intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật hình ảnh y học: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng tại Bệnh viện E

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng tại Bệnh viện E" là mô tả kỹ thuật chụp CLVT trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng tại bệnh viện E; mô tả đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng trên phim chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện E.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật hình ảnh y học: Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng tại Bệnh viện E

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN PHƯƠNG ANH KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG ANH KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG TẠI BỆNH VIỆN E KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC KHÓA: QH.2019.Y Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN SƠN HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình lên ý tưởng cũng như thực hiện, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và các anh chị cán bộ nhân viên y tế. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: − Ban chủ nhiệm, thầy cô giáo Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội. − Ban Giám đốc bệnh viện, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện E. Đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy/Cô Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương, hội đồng khoa học bảo vệ khóa luận đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh y học. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện E đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, thầy đã luôn tận tâm dìu dắt, dành thời gian quý báu để giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ với em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Phương Anh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu ở trên đây của tôi là trung thực, kết quả này chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào, các tài liệu liên quan đến đề tài, được trích dẫn trong đề tài đều đã được công bố. Nếu có gì sai trái với những quy định tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên Nguyễn Phương Anh
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................3 1.2. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu ................................................................. 3 1.2.1. Giải phẫu động mạch chủ ..............................................................3 1.2.2. Giải phẫu động mạch chủ bụng ...................................................4 1.2.3. Hình ảnh giải phẫu ĐMCB trên CLVT .......................................8 1.3. Nguyên nhân bệnh lý .............................................................................. 10 1.4. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 10 1.4.1. Triệu chứng cơ năng .................................................................... 10 1.4.2. Triệu chứng toàn thân ................................................................. 10 1.4.3. Triệu chứng thực thể ....................................................................10 1.5. Phân loại ...................................................................................................11 1.6. Các phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh. ...........................12 1.6.1. Xquang bụng không chuẩn bị ..................................................... 12 1.6.2. Siêu âm ...........................................................................................12 1.6.3. Cắt lớp vi tính trước và sau tiêm thuốc cản quang .................. 12 1.6.4. Cộng hưởng từ ............................................................................. 13 1.7. Điều trị phình động mạch chủ bụng. .................................................... 13 1.8. Một số báo cáo về phình động mạch chủ bụng. ...................................14 1.8.1. Trên thế giới .................................................................................. 14 1.8.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 14 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 16 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ...........................................16 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................16 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................16 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 16 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 16 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 16 2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 16 2.4. Quy trình kỹ thuật chụp CLVT đa dãy tại bệnh viện E. ...................16
  6. 2.4.1. Chỉ định và chống chỉ định. .........................................................16 2.4.2. Quy trình kỹ thuật chụp CLVT đa dãy tại bệnh viện E .......... 17 2.5. Biến số nghiên cứu .................................................................................. 22 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ .............................................................................23 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân phình ĐMCB .................................... 23 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi .......................................................23 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 23 3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân phình động mạch chủ bụng. ...... 24 3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo hoàn cảnh phát hiện bệnh: ............... 24 3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh ........................................ 24 3.3. Quy trình của kỹ thuật chụp CLVT đa dãy .........................................24 3.3.1. Kỹ thuật chụp CT phát hiện phình ĐMCB tại bệnh viện E ....24 3.3.2. Tốc độ tiêm và độ HU trong lòng mạch của bệnh nhân ...........25 3.3.3. Lượng thuốc dùng cho bệnh nhân ............................................. 26 3.3.4. Liều nhiễm xạ ............................................................................... 26 3.4. Đặc điểm hình ảnh phình ĐMCB trên phim chụp cắt lớp vi tính. ....26 3.4.1. Vị trí khối phình ĐMCB ............................................................. 26 3.4.2. Hình dạng của khối phình ĐMCB ............................................. 26 3.4.3. Vôi hóa thành mạch ..................................................................... 28 3.4.4. Huyết khối bám thành mạch .......................................................28 3.4.5. Bóc tách thành động mạch chủ bụng ......................................... 29 3.4.6. Đường kính lớn nhất của khối phình ......................................... 29 3.4.7. Chiều dài khối phình ....................................................................30 3.4.8. Dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch, loét và viêm quanh khối phình . 31 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ...........................................................................33 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân phình động mạch chủ bụng ............ 33 4.1.1. Tuổi ................................................................................................ 33 4.1.2. Giới tính .........................................................................................33 4.2. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................. 33 4.2.1. Hoàn cảnh phát hiện bệnh ..........................................................33 4.2.2. Tiền sử bệnh ................................................................................. 34 4.3. Quy trình của kỹ thuật chụp CLVT đa dãy .........................................35 4.4. Đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng trên phim cắt lớp vi tính... 37
  7. 4.4.1. Vị trí khối phình ĐMCB ..............................................................37 4.4.2. Hình dạng của khối phình ĐMCB ..............................................37 4.4.3. Tình trạng vôi hóa thành mạch. ................................................. 38 4.4.4. Tình trạng huyết khối bám thành .............................................. 38 4.4.5. Bóc tách thành động mạch chủ bụng ......................................... 39 4.4.6. Đường kính lớn nhất của khối phình ......................................... 39 4.4.7. Chiều dài khối phình ....................................................................39 4.4.8. Dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch, loét và viêm quanh khối phình. 40 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ............................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 43
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh AAA Phình động mạch chủ bụng Abdominal Aortic Aneurysm CD Chiều dài CLVT Cắt lớp vi tính CHT Cộng hưởng từ CT Chụp cắt lớp vi tính Computer Tomography CPR Tái tạo mặt phẳng theo Curved planar reformations đường cong CTDI Chỉ số liều CT CT dose index DLP Tích độ dài liều Dose legth product ĐM Động mạch ĐMC Động mạch chủ ĐMCB Động mạch chủ bụng ĐK Đường kính ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HU Đơn vị Hounsfield Hounsfield unit KTV Kĩ thuật viên MMN Mạch máu não MRI Chụp cộng hưởng từ Magnetic Resonance Imaging MPR Tái dựng nhiều mặt phẳng Multiplanar reconstruction MIP Tái tạo tỷ trọng tối đa Maximal intensity projection ROI Vùng quan tâm Region of interest THA Tăng huyết áp TM Tĩnh mạch VRT Tái tạo thể tích Volume rendering topographic
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.4.2.4.1. So sánh Test-bolus và Care-bolus. .........................................20 Bảng 2.4.3.1. Protocol chụp CLVT động mạch chủ ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang .............................................................................................. 21 Bảng 2.4.3.2. Protocol chụp CLVT ngực-bụng có tiêm thuốc cản quang21 Bảng 3.2.1. Hoàn cảnh phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu ..................24 Bảng 3.2.2. Tiền sử bệnh có liên quan của đối tượng nghiên cứu .................. 24 Bảng 3.3.2. Tốc độ tiêm và độ HU trong lòng mạch của bệnh nhân ............. 25 Bảng 3.3.3. Lượng thuốc tiêm cho bệnh nhân .................................................26 Bảng 3.3.4. Chỉ số CTDIvol, DLP..................................................................26 Bảng 3.4.1. Phân bố theo vị trí khối phình ...................................................... 26 Bảng 3.4.2. Phân bố theo hình dạng khối phình ..............................................27 Bảng 3.4.3. Tỷ lệ vôi hóa thành mạch của đối tượng nghiên cứu...................28 Bảng 3.4.4. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có huyết khối thành mạch ............... 28 Bảng 3.4.5. Tỷ lệ bóc tách thành mạch của đối tượng nghiên cứu ................. 29 Bảng 3.4.6. Tỷ lệ đường kính lớn nhất của khối phình...................................29 Bảng 3.4.7. Tỷ lệ chiều dài khối phình ............................................................30 Bảng 3.4.8. Dấu hiệu dọa vỡ, vỡ, tụ dịch, loét và viêm quanh khối phình .....31 Bảng 3.4.9. Tổn thương kèm theo ................................................................... 32
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………………….23 Biểu đồ 3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu………………………..23 Biểu đồ 3.3.1. Kỹ thuật chụp CLVT chẩn đoán phình ĐMCB……………25
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Hình 1.2.1a. Cấu trúc thành ĐMC ..................................................................... 3 Hình 1.2.1b. Phân đoạn động mạch chủ ............................................................ 4 Hình 1.2.2a. Sơ đồ động mạch chủ bụng ...........................................................5 Hình 1.2.2b. Động mạch thân tạng và các nhánh ..............................................5 Hình 1.2.2c. Động mạch mạc treo tràng trên và các nhánh .............................. 6 Hình 1.2.2d. Động mạch mạc treo tràng dưới và các nhánh ............................. 7 Hình 1.2.3.1a. Mặt phẳng axial ..........................................................................8 Hình 1.2.3.1b. Hình ảnh tái tạo 3D VRT động mạch chủ bụng và các động mạch nhánh xung quanh .................................................................................... 8 Hình 1.2.3.2a. Hình ảnh tái tạo 3D MIP phình ĐMCB trên mặt phẳng coronal ............................................................................................................................ 9 Hình 1.2.3.2b. Hình ảnh tái tạo 3D MIP phình ĐMCB trên mặt phẳng sagittal ............................................................................................................................ 9 Hình 1.5a. A. Phình ĐMC trên ĐM thận, B. Phình ĐMC ngang ĐM thận, C.Phình ĐMCB dưới ĐM thận ........................................................................ 11 Hình 1.5b. A. Phình động mạch chủ bụng hình túi, B. Phình động mạch chủ hình thoi ............................................................................................................12 Hình 3.4.2. Hình ảnh phình dạng thoi động mạch chủ bụng đoạn dưới ĐM thận .......................................................................................................... 27 Hình 3.4.4. Hình ảnh huyết khối bám thành động mạch chủ bụng .................29 Hình 3.4.6. Đường kính khối phình .................................................................30 Hình 3.4.9. Hình ảnh phình hình thoi đoạn dưới động mạch thận kèm theo phình hình thoi ĐM chậu chung bên trái.............................................................32
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất trong cơ thể, xuất phát từ tâm thất trái và kết thúc bằng cách chia đôi thành hai động mạch chậu chung [1]. Có nhiều bệnh lý liên quan đến động mạch chủ như: phình ĐMC, bóc tách ĐMC, hẹp ĐMC,…Trong đó, phình động mạch chủ là bệnh lý quan trọng, chiếm chủ yếu, cần được quan tâm do tính chất cấp cứu và mức độ nguy hiểm của nó. Phình động mạch chủ có thể được chẩn đoán rõ ràng bằng siêu âm, CT hoặc MRI nếu mạch máu có hình dạng phình rõ hoặc có đường kính lớn. Có nhiều tác giả đề xuất các định nghĩa phình động mạch chủ khác nhau. Trong đó, phình động mạch chủ bụng được định nghĩa khi đường kính động mạch chủ bụng lớn hơn 30 mm được chấp nhận nhiều nhất [1,2]. Theo Hội Phẫu thuật tim mạch thế giới, phình động mạch chủ bụng là khi đường kính động mạch chủ bụng lớn hơn 1,5 lần kích thước của động mạch chủ bụng đoạn trên thận [1]. Theo Hiệp hội phẫu thuật mạch máu Hoa Kỳ, phình ĐMCB chiếm khoảng 4% tỷ lệ dân số. Tỷ lệ phình ĐMCB tăng lên theo độ tuổi và xảy ra ở nam nhiều hơn ở nữ [3]. Tỷ lệ phình ĐMCB chiếm khoảng 2,6% ở nam, 0,5% ở nữ trong độ tuổi 45-54 và ở độ tuổi 75-84 là 19,8% ở nam và 5,2% ở nữ [4]. Phình ĐMCB là bệnh lí nguy hiểm vì phần lớn các trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, khi có biến chứng vỡ các khối phình thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao. Ước tính tỷ lệ vỡ phình ĐMCB trước khi nhập viện khoảng 80- 90% [4]. Vì vậy, việc tầm soát và phát hiện bệnh sớm có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Đa số trên lâm sàng các ca bệnh phình ĐMCB không có triệu chứng rõ rệt, do đó cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá sớm và chính xác tình trạng của bệnh nhân, giảm tối đa tỉ lệ biến chứng, tử vong cho bệnh nhân. Trong những năm gần đây, chụp CLVT đã không ngừng được cải tiến và sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh. CLVT được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chính xác đặc điểm khối phình, từ đó lên kế hoạch điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân nếu cần thiết. 1
  13. Vì những lí do trên, chúng tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính đa dãy và đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng tại bệnh viện E.” nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả kỹ thuật chụp CLVT trong chẩn đoán phình động mạch chủ bụng tại bệnh viện E. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh phình động mạch chủ bụng trên phim chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện E. 2
  14. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.2. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu 1.2.1. Giải phẫu động mạch chủ Động mạch là mạch máu đưa máu từ tim đến các bộ phận của cơ thể. Thành ĐMC được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa, lớp áo trong. - Lớp áo trong: được cấu tạo từ lớp nội mô lót bên trong lòng mạch, mô liên kết và rất ít tế bào chất. Lớp áo trong đảm bảo tính trơn nhẵn của thành mạch và có vai trò bài tiết các cytokine và các trung gian hóa học tham gia điều hòa vận mạch, đông máu và phản ứng viêm của cơ thể [5]. - Lớp áo giữa: là lớp chịu áp lực chính của thành mạch, cấu tạo chủ yếu là các sợi đàn hồi elastin đan chéo nhau làm cho lớp áo giữa có lực đàn hồi tốt chịu được sức căng giãn rất lớn [5]. - Lớp áo ngoài: là lớp ngoài cùng, cấu tạo chủ yếu bởi collgen và cơ trơn thành mạch. Trong lớp áo ngoài có nhiều vi mạch nhỏ nuôi ĐM có nhiêm vụ cấp máu cho nửa ngoài thành ĐMC, một số mạch nuôi mạch có thể xuyên qua lớp áo ngoài đi đến lớp áo giữa [5]. Hình 1.2.1a.. Cấu trúc thành ĐMC *Nguồn: Hast J (2003) [6] Động mạch chủ là thân ĐM chính của hệ tuần hoàn, là động mạch lớn nhất của cơ thể. ĐMC bắt đầu từ tâm thất trái, chạy lên trên (ngang mức đốt sống ngực T4), vòng sang trái rồi quặt xuống dưới, đi dọc theo cột sống ngực, qua 3
  15. cơ hoành xuống ổ bụng và tận hết tại vị trí ngang mức đốt sống thắt lưng L4 bằng cách chia ĐMC thành 2 nhánh tận là ĐM chậu chung trái và ĐM chậu chung phải. ĐMC có thành dày, được chia thành 3 đoạn: quai ĐMC, ĐMC lên, ĐMC xuống. Lấy vòm hoành làm ranh giới chia ĐMC xuống thành ĐMC ngực và ĐMC bụng. Hình 1.2.1b. Phân đoạn động mạch chủ *Nguồn: Erbel R, Aboyans V, Boileau C, et al (2014) [7] 1.2.2. Giải phẫu động mạch chủ bụng [8, 9] Động mạch chủ bụng tiếp nối với ĐMC ngực, bắt đầu từ lỗ cơ hoành, nằm phía trước và chạy dọc bên trái theo cột sống thắt lưng, nằm sau phúc mạc và đến chạc ba ĐM chủ chậu (ngang đốt sống thắt lưng L4 ). Động mạch chủ bụng dài khoảng 10-15 cm. Đường kính ĐMCB giảm dần từ trên xuống dưới, đường kính ĐMCB ngang mức cơ hoành là 2-2,5 cm (không bao giờ vượt quá 3cm), đường kính ĐMCB chỗ chạc ba khoảng 1,5-2 cm. ĐMCB chia thành nhiều nhánh bên quan trọng: ĐM hoành dưới: Cấp máu cho mặt dưới cơ hoành. ĐM thân tạng: Đây là nhánh bên lớn nhất của ĐMCB, dài khoảng 10 mm, cung cấp máu cho các tạng quan trọng như gan, tụy, lách, dạ dày, D2 tá tràng…. ĐM xuất phát từ mặt trước ĐMCB, ngang bờ trên của tụy, ngang mức đốt sống ngực T12 - đốt sống thắt lưng L1, sau đó chia thành 3 nhánh: ĐM gan, ĐM lách, ĐM thân vị. 4
  16. Hình 1.2.2a. Sơ đồ động mạch chủ bụng *Nguồn: Putz R., 1994 [9] Hình 1.2.2b. Động mạch thân tạng và các nhánh *Nguồn: Putz R., 1994 [9] ĐM mạc treo tràng trên: xuất phát từ mặt trước của ĐMCB, tạo với ĐMC một góc 40-60°, nằm dưới ĐM thân tạng khoảng 0,5-1cm, ngang mức L1, đi sau đầu tụy, xuống phía trước mỏm móc tụy, chạy ra mặt trước tá tràng, gối lên đoạn D3, phân các nhánh nuôi tá tụy, đại tràng phải và toàn bộ ruột non. 5
  17. Hình 1.2.2c. Động mạch mạc treo tràng trên và các nhánh *Nguồn: Putz R., 1994 [9] ĐM thận: là động mạch cung cấp máu cho thận. Các ĐM thận xuất phát từ mặt trước bên, thường tạo góc 90° so với mặt trong bên trái của ĐMCB và nằm dưới của ĐM mạc treo tràng trên khoảng 0,5-1 cm. Nguyên ủy của ĐM thận thường ở ngang mức đốt sống L1-L2. ĐM thận phải thường dài và có nguyên ủy cao hơn ĐM thận trái. Khi tới rốn thận, ĐM thận chia thành nhánh trước và nhánh sau. Nhánh trước chia thành 4 nhánh tận, cung cấp máu cho 4 thùy của thận: thùy trên, thùy trước trên, thùy trước dưới, thùy dưới. Nhánh sau đi ra sau bể thận, chỉ cung cấp máu cho vùng sau của thận. ĐM mạc treo tràng dưới: Nguyên ủy của ĐM mạc treo tràng dưới thường ngang mức L3, chạy phía sau phúc mạc, trên ngã ba chủ chậu khoảng 5 mm. ĐM mạc treo tràng dưới cấp máu cho 1/3 đại tràng ngang, toàn bộ đại tràng xuống, đại tràng sigma và phần lớn trực tràng. Đường kính trung bình của ĐM này khoảng 0,3 cm. 6
  18. Hình 1.2.2d: Động mạch mạc treo tràng dưới và các nhánh *Nguồn: Putz R., 1994 [9] ĐM sinh dục: Động mạch tinh hoàn ở nam hoặc ĐM buồng trứng ở nữ. Các nhánh cùng: ĐMC bụng chia thành hai nhánh cùng là hai động mạch chậu chung ở khoảng mức đốt sống thắt lưng L4, động mạch chậu chung đi theo hướng xuống dưới, ra ngoài theo bờ trong của cơ thắt lưng. Mỗi động mạch chậu chung khi đến đường cung xương chậu thì chia thành hai nhánh là động mạch chậu trong và động mạch chậu ngoài. Theo Hội Phẫu thuật tim mạch thế giới, phình (phồng) ĐMCB (AAA) là tình trạng một đoạn ĐM giãn nở bất thường, với đường kính đoạn giãn > 1,5 lần đường kính ĐM bình thường lân cận. Ở người bình thường, đường kính ĐMCB thường có kích thước khoảng 2cm. Ở bệnh nhân được chẩn đoán phình ĐMCB, đường kính khoảng 3cm hoặc lớn hơn [10]. Đường kính của phình ĐMCB có xu hướng tăng lên theo thời gian. Tốc độ thay đổi này tùy thuộc vào từng người, trung bình tăng 10% mỗi năm. Thành mạch mất tính song song. Khoảng 40-50% phình ĐMCB có kèm theo phình ĐM chậu. 7
  19. 1.2.3. Hình ảnh giải phẫu ĐMCB trên CLVT 1.2.3.1. Hình ảnh ĐMCB bình thường Hình 1.2.3.1a. Mặt phẳng axial *Nguồn: Torsten B. Moeller, Emil Reif (2001) [11] 1.ĐM chủ bụng 3.ĐM gan chung 4.ĐM lách 5.ĐM mạc treo tràng trên 6.ĐM thận phải 7.ĐM thận trái 8.ĐM mạc treo tràng dưới 9.ĐM chậu chung phải 10.ĐM chậu chung trái Hình 1.2.3.1b. Hình ảnh tái tạo 3D VRT động mạch chủ bụng và các động mạch nhánh xung quanh *Nguồn: Gratian Dragoslav Miclaus, Horia Ples (2014) [12] 8
  20. 1.2.3.2. Hình ảnh phình ĐMCB 1. ĐM chủ bụng đoạn phình 2. Huyết khối thành mạch Hình 1.2.3.2a. Hình ảnh tái tạo 3D MIP phình ĐMCB trên coronal *Nguồn: Gratian Dragoslav Miclaus, Horia Ples (2014) [12] 1. ĐM chủ bụng đoạn phình 2. Huyết khối thành mạch 3. ĐM chậu Hình 1.2.3.2b. Hình ảnh tái tạo 3D MIP phình ĐMCB trên mặt phẳng sagittal *Nguồn: Gratian Dragoslav Miclaus, Horia Ples (2014) [12] 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2