan mạn tính, thường gặp nhất là: - Viêm gan mạn do virus: Các virus viêm gan B, virus viêm gan C và virus viêm gan D là những virus dễ tiến triển đến viêm gan mạn thường gặp nhất. - Viêm gan mạn tự miễn. - Viêm gan mạn do nhiễm độc thuốc, hóa chất và viêm gan mạn do rượu. - Viêm gan mạn không rõ nguyên nhân hoặc có nguồn gốc ẩn. Chức năng gan ở những bệnh nhân mắc viêm gan mạn tính có sự thay đổi nhiều: - Bilirubin tăng cả trực tiếp và gián tiếp. - Hoạt độ enzym ALT, AST thường tăng gấp 5 lần bình thường. - Gammaglobulin (G) tăng nhưng albumin (A) giảm, tỉ lệ A/G rất thấp. - Tỉ lệ prothrombin giảm. - Phosphatase kiềm tăng [21-23]. 1.1.3. Bệnh lý xơ gan Xơ gan là bệnh lý mạn tính gây tổn thương lan tỏa ở các tiểu thùy gan, đặc trưng bởi quá trình xơ hóa, đảo lộn cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu trong gan. Hình thái học của xơ gan là kết hợp của 3 quá trình đồng thời hoặc nối tiếp: 1) Viêm, hoại tử tế bào nhu mô gan; 2) Sự tăng sinh xơ của tổ chức liên kết tạo sẹo xơ hóa; 3) Sự hình thành các hạt tái tạo từ tế bào gan còn nguyên vẹn làm đảo lộn cấu trúc bình thường dẫn đến hình thành các u, cục trong nhu mô gan [24]. Xơ gan bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau: thường gặp nhất là do viêm gan B, C và do rượu [25]. Tổn thương ống mật cũng có thể gây xơ gan như tắc nghẽn ống mật, xơ hóa đường mật nguyên phát. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xơ gan không rõ nguyên nhân, có thể do các bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu [26]. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới xơ gan như: viêm gan tự miễn, các bệnh di truyền (xơ hóa nang, thiếu alpha-1 6
  15. antitrypsin…), nhiễm kí sinh trùng (sán máng, sán lá gan), rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa đồng; nhiễm sắc tố sắt…). Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan rất phong phú, thay đổi tùy giai đoạn: - Giai đoạn còn bù: gan to ra. - Giai đoạn mất bù: gan nhỏ lại. Đây là giai đoạn có nhiều biến chứng. Nổi bật là hội chứng suy gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Biểu hiện cận lâm sàng của xơ gan đặc trưng bởi chỉ số sinh hóa: - Protid máu giảm đặc biệt thành phần albumin (A) máu giảm, trong khi đó gamma globulin (G) tăng, tỷ lệ A/G nhỏ hơn 1. Các globulin miễn dịch IgG, IgM tăng cao. - Ứ mật: bilirubin máu tăng cao cả liên hợp và bilirubin tự do, phosphatase kiềm tăng. - Rối loạn đông máu: prothrombin giảm. - Hoạt độ enzym transaminase AST, ALT tăng do hoại tử tế bào gan. - Công thức máu: có thể có thiếu máu nếu có xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu nhược sắc mức độ nặng. Đặc biệt, số lượng tiểu cầu giảm, số lượng bạch cầu có thể giảm [24]. 7
  16. 1.2. Tổng quan về Ngũ vị tử Ngọc Linh 1.2.1. Phân loại thực vật Ngũ vị tử có tên khoa học là Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils. Tên khác: Ngũ vị tử Ngọc Linh, ngũ vị tử nam. Vị trí trong phân loại hệ thống thực vật của Ngũ vị tử như sau: Giới: Plantae Bộ: Illiciales Họ: Schisandraceae Chi: Schisandra Loài: Schisandra sphenanthera. A B C Hình 1.1. Một số hình ảnh Ngũ vị tử thu tại vùng núi Ngọc Linh (A – Hoa; B – Quả chưa chín; C – Quả chín) 1.2.2. Đặc điểm thực vật Cây Ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehd.et Wils.) là loại cây thân leo gỗ, dài 3 – 5m. Toàn cây không lông, rất ít gặp ở mặt trên gân, mặt dưới có lông nhỏ, mềm, thưa thớt. Khi cây đâm chồi vào tháng 2, vẩy chồi có lông mềm. Cành nhỏ có màu cánh gián. Thân cành có nốt sần, cành non hơi có cạnh. Lá mọc so le, hình trứng đảo, rộng hơn về cuối lá, gốc hình nêm, đỉnh nhọn, kích thước lá trung bình dài 5 – 11 cm, rộng 3 – 7 cm. Mặt trên lá xanh đậm, mặt dưới lá nhạt màu hơn. Mép lá có răng cưa, thô về cuối lá. Lá có gân 8
  17. hình lông chim. Cuống lá màu hồng nhạt, dài 2 – 3cm. Gân lá 4 – 5 đôi, lồi ở mặt dưới, hơi lõm ở mặt trên. Hoa đơn tính, khác gốc, tràng có 6 – 9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm, nhị 5. Hoa mọc ở nách lá, cuống dài 2 – 4 cm, gốc có vẩy dài 3 – 4 mm. Cánh hoa 5 – 9 màu cam, hình trứng đảo dạng tròn dài, kích thước 6 – 12 x 5 – 8 mm. Hoa đực nhị nhiều, thành bó, hình trứng đảo, đường kính 4 – 5 mm. Đế hoa lồi hình trụ tròn, nhị nhiều, ô phấn hướng nội, 2 ô. Hoa cái có 30 – 60 tâm bì tập hợp thành bó hình cầu dạng trứng, đường kính 5 cm. Trục đế hoa tập hợp quả dài 6 – 17 cm, đường kính 4 mm, cuống quá dài 5 – 10 cm. Quả mọng khi chín có màu hồng sau đỏ sẫm, hình cầu dạng trứng đường kính 5 – 7 mm. Hạt tròn màu vàng, hình thận 8 dài 4 mm, rộng 3,8 mm, rốn hạt hình chữ V, vỏ hạt lưng có vân sần sùi [27, 28]. 1.2.3. Phân bố Schisandra sphenanthera thường mọc tự nhiên trên sườn núi hoặc dọc theo bờ sông tại các tỉnh ở miền trung và miền nam Trung Quốc như: An Huy, Quý Châu, Hà Nam, Hồ Nam, Vân Nam… Ngoài ra, cây còn phân bố ở các quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...[29] Tại Việt Nam, Ngũ vị tử Ngọc Linh một loài mới được phát hiện những năm gần đây và được phân bố chủ yếu ở trên dãy núi Ngọc Linh ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Ngoài ra, cây cũng được tìm thấy ở các tỉnh miền núi cao như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá… [30]. 1.2.4. Thành phần hóa học Các nghiên cứu ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về thành phần hóa học của Ngũ vị tử đã chỉ ra sự có mặt của các lignan, các terpernoid và các tinh dầu dễ bay hơi… - Thành phần hóa học trong thân cành: Đỗ Tiến Lâm đã phân lập được các hợp chất: β-sitosterol, β-sitosterol-3-O-β-D. - Thành phần hóa học trong rễ cây: Năm 2015, Khản Giang và các cộng sự đã phân lập thành công một số lignan mới có trong rễ cây Ngũ vị tử như schiglaucin B, schiglaucin A, epoxyzuonin A, talaumidin, myristargenol A [31]. - Thành phần hóa học trong quả: 9
  18. + Quả của cây Ngũ vị tử có chứa tinh dầu mùi chanh gồm 30% secquiterpen, 20% aldehyd và aceton. Ngoài ra, còn có các tinh dầu dễ bay hơi khác [32]. + Thành phần chính của quả cây Ngũ vị tử là các dẫn chất lignan được phân loại thành 5 nhóm bao gồm lignan dibenzocyclooctadien, lignan spirobenzofuranoid dibenzocycloactadien, lignan 4 – aryltetralin, lignan 2,3 – dimethyl – 1,4 – diarylbutan và lignan 2,5 – diaryltetrahydrofuran [33]. Một số lignan được phân lập từ quả Ngũ vị tử như: gomisin U, schisantherin A (gomisin A), schisantherin B (gomisin B), schisantherin C – E, deoxychisandrin (schisandrin A)… [33, 34]. + Có 3 triterpen được phân lập từ quả Ngũ vị tử bao gồm acid schizandronic, acid anwuweizic và schisanol [33]. + Các nghiên cứu về thành phần hóa học của quả cây Ngũ vị tử Ngọc Linh ở Việt Nam đã phân lập được nhiều terpenoid như: Trong nghiên cứu của Bùi Thị Bằng và các cộng sự đã phân lập được cấu trúc hóa học của β-sitosterol [35]. Năm 2014, Trần Thanh Hà và các cộng sự cũng phân lập và xác định được 4 hợp chất terpenoid là β-sitosterol, acid coccinic, acid ursolic, daucosterol [32]. Trần Quang Hưng và các cộng sự cũng phân lập được 3 hợp chất hóa học trong đó có 1 hợp chất nortriterpenoid là henridilacton [36]. + Do sự chênh lệch về vĩ độ và sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng mà thành phần hóa học của cùng một loài giữa các vùng có thể khác nhau. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, trong quả Ngũ vị tử Ngọc Linh ở Việt Nam thì những lignan chiếm hàm lượng cao là các hợp chất như schisandrin (0,271 – 0,528 %), gomisin B (0,095 – 0,553 %) và schisandrin A (0,082 – 0,208 %) [4, 35, 37]. 1.2.5. Tác dụng dược lý 1.2.5.1. Theo y học cổ truyền Tính vị, quy kinh: Theo Đông y, bộ phận được sử dụng phổ biến nhất của cây Ngũ vị tử là quả chín phơi khô có vị chua, mặn, tính ôn, không độc. Quy vào hai kinh phế, thận. 10
  19. Công năng: Quả Ngũ vị tử có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ hãn, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, trừ nhiệt. Chủ trị: Nhiều năm trước, quả Ngũ vị tử đã được sử dụng như một vị thuốc Đông y để làm thuốc bổ, an thần, chống co giật, chữa phế hư, ho tức ngực, liệt dương, mệt mỏi, lười hoạt động… [38]. Bên cạnh đó, rễ, thân, lá, hạt của Ngũ vị tử đều có thể đượ dùng làm thuốc, có tác dụng làm se phổi, dưỡng can, chống ho. Một số bài thuốc y học cổ truyền có chứa Ngũ vị tử: - Trị ho có đờm, khó thở: Chia Ngũ vị tử và phèn chua thành các phần bằng nhau, mỗi phần 9g, tán thành bột nhỏ, sắc uống mỗi ngày một thang. - Chữa liệt dương: Ngũ vị tử, chi tơ hồng, ngưu tất mỗi vị 30g được chia thành các phần bằng nhau, tán nhỏ, trộn với mật ong. Uống 3 lần một ngày. - Trị tiêu chảy: Gạo tẻ, nhục đậu khấu, ngũ vị tử, hoàng thổ mỗi vị 30g. Tán nhỏ, trộn đều, chia thành các phần 6g, trộn với canh để uống, ngày ba lần. - Trị chứng ra mồ hôi đêm khi ngủ: Ngũ vị tử 30g, nghiền thành bột, trộn với nước tạo hỗn hợp bột dính, lấy vải buộc vào bụng, đi ngủ. Đến rạng sang thì cởi ra, làm một đến hai đêm [39]. - Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư: Ngũ vị tử 10g, thục địa, tử uyển, tang bạch bì mỗi vị 12g, đảng sâm, hoàng kì mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang. - Chữa hen suyễn ở người già: Ngũ vị tử 10g, mạch môn 16g, sa sâm 12g, ngưu tất 12. Sắc uống mỗi ngày một thang [40]. 1.2.5.2. Theo y học hiện đại Nhằm phát huy những thành tựu từ y học cổ truyền trước đây, các nghiên cứu hiện đại không ngừng được thực hiện nhằm hiểu biết rõ hơn về tác dụng dược lý của Ngũ vị tử. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của Ngũ vị tử được thực hiện rộng rãi ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 11
  20. Tác dụng bảo vệ gan Nhiều nghiên cứu đã chứng minh polysaccharid từ Ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ gan. Năm 2019, Chen và các cộng sự đã phát hiện ra polysaccharid được phân lập từ quả Ngũ vị tử khô có khả năng ức chế sự tăng sinh và gây ra quá trình chết theo chương trình của các tế bào khối u gan [27]. Năm 2016, Wang cũng đã chứng minh được tác dụng của polysaccharid được phân lập từ quả Ngũ vị tử trên mô hình chuột mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu với mức liều 100mg/kg/ngày trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy chỉ số men gan AST, ALT lần lượt giảm 15,5% và 20,1%. Đồng thời, nó còn làm giảm hàm lượng triglycerid, cholesterol toàn phần lần lượt là 27% và 28,3%, làm giảm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan [41]. Lignan là thành phần chính của Ngũ vị tử. Một số lignan được phân lập từ quả Ngũ vị tử như deoxyschizandrin, gomisin A, schizandrin C… có tác dụng bảo vệ gan bao gồm kháng virus gây viêm gan đặc biệt là viêm gan B, chống viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Các hợp chất này đã được chứng minh về đặc tính chống oxy hóa mạnh, cùng với đó là khả năng làm giảm hoạt độ AST, ALT huyết thanh [42]. Một nghiên cứu năm 2019 trên tế bào và động vật cũng đã chứng minh rằng lignan có trong quả Ngũ vị tử có hiệu quả trong việc bảo vệ gan chống lại tổn thương do xenobiotic gây ra. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa hoạt động của enzym CYP450, chống oxy hóa, chống viêm và tăng tốc độ tái tạo gan [43]. Năm 2016, Chen đã phân lập thành công 3 lignan và 8 chất chuyển hóa liên quan từ quả Ngũ vị tử. Kết quả nghiên cứu tiết lộ rằng 5 hợp chất trong số đó thể hiện hoạt tính chống oxy hóa đáng kể [44]. Năm 2016, Xi Li đã đánh giá tác dụng tái tạo và phục hồi chức năng gan của Ngũ vị tử trên mô hình chuột bị cắt bỏ một phần gan. Kết quả đã chứng minh chiết xuất quả của cây này làm tăng đáng kể tỷ lệ trọng lượng gan trên cơ thể của chuột đã bị cắt bỏ một phần gan. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Schisandrol được phân lập từ quả Ngũ vị tử có khả năng thúc đẩy sự phục hồi khối lượng gan và tăng số lượng tế bào gan được tái tạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần gan [45]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2