intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

43
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xác định được thời vụ trồng thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt được trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- CỬ CHẨN CÙ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K48 – QLTNR Khoa : Lâm Nghiệp Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên – năm 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc. trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa, hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Cử Chẩn Cù XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm đánh giá (Ký, họ và tên)
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh viên học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế, giúp mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ trước khi ra trường. Là tiền đề cho sự thành công của mình trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên”. Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là cô TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực tập. Do điều kiện và thời gian có hạn, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp củna thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 7 năm 2020 Sinh viên Cử Chẩn Cù
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại thái nguyên ..................................................................... 26 Bảng 4.1. Ảnh hưởng công thức thời vụ trồng đến Hvn cây Lạc tiên ........... 28 Bảng 4.2. Ảnh hưởng công thức thời vụ trồng đến D00 cây Lạc tiên ........... 31 Bảng 4.3. Ảnh hưởng công thức thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng ................................................ 34 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số cành cấp 1 cây Lạc tiên ..... 36 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số nụ cây Lạc tiên .................. 39 Bảng 4.6. Tần suất bắt bắt gặp sâu hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên....................................................................................... 41 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả lựa chọn dạng tương quan giữa Hvn với D00 của Lạc tiên ở KVNC ............................................................................... 43
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Thực hiện các bước kỹ thuật lên luống, lót phân, phủ ni lông luống và đóng cọc trên luống thí nghiệm........................................................ 24 Hình 4.1. Chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên tại các công thức thời vụ trồng .............. 30 Hình 4.2. Tác giả đo đếm chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên ở mô hình trồng ............. 30 Hình 4.3. Chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên tại các công thức thời vụ trồng ............... 33 Hình 4.4. Tác giả đo đếm chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên ở mô hình trồng ............. 33 Hình 4.5. Động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây ở các công thức thời vụ trồng . 35 Hình 4.6. Chỉ tiêu số cành cấp 1 của cây tại các công thức thời vụ trồng ...... 38 Hình 4.7. Chỉ tiêu số nụ của cây tại các công thức thời vụ trồng ................... 40 Hình 4.8. Tác giả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên ...................... 42
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ cm Xentimet mm Milimet CT Công thức D00 Đường kính gốc Hvn Chiều dài thân cây Stt Số thứ tự TB Trung bình NL Nhắc lại KVNC Khu vực nghiên cứu n0 Dung lượng mẫu ban đầu nt Dung lượng mẫu hiện tại YHCT Y học cổ truyền Bộ Nông nghiệp và phát BNN&PTNT triển nông thôn
  7. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .................................. 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 9 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu............................................................. 16 2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................... 16 2.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội ........................................................ 16 2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên ......................................................... 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...................................... 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 19 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
  8. vii 3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................. 20 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................. 20 3.3.2.1. Phương pháp chuẩn bị (dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu) .. 20 3.3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................. 20 3.3.2.3. Phương pháp thực hiện gieo ươm và chăm sóc cây con giai đoạn đầu .......................................................................................................... 21 3.3.2.4. Kỹ thuật trồng ở các công thức thí nghiệm .............................. 23 3.3.2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ngoài mô hình trồng ....................................................................................................... 25 3.3.2.6. Xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng đường kính gốc với chiều dài thân chính cây Lạc tiên .......................................................... 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 28 4.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chỉ tiêu chiều dài thân chính và đường kính gốc cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ....................... 28 4.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chiều dài thân chính cây Lạc tiên ................................................................................................................... 28 4.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đường kính gốc cây Lạc tiên .... 30 4.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng Hvn và D00 cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ............................................ 34 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số cành cấp một cuả cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ................................................................... 35 4.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến số nụ của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ...................................................................................... 38 4.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên .......................................................... 40
  9. viii 4.6. Xây dựng mối tương quan giữa chiều cao thân chính thân chính với đường kính gốc cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ........... 42 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 49 5.1. Kết luận ................................................................................................. 49 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, tỉ lệ người mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48% tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần... Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm. Trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nghiện. Hiện nay, sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ và rối loạn an thần đang được chú trọng, khắc phục được các hạn chế của thuốc ngủ và thuốc an thần. Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Cây Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung. Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi, dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
  11. 2 Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với phát triển trồng cây dược liệu. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định rõ trồng cây dược liệu là một hướng phát triển bên cạnh phát triển các cây trồng truyền thống với mục tiêu hình thành một số vùng chuyên canh trông cây dược liệu. Cây Lạc tiên là một loại thảo dược quý, dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới khác nhau. Do đó, trồng cây Lạc tiên và chế biến cây Lạc tiên thành các sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ tại Thái Nguyên là một hướng thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế và y dược cao. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Xác định được thời vụ trồng thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt được trồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và có thể tích lũy được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai. Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức trong lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật đóng bầu, chọn hạt trước khi gieo, xử lý hạt khi mang đi gieo… Đồng thời biết được quá trình sinh trưởng của hạt từ lúc bắt đầu gieo cho đến lúc cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong quá trình nghiên
  12. 3 cứu còn được bổ sung thêm kiến thức qua một số tài liệu, sách báo thông tin trên mạng. Từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, và tạo cho sinh viên tác phong làm việc sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu cung cấp cho chúng tôi có những khuyến cáo với bà con nông dân về sử dụng công thức thời vụ trồng cho cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) trồng bằng hạt tại các mô hình ở khu vực Thái Nguyên.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Bảo tồn nguồn gen ở thực vật hay động vật là bảo tồn các đa dạng đi truyền cần thiết cho các loài nhằm phục vụ công tác cải thiện, duy trì giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là phương pháp gieo bằng hạt ,giâm hom....Gieo hạt: là chôn hạt với độ sâu bằng 2 đến 3 lần đương kính của hạt. Đối với các loại hạt quá nhỏ thì ta có thể rải trực tiếp trên bề mặt chất trồng hoặc đất ẩm sau đó phun sương cho hạt bám vào bề mặt chất trồng là được. Với các loại hạt to hơn thì nên chôn sâu khoảng 0,2 - 0,3cm (lưu ý quan trọng là không nên nén đất quá chặt khi chôn vì hạt sẽ không nảy mầm được). Sau khi gieo hạt xong nên phun sương lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau tốt hơn. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến y học cổ truyền (YHCT) hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây dược liệu để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD [39].
  14. 5 Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế. Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay... Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức. Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, người ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Nghiên cứu sàng lọc cây dược liệu hiện cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực như dược liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm ...
  15. 6 Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng YHCT trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD. Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Chương trình nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED, WB, v.v… đã xây dựng nhiều chương trình, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo tồn, khai thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Quốc [30], [29]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn để cần giải quyết như nguồn gen chưa được đánh giá, tuyển chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giống hiệu quả; quy trình nhân giống còn ở quy mô nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ, thiếu nguồn cây giống, hạt giống tốt. Cây lạc tiên có nhiều giá trị thực phẩm và dược học đã được nghiên cứu và sử dụng trên thế giới. Quả tươi được sử dụng ăn trực tiếp ở Thái Lan (Dassanayake và Hicks, 1994) [27]. Ở Venezuela, quả được sử dụng tạo thành nước giải khát (Padhye và Deshpande, 1960) [36]. Các bộ phận của Passiflora foetida có nhiều dược tính khác nhau để điều trị đau mãn tính, ho, hen suyễn, mất ngủ, các vấn đề tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu (Da Costa Sacco, 1980) [26]. Dịch chiết cây Lạc tiên cho thấy hoạt tính diệt nấm, kháng khuẩn chống lại bốn vi khuẩn trên người Pseudomonas putida, Vibrio cholerae, Shigella
  16. 7 flexneri và Streptococcus pyogenes (Hoffmann và cs., 2003) [33]. Phân tích cao chiết methanol lá cây Lạc tiên có tác dụng diệt nấm và chống vi khuẩn thấy có sự hiện diện của hợp chất cyclopropane, triterpene và glycoside (Gardner, 1989) [32]. Expectorant chiết xuất từ cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh, chống co thắt và chống viêm trên chuột nghiên cứu (Fernandes và cs., 2013) [31]. Nghiên cứu của Patil và cộng sự cho thấy rằng chất chiết xuất từ P. foetida có tác dụng chống trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân trầm cảm rối loạn (Patil và cs., 2015) [37]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phần chiết từ cây Lạc tiên như vitexin có thể chống viêm và Kaempferol, Apigenin và luteolin có thể dẫn đến phát triển thuốc chống dị ứng để bồi thường sử dụng thuốc quá nhiều steroid (Brindha và cs., 2012) [24]. Dịch chiết từ cây Lạc tiên đã được nghiên cứu chứng minh hoạt tính chống oxi hóa, hạ đường huyết và ức chế tế bào ung thư (Balasubramaniam và cs., 2010; Asir và cs., 2014a; Asir và cs., 2014b) [23], [21], [22]. C. Mohanasundari và cs. (2007), đã nghiên cứu đặc tính kháng khuẩn của cây Lạc tiên chiết xuất từ lá và quả (ethanol và acetone) để chống lại 4 loại vi khuẩn gây bệnh ở người là Pseudomonas putida, Vibrio cholerae, Shigella flexneri và Streptococcus pyogenes kết quả cho thấy chiết xuất từ Lạc tiên có hoạt tính vượt trội để chống lại các mầm bệnh virus trên. Kết quả của nghiên cứu này đã tiếp tục khẳng định và đặt nền móng cho các bài thuốc trong dân gian để chữa các bệnh như tiêu chảy, đường ruột, họng, nhiễm trùng tai, sốt và bệnh ngoài da [25]. Md. Asadujjaman và cs. (2014), nghiên cứu tiềm năng dược liệu của cây Lạc tiên chiết xuất hoạt động sinh học và dược lý kết quả cho thấy chiết xuất có hoạt tính giảm đau và chống tiết niệu, đồng thời nghiên cứu cũng chứng minh rằng chiết xuất Lạc tiên này cũng sở hữu khả năng gây độc tế bào [34].
  17. 8 Odewo và cs. (2014), trong bài phân tích gần và phổ của Lạc tiên cho hay cây chứa protein thô từ 25,83 đến 26,05%, chất xơ thô từ 9,55 đến 90,61%, chất béo thô từ 2,87 đến 2,98%, Tro từ 28,55 đến 28,84%, carbohydrate từ 40,46 đến 40,69% và độ ẩm từ 1,79 đến 1,96%. Mỗi chất dinh dưỡng thực hiện chức năng cụ thể trong hệ thống cơ thể. Điều này thực sự làm cho cây có tính dược liệu cao với mức độ độc hại thấp. Độ ẩm của lá phù hợp với định nghĩa của các loại rau được đặc trưng với hàm lượng nước cao. Chất xơ cũng có tác dụng sinh hóa đối với sự hấp thụ và tái hấp thu axit mật cũng như sự hấp thụ chất béo và cholesterol trongchế độ ăn uống. Chiết xuất của lá được tìm thấy có chứa các hợp chất dinh dưỡng cần thiết theo dược phẩm cũng như trong thực phẩm bổ sung [35]. Sanjeet Kumar và cs. (2016) đã nghiên cứu và cho rằng cây Lạc tiên có thể được tìm thấy trên khắp các bang Odisha của Ấn Độ và cây có vai trò như một cây thuốc chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như steroids, tannins và alkaloids. Các bộ phận của cây Lạc tiên có khẳ năng chống vi khuẩn, chống tiêu chảy, chống oxy hóa và chống lở loét. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đề cập nhiều hơn về biến đổi hình thái, đang dạng sinh thái, dược lý và sinh học để phân lập các hợp chất hoạt tính sinh học mới cho phát triển nguồn cây thuốc [38]. Dewi Yuliana và cs. (2014 – 2015) kiểm tra hoạt chất chống oxy hóa với chiết xuất Lạc tiên trên chuột nâu (Rattus Norvegicus) với 18 con chuột và chia thành 6 nhóm gồm nhóm bình thường, nhóm đối chứng được tiêm trong màng bụng với liều CCl4 1,0 ml/kgwb và Na-CMC, nhóm Điều trị bằng Vitamin C, điều trị theo nhóm bằng chiết xuất Permot liều 100 mg/kgwb, 200 mg/kgwb và 400 mg/kgwb, việc điều trị của tất cả các nhóm được tiến hành trong 7 ngày. Phân tích dữ liệu giữa tất cả các nhóm sử dụng One Way Anova và tiếp tục bằng cách sử dụng thử nghiệm so sánh Duncan sau khi sử dụng vitamin C và
  18. 9 chiết xuất permot giữa các nhóm điều trị là mức MDA và SGPT. Các kết quả nghiên cứu là permotekstracts có hoạt tính chống đông máu ở chuột và liều hiệu quả là 400 mg/kgwb [28]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới (Bộ NN&PTNT 2007) [3]. Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Các loài cây dược liệu đang có thị trường tiêu thụ lớn song chưa đáp ứng đủ. Nguồn nguyên liệu hiện này chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Hầu hết các loài cần được bảo tồn, nuôi trồng, song gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, công nghệ nuôi trồng. Do đó, công tác phát triển nguồn gen gặp nhiều khó khăn. Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một số cây dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), cây Lan gấm (Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016. Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài dược liệu và xây dựng mô hình sản xuất giống để xây dựng vùng trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 2015 - 2017 (Nguyễn Trọng Lực 2017) [13] (Nguyễn Hữu Thiện 2017) [16]. Một số nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen cây Khôi tía, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng... Các Nhiệm vụ này tập trung vào xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản xuất cây giống từ hạt, xây dựng mô hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn chung, các Nhiệm vụ đã được thực
  19. 10 hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc nguồn gen tốt có năng suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại vùng sinh thái bản địa để cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi nước ta. Vì vậy, các Nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thoát, chết dần do không được bảo tồn trong trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở rộng vùng sản xuất sau đó. Đồng thời các Nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây dựng quy trình nhân giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá thể siêu nhẹ, giúp cho cây giống có tỷ lệ sống cao. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất còn hạn chế, chưa ban hành được tiêu chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài cây dược liệu. Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và nuôi trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với quy mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và nhập khẩu giống. Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh. Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi (2004), dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân [12]. Theo Đỗ Huy Bích (2004) cây Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngọn non của cây thường được thu hái để
  20. 11 luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ. Dạng thuốc thông thường là cao lỏng có đường được pha chế như sau: Lạc tiên 400g, lá vông 400g, lá gai 100g, rau má 100g. Tất cả nấu với nước, cô đặc được 100ml. đường nấu với sirô. Pha 6 phần cao với 4 phần sirô. Ngày uống 40ml chia làm 2 lần uống. Quả Lạc tiên trứng (P. edulis Sims) được dùng làm nước giải khát có tác dụng mát và bổ. Cách làm như sau: quả chín (càng chín càng thơm) 0.5 kg, bổ đôi nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 0.250 kg hòa với 1 lít nước đun sôi để nguội. Đổ dịch quả vào nước đường trộn đều. Uống với nước đá. Nước quả Lạc tiên trứng có mùi thơm đạc biệt. Vị hơi chua, chứa nhiều vitamin nhất là vitamin B2 [2]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Bảo và Phạm Việt Tý (2017) nghiên cứu về các hợp chất phân lập từ dịch chiết methanol cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) bằng cách sử dụng các phương pháp sắc ký với các hệ dung môi phù hợp và kết hợp các phương pháp phổ, đã phân lập và xác định được cấu trúc 4 hợp chất từ dịch chiết methanol của cây lạc tiên thu hái ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là luteolin, β-adenosine, methyl gallate và myo-inositol. Đây là lần đầu tiên cây Lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu về thành phần hóa học và theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, hợp chất 3 được phân lập lần đầu tiên từ loài này [1]. Vũ Thị Hiệp và Nguyễn Phương Dung (2014) đã đánh giá tác dụng an thần giải lo âu của cao chiết cồn Lạc tiên tây (Passiflora incarrnata L.) trên chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg/kg, cao Lạc tiên tây thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn cho thấy cao cồn Lạc tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2