intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

31
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về xây dựng làng văn hóa, khóa luận phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào hiện nay, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- VŨ NHẬT LỆ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------------- VŨ NHẬT LỆ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lan HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lan. Các số liệu, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Vũ Nhật Lệ
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong khoa Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường; em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể K60A Triết học là những người bạn tốt đông hành cùng nhau học tập, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống cùng em. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình em đã tạo điều kiện cho em để em đạt được những thành quả như ngày hôm nay. Đặc biệt, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Lan đã giúp em có thể hoàn thành được khóa luận này. Trong quá trình làm khóa luận, do nhận thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý các thầy cô cùng các bạn để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 06 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Vũ Nhật Lệ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA ... 9 1.1. Quan niệm về làng văn hóa ..................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm làng ................................................................................... 13 1.1.3. Phân biệt văn hóa làng và làng văn hóa ........................................... 16 1.2. Xây dựng làng văn hóa .......................................................................... 20 1.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách Nhà nước về xây dựng làng văn hóa ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 20 1.2.2. Tiêu chuẩn của làng văn hóa ............................................................. 22 1.2.3. Nội dung của xây dựng làng văn hóa ................................................ 26 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA Ở HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƢNG YÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ...... 31 2.1. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên hiện nay .......................................................................................................... 31 2.1.1. Khái quát về đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay ....................................................................... 31 2.1.2. Thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên ... ......................................................................................................... 38 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hƣng Yên hiện nay....................................................................... 46 1
  6. 2.2.1. Phương hướng và nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay................................................................................ 47 2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay ....................................................................... 50 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 57 KẾT LUẬN .................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 64 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, với khoảng 2/3 dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn và 67,8% (năm 2018 số liệu theo Tổng cục thống kê) lực lượng lao động của xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế và ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Nhận thức được rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nông thôn qua các thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta, khi đưa ra các chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội đều đặt nơi đây là khu vực trọng điểm và giàu tiềm năng để phát triển. Các hình thức tồn tại của nông thôn Việt Nam được gọi là làng – xã hay thị trấn, thị tứ nhưng nổi bật lên đó là làng xã – một hình thức được coi là cơ bản và phổ biến nhất của xã hội nông thôn; là nơi tụ cư của cư dân nông thôn. Vì vậy, cứ nhắc đến nông thôn thì hình ảnh đầu tiên chúng ta nhìn thấy đó là một bức tranh làng – xã. Cùng với sự tồn tại của làng đó là văn hóa làng - là sự kết tinh của cả một quá trình lịch sử dân tộc, nơi đây lưu giữ những giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể. Tìm hiểu về làng giúp chúng ta nhìn rõ được bức tranh toàn cảnh của xã hội nông thôn. Vì vậy, công cuộc xây dựng làng văn hóa chính là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa của làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ của văn hóa xã hội. Làng là cái nôi của văn hóa; là nơi kết thành tinh hoa văn hóa và bản lĩnh văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ và biến thành động lực tinh thần cho công cuộc xây dựng làng văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn, làm nền tảng cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang dần phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống, những bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng mất đi chức năng bảo vệ, dân chúng 3
  8. không còn nơi bao bọc, tệ nạn, cướp bóc xảy ra khắp nơi, những quy chuẩn của làng cũng bị phá vỡ. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn các mối quan hệ trong làng và giữa các làng với nhau; làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các vùng nông thôn. Chính vì vậy, xây dựng làng văn hóa là nhằm mục đích bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa làng, từ đó phát huy những tính tích cực của nó. Văn hóa làng vừa là kết quả hoạt động của những người trong làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục tạo ra những giá trị văn hóa mới. Khi đó, làng văn hóa mới thực sự khẳng định được vai trò, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cơ chế thị trường, làm tăng động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay. Mỹ Hào cũng như các địa phương khác trên địa bàn cả nước đã và đang thực hiện có hiệu quả những chủ trương về xây dựng làng văn hóa của nhà nước đề ra. Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào đã được đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện hưởng ứng; phong trào cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những vướng mắc về hệ thống lý luận và thực tiễn. Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết của cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu đó là “Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, nhằm nhận diện và phân tích rõ hơn công cuộc xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào hiện nay; từ đó, đề xuất giải pháp tiếp tục xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào, Hưng Yên. 2. Tình hình nghiên cứu Xây dựng làng văn hóa là một vấn đề nghiên cứu không mới, song nó vẫn còn nhiều khía cạnh mà chúng ta cần phải xem xét và nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu được công bố với các cách tiếp cận khác nhau về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa như: 4
  9. PGS. TS Nguyễn Thừa Hỷ với công trình “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội – xuất bản năm 1978. Ở công trình này, tác giả đã dùng ngòi bút của mình để tái hiện lại lịch sử nông thôn nước ta và phân tích rõ những cơ cấu tổ chức ở một số làng Việt Nam truyền thống. GS. Phan Đại Doãn đã đưa ra công trình nghiên cứu “Mấy vấn đề về làng” và được đăng tải trên Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991. Tác giả đã nêu bật lên được những vấn đề đặc trưng cơ bản của làng Việt Nam truyền thống, trong đó tính cộng đồng và tính tự quản là những đặc trưng chi phối mọi sinh hoạt của làng xã vùng đó. PGS.Vũ Ngọc Khánh với công trình nghiên cứu là “Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam”, do Nhà xuất bản Văn học được xuất bản năm 2001. Trong công trình này tác giả nghiên cứu về thiết chế “Làng văn hóa” ở các khía cạnh nguồn gốc, sự ra đời, những nét văn hóa đặc trưng, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề truyền thống, con người. GS. Phan Đại Doãn với công trình “Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội”, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản tháng 4/2010. Tác giả cho rằng, trong giai đoạn mà làng quê phải gặp nhiều thử thách quyết liệt: truyền thống với đổi mới, dân tộc với hiện đại, quốc gia với quốc tế. Làng vốn là cơ sở của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa, của phong kiến, tất nhiên phải đổi mới, phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng đồng thời, lại phải giữ được bản sắc và truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc. Hiện đại hóa, đô thị hóa là quy luật tất yếu của phát triển, làng quê sẽ bị thu hẹp lại, nhưng chính nó sẽ là điểm xuất phát của đô thị hóa. Muốn thế, phải hiểu cụ thể bản chất của làng Việt. Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình khoa học như: “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay” của Tô Duy Hợp – do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2000; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2001; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của Tô Duy Hợp (chủ biên) - do Nhà xuất bản Khoa 5
  10. học xã hội, xuất bản năm 2000; “Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam” của Toan Ánh – do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1992. Trên đây là một số các công trình tiêu biểu có liên quan đến vấn đề văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa, các tác giả đã tập trung bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả cũng có đề cập đến hội làng, nếp sống, phong tục, tôn giáo, sân khấu dân gian, văn hóa nghệ thuật dân gian. Một số công trình không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế - xã hội, văn hóa; mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình xây dựng. Có thể nhận thấy mặc dù có rất nhiều tác giả và nhiều sách viết về vị trí, vai trò của văn hóa, làng, văn hóa làng, làng văn hóa; song, đối với huyện Mỹ Hào những vấn đề về xây dựng làng văn hóa đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề giữa lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về xây dựng làng văn hóa, khóa luận phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào hiện nay, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xác định rõ khái niệm về văn hóa và làng; phân biệt được làng văn hóa và văn hóa làng; những nội dung trong xây dựng làng văn hóa để làm cơ sở lý luận chung cho toàn bộ khóa luận. - Phân tích thực trạng xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào hiện nay, đề xuất các phương hướng và giải pháp xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào. 4. Cơ sở lý luận 6
  11. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và quan điểm chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, các chính sách pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về văn hóa, làng và xây dựng làng văn hóa. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, khóa luận chỉ tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung về làng văn hóa; đồng thời, đi phân tích thực trạng việc xây dựng làng văn hóa trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay. Kết hợp đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể về việc đẩy mạnh xây dựng làng văn hóa ở Mỹ Hào hiện nay. Thời gian khảo sát ở 2 giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ 1996 – 2015 là thời gian Mỹ Hào bắt tay vào xây dựng và hoàn thành phong trào xây dựng làng văn hóa với 100% làng được công nhận danh hiệu “làng văn hóa” lần đầu; giai đoạn thứ hai từ 2015 đến 2018 – đây là mốc thời gian từ sau khi hoàn thành phong trào và tính đến thời gian hiện tại, các hoạt động rà soát, thẩm định theo mốc 3 năm 1 lần đề duy trì “làng văn hóa” phù hợp với tình hình hiện nay. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như: phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp nghiên cứu văn bản và dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan. 7. Ý nghĩa của khóa luận - Khóa luận góp phần hệ thống hóa lý luận chung về văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa. - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa và xây dựng làng văn hóa. 7
  12. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận gồm có 2 chương và 4 tiết : Chương 1. Lý luận chung về xây dựng làng văn hóa. Chương 2. Xây dựng làng văn hóa ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên hiện nay – Thực trạng và giải pháp. 8
  13. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA 1.1. Quan niệm về làng văn hóa 1.1.1. Khái niệm văn hóa Từ khi con người xuất hiện thì văn hóa cũng xuất hiện; nó là sản phẩm của con người và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong xã hội loài người. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa, bởi vì văn hóa tồn tại và liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người. Trong đời sống thường ngày thì văn hóa được hiểu đó là văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, văn hóa cũng tồn tại cả trong ẩm thực, trang phục, cách ứng xử và đức tin,…Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, văn hóa được tách ra thành một mảng độc lập và được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là những nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực triết học lúc bấy giờ. Xã hội loài người càng phát triển, con người ta càng đề cao những giá trị văn hóa, nhất là những văn hóa có liên quan đến cộng đồng. Văn hóa giúp con người phát triển văn minh hơn, làm thay đổi nhận thức của loài người trong những hướng tiếp cận mới của xu hướng khoa học công nghệ. Văn hóa đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Ở phương Đông, từ “văn hóa” đã xuất hiện từ rất sớm, đó là ở trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và hóa nhằm mục đích là xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. Ở phương Tây: người Anh và người Pháp có từ culture, người Đức có từ kultur, người Nga thì có từ kultura; tất cả những chữ này đều có chung nguồn gốc Latinh từ chữ “cultus animi” mang nghĩa là nuôi dưỡng tinh thần - là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ con người. Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng, văn hóa luôn gắn liền với quá trình mà con người sáng tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần; gắn liền với quá trình giáo dục và đào tạo con người. Năm 1952, hai nhà Nhân học văn hóa người Mỹ đó là A.Kroeber và C.Kluckhohn – họ đã tổng hợp và thống kê lại là có khoảng 150 định nghĩa 9
  14. khác nhau được đưa ra về “Văn hóa”; nhưng hầu hết các tác giả cho rằng văn hóa là lối sống, là cách ứng xử mà con người học tập được trong suốt quá trình từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Như vậy ta có thể thấy, quan niệm phương Tây về văn hóa là một sản phẩm của con người tạo ra; nó gắn liền với quá trình con người tạo ra vật chất và tinh thần dưới bàn tay lao động. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; cho rằng bản chất văn hóa được thể hiện trong chính mối quan hệ biện chứng giữa con người với xã hội, con người với con người. C.Mác cũng chỉ ra nguồn gốc của văn hóa gắn bó mật thiết với năng lực sáng tạo của con người và nó bắt nguồn từ lao động của con người. C.Mác coi “văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người” [10, tr.42]. Ông coi việc con người sáng tạo ra giới tự nhiên là tác phẩm của con người, là thực tại của con người; bằng cách nào đó con người cải biến, nhân hóa thế giới đó với ý nghĩa con người chính là văn hóa tồn tại trong đó. C.Mác đã đồng nhất văn hóa với phương thức hoạt động sống của con người, đó là phương thức mà con người sử dụng cách sáng tạo của chính mình để biến đổi, cải tạo giới tự nhiên theo quy tắc cái đẹp của con người tự đề ra. Theo C.Mác, hoạt động lao động của con người không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn những nhu cầu sinh lý thường ngày, mà nó còn được kết tinh trong cả lối sống, phương thức sống, tính cách, trí tuệ của con người; nó được biểu hiện ra bên ngoài bằng chính các sản phẩm vật thể và phi vật thể; được tích lũy lại trong quá trình thực tiễn lịch sử - xã hội. Con người là thước đo của mọi giá trị, còn văn hóa là thước đo tính cách, sự sáng tạo của giá trị đó. Bên cạnh đó, Ăngghen cho rằng: “Mỗi bước tiến trên con đường văn hóa là một bước tiến tự do” [10, tr.146]. Như vậy, C.Mác và Ăngghen đã thừa nhận văn hóa đó chính là một giá trị - giá trị đó bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử. Sau những luận điểm của C.Mác và Ăngghen, Lênin đã tiếp thu những tư tưởng và phát triển theo cách hiểu của mình về văn hóa trong xã hội - ông cho rằng trong xã hội có giai cấp luôn tồn tại hai nền văn hóa đó là nền văn hóa của giai cấp thống trị và nền văn hóa 10
  15. của giai cấp bị trị; từ đó mà tất yếu cách mạng văn hóa sẽ xảy ra. Lênin gắn văn hóa với sự phát triển đi lên, đưa ra mục tiêu chính của văn hóa đó là việc hoàn thiện con người về mọi mặt. Lênin viết: “ Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra hoàn toàn là sự phát triển hợp quy luật mà tổng số kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu” [26, tr.361]. Khái niệm này đã khẳng định sự tất yếu ra đời của văn hóa vô sản không phải tự nhiên mà sinh ra, nó sinh ra bởi vì chính cái chế độ thối nát của xã hội tư bản với bọn địa chủ và quan liêu. Văn hóa đó chỉ đường cho con người ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đi theo cách mạng vô sản. Ở Việt Nam, văn hóa được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Đầu tiên, xét về cội nguồn từ “văn hóa” - theo thư tịch cổ thì từ “văn hóa” ngày nay mà chúng ta đang sử dụng có nguồn gốc Hán-Việt: từ “văn” mang nghĩa là nét vẽ, mang tính hình thức bên ngoài; còn từ “hóa” là sự biến đổi, là giáo hóa. Ta có thể nhận thấy, đã từ rất lâu về trước người Việt đã ý thức được văn hóa trong lối sống, cách hành xử, mối quan hệ giữa con người với con người. Văn hóa đối với người Việt chính là những đường nét mang tính chất răn đe, giáo dục con người hướng tới những điều tốt đẹp và sống có khuôn phép. Sau khi lĩnh hội quan niệm của những người đi trước và kết hợp tính sáng tạo trong học thuyết Mác – Lênin về văn hóa với vai trò của tinh thần văn hóa; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng hợp và đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa của văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[28, tr.431]. Người coi văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần đã được con 11
  16. người sáng tạo ra vì cuộc sống. Hồ Chí Minh xác định văn hóa là một sự phát triển tất yếu của xã hội, là phương thức của hoạt động sống và nó không những được nâng cao cùng với quá trình phát triển đi lên của xã hội, sự sáng tạo mà còn mang trong mình giá trị nhân văn là vấn đề cốt lõi của văn hóa. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa chung về văn hóa, đó là “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”[50, tr.23]. Theo quan niệm của UNESCO thì có hai loại hình di sản văn hóa song song cùng tồn tại, đó là văn hóa hữu thể và văn hóa vô hình. Trong đó, văn hóa hữu thể được cho là di sản văn hóa vật chất, bao gồm những công trình kiến trúc mang những nét văn hóa, lịch sử. Còn văn hóa vô hình bao gồm mọi lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật múa truyền thống, văn học, ẩm thực, y dược, lễ hội, làng nghề,… tất cả là thành tố thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần. Qua định nghĩa này, văn hóa chính là sự kết hợp hài hòa của những nét tổng thể của vật chất với tinh thần, giữa trí tuệ và cảm xúc để tạo nên tính cách xã hội của cả một cộng đồng. Nó được bộc lộ ra bên ngoài với những loại hình khác nhau mang đặc trưng của cộng đồng đó. Văn hóa giúp con người hoàn thiện bản thân mình, giúp con người tìm ra cái tôi bản ngã trong họ, để họ không ngừng thay đổi tư duy để phát triển đi lên tìm ra những cái mới, không ngừng sáng tạo ra những thứ vượt thời đại. Như vậy, văn hóa không chỉ là một lĩnh vực cụ thể, riêng biệt; mà văn hóa chính là tổng thể của tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người 12
  17. sáng tạo ra. Văn hóa chính là chiếc chìa khóa của sự phát triển. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người đều là vì lẽ sinh tồn, vì mục đích của cuộc sống; tất cả đều phải trải qua thực tiễn và thời gian, được lặp đi, lặp lại tạo thành thói quen, tập quán và chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần. Chúng được tích lũy theo thời gian, lưu truyền và nhân rộng từ đời này qua đời khác thành những kho tàng quý báu mang những giá trị riêng, mang đặc trưng của mỗi cộng đồng và chúng góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam nói riêng, của cả nhân loại nói chung. 1.1.2. Khái niệm làng Trong đời sống xã hội Việt Nam cổ truyền, làng có vị trí hết sức đặc biệt; làng là một đơn vị hành chính nhỏ nhất và cấu thành nên quốc gia dân tộc Việt – Nhà nước chính là kết quả của sự liên kết giữa các làng lại với nhau, thống nhất dưới một chế độ. Làng có vai trò gắn kết các cá nhân, gia đình lại với nhau; làng là nhân tố quyết định quá trình dựng nước và giữ nước của quốc gia dân tộc, bằng chứng là chúng ta đã đánh bại hết quân xâm lược để thống nhất đất nước, giữ yên bờ cõi. Làng là một từ Nôm, là một đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng lại chặt chẽ nhất và được coi là hoàn chỉnh nhất, bởi vì nó có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức và tục lệ riêng, hoàn chỉnh và ổn định qua quá trình phát triển lịch sử của đất nước. Cùng với sự xuất hiện của làng thì văn hóa làng cũng đồng thời xuất hiện và nó trở thành nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc Việt Nam. Trải qua thời gian, làng Việt cũng có nhiều thay đổi, ngay cả từ tên gọi của làng cũng khác nhau giữa các vùng miền. Từ thời Văn Lang – Âu Lạc ở các nơi làng được nhân dân gọi là chạ, kẻ, chiềng – đây đều là những từ thuần Việt. Sau này, khi nước ta bị quân phương Bắc đô hộ và phải nằm dưới ách thống trị 1000 năm thì làng Việt đổi thành hương, lý và nằm dưới sự quản lý của Triều đình phong kiến. Còn ở các vùng dân tộc thiểu số ở phía Bắc, Bắc Trung Bộ thì làng lại được gọi là bản, mường. Ở Tây Nguyên, làng được người dân gọi là buôn, play. Đi xuôi về Nam Bộ, nơi mà dân cư Khơ – me tập trung sinh sống và sản xuất thì họ gọi làng là phum, sóc… đó là những tên gọi 13
  18. khác nhau về làng, tùy từng vùng với những tập tục riêng mà họ lại gọi tên khác nhau. Nhưng tóm lại, dù tên gọi khác nhau nhưng làng vẫn có những đặc điểm chung về cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý của một chế độ xã hội, hưởng chung lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ra những khái niệm khác nhau về “làng” của Việt Nam; mặc dù vậy họ vẫn chưa nhất quán về một quan điểm nào đó. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, “làng xã phải là nơi đồng quê nhiều gia đình ở quy tụ thành khu vực gọi là xóm, các xóm phân biệt nhau bằng lũy tre xanh. Trên đường đi vào thường có các cổng xây hoặc tre, đến đêm tối có thể đóng lại được, để phòng ngừa trộm cướp. Hai, ba, bốn hoặc có khi là năm, sáu xóm họp thành một thôn gọi là làng” [25, tr.151]. Tác giả đi từ đơn vị nhỏ nhất của làng đó là gia đình rồi đến xóm và sau đó thì tập hợp thành một làng hay còn gọi là thôn – tùy thuộc vào cách gọi của từng địa phương đó. Còn theo GS. Phan Đại Doãn cho rằng: “Làng là một điểm dân cư, một hình thức công xã nông thôn, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức xã hội riêng, lệ tục riêng,…rất chặt chẽ và hoàn chỉnh”[25, tr.38]. Định nghĩa này có nét tương đồng với GS. Bùi Xuân Đính khi cho rằng làng chính là đơn vị tụ cư truyền thống của nông dân Việt, có địa vực riêng, có cơ sở hạ tầng cùng cơ cấu tổ chức riêng, tục lệ riêng,… nhưng lại rất chặt chẽ và hoàn chỉnh. Cả hai đều nói về sự khác biệt của làng với những đơn vị xã hội khác. Mặc dù đã có rất nhiều cách gọi về làng nhưng chúng ta hãy tạm quy nó về một cách hiểu, đó là: “Làng là một đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông – với gia đình tông tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt, làng có sức sống mãnh liệt, mặt khác, xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động, không có làng bất biến. Sự biến đổi của làng là do sự biến đổi của đất nước qua tác động của những mối liên hệ làng và siêu làng. Do những đặc thù của 14
  19. tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung, miền Nam, tuy gốc gác nguồn gốc cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với môi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội đã thay đổi nhiều không còn nhiều đặc điểm như làng Bắc Bộ. Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thù riêng của mình, hình thức công xã nông thôn “nửa kín, nửa mở” những đặc thù riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng”[37, tr.46-47]. Khái niệm này đã khái quát một cách cụ thể về làng Việt Nam truyền thống, nó đã cho ta có cái nhìn bao quát và tổng thể về làng. Làng là một sản phẩm của quá trình định cư và cộng cư của người Việt; từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp của nông dân. Khái niệm đã đưa ra những nguyên nhân hình thành nên một làng Việt - đó là hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ để giải thích cho tính thống nhất của tổ chức làng hay tính độc lập về văn hóa của làng. Làng Việt là sản phẩm của một nền chính trị phát triển từ lâu đời; là sản phẩm của cả một nền văn hóa mang đặc sắc riêng của người Việt - cơ cấu tổ chức làng chỉ tồn tại duy nhất Việt Nam. Nét đặc sắc đó thể hiện thông qua tính cộng đồng của người dân trong mỗi làng, mỗi xóm. Tính cộng đồng có vai trò gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau thông qua các biểu tượng mang tính truyền thống như cây đa, bến nước, sân đình. Hầu hết, mọi làng của người Việt đều hội tụ cả ba biểu tượng này. Cho dù những người con xa quê hương bao lâu đi chăng nữa nhưng mỗi khi trở về làng, hình ảnh đầu tiên họ được nhìn thấy khi đến đầu làng là cây đa – tán cây xòe rộng tỏa bóng mát cho dân làng mỗi khi đi ngang. Phải nói rằng, hình ảnh cây đa chính là nơi giao thương của cả làng với thế giới bên ngoài; là nơi nghỉ chân của lữ khách qua đường và cũng là nơi dừng chân của những người dân sau một ngày lao động nơi đồng ruộng cùng với dăm ba câu chuyện. Bên cạnh cây đa, bến nước lại là nơi tập trung cho sinh hoạt thường ngày của dân làng, đặc biệt nơi đây là địa điểm tập trung chủ yếu của chị em phụ nữ; họ giao lưu kết bạn 15
  20. với nhau, tâm sự nói chuyện cho nhau nghe trong lúc cùng vo gạo, rửa rau… Còn sân đình chính là nơi cho cánh mày râu tụ tập; đây cũng chính là trung tâm hành chính, văn hoá xã hội của cả làng; mọi việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây như hội họp việc làng, xét xử kiện tụng, đón rước quan trên, hội hè ăn uống, văn hoá văn nghệ giải trí. Đó là những giá trị văn hóa mà chỉ tồn tại ở làng Việt Nam truyền thống, nó mang đậm nét văn hóa của một làng quê, tính thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa, chính trị; đôi lúc nó chứa đựng trong đó cả yếu tố tâm linh huyền bí. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng làng chính là cội nguồn cho mọi chuẩn mực về ý thức, phẩm chất nằm tiềm tàng trong mỗi người Việt; những yếu tố đó đã tạo nên cộng đồng bền chặt là dân tộc Việt với sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Dù đã trải qua những cuộc đấu tranh vô cùng tàn khốc và ác liệt; đứng trước biết bao kẻ thù mạnh nhưng ta đã không bị khuất phục. Làng vẫn ở đó, vẫn luôn kiên cố để cho ta có nơi cư ngụ, nơi bảo vệ ta, cho ta thêm sức mạnh để chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược. Cho tới ngày nay, khi đất nước hòa bình, làng vẫn là lực lượng nòng cốt tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước. Suy cho cùng, làng chính là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam, làng của người Việt là một môi trường văn hóa, nó chứa đựng mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hóa được sinh ra và phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể. 1.1.3. Phân biệt văn hóa làng và làng văn hóa 1.1.3.1. Quan niệm về văn hóa làng Văn hóa làng chứa đựng những nội dung rất phong phú và đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu về văn hóa của dân tộc. Văn hóa làng Việt Nam truyền thống được thể hiện rõ nét nhất là ở văn hóa làng Việt Bắc Bộ; vì đây là cái nôi của nền văn minh sông Hồng, là nơi đầu tiên mà dân tộc Việt di cư đến sinh sống, lao động và sản xuất. Làng Việt Bắc Bộ cũng là nơi cố kết cộng đồng dân tộc lại thành một; nơi có những quan hệ dòng tộc, huyết thống; cùng hàng xóm láng giềng; nơi tổ chức các buổi sinh hoạt chung, văn hóa, văn nghệ. Làng chính là đơn vị tiền đề của một quốc gia; là bức tường thành 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2