Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam V2 tại tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 10
download
Mục đích của Khoá luận nhằm xác định được thành phần sinh vật gây bệnh thối rễ hại cây cam tại tỉnh Quảng Ninh. Đánh giá được mức độ gây bệnh của các loài sinh vật gây bệnh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của khoá luận này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam V2 tại tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NGUYỄN TIẾN VŨ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ CÂY CAM CANH, CÂY CAM V2 TẠI TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NGUYỄN TIẾN VŨ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ CÂY CAM CANH, CÂY CAM V2 TẠI TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K46 – QLTNR – N03 Khóa h– : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Minh Chí Trung tâm nghiên cứu bảo vệ rừng – Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam 2. TS. Trần Thị Thanh Tâm Giảng viên khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra, triển khai thí nghiệm hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Nguyễn Minh Chí Nguyễn Tiến Vũ
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Trần Thị Thanh Tâm, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa kọc Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được tiếp cận, thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua đợt thực tập này em đã học nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc nghiên cứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, trong khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Vũ
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Phân cấp khả năng gây bệnh trên cây cam 6 tháng tuổi ................. 23 Bảng 4.1: Kết quả đánh giá sơ bộ tính gây bệnh của các chủng nấm trên lá cam .. 27 Bảng 4.2: Tính gây bệnh của các chủng nấm ................................................. 29 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái cơ bản của năm loài nấm ................................ 32
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Vườn cam bị bệnh tại Hoành Bồ (trái) và tại Vân Đồn (phải) ....... 25 Hình 4.2: Bẫy nấm gây bệnh thối rễ ............................................................... 26 Hình 4.3: Gây bệnh nhân tạo trên lá và cây con: ............................................ 30 Hình 4.4: Hình ảnh bào từ của một số loài nấm gây bệnh .............................. 31 Hình 4.5: Cây phả hệ kết hợp với các loài thuộc chi Phytophthora dựa trên đoạn gen ITS (ADN ribosomal ITS) và các chuỗi đệm được chuyển tiếp bên trong (5.8S rDNAITS) .................................................................... 33 Hình 4.6: Cây phả hệ kết hợp với các loài thuộc chi Pythium và Phytopythium dựa trên đoạn gen ITS (ADN ribosomal ITS) và các chuỗi đệm được chuyển tiếp bên trong (5.8S rDNA ITS) .................................... 34 Hình 4.7: Bệnh vàng lá cam do thối rễ: a. cây bị bệnh; b. lá cây bị bệnh ...... 37 Hình 4.8: Cây cam bị bệnh do thối rễ: a. cây bị bệnh; b. rễ bị thối ................ 37
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Giải nghĩa đầy đủ CS1 Cam CS1 DH Đầm Hà DI Chỉ số bệnh DT Đông Triều EU Châu Âu FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc Fpr Xác suất tính HB Hoành Bồ HH Hải Hà ITS Mồi ITS Lsd Khoảng sai dị NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn One commune, one product – Mỗi địa phương một OCOP sản phẩm P Xác suất PCR Polymerase Chain Reaction Potato Dextrose Agar, môi trường có bổ sung thạch PDA đường và khoai tây QN Quảng Ninh S Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh/diện tích lá TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ V2 Cam V2 V8 Môi trường thạch với 8 loại rau củ quả VD Vân Đồn Vietnamese Good Agricultural Practices, là các quy VietGAP định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam
- vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................. v MỤC LỤC ....................................................................................................... vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 3 2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 8 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 16 2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 16 2.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 17 2.3.3. Khí hậu .................................................................................................. 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
- vii 3.2.1. Điều tra thu mẫu và phân lập sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ở Quảng Ninh ..................................................................................................... 21 3.2.2. Nghiên cứu xác định tính gây bệnh của các chủng nấm ................... 21 3.2.3. Nghiên cứu định danh loài sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ......... 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 3.3.1. Điều tra thu mẫu và phân lập sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ở Quảng Ninh ..................................................................................................... 22 3.3.2. Nghiên cứu xác định tính gây bệnh của các chủng nấm ................... 23 3.3.3. Nghiên cứu định danh loài sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ......... 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25 4.1. Điều tra thu mẫu và phân lập sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ở Quảng Ninh ..................................................................................................... 25 4.1.1. Điều tra thu mẫu đất và rễ cây cam bị bệnh ở Quảng Ninh .................. 25 4.1.2. Nghiên cứu phân lập sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ở Quảng Ninh... 26 4.2. Nghiên cứu xác định tính gây bệnh của các chủng nấm....................... 27 4.2.1. Nghiên cứu xác định tính gây bệnh của các chủng nấm trên lá cam .... 27 4.2.2. Nghiên cứu xác định tính gây bệnh của các chủng nấm trên cây con .. 29 4.3. Nghiên cứu định danh loài sinh vật gây bệnh thối rễ cây cam ............ 30 4.3.1. Nghiên cứu định danh bằng các khóa phân loại. .................................. 30 4.3.2. Nghiên cứu định danh bằng ADN......................................................... 33 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây cam đã được trồng phổ biến ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển cây cam với diện tích lớn, diện tích trồng cam toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến hết năm 2016 đạt 372 ha, trong đó tập trung tại Vân Đồn (232 ha), Đông Triều (40 ha), Hải Hà (20 ha), Đầm Hà (40 ha) và Hoành Bồ (40 ha). Các giống cam hiện đang sử dụng gồm: cam V2, CS1, cam Canh chiếm khoảng 32,1% diện tích; các giống cam Bản Sen, cam chua có nguồn gốc bản địa chiếm khoảng 67,9% diện tích. Tại các địa phương này, cây cam đã và đang được ưu tiên phát triển với diện tích ngày càng tăng, qua đó đã góp phần tăng thu nhập cho người dân và tạo ra được những sản phẩm đặc sản cho các địa phương. Để phát huy giá trị loài cây trồng này, trong văn bản số 6179/UBND-NLN3 ngày 30/9/2016, tỉnh Quảng Ninh đã chấp thuận Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ mở rộng, nâng tổng diện tích trồng cam đạt 1.172 ha, trong đó tập trung ở Vân Đồn (862 ha), Đông Triều (60 ha), Hải Hà (100 ha), Đầm Hà (100 ha) và Hoành Bồ (50 ha). Các giống cam quy hoạch phát triển gồm cam Bản Sen, V2, CS1 và cam Canh (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016) [27]. Tuy nhiên, các vườn cam ở Quảng Ninh đang bị bệnh thối rễ, làm giảm đáng kể về năng suất và chất lượng. Để quản lý hiệu quả bệnh thối rễ cam ở Quảng Ninh cần nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ, thực trạng bệnh thối rễ gây hại làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trừ. Cây cam ở Quảng Ninh đang bị bệnh thối rễ nhưng chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó cần nghiên cứu xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và hiện trạng bệnh thối rễ làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng trừ phù hợp với các tác nhân gây bệnh, cho từng dạng địa hình và phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam V2 tại tỉnh Quảng Ninh” rất cần được thực hiện.
- 2 1.2. Mục tiêu - Xác định được thành phần sinh vật gây bệnh thối rễ hại cây cam tại tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá được mức độ gây bệnh của các loài sinh vật gây bệnh. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây cam. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học. + Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng cây ăn quả và phát triển cây cam. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Diện tích trồng cam tăng nhanh dẫn đến tiềm ẩn khả năng xuất hiện các loài sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng. Gần đây, trên nhiều diện tích trồng cam trọng điểm như: Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, Quảng Ninh… xuất hiện những cây bị thối rễ, vàng lá, héo lá, bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Hiện nay, cây cam ở Quảng Ninh đang bị rất nhiều loài sinh vật gây bệnh khác nhau với những triệu chứng phổ biến như thối rễ, vàng lá, héo lá… Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh, rất cần nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh và đánh giá thực trạng gây hại của những sinh vật gây bệnh chính. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình phát triển cây cam trên thế giới Cây cam được gây trồng rộng khắp trên toàn cầu, ở nhiều quốc gia từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới và đem lại tổng doanh thu hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Niên vụ 2013-2013, sản lượng cam trên toàn cầu đạt trên 69 triệu tấn, trong đó Brazil 18,02 triệu tấn, Mỹ 8,1 triệu tấn, khối EU 5,7 triệu tấn, Trung Quốc 6,5 triệu tấn, Ấn Độ 5 triệu tấn và Việt Nam đạt hơn 520.000 tấn (Campos-Herrera et al., 2014; FAO, 2014) [3]. Nam Phi xuất khẩu khoảng 600.000 tấn cam/năm và riêng bang Florida, Mỹ có khoảng gần 250.000 ha cam (năm 2012), đóng góp vào ngân sách của bang khoảng 9 tỷ USD mỗi năm (Li et al., 2012) [48]. Năm 2011, Pakistan có 194.000 ha cam, sản lượng gần 2.000 tấn quả/năm (Abbas et al., 2015) [28]. Các quốc gia có diện tích trồng cam lớn trên thế giới như Brazil, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, các nước thuộc khối EU, Cu Ba, Argentina, Pakistan, Úc, New Zeland, Nam Phi và các nước Đông Nam Á.
- 4 2.2.1.2. Tình hình sâu, bệnh hại Bệnh vàng lá trên cây có múi nói chung và cây cam nói riêng đã gây ra những tổn thất không nhỏ ở nhiều quốc gia. Từ năm 2005, hoạt động trồng cây ăn quả có múi ở Florida, Mỹ đã phải đối mặt với bệnh vàng lá, thiệt hại do bệnh vàng lá trong vòng 5 năm từ 2008-2012 đã lên tới hơn 3,6 tỷ USD (Campos- Herrera et al., 2014) [33]. Các loài vi khuẩn thuộc chi Candidatus được xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá gân xanh (hay còn gọi là bệnh vàng lá greening) trên cây cam và các loài cây có múi trên thế giới (Garnier and Jagoueix-Eveillard, 2000 [39]; Halbert and Manjunath, 2004) [45]. Bệnh vàng lá gân xanh là nguyên nhân chính hủy diệt hàng loạt các trang trại trồng cây có múi ở nhiều nơi trên thế giới (Bové, 2006) [32] . Bệnh vàng lá do thối rễ, do nấm Phytophthora và Pythium khá phổ biến ở Nam Phi, chúng thường gây thối rễ, vàng lá, héo ngọn và gây thiệt hại lớn đối với các trang trại trồng cam (Maseko and Coutinho, 2002 [50] Vòi voi (Diaprepes abbreviate) cũng gây thiệt hại lớn cho ngành trồng cam ở Mỹ, chúng tạo điều kiện cho các loài nấm Phytophthora nicotianae và P. palmivora xâm nhiễm và gây hại (Graham et al., 2003) [43]. Sâu hại cam Thaumatotibia leucotreta là loài phân bố tự nhiên ở Nam Phi, chúng gây hại nghiêm trọng đối với cây cam và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế (Moore et al., 2004) [51]. Các loài tuyến trùng cũng được xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam ở Mỹ và Nam Phi (Ducan et al., 2007 [44]; Grosser et al., 2007 [44]; Malan et al., 2011) [49]. Rệp muội đen (Toxoptera citricida), Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella), rầy chổng cánh, bệnh vàng lá do virus và bệnh vàng lá gân xanh là những nguyên nhân gây hại nghiêm trọng đối với các trang trại trồng cam ở Cu Ba (Batista et al., 1995 [31]; Carbera et al., 2014) [34]. 2.2.1.3. Nghiên cứu về bệnh vàng lá Nghiên cứu về bệnh vàng lá do yếu tố sinh vật Hoạt động trồng cam trên diện rộng với quy mô rất lớn ở nhiều quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu, bệnh hại phát triển thành dịch và đã
- 5 gây thiệt hại lớn điển hình như ở Mỹ, Cu Ba, Argentina, Úc, New Zeland, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á… Trong đó bệnh vàng lá cam là trở ngại lớn nhất. Bệnh vàng lá có thể do rất nhiều nguyên nhân như bệnh vàng lá do thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá do tuyến trùng, do virus… + Bệnh vàng lá do thối rễ Bệnh vàng lá do thối rễ cam và cây có múi do các loài nấm thuộc chi Phytophthora và Pythium khá phổ biến ở Nam Phi, các chủng nấm Phytophthora gây bệnh mạnh hơn so với nấm Pythium (Maseko and Coutinho, 2002) [50]. Các loài nấm thuộc chi Phytophthora gây thiệt hại lớn đối với hoạt động trồng cây có múi ở Mỹ (Graham and Feichtenberger, 2015) [43]. Trong đó nấm Phytophthora nicotianae và P. palmivora được xác định là nguyên nhân gây thối rễ cam ở Mỹ (Graham et al., 2003) [41], ba loài nấm gồm P. nicotianae, P. palmivora, và P. citrophthora là những loài gây hại nặng nhất cho cây cam, chúng gây thối rễ, loét thân, và thối quả (Graham and Feichtenberger, 2015) [43]. Các loài nấm thuộc chi Phytophthora thường gây thối rễ cây cam, làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng thậm chí gây chết cây (Chaudhary et al., 2016) [35]. + Bệnh vàng lá do tuyến trùng Tuyến trùng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây chủ, làm tắc mạch dẫn và giảm khả năng sinh trưởng của cây, chúng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh “chết chậm” trên cây cam, làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng cam thương phẩm. Tuyến trùng là nguyên nhân gây chết 24-90% số cây trên các vườn trồng cây có múi ở Mỹ và Brazil (Ducan et al., 2007) [44]. Tuyến trùng Belonolaimus longicaudatus là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên diện rộng ở Florida, Mỹ (Grosser et al., 2007) [44]. + Bệnh vàng lá gân xanh (vàng lá greening) Trong những năm qua, bệnh vàng lá gân xanh là nguyên nhân chính hủy diệt hàng loạt các trang trại trồng cây có múi ở nhiều nơi trên thế giới (Bové,
- 6 2006) [32]. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) được xác định là một trong những véc tơ truyền bệnh vàng lá gân xanh trên các loài cây có múi (Aubert, 1987) [30]. Trong những năm qua, các nghiên cứu đã xác định hai loài rầy chổng cánh gồm rầy chổng cánh châu Á (Diaphorina citri) và rầy chổng cánh châu Phi (Trioza erytreae), cả hai loài này đều là véc tơ truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá Rầy chổng cánh châu Á (D. citri) mang vi khuẩn chủng châu Á (Liberibacter asiaticus) trong tuyến nước bọt, trên bụng, ngực và trong hệ tiêu hóa, khi chúng chích, hút vào cây, chúng sẽ truyền mầm bệnh từ cây bị bệnh sang cây khác. Bệnh vành lá gân xanh được xác định do ba loài vi khuẩn gây bệnh bao gồm chủng châu Á (Liberibacter asiaticus), chủng châu Mỹ (Liberibacter americanus), và chủng châu Phi (Liberibacter africanus). Bệnh vàng lá gân xanh thường gây ra các triệu chứng điển hình là lá vàng, hoa nở muộn, quả rụng, kích thước quả giảm, vị đắng (Garnier and Jagoueix-Eveillard, 2000 [39]; Halbert and Manjunath, 2004) [45]. Tính đến 2012, kết quả thống kê tại 34 quốc gia đã có trên 4.500 km2 cam bị bệnh vàng lá gân xanh (Li et al., 2012) [48]. Đặc điểm sinh sản của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) phụ thuộc vào các chồi non, chúng chích hút các chồi non, con cái đẻ trứng trên ngọn cây và rầy non sau khi nở sẽ sử dụng các chồi, búp non mới nhú làm nguồn thức ăn. Trong suốt 2-3 tuần, các chồi non và lá non vẫn mềm, là nguồn thức ăn ưa thích của rầy non cho đến khi trưởng thành. Rầy trưởng thành cũng có thể gây hại trên các lá trưởng thành trong vài tháng sau đó. Mùa phát sinh rầy chổng cánh phụ thuộc vào mùa sinh trưởng của cam, rầy trưởng thành tồn tại qua mùa Đông bằng nguồn thức ăn chính là lá trưởng thành, đến mùa Xuân, cây cam mọc chồi non, nguồn thức ăn phong phú và mật độ quần thể rầy chổng cánh sẽ tăng nhanh . Do đó cần có các giải pháp hạn chế mật độ quần thể rầy chổng cánh ở mùa xuân và các thời gian tiếp theo. Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn tấn công mạch dẫn của cây.
- 7 Triệu chứng: Trên lá: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh. Trên quả: Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu. Bộ rễ: Khi cây nhiễm bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối. Các triệu chứng trên xuất hiện từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện cả vườn. Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh trong vườn là điều kiện cho việc xác định bệnh vàng lá gân xanh. Phân biệt cây bị bệnh vàng lá gân xanh với cây bị thiếu kẽm: Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thì thường biểu hiện triệu chứng ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong; trên một cây có cành nặng, cành nhẹ và có cành không bị bệnh. Diễn biến bệnh tương đối nhanh nên chết rất nhanh từ cành bị nặng đếncành bị nhẹ. Trên quả thì biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối. Cây thiếu kẽm có thể biểu hiện đồng loạt trên tất cả các cây hay ở một hướng hoặc một thửa nào đó trong vườn, triệu chứng giống nhau, không có cành bị nặng hay nhẹ. Mức độ diễn biến rất chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm sau cây mới chết tuỳ theo điều kiện chăm sóc. Điều kiện phát triển của bệnh: Bệnh lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép. Vườn cam quýt chăm sóc kém, đất dễ ngập úng cũng là yếu tố tạo điều kiện thúc đâỷ bệnh phát triển mạnh.
- 8 Phòng trừ: Đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc trị mà phòng là chính: Trồng cây giống khỏe, sạch bệnh. Không sử dụng vườn cam quýt có cây bị bệnh để nhân giống.Chặt bỏ cây cam quýt đã nhiễm bệnh đem tiêu hủy để giảm lây lan bệnh sang cây không bị bệnh. Trồng cây chắn gió quanh vườn như xoài, giâm bụt, để tránh rầy chổng cánh xâm nhập, hoặc trồng xen ổi; không trồng xen trong vườn các cây họ cam quýt. Tạo tán, tỉa cành để vườn thông thoáng, tránh giao tán; bón phân cân đối và vừa đủ, không quá nhiều phân đạm để cây ra lộc non tập trung. Thăm vườn thường xuyên để phát hiện rầy chổng cánh và phun thuốc trừ rầy kịp thời; phun thuốc đều khắp cả cây và tập trung vào các lộc non, lá non. Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để phun trừ rầy chổng cánh nhăn chặn sự truyền bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng… + Bệnh vàng lá do virus Bệnh vàng lá cam do virus (Citrus tristeza virus) với véc tơ truyền bệnh là rệp muội đen (Toxoptera citricida) (Batista et al., 1995 [31]; Garnsey, 1999) [40]Virus Citrus tristeza virus là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam với hàng triệu cây cam đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, chúng thường lây lan thông qua véc tơ truyền bệnh là một số loài rầy Virus Citrus tristeza closterovirus được xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam trên quy mô lớn ở Pakistan.)[28]. Ngoài các nguyên nhân phổ biến nêu trên, bệnh vàng lá, chết khô cây cam ở Cu Ba cũng được xác định do nấm Fomitiporia maxonii gây mục thân cành, thối mục rễ và làm cây chết khô (Carbera et al., 2014)[34]. Nghiên cứu về bệnh vàng lá do yếu tố phi sinh vật Cây cam nói riêng và cây có múi có thể bị bệnh vàng lá, sinh trưởng kém do các yếu tố phi sinh vật như ngập úng, hạn hán, nhiệt độ, nhiễm mặn, hoặc do thiếu dinh dưỡng, thiếu vi lượng (Syvertsen and Garcia-Sanchez, 2014). 2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Tình hình phát triển cây cam
- 9 + Tình hình phát triển cây cam ở Việt Nam Việt Nam nằm trong trung tâm phát sinh các loài cây có múi nên các loài cây có múi nói chung và cây cam nói riêng đã được gây trồng phổ biến trên khắp cả nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây cam là cây trồng chủ lực và đã được phát triển từ rất lâu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (Huỳnh Trí Đức et al., 2006; Nguyễn Văn Liêm, 2009) [15]. Đến năm 2011, diện tích trồng cam ở Việt Nam đạt khoảng 70.000 ha (Lê Mai Nhất, 2014) [17]. Hiện nay, cam cũng đang trở thành đối tượng cây ăn quả chủ lực, cây đặc sản tại nhiều địa phương thuộc các tỉnh miền Bắc như ở Quảng Ninh với 372 ha và dự kiến đạt trên 1.000 ha vào năm 2020 (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016) [27]; Bắc Kạn (Ngô Hồng Quang, 2013) [20], đạt gần 1.500 ha với giá trị ước đạt khoảng 60 tỷ đồng/năm (Hà Đức Tiến, 2013) [23]; Cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2014, với tổng diện tích 1.772 ha đất trồng cam, trong đó có 1.200 ha cây cam đang ở thời kỳ cho quả đã đem lại hiệu quả cao. Sản lượng cam ở Việt Nam năm 2013 đạt trên 520.000 tấn. (Sở NN&PTNT Hòa Bình, 2015) [21]. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương. Tỉnh Hòa bình nói chung và huyện cao Phong nói riêng trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc chọn tạo và sản xuất giống cây đạt chất lượng và đã đưa cây cam vào phát triển kinh tế trong các hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, do thị trường tiêu thụ chưa ổn định, đồng thời còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố bất lợi khác nên giá thành nhiều khi còn rất rẻ, sản phẩm bảo quản sau thu hoạch khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Mặt khác, cây cam có số lượng hoa rất lớn nhưng tỉ lệ đậu quả lại thấp nên năng suất thường không ổn định, sản
- 10 phẩm sau thu hoạch chưa có biện pháp bảo quản hữu hiệu nên năng suất và phẩm chất giảm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng cây ăn quả. Trong những năm qua nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nền kinh tế nông nghiệp, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động từ nông thôn đến thành thị. Với mỗi loại cây ăn quả có vai trò riêng biệt cũng như khả năng thích nghi đối với từng vùng sinh thái khác nhau. Ở nước ta trong những năm qua, nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả đã được hình thành và làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của vùng, ví dụ vùng Vải Thiều - Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), Cam quýt ở Bắc Quang (Hà Giang), Phủ Quỳ (Nghệ An)...Cam quýt là một trong những cây ăn quả đặc sản lâu năm của Việt Nam bởi giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong thành phần thịt quả có chứa 6-12% đường, hàm lượng vitamin C từ 40-90mg/100g tươi, các axit hữu cơ 0,4-1,2% trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm, mặt khác cam có thể dùng ăn tươi, làm mứt, nước giải khát, chữa bệnh.Trong những năm gần đây, diện tích trồng cam ở nước ta ngày càng được mở rộng, việc phát triển cây cam được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Tuy nhiên sản xuất cam quýt ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn về chất lượng giống, sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác, năng suất, + Tình hình phát triển cây cam ở Quảng Ninh Các giống cam đang được trồng ở Quảng Ninh đã trở thành sản phẩm nông sản đặc sản của địa phương và đang được phát triển thành thương hiệu hàng hóa đặc sản của tỉnh Quảng Ninh. Với ưu thế về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với yêu cầu phát triển cây cam, chất lượng quả cao, có vị đặc trưng riêng, Quảng Ninh đã đầu tư rất nhiều
- 11 nguồn lực của ngành nông nghiệp và các địa phương để phát triển cây cam, diện tích trồng cam toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến hết năm 2016 đạt 372 ha, tập trung tại Vân Đồn (232 ha), Đông Triều (40 ha), Hải Hà (20 ha), Đầm Hà (40 ha) và Hoành Bồ (40 ha). Các giống cam hiện đang sử dụng gồm: cam V2, CS1, cam Canh chiếm khoảng 32,1% diện tích; các giống cam Bản Sen, cam chua có nguồn gốc bản địa chiếm khoảng 67,9% diện tích (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2016). Tại các địa phương này, cây cam đã và đang được ưu tiên phát triển với diện tích ngày càng tăng, qua đó đã góp phần tăng thu nhập cho người dân và tạo ra được những sản phẩm đặc sản cho các địa phương. Với chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm - One commune, one product” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay cam là một trong những sản phẩm OCOP, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tính đến năm 2016, Vân Đồn có 155 ha cam ở độ tuổi cho thu hoạch, trong đó tập trung ở Vạn Yên 80 ha, Bản Sen 70 ha. Đây là các giống cam bản địa, sức sống tốt, năng suất trung bình đạt 15 tấn/ha, tổng sản lượng cam toàn huyện đạt trên 2.200 tấn/năm. Với giá thị trường từ 30.000-40.000 đồng/kg, tổng doanh thu từ trồng cam đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm. Với những ưu điểm trên, nên cam đang là loại cây trồng ưu tiên số một của Vân Đồn và các địa phương khác (Việt Hoa, 2016). Để phát huy giá trị loài cây trồng này, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo Quy hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ mở rộng, nâng tổng diện tích trồng cam đạt 1.172 ha, trong đó Vân Đồn (862 ha), Đông Triều (60 ha), Hải Hà (100 ha), Đầm Hà (100 ha) và Hoành Bồ (50 ha). Các giống cam quy hoạch phát triển gồm cam Bản Sen, V2, CS1 và cam Canh (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016) [27]. Tuy nhiên, trên các vùng trồng cam ở Quảng Ninh đang xuất hiện hiện tượng vàng lá, gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây cam. Năm 2013, niềm vui đến với hầu hết các gia đình trồng cam ở Vạn Yên, toàn xã thu hoạch khoảng 130 tấn cam, gấp 2,6 lần vụ cam năm 2012. Có được
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn