intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khoá luận nhằm đánh giá được mức độ tồn dư nitrat trong đất tại khu vực nghiên cứu và ảnh hưởng tới môi trường. Đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cải bẹ xanh. Đề xuất được một số biện pháp hạn chế độ tồn dư nitrat trong đất trong quá trình sản xuất rau tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI THỊ TIM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG NITRAT TỒN DƯ TRONG ĐẤT TRỒNG RAU CẢI BẸ XANH KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÁC NHAU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên Ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa : 2014 - 2018 Thái nguyên, năm 2018
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI THỊ TIM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG NITRAT TỒN DƯ TRONG ĐẤT TRỒNG RAU CẢI BẸ XANH KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÁC NHAU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên Ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 – KHMT – N01 Khoa : Môi trường Khóa : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ Thái nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình học tập và thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau” em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất. Trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình trồng rau cải bẹ xanh tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên từ khâu chuẩn bị làm đất cho tới lúc thu hoạch. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm Khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các quý thầy cô, anh chị, chú bác và các bạn ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu của thầy cô cùng anh chị và tất cả các bạn đã luôn động viên, ủng hộ em giúp em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành báo cáo của mình. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên VI THỊ TIM
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của các châu lục trên thế giới giai đoạn năm 2013 đến năm 2016 ................................................... 12 Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm. .... 14 Bảng 3.1 Lượng đạm bón thực tế trong mỗi công thức .................................. 32 Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 33 Bảng 4.1 Các loại phân sử dụng bón cho rau.................................................. 36 Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của người dân về lượng bón, số lần bón phân và hiệu quả của từng loại phân bón sử dụng cho rau ............................ 38 Bảng 4.3 Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của của việc sử dụng phân bón tới đất ................................................................................................ 39 Bảng 4.4. Kết quả đo chiều cao tính ra giá trị trung bình của rau cải bẹ xanh. ........................................................................................................... 41 Bảng 4.5. Kết quả đo khối lượng tính theo giá trị trung bình cá thể của cây rau cải bẹ xanh. ....................................................................................... 43 Bảng 4.6. Kết quả đo khối lượng các cá thể trong mỗi lần nhắc lại của cây rau cải bẹ xanh. ....................................................................................... 44 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại phân đến năng suất của rau cải bẹ xanh .. 44 Bảng 4.8. Kết quả phân tích hàm lượng NO3- tồn dư trong đất khi bón các loại phân khá nhau. .................................................................................. 46 Bảng 4.9 Giá thành các loại phân bón hóa học sử dụng ................................. 47
  5. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ ................................................. 37 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phân hóa học ................................................ 37 Hình 4.3. Biểu đồ biễu diễn chiều cao trung bình của rau từ lúc cấy đến khi thu hoạch. ...................................................................................... 42 Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn năng suất của rau cải bẹ xanh qua các công thức ....................................................................................................... 45 Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng nitrat qua các công thức .................. 46
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU TIẾNG VIỆT BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ Thực vật CP Chính Phủ CT Công thức ĐC Đối chứng FAO Tổ Chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc IFA Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế KHCN Khoa học công nghệ KLN Kim loại nặng KTCB Kiến Thiết cơ bản NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam TT Thông tư
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất ............................................................................ 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 7 2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 9 2.2. Tình hình phát triển sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam ................... 11 2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới ............................................. 11 2.2.2. Tình hình sản xuất rau xanh ở Việt Nam .............................................. 14 2.3. Nitrat và một số vấn đề liên quan............................................................. 15 2.3.1.Vai trò của nitơ đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau.......... 15 2.3.2. Tác động của nitrat tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người ... 16 2.3.3.Ảnh hưởng của đất trồng, nước tưới bị ô nhiễm tới mức độ tồn dư NO3- trong rau .......................................................................................................... 17 2.4. Các loại phân bón sử dụng trong nghiên cứu........................................... 18 2.4.1. Tổng quan về phân chuồng và phân hữu cơ sinh học ........................... 18
  8. vi 2.4.2. Tổng quan về phân NPK đầu trâu, NPK Lâm Thao, Ure ..................... 21 2.5. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và việt nam ............................ 24 2.5.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới ............................................. 24 2.5.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam.............................................. 28 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 30 3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................ 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30 3.1.2. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................ 30 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 30 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 3. 3.1 Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm...................................... 31 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 32 3.3.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 33 3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ........................................... 34 3.3.5. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 34 3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 35 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36 4.1. Điều tra tình hình sử dụng phân bón của người dân tại vùng trồng rau Túc Duyên- Thái Nguyên ....................................................................................... 36 4.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tốc độ sinh trưởng, năng suất của giống rau cải bẹ xanh ...................................................................................... 40 4.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của rau cải bẹ xanh. ......................................................................................... 40 4.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến năng suất của cây cải bẹ xanh . 43 Đơn vị tính: gam/cm2 ...................................................................................... 44
  9. vii 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón tới hàm lượng NO3- tồn dư trong đất khi bón các loại phân khác nhau. .................................................................... 45 4.4. So sánh, đánh giá hiệu quả của đề tài về mặt kinh tế và môi trường....... 47 4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu dư lượng tồn dư Nitrat trong rau và trong đất................................................................................................ 48 4.5.1.Biện pháp kỹ thuật ................................................................................. 48 4.5.2 Biện pháp quản lý ............................................................................... 50 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 51 5.1. Kết luận .................................................................................................... 51 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53 PHỤ LỤC
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con người vì chúng không chỉ cung cấp các loại dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp nhiều chất khoáng quan trọng như canxi, phốt pho, sắt v.v. rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Ngoài ra rau còn cung cấp cho con người một lượng lớn các chất xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Ngoài ra rau còn là nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Trước tình hình thế giới hiện nay khi dân số ngày càng tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn. Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 – 45 ngày. Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...
  11. 2 Bón phân là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong vài thập niên gần đây, phân hóa học chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế0 giới. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu phân bón nhiều. Hàng năm, chúng ta đã nhập khẩu 90 – 93% lượng phân đạm, 30 – 35% lượng phân lân, 100% lượng phân Kali (Đường Hồng Dật (2013)[1]) . Tuy vậy, phân bón vẫn bị người dân sử dụng một cách lãng phí do thiếu kiến thức, do quan niệm sai lầm, do chưa hiểu hết tác dụng của bón phân hợp lí,…chính vì vậy, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30- 40%, phân lân và kali chỉ đạt 50% (Đường Hồng Dật (2013)[1]). Sử dụng phân hóa học liên tục, không hợp lí, cân đối, thiếu hiểu biết đã dẫn đến dư lượng nitrat tồn dư trong các sản phẩm nông sản cao gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Theo những kết quả nghiên cứu của giới y học, sản xuất rau không thể không chú trọng tới hàm lượng nitrat. Hàm lượng NO3- trong rau đã được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau “sạch” do một số tổ chức quốc tế, một số nước quy định ngưỡng hàm lượng NO3- trong rau đó cũng là tiêu chuẩn để các nước đánh giá chất lượng rau xuất nhập khẩu. Ở nước ta đây cũng là chỉ tiêu khiến cho ngành xuất khẩu rau trong nước đã nhiều lần phải điêu đứng vì bị làm mất uy tín với khách hàng gây thiệt hại nhiều cho người sản xuất. Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Việt Nam là một nước có ngành nông nghiệp truyền thống lâu đờivà vô cùng quan trọng. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có được những thành tựu đáng kể. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc sử dụng lượng và không đúng quy định phân hóa học và các loại thuốc BVTV đã làm giảm chất lượng
  12. 3 sản phẩm, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Hiện nay đất đang ngày càng bị ô nhiễm, đầu ra thì ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức. Ô nhiếm đất trong nông nghiệp cũng đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt là ô nhiễm phân bón, phân bón ảnh hưởng lớn tới hàm lượng NO3- trong đất. Bởi vậy, các nghiên cứu cũng tập trung vào hàm lượng NO3- trong đất. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm cải thiện tình trạng môi trường với sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụng các loại phân bón khác nhau”. 1.2. Mục tiêu của đề tài + Đánh giá được mức độ tồn dư nitrat trong đất tại khu vực nghiên cứu và ảnh hưởng tới môi trường. + Đánh giá được ảnh hưởng của các loại phân tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cải bẹ xanh. + Đề xuất được một số biện pháp hạn chế độ tồn dư nitrat trong đất trong quá trình sản xuất rau tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp sinh viên củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi vốn kiến thức và kinh nghiệm trong sản suất.
  13. 4 - Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn, nâng cao tay nghề, đồng thời rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, tích lũy kinh nghiệm, có phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Đóng góp về mặt lý luận cho việc giải thích các mối tương quan giữa hàm lượng nitrat trong đất và hàm lượng của chúng trong phần sử dụng của một số loại rau. - Có thể biết được hàm lượng hấp thu NO3- của cây rau và sự tồn dư NO3- trong đất. 1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất cho giống rau cải xanh thông qua biện pháp kỹ thuật bón phân, đồng thời đảm bảo an toàn về dư lượng NO3-. - Kỹ thuật áp dụng đơn giản phù hợp với trình độ canh tác của địa phương, chi phí rẻ, người dân dễ dàng tiếp nhận. - Góp phần cung cấp cơ sở khoa học định hướng qui hoạch vùng sản xuất rau an toàn, đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu sự tích lũy nitrat trong rau và đất.
  14. 5 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận * Khái niệm phân bón: Phân bón là những chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hay nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp với mục đính chính là cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao (Tài liệu tập huấn khuyến nông (2012) [10]). *Khái niệm phân hữu cơ: Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng. *Khái niệm phân hóa học: Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân vi lượng. Là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Qua điều tra, tổng kết về vai trò của phân bón với cây trồng ở trên thế giới và việt nam cho thấy: trong số các biện pháp kỹ thuật trồng trọt liên hoàn ( làm đất, giống, mật độ gieo trồng, BVTV,…), bón phân luôn là biện pháp kỹ
  15. 6 thuật có ảnh hưởng lớn nhất, quyết định nhất đối với chất lượng và năng suất cây trồng. Giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năng của mình, cho năng suất cao khi được bón phân đầy đủ và hợp lý. Việc bón phân hợp lý cho cây trồng vừa nhằm đạt năng suất cây trồng cao thỏa đáng với chất lượng tốt vừa đảm bảo cung cấp cho con người sản phẩm sạch, đồng thời để ổn định và bảo vệ được đất trồng trọt. Bên cạnh đó nếu bón phân hợp lý còn có thể làm môi trường tốt hơn, cân đối hơn (Vườn rau sạch (2014) [19]). Phân bón là phương tiện tốt nhất để tăng suất và chất lượng cho cây trồng nhưng đồng thời phải đảm bảo được chất lượng về môi trường. Việc bón phân cho đất trồng nông nghiệp một cách hợp lý đó là:  Sử dụng lượng phân bón thích hợp bón cho cây  Đảm bảo tăng năng suất cây trồng  Hiệu quả kinh tế cao nhất  Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái. Năng suất và chất lượng nông sản phụ thuộc rất lớn vào khả năng cung cấp dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu sinh lý của loại cây trồng. Khả năng sự đáp ứng này phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất và lượng phân bón cung cấp cho đất. Với mỗi loại đất phải xác định được yếu tố dinh dưỡng hạn chế trong loại đất đó đã làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây trồng. Tùy loại đối tượng cây trồng cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng và đáp ứng kịp thời lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng thời kỳ mà cây đòi hỏi. *Sự hình thành và khái niệm của nitrat: Nitrat trong đất và nước được tích tụ từ quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ hoặc từ quá trình bón phân khoáng. Nitrat và nitrit là hai chất quan trọng của chu trình Nitơ trong tự nhiên. Chúng đóng vai trò trong quá trình phát triển của thực vật. Vì vậy nitrat là một thành phần trong các loại rau, nhiều nhất ở phần lá, còn phần hạt hay củ thì có ít hơn. Các loại rau ăn lá như
  16. 7 rau diếp (xà lách) hay rau bó xôi (rau chân vịt) thường có nồng độ nitrat cao hơn các loại rau khác. Nitrat và nitrit cũng là các chất chuyển hoá tự nhiên trong cơ thể động vật có vú. Nitrat là một ion dinh dưỡng chứa nitơ rất cần thiết cho cây trồng, nhưng không có ý nghĩa với con người. Nitrát có ký hiệu là NO3-, có mặt trong đất, rất linh động (dễ mất), được hình thành do quá trình nitrát hoá (một mắt xích quan trọng của tuần hoàn nitơ trong tự nhiên), do bón phân đạm (Urê và các phân đạm khác). Nitrát là chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nitrat không màu, không mùi và không vị. Mức thấp tự nhiên nitrat xảy ra có thể là bình thường, nhưng lượng dư thừa có thể gây ô nhiễm đất, nước ngầm. Trong khu vực nguyên sơ, mặt nước ngầm không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người thường có dưới 2 Miligam trên một lít (mg /l) nitrat (như nitơ) hoặc không có nitrat có thể đo lường. Các nguồn phổ biến: nitrat trong đất, nước ngầm là phân bón, chất thải gia súc, và chất thải của con người có liên quan đến nhiễm khuẩn và hệ thống nước thải đô thị. Lượng nitrat dư thừa trong đất thường gặp ở nông thôn và Nông nghiệp. Nitrat di chuyển dễ dàng qua đất có mưa hoặc nước tưới vào nước ngầm. Giếng ở những vùng đất nông nghiệp nông cạn, được đặt trong đất cát hoặc những giếng nước xây dựng hoặc bảo dưỡng không đúng cách dễ bị ô nhiễm nitrat hơn. Một số các vùng nông nghiệp vùng Duyên hải miền Trung có hàm lượng nitrat cao trong nước ngầm và giếng nước uống có thể bị ảnh hưởng (Trần Khắc Hiệp (2016) [4]). 2.1.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng, việc sử dụng phân bón đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại phân hóa học, cũng
  17. 8 như các điều kiện sản xuất không đảm bảo đã làm gia tăng tình trạng tồn dư Nitrat (NO3-) đặc biệt là khi bón các sản phẩm chứa nhiều N. Khi bón N vào đất, thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4+ và NO3-, rau hấp thụ cả 2 dạng này, nếu cây hấp thụ nhiều N trong cây sẽ tồn dư cao NO3-, NO2- trong lá, củ, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây trồng đã chỉ ra các dẫn chứng về ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat, nitrit quá cao trong rau quả có thể gây ung thư dạ dày. Với nhu cầu về tiêu thụ như hiện nay thì những lo ngại về sự an toàn của các sản phẩm rau ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những vùng chuyên canh trồng rau có trình độ thâm canh cao đang cố gắng để thúc đẩy tăng sản lượng rau . Trồng rau quan trọng và cần thiết hiện nay là cần phải đánh giá được hàm lượng các hóa chất độc hại như nitrat có trong sản phẩm rau. Từ đó đề xuất các biện pháp giảm lượng tồn dư nitrat đó là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sản phẩm rau sạch tại địa phương có giá trị cao hơn trên thị trường. Việc tồn dư NO3 - trong đất do sử dụng phân hóa học quá mức nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường và sức khỏe con người. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa đất mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó có khả năng cải tạo đất. Về lâu dài đất càng ngày càng bị chai cứng hơn do dùng nhiều phân hóa học, tính đệm của đất giảm nhiều do thiếu mùn, sự ô nhiễm nặng về môi trường sản xuất đã dẫn đến hệ sinh vật và thiên địch có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Một khi đã sử dụng quá nhiều phân hóa học cho cây, sẽ có những chất tồn dư trong rau, đặc biệt là nitrat còn tồn đọng lại trong đất, các chất tồn đọng hoạt động phản ứng làm cho đất bạc màu.
  18. 9 Việc sử dụng các loại phân phù hợp, đúng liều lượng giúp người canh tác yên tâm sản xuất để đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm mà không có bất kỳ nguy hiểm tiềm tàng nào đối với sức khỏe con người, mà còn góp phần hạn chế và ngăn ngừa tình trạng đất bị ô nhiễm, thoái hóa, bạc màu. Vì vậy, việc sử dụng các loại phân bón phù hợp với một liều lượng phù hợp, bón đúng cách, đúng quy trình để bón cho rau sẽ bổ sung được các chất cần thiết cho đất, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tăng cường hoạt động của các chủng loại các vi sinh vật có ích, thúc đẩy qúa trình phân giải chất hữu cơ từ phế phẩm phụ nông nghiệp, cung cấp mùn cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng và năng suất rau. 2.1.3. Cơ sở pháp lý Một số văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực môi trường ở Việt Nam: - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường ban hành ngày 31/08/2016. - Thông tư số: 19/2016/TT-BTNMT Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 24/8/2016. - Thông tư số 03/2016 Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành ngày 10/3/2016 và có hiệu lực ngày 1/5/2016. - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường 29/05/2015 và có hiệu lực ngày 15/07/2015.
  19. 10 - Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành ngày 31/03/2015 và có hiệu lực ngày 1/6/2015. - Luật BVMT 2014 được quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2015, gồm 20 chương và 170 điều. - Quyết định số 166/QĐ- TTg về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2014. Trong đó mục 3, chương 6 có nhắc tới bảo vệ môi trường đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên đất. Mọi quy hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ, xử lý, cải tạo môi trường đất. Đặc biệt Việt Nam càng ngày diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp, cùng với ngành công nghiệp hóa chất, phân bón hóa học đang du nhập và phát triển rất dễ gây ra thoái hóa đất nông nghiệp. Trong Luật BVMT, điều 69, chương VII quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp có nêu “phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải”. - Nghị quyết số 35/NQ-CP Về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành ngày 18/03/2013. - Nghị định số 202/2013/NĐ- CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của chính phủ, quy định cụ thể và hướng dẫn về việc quản lý phân bón, thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ, các hoạt động liên quan tới lấy mẫu phân bón, khảo nghiệm phân bón và sử
  20. 11 dụng phân bón tại Việt Nam. Hướng dẫn cho nghị định trên là Thông tư số 41/2014/TT- BNNPTNT ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2014. Các Quy chuẩn việt nam liên quan đến môi trường đất: - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất QCVN 03: 2008/BTNMT. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15: 2008/BTNMT. Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về hàm lượng N tổng số trong đất, phân tích hàm lượng nitrat trong đất theo TCVN 6643:2000. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan tổ chức nào có nghiên cứu cụ thể nào đưa ra tiêu chuẩn nitrat trong đất. Vì vậy cần có nhưng nghiên cứu cụ thể để đưa ra hệ thống tiêu chuẩn cho các loại đất khác nhau. Do trình độ, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật nước ta còn kém, trình tự, thủ tục để dự thảo các quy chuẩn về môi trường đất chưa được chú trọng mà tập trung chủ yếu các QCVN về các chỉ tiêu môi trường nước. 2.2. Tình hình phát triển sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình sản xuất rau xanh trên thế giới Trên thế giới rau là loại cây được trồng từ lâu đời. Người hy lạp, Ai cập cổ đại đã biết trồng rau và sử dụng rau bắp cải như một nguồn thực phẩm. Cây rau có vai trò quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, dùng làm thực phẩm và là một sản phẩm cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì vậy tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phá triển cả về diện tích và sản lượng. Tình hình sản xuất rau trên thế giới được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2