intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận trình bày chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê. Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– LÊ HỒNG DƯƠNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC –––––––––––––––––––––– LÊ HỒNG DƯƠNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ CÂY XĂNG SÊ (Sanchezia nobilis Hook.f) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2015.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. VŨ ĐỨC LỢI ThS. BÙI THỊ XUÂN Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Em là Lê Hồng Dương – sinh viên lớp K4 Dược học, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là đề tài em đã chọn để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp sau 5 năm theo học chuyên ngành Dược học tại Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lời đầu tiên, em xin cảm ơn TS. Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thiện khóa luận. Không những vậy, thầy còn truyền cho em những kiến thức, kĩ năng mềm rất hữu ích, giúp em tự tin hơn khi bước sang ngưỡng cửa mới của cuộc sống. Em cũng xin cảm ơn Ths. Bùi Thị Xuân – Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, kĩ năng, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các cán bộ, các giảng viên Khoa Y Dược và các thầy cô giáo tại các cơ sở Khoa Y Dược liên kết giảng dạy đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho em trong suốt 5 năm học tập và nghiên cứu chuyên ngành Dược học. Vì còn thiếu kinh nghiệm, nên báo cáo của em không thể tránh được những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2020 Sinh viên Lê Hồng Dương
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 d Doublet 2 dd Doublet of doublet Phổ DEPT (Detortionless enhancement by polarization 3 DEPT transfer) Phổ khối ion hóa phun điện tử (Electrospray ionization - 4 ESI-MS mass spectrometry) Quang phổ chuyển đổi hồng ngoại Fourier (Fourier- 5 FT-IR transform infrared spectroscopy) 6 HMBC Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation) Phổ HMQC (Heteronuclear Multiple Quantum 7 HMQC Coherence) 8 HSQC Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence) 9 IC50 Nồng độ ức chế 50% (50% inhibitory concentration) 10 IR Tia hồng ngoại (Infrared) 11 LC50 Nồng độ gây chết 50% (50% lethal concentration) Sắc kí lỏng đầu dò khối phổ (Liquid chromatograph/mass 12 LC/MSD selective detector) 13 m/z Khối lượng/điện tích (Mass to charge ratio) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear magnetic 14 NMR resonance) 15 ppm 10-6 (Parts per million) 16 s Singlet 17 UV Tia tử ngoại (Ultra violet)
  5. DANH MỤC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ Hình ảnh, hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình thái vĩ mô của thân, lá, hoa (A); Lát Hình 1 5 cắt dọc của hoa (B) Hình 2 Vi học bột thân 6 Hình 3 Vi học bột lá và cuống lá 8 Hình ảnh cây Xăng sê – Sanchezia nobilis Hình 4 14 Hook.f. Sơ đồ chiết xuất từ phân đoạn ethyl acetat Hình 5 17 của lá cây Xăng sê Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn ethyl Hình 6 18 acetat của lá cây Xăng sê Hình 7 Cấu trúc của hợp chất XS3 (Apigenin) 19 Hình 8 Cấu trúc của hợp chất XS5 (Kaempferol) 20
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS3 Bảng 1 19 và chất tham khảo Dữ liệu phổ DEPT, 1H- và 13C-NMR của XS5 Bảng 2 21 và chất tham khảo
  7. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia .............................................................. 3 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia ..................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài của chi Sanchezia ............... 3 1.2. Tổng quan về cây Xăng sê (Sanchezia nobilis) ................................ 4 1.2.1. Phân bố của cây Xăng sê ............................................................ 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Xăng sê ................................................... 4 1.2.3. Đặc điểm vi học bột dược liệu cây Xăng sê ................................ 5 1.2.4. Thành phần hóa học trong cây Xăng sê ..................................... 7 1.2.5. Tác dụng dược lí của cây Xăng sê .............................................. 9 1.2.6. Công dụng theo Y học cổ truyền của cây Xăng sê .................... 12 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 13 2.1.1. Nguyên liệu................................................................................ 13 2.1.2. Hóa chất, thiết bị ....................................................................... 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 14 2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất ......................... 14 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất .......................... 15 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................... 16 3.1. Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất ....................................... 16 3.2. Kết quả xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được ............... 18 3.2.1. Hợp chất XS3: Apigenin............................................................ 18
  8. 3.2.2. Hợp chất XS5: Kaempferol ....................................................... 20 3.3. Bàn luận ............................................................................................. 22 3.3.1. Apigenin .................................................................................... 22 3.3.2. Kaempferol ................................................................................ 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 26
  9. MỞ ĐẦU Từ xa xưa, tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở các nước có truyền thống sử dụng dược liệu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển các chất mang hoạt tính sinh học trong các loài cây có giá trị thiết thực trong đời sống hiện nay. Việt Nam là một nước có nguồn thực vật phong phú với khoảng 12.000 loài, trong đó đã điều tra được 3.850 loài được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ. [6] Đa phần các cây mọc tự nhiên và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về mặt khoa học cũng như hoạt tính sinh học. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Xăng sê như một vị thuốc quý. Lá cây có tác dụng kháng viêm, làm liền vết loét để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. [5] Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu dược lí hiện đại đã khẳng định phần nào tác dụng của cây Xăng sê như: chống oxi hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng,… [37, 40, 41] Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu về thành phần hóa học, đánh giá về tác dụng sinh học của cây Xăng sê còn rất hạn chế. Ở nước ta, hiện đã có một số nghiên cứu về cây Xăng sê, ví dụ như nghiên cứu của TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự công bố thành phần hóa học và tác dụng chống viêm, chống loét của dịch chiết từ lá cây Xăng sê. [15, 16] Ngoài ra còn một số nghiên cứu như TS. Vũ Đức Lợi, PGS. TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự nghiên cứu về tác dụng chống oxi hóa [50], ThS. Bùi Thị Xuân nghiên cứu về tác dụng giảm đau của cây Xăng sê [8]… Để đưa cây Xăng sê có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực hiện đề tài: “Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê (Sanchezia nobilis Hook.f)” với những mục tiêu sau: 1
  10. Chiết xuất phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây Xăng sê. Xác định cấu trúc các hợp chất đã phân lập. 2
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Sanchezia 1.1.1. Vị trí phân loại chi Sanchezia Dựa theo hệ thống phân loại APG IV (Hệ thống phân loại thực vật hạt kín - Angiosperm Phylogeny Group) [22] và hệ thống phân loại thực vật có hoa của Armen Takhtajan [47], chi Sanchezia thuộc: Giới (Kingdom): Thực vật (Plantae) Ngành (Division): Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp (Class): Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp (Subclass): Hoa môi (Lamiidae) Bộ (Order): Hoa môi (Lamiales) Họ (Family): Ô rô (Acanthaceae) Chi (Genus): Sanchezia 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài của chi Sanchezia Trên thế giới, chi Sanchezia (họ Acanthaceae) bao gồm 20 loài, phân bố ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thuộc chi này chủ yếu ở các vùng Địa Trung Hải, châu Phi, một số nước như Mỹ, Úc, Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia,… Hầu hết chúng là cây lâu năm từ rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ (Ecuador). [19] Cuối thế kỉ XVIII, Ruiz và Pavón mô tả chi Sanchezia chỉ có hai loài. Sau đó, năm 1964, chi này được bổ sung bởi Leonard và Smith, xác nhận có 58 loài, trong đó hơn một nửa được mô tả mới. Tuy nhiên, vào năm 2015, Tripp và Koenemann đã thống kê lại lịch sử phát triển và lập danh mục 55 loài thuộc chi. [49] Các loài thực vật trong chi Sanchezia là một nhóm các loài cây cỏ và cây bụi. Rễ chùm, thường không có lông. Thân chính có đầu nhọn và có gai ở nách cành. Lá bắc, có màu xanh lục, gân vàng hoặc trắng, mọc đối xứng trên thân theo hình chữ thập. Hoa đơn hoặc mọc thành chùm, hình ống, màu sắc 3
  12. sặc sỡ (vàng, cam, đỏ, tím). Quả nang, chứa nhiều hạt. Hạt hình cầu hoặc ovan. [10, 30, 49] Ở Việt Nam, chi Sanchezia chỉ có 1 loài có tên khoa học là Sanchezia nobilis hay Sanchezia speciosa. Nguyễn Tiên Bân đã mô tả và liệt kê cây trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam. [1] 1.2. Tổng quan về cây Xăng sê (Sanchezia nobilis) Tên khoa học: Sanchezia nobilis Hook.f. synonyms: Sanchezia speciosa Leonard [23] Tên thường gọi: Xăng sê, Khôi đốm, Ngũ sắc [1] 1.2.1. Phân bố của cây Xăng sê S. nobilis được giới thiệu lần đầu vào năm 1866 (Lavergne, 1982), và có xu hướng mọc tự phát vào những năm 1940. Cây thường được trồng làm cảnh, làm hàng rào, xung quanh vườn và được tìm thấy ở những khu vực râm mát, ẩm ướt ở nhiều hòn đảo Thái Bình Dương như Hawaii, Fiji, New Caledonia, Rarotonga,… [35] 1.2.2. Đặc điểm thực vật cây Xăng sê Xăng sê là một cây bụi nhỏ, mọc thẳng đứng, phân nhánh thấp, cao khoảng 0,5-1,5 mét. Thân thảo, màu trắng, không có lông. Thân đứng, tròn ở phần trên và hình tứ giác ở phần dưới, có thể đạt chiều dài khoảng 0,5-1 mét, đường kính 0,5-2 cm. Lá có phiến thon, to, hình trứng hoặc hình ngọn giáo, dài 7-9 cm và rộng 4-6 cm. Các lá có màu xanh đậm ở phía trên và xanh nhạt ở phia dưới, đầu nhọn, cạnh nguyên hoặc có răng, gân trắng. Sự sắp xếp của lá trên thân đối xứng theo hình chữ thập. Cuống lá hình trụ, dài 1,5-2 cm, đường kính 2-3 mm. 4
  13. Hình 1: Hình thái vĩ mô của thân, lá, hoa (A). Lát cắt dọc của hoa (B) [10] Chú thích: 1. Thân; 2. Lá; 3. Cuống lá; 4. Cụm hoa hoàn chỉnh; 5. Bẹ hoa; 6. Đài hoa; 7. Tràng hoa; 8. Nhị hoa; 9. Nhuỵ hoa. Hoa lưỡng tính, mọc ở cuối nhánh, nở từ cụm hoa có gai, cao 4-5 cm. Hoa có mùi đặc trưng, vị đắng nhẹ, dài khoảng 2,5-3,5 cm. Bẹ hoa và đài hoa thuôn dài, có màu xanh lục. Tràng hoa màu đỏ hoặc cam, hình ống tròn, có lông bên ngoài. Hoa gồm bốn nhị, nhị thuôn dài, bao phấn có lông, tai đều, tiểu nhụy thò dài, thụ 2, lép 2. Nang 8 hột. [4, 10, 19, 35] 1.2.3. Đặc điểm vi học bột dược liệu cây Xăng sê 1.2.4.1. Bột thân Bột thân có màu xanh vàng, vị đắng, mùi đặc trưng. Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có những bộ phận sau: (1) mạch gỗ; (2) nhu mô bần; (3) mảnh tinh bột; (4) tinh thể canxi oxalat hình kim; (5) mô bần; (6) biểu bì; (7) quản 5
  14. bào; (8) xơ trụ bì; (9) xơ bần; (10) xơ rây; (11) tinh thể canxi cacbonat hình khối; (12) ống quản bào; (13) lông che chở. [10] Hình 2: Vi học bột thân [10] 1.2.4.2. Bột lá Bột lá có màu xanh nhạt, mùi khét, vị hơi đắng. Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy có những bộ phận sau: (1) xơ trụ bì; (2) xơ mạch rây; (3) biểu bì trên; (4) biểu bì dưới; (5) mạch gỗ; (6) quản bào; (7) mảnh tinh bột; (8) nhu mô bần; (9) mô xốp; (10) tinh thể canxi oxalat hình kim; (11) nhu mô mỏng; (12) mô giậu; (13) biểu bì cuống lá, (14) tinh thể canxi cacbonat hình khối; (15) lông che chở; (16) lông tiết. [10] 6
  15. Hình 3: Vi học bột lá và cuống lá [10] 1.2.4. Thành phần hóa học trong cây Xăng sê Kết quả nghiên cứu của Md. Abu Shuaib Rafshanjani và cộng sự (2015) cho thấy trong chiết xuất lá của S. speciosa có chưa các hợp chất thuộc nhóm glycosid, alcaloid, saponin, carbohydrat, flavonoid, tanin, steroid, triterpenoid và phenolic [41]. Cũng vào năm 2015, phân tích định tính của Seline Omondi và J. C. Omondi lại đưa ra kết quả là trong lá cây S. speciosa chỉ chứa nhóm anthraquinon và saponin, không chứa nhóm terpenoid, steroid, alcaloid và flavonoid [43]. Nghiên cứu các bộ phận khác nhau của cây Xăng sê, tính đến nay đã có 30 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Năm 2013, Ahmed E. Abd Ellah cùng cộng sự [17] đã phân lập được 5 rượu matsutake từ các bộ phận trên mặt đất của S. nobilis, bao gồm: (1) 1-octen-3-ol 7
  16. (2) 3-O-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (3) 3-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (4) 3-O-β-arabinopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-1-octen-3-ol (5) 3-O-β-arabinopyranosyl-(1→6)-β-glucopyranosyl-(1→6)-β- glucopyranosyl-1-octen-3-ol Năm 2014, Ahmed E. Abd Ellah cùng cộng sự [18] tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất có trong S. nobilis, thu được 9 hợp chất (3 rượu cinnamyl glycosid, 1 neolignan glycosid, 2 rượu benzyl glycosid và 3 flavonoid glycosid), lần lượt là: (6) 9-O-β-glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (7) 9-O-β-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl-(1→6)-O-β- glucopyranosyl trans-cinnamyl alcohol (8) Syringin (9) 4-O-β-glucopyranosyl dehydrodiconiferyl alcohol (10) 7-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (11) 7-O-β-apiofuranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (12) Apigenin-7-O-β-glucopyranosid (13) Apigenin-7-O-gentiobiosid (14) Apigenin-7-O-β-glucuronopyranosid Năm 2016, từ dịch chiết ethanol của lá cây S. speciosa, TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự [15, 50] đã phân lập được 4 hợp chất: (15) Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (Quercitrin) (16) Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (Hyperosid) (17) Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (Daucosterol) (18) 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dion Năm 2018, ThS. Bùi Thị Xuân cùng cộng sự [7] đã phân lập được 3 hợp chất mới từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat của lá cây S. nobilis: 8
  17. (19) 9-methoxycanthin-6-on (20) 9-hydroxyheterogorgiolid (21) O-methyl furodysinin lacton Năm 2019, TS. Vũ Đức Lợi cùng cộng sự [16] phân lập được thêm 5 hợp chất mới từ dịch chiết của lá cây S. nobilis: (22) Quercetin (23) Scopoletin (24) Kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D- glucopyranosid (25) Quercetin-3-O-α -L-rhamnosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl- (1→3)-β-D-glucopyranosid (26) Axit 3’-O-methyl-3,4-methylenedioxy ellagic Trong cùng năm đó, nhóm nghiên cứu của Phạm Thị Hà, Nguyễn Thị Hiền [2, 3] đã phân lập được 4 hợp chất từ lá của cây S. nobilis bằng phương pháp sắc kí: (27) Stigmasterol (28) 4',5,7-trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavon (29) Kaempferol-3-O--L-arabinofuranosid (30) Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid 1.2.5. Tác dụng dược lí của cây Xăng sê 1.2.6.1. Tác dụng gây độc tế bào Nghiên cứu của Mohammadjavad Paydar và các cộng sự (2013) đã sử dụng xét nghiệm MTT để kiểm tra tác dụng gây độc tế bào của chiết xuất methanol của lá cây S. speciosa trên nhưng bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy tác dụng gây độc tốt nhất trên bệnh nhân ung thư vú MCF-7 và tác dụng tương đối trên bệnh nhân ung thư hắc tố ác tính SK-MEL-5. Ngược lại, chiết xuất đã chứng minh tác dụng ức chế tế bào tăng trưởng thấp nhất trên các tế bào HUVEC, khả năng chọn lọc tốt hơn doxorubicin. [37] 9
  18. Trong nghiên cứu của Nusrat Shaheen cùng các cộng sự (2017), họ cũng đánh giá khả năng gây độc tế bào trong ống nghiệm từ chiết xuất dichloromethan và chiết xuất methanol của cây S. speciosa. Đánh giá sơ bộ, dịch chiết dichloromethan thể hiện tác dụng gây độc tế bào đáng kể trong xét nghiệm tôm ngâm nước muối (IC50 2,528 ± 0,31 µg/mL) và trong xét nghiệm ức chế tăng sinh tế bào MTT trên dòng tế bào HeLa (IC50 26,7 ± 0,72 µg/mL). [44] 1.2.6.2. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, diệt côn trùng Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Md. Abu Shuaib Rafshanjani và các cộng sự đã đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (phương pháp khuếch tán đĩa) và tác dụng diệt côn trùng (phương pháp thử hoạt tính bề mặt) của cây S. speciosa. Kết quả cho thấy chloroform là phân đoạn cho tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm tốt nhất so với hai phân đoạn ethyl acetat và ether dầu hỏa. Phạm vi của vùng ức chế là 8 ± 0,01 đến 23 ± 0,02 mm sử dụng 500 µg/đĩa. Thí nghiệm diệt côn trùng cũng chỉ ra tỷ lệ tử vong của Tribolium castaneum lần lượt là 60%, 40% và 20% ở liều 50 mg/mL trong 48 giờ đối với phân đoạn chloroform, ethyl acetat và ether dầu hỏa. [40] 1.2.6.3. Tác dụng chống ung thư Md. Abu Shuaib Rafshanjani và các cộng sự (2015) tiếp tục nghiên cứu về cây S. speciosa và đưa ra kết luận sơ bộ rằng dịch chiết lá của cây có tiềm năng trong việc kiểm soát chất gây ung thư trong lĩnh vực dược lý. Dịch chiết n-hexan và ethyl acetat cho tác dụng gây độc tế bào đáng kể với nồng độ gây chết trung bình (LC50) là 19,95 µg/mL và 12,88 µg/mL, trong khi đối với vincristin sulphat LC50 là 10,96 µg/mL. [41] 1.2.6.4. Tác dụng chống viêm Năm 2016, PGS.TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất từ dịch chiết ethanol của lá S. speciosa, kí hiệu lần lượt là: Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (Quercitrin) (1), Quercetin 3-O-β-D- galactopyranosid (Hyperosid) (2), Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (Daucosterol) (3) và 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dion (4). Khi nghiên cứu tác dụng chống viêm, kết quả là hợp chất 4 > hợp chất 3 > hợp chất 2 > hợp 10
  19. chất 1. Hợp chất 4 cho thấy tác dụng ức chế mạnh nhất, với giá trị IC50 là 193,70 ± 5,24 μg/mL. [50] Từ 4 hợp chất phân lập trên, TS. Vũ Đức Lợi và cộng sự tập trung nghiên cứu tác dụng chống viêm của cây S. speciosa. Họ sử dụng 0,05 mL muối natri arrageenan 1% để gây phù chân ở những con chuột và chứng minh được rằng chiết xuất lá S. speciosa với liều 1,5 g/kg cân nặng có tác dụng mạnh trong việc ức chế phù chân do carrageenan gây ra ở chuột. [15] 1.2.6.5. Tác dụng chống oxy hóa Cũng trong nghiên cứu của Mohammadjavad Paydar và các cộng sự (2013) đã nêu ở mục 1.2.6.1, dịch chiết lá cây S. speciosa thể hiện tác dụng chống oxy hóa gần như tương tự quercetin, tương lai cây sẽ là một nguồn chống oxy hóa tự nhiên tiềm năng. [37] Trong nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Thanh Tùng cùng cộng sự (2016) đã nêu ở mục 1.2.6.4, bốn hợp chất được phân lập đều cho tác dụng chống oxi hóa mạnh, cụ thể như sau: hợp chất 2 > hợp chất 1 > hợp chất 4 > hợp chất 3. Giá trị IC50 của các gốc DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) thu được ở hợp chất 2 là 20,83 ± 1,29 μg/mL. [50] 1.2.6.6. Tác dụng giảm đau trung ương Năm 2018, nhóm nghiên cứu của ThS. Bùi Thị Xuân cùng cộng sự đã đánh giá tác dụng giảm đau trung ương trên chuột nhắt trắng đối với 2 phân đoạn n-hexan và ethyl acetat của lá cây S. nobilis. Nhóm sử dụng phương pháp mâm nóng và phương pháp rê kim, cho chuột uống cao 7 ngày liên tục, với liều 64 mg/kg/ngày và 192 mg/kg/ngày (n-hexan), liều 16 mg/kg/ngày và 48 mg/kg/ngày (ethyl acetat). Kết quả cho thấy phân đoạn ethyl acetat cho tác dụng giảm đau trung ương rõ rệt so với phân đoạn n-hexan. [8] 1.2.6.7. Tác dụng chống loét dạ dày – tá tràng Năm 2019, TS. Vũ Đức Lợi và cộng sự đã đánh giá hiệu quả chống loét dạ dày - tá tràng từ dịch chiết ethyl acetat của lá cây S. nobilis trên mô hình loét do cyteamin gây ra. Kết quả thu được chứng minh dịch chiết có tác dụng cải thiện mức độ điều trị tổn thương loét (54,17%), giảm số lượng vết loét 11
  20. (1,85 ± 0,80) và giảm chỉ số loét (5,61 ± 2,69); tuy nhiên không làm thay đổi diện tích của vết loét. [16] 1.2.6. Công dụng theo Y học cổ truyền của cây Xăng sê Ở Việt Nam, dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Xăng sê như một vị thuốc quý. Lá cây có tác dụng kháng viêm, làm liền vết loét để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch, ăn với chút muối để cắt cơn đau, dùng kiên trì một thời gian sẽ khỏi, hoặc có thể sắc lá khô uống hằng ngày. [5] 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2