Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm xác định được biện pháp xử lý hạt đàn hương nảy mầm. Xác định được cây chủ cho cây đàn hương bán ký sinh. Xác định được giá thể phù hợp để gieo ươm đàn hương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG ĐÀN HƯƠNG TỪ HẠT TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN HIỂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG ĐÀN HƯƠNG TỪ HẠT TẠI VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : 1. T.S Nguyễn Minh Chí 2. Th.S Phạm Thu Hà Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là kết quả hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có điều gì sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Nguyễn Minh Chí Th.S Phạm Thu Hà Hoàng Văn Hiển XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, em tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giông đàn hương từ hạt tại viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam”. Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Phạm Thu Hà, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong côngviệc nghiêncứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Văn Hiển
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Bố trí công thức thí nghiệm ngẫu nhiên. ......................................... 24 Bảng 3.2: Các công thức thí nghiệm đất và phân bón .................................... 26 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 90 ngày .................. 27 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 120 ngày ................ 29 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thí nghiệm cây phù trợ sau 150 ngày ................ 30 Bảng 1.4: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 30 ngày .. 33 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày..... 34 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả thí nghiệm giá thể sau 30 ngày.......................... 35 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả thí nghiệm xử lý nảy mầm hạt giống sau 45 ngày..... 37 Bảng 4.8: Đặc điểm tính chất đất làm giá thể bầu ươm .................................. 38 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đất và phân bón đến sinh trưởng của cây ở giai đoạn 90 ngày tuổi .......................................................................... 39
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Cây Đàn hương ở viện nghiện cứu Lâm nghiệp ................................ 3 Hình 4.2 Cây Đàn hương trồng trên đất khô cằn ở Phú Thọ ............................ 3 Hình 4.3 Lá cây Đàn hương .............................................................................. 4 Hình 4.4 Hoa và quả non của cây Đàn hương .................................................. 4 Hình 4.5 Quả và hạt cây Đàn hương ở Phú Thọ ............................................... 5 Hình 4.6: Cây Đàn hương 90 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và đối chứng (ảnh phải) ................................................................ 28 Hình 4.7: Cây Đàn hương 120 ngày tuổi khi trồng cùng cây Dền cảnh ......... 29 Hình 4.8: Cây Đàn hương 150 ngày tuổi khi trồng cùng cây Rệu xanh (ảnh trái) và Dền cảnh (ảnh phải) ......................................................... 31 Hình 4.9: Rễ cây Đàn hương bán ký sinh trên rễ cây họ đậu ......................... 32 Hình 4.10: Hạt Đàn hương nảy mầm sau 30 ngày ở công thức 3 ................... 33 Hình 4.11: Hạt bắt đầu nảy mầm sau 20 ngày trên giá thể cát sông ............... 36
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CT Công thức ĐC Đối chứng Đ-PB Đất – Phân bón FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc Fpr Xác suất tính GA Chất kích thích sinh trưởng thực vật Gibberellin GA3 Chất điều hòa sinh trưởng Gibberellin Lsd Khoảng sai dị MF1 Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp MF1 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NQ-CP Nghị quyết chính phủ QĐ Quyết định SG Phân vi sinh Sông Gianh TCLN Tổng cục Lâm nghiêp UBND Uỷ ban nhân dân USD Đô la Mỹ
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 13 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 13 2.3.2. Đặc điểm khu vực Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam ................... 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.2.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm .................................................................................... 23
- vii 3.2.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt ............................................. 23 3.3.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm .................................................................................... 24 3.3.2. Nghiên cứu nhân giống Đàn hương từ hạt ............................................ 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 4.1. Nghiên cứu xác định loài cây phù trợ cho cây Đàn hương bán ký sinh ở giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 27 4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loài cây phù trợ đến sinh trưởng của Đàn hương ....................................................................................................... 27 4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm bán ký sinh của rễ đàn hương với rễ cây chủ .... 31 4.2. Nghiên cứu nhân giống đàn hương từ hạt ................................................ 32 4.2.1. Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt giống ................................................... 32 4.2.2. Nghiên cứu lựa chọn giá thể gieo hạt.................................................... 35 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể bầu nuôi cây .................................. 37 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 41 5.1. Kết luận .................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đàn hương (Santalum album Linn) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Đàn hương đã được trồng trên diện rộng ở nhiều nước để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3 - 6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là sesquiterpenols α- và β santalols), chất nhựa và tannins. Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Việc chưng cất tinh dầu từ gỗ thường sử dụng gỗ của cây có đường kính trên 20cm (>25 năm tuổi), hàm lượng tinh dầu tổng số trung bình đạt từ 1,5-10%, tùy bộ phận của cây. Gỗ lõi của rễ có thể đạt 10%, gỗ giác từ cành nhánh đạt từ 1,5 đến 2%. Năng suất gỗ có thể đạt 85 đến 240 kg gỗ lõi/cây đối với cây đạt đường kính 30cm. Chu kỳ kinh doanh của cây Đàn hương thường từ 20-30 năm. Trong giai đoạn cây còn non, có thể tận dụng cành và lá để chưng cất tinh dầu và chế biến trà túi lọc từ lá. [11] Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới vào khoảng 1.000 đến 1.500 USD/kg, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dụng tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do đó nghiên cứu phát triển Đàn Hương ở Việt Nam nhằm mục tiêu cung cấp tinh dầu giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là hoàn toàn khả thi. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây
- 2 Đàn hương từ hạt tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam” rất cần được thực hiện. 1.2. Mục tiêu - Xác định được biện pháp xử lý hạt đàn hương nảy mầm. - Xác định được cây chủ cho cây đàn hương bán ký sinh. - Xác định được giá thể phù hợp để gieo ươm đàn hương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp nhân giống cây Đàn hương. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học. + Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các loài cây phù trợ thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng và phát triển cây Đàn hương. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài nghiên cứu có liên quan.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam được cho là có phân bố ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Hiện nay, nhu cầu trồng đàn hương rất cao nhưng kỹ thuật gieo ươm gặp nhiều khó khăn, cây đàn hương đòi hỏi có cây chủ để chúng bán ký sinh ở từng giai đoạn phát triển. Do đó việc nghiên cứu gieo ươm đàn hương thành công sẽ góp phần phát triển hiệu quả cây đàn hương ở Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước Giới thiệu chung về cây Đàn hương Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Hình 4.1 Cây Đàn hương ở viện Hình 4.2 Cây Đàn hương trồng nghiện cứu Lâm nghiệp trên đất khô cằn ở Phú Thọ
- 4 Cây Đàn hương được trồng ở khuôn viên và cây ở ngoài tự nhiên có sự khác nhau rõ rệt, cây được trồng sinh trưởng tốt, lá sẫm màu, tán rộng hơn so với cây ngoài tự nhiên. Là loài cây thường xanh, sống theo bụi to và cao, phát triển được trong các vùng khí hậu khác nhau. Hình 4.3 Lá cây Đàn hương Hình 4.4 Hoa và quả non của cây Đàn hương
- 5 Hình 4.5 Quả và hạt cây Đàn hương ở Phú Thọ Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7-9. Gỗ Đàn hương cứng, nặng, vàng và hạt mịn, giác trắng, mùi thơm, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, Gỗ đàn hương là loại gỗ đắt thứ hai trên thế giới, sau gỗ đen châu Phi, Dầu gỗ đàn hương được chiết xuất từ gỗ để sử dụng, cất tinh dầu để SX nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Cả gỗ và dầu đều tạo ra một mùi thơm đặc biệt được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ. Do đó, các loài cây phát triển chậm này đã bị thu hoạch quá mức trong thế kỷ qua.
- 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Giá trị của cây Đàn hương Đàn hương đã được trồng trên diện rộng ở nhiều nước để lấy gỗ và tinh dầu. Gỗ và lá Đàn hương chứa 3-6% tinh dầu dễ bay hơi (chủ yếu là các hợp chất sesquiterpenols α và β santalols), chất nhựa và tannins.[10] Đàn hương là loài cây gỗ cho tinh dầu có giá trị kinh tế lớn, có nguồn gốc ở Đông Timor, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Bộ phận thường dùng là lõi của cây gỗ. Việc chưng cất tinh dầu từ gỗ thường sử dụng gỗ của cây có đường kính trên 20cm (>25 năm tuổi), hàm lượng tinh dầu tổng số trung bình đạt từ 1,5-10%, tùy bộ phận của cây. Gỗ lõi của rễ có thể đạt 10%, gỗ giác từ cành nhánh đạt từ 1,5 đến 2%. Năng suất gỗ có thể đạt 85 đến 240 kg gỗ lõi/cây đối với cây đạt đường kính 30cm. Chu kỳ kinh doanh của cây Đàn hương thường từ 20-30 năm. Trong giai đoạn cây còn non, có thể tận dụng cành và lá để chưng cất tinh dầu và chế biến trà túi lọc từ lá. Hiện nay, giá bán tinh dầu Đàn hương trên thị trường thế giới vào khoảng 1.000 đến 1.500 USD/kg, chúng thường được dùng trong công nghiệp chế biến dược liệu, thực phẩm và mỹ phẩm làm hương liệu. Nhu cầu sử dung tinh dầu Đàn hương rất lớn nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% [10]. Nhu cầu Đàn hương trên toàn cầu sẽ tăng 5 lần lên 20.000 tấn gỗ mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2025, TFS cho biết. Trung Quốc được dự báo đóng góp một nửa sức tăng này. Đàn hương tại đây được dùng làm thuốc, đồ thủ công và nước hoa. Trong khi đó, Đàn hương khai thác hợp pháp tại Ấn Độ lại đang bị Chính phủ hạn chế sản xuất và xuất khẩu [11]. Đây là ngành kinh doanh cực lớn, Công ty Santanol hiện bán dầu Đàn hương với giá dưới 3.000 USD một kg. Giá này được họ cho là "phù hợp với xu hướng tương lai". Ấn Độ đến nay vẫn thống trị nguồn cung Đàn hương.
- 7 Tuy nhiên, số lượng bán ra từ các đợt đấu giá của Chính phủ đã lao dốc vài năm gần đây, do khai thác quá mức và buôn lậu, theo các báo cáo tại một hội thảo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2011. Bên cạnh đó, luật pháp nước này quy định toàn bộ Đàn hương là tài sản quốc gia, khiến nhà đầu tư tư nhân khó cạnh tranh [2]. 2.2.1.2. Nghiên cứu về chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương Đàn hương (Santalum album) là loài cây thường xanh, sống bán ký sinh, cây chỉ có thể sinh trưởng tốt khi bán ký sinh với một số loại cây chủ nhất định ở các giai đoạn khác nhau. Chi Rau rệu thường được sử dụng như là cây chủ đầu tiên cho gỗ Đàn hương trong vườn ươm. Tăng trưởng của cây Đàn hương là mạnh mẽ hơn khi chi Rau rệu được trồng trong cùng và cây Đàn hương sẽ phát triển tốt hơn khi cây con được trồng mà có kết hợp với cây phù trợ.[14] Thí nghiệm chọn cây phù trợ với 5 loài gồm Alternanthera nana, Sesbaniaformosa, Atalaya hemiglauca, Acacia hemignostavà Crotalaria retusa, kết quả nghiên cứu cho thấy A. nana và S. formosa phù trợ tốt nhất sau 17 và 24 tuần thí nghiệm, sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Đàn hương vượt hẳn so với các công thức khác và đối chứng.[15] Đàn hương thường bán ký sinh với các loài cây có khả năng cố định đạm như Sesbaniaformosa, Acacia trachycarpavà A. ampliceps. Cây Đàn hương sinh trưởng vượt trội khi được trồng cạnh các loài cây có khả năng cố định đạm nêu trên, trong khi với thí nghiệm trồng Đàn hương cạnh cây Bạch đàn camal, cây sinh trưởng rất kém (Radomiljac et al., 1999). Cây con ở vườn ươm rất phù hợp khi được trồng cùng cây con thuộc loài Alternanthera nana (Radomiljac et al., 1998) và thí nghiệm cho thấy Đàn hương đều bán ký sinh với ba loài Dalbergia sissoo, Lonicera japonica và Aquilaria sinensis, trong đó phù hợp nhất là D. sisso.[13]
- 8 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống Đàn hương từ hạt Các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng Đàn hương trên thế giới bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tạo cây con Đàn hương tương đối khó, tỷ lệ nảy mầm đạt khoảng 30% và tỷ lệ tạo cây con thành công đạt khoảng 15%. Đàn hương là cây sống bán ký sinh nên ở giai đoạn vườn ươm, Đàn hương cần phải trồng cùng các cây bổ trợ như Rệu, Dền cảnh… để hình thành mối quan hệ bán ký sinh ban đầu. Ở giai đoạn rừng non, Đàn hương cần được trồng cùng các cây bổ trợ thuộc họ đậu như Đậu triều, Muồng đen, Bánh dầy… để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, Đến giai đoạn tuổi lớn hơn lại phải trồng cùng các cây bổ trợ khác, được gọi là cây bổ trợ dài hạn như Sưa, Trắc, Giáng hương….[1] Tại Hải Nam và Quảng Đông - Trung Quốc đã rất thành công với mô hình này, đến nay đã xây dựng được 1.500ha rừng hỗn giao Đàn hương với Sưa có giá trị kinh tế rất cao [12]. Việc nghiên cứu chọn loài cây phù trợ cho cây Đàn hương rất được quan tâm, công tác này quyết định sự thành công để gieo ươm cũng như trồng rừng Đàn hương. Trong đó, giai đoạn gieo ươm rất quan trọng, quyết định tỷ lệ thành cây và việc gieo ươm Đàn hương đã được thực hiện thành công với việc sử dụng cây phù trợ là loài Alternanthera nana. Sinh trưởng của cây con rất tốt.[14] Hạt giống đã được thí nghiệm xử lý trước khi gieo với 16 công thức, trong đó bao gồm ngâm trong nước sôi, axit và ngâm trong GA3 ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nảy mầm cao nhất (74,33%) khi xử lý ở công thức 8 (Ngâm hạt trong 500 mg/l GA 3 trong 24 giờ) và thấp nhất (44,33%) ở công thức 5 (Ngâm hạt trong H2SO4 trong 5 phút). Việc khử trùng axit và xử lý nước sôi làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt giống hơn so với việc đối chứng. Liên quan đến chất lượng nảy mầm, ngâm hạt trong 1000 mg/l GA3 trong 24 giờ (CT 9) cho chất lượng nảy mầm cao
- 9 nhất (44,67%) tiếp theo là hạt ngâm trong 500 mg/l GA3 (CT 8). Việc xử lý bằng GA3 tạo ra chỉ số nảy mầm cao nhất của hạt và giá trị thấp nhất được ghi nhận trong các phương pháp xử lý H2SO4. Trong thí nghiệm này, tiền xử lý với GA3 tốt nhất, nhưng giải pháp thứ hai là ngâm hạt trong nước nóng và gieo hạt trong phân bò hoai. Đây là phương pháp xử lý chi phí thấp so với GA3 và do đó có thể được nông dân sử dụng rộng rãi trong các vườn ươm [16] Thí nghiệm gieo ươm Đàn hương với các công thức sử dụng túi bầu và công thức giá thể và kích thước túi bầu khác nhau cho thấy túi bầu dung tích 600ml tốt nhất để gieo ươm và thần giá thể phù hợp là cát, đất, phân hữu cơ, trấu cháy và than củi theo tỷ lệ 5: 3: 10: 1: 1.[9] 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.2.1. Giá trị của cây Đàn hương Cây Đàn hương có tên khoa học Santalum album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Đây là cây gỗ cao 10 - 15 m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi Đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Lá nguyên, dầy, mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa mẫu 4, cụm hoa mọc thành chùm, lúc đầu màu vàng rơm, sau màu đỏ thẫm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu đen, thịt nhiều nhựa. Ra hoa vào tháng 5 - 6, đậu quả vào tháng 7 - 9. Đàn hương có nguồn gốc ở Đông Timor, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Indonesia. Ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bộ phận dùng là lõi của cây gỗ, thu hoạch vào mùa thu. Gỗ màu vàng nhạt, mùi thơm ngát, dùng dưới dạng khúc gỗ hoặc gỗ bào.
- 10 Đàn hương là cây có giá trị kinh tế rất cao, được thế giới đánh giá là cây hương liệu siêu hạng, Trung Quốc đánh giá Đàn hương là cây có thu nhập vào loại cao nhất trên một đơn vị diện tích, là cây “hoàng kim” giá đắt như vàng.[7] Gỗ Đàn hương có tinh dầu thơm gồm các thành phần α, β - santalol (ancolsesquiterpen), α, β - Santalen, santen, santenon, α - santenol, santalon, santalicaxit, teresantalicaxit, isovalerandehit, teresantalol, tricycloekasantal, santalin, deoxysantalin, sinapylliandehit, coniferylandehit, syringic andehit, vanilin, urs - 12 - en - 3β - yl – palmitat. Gỗ Đàn hương vị cay, mùi thơm tính ấm (ôn). Ly khí, ôn trung, hòa vị, chỉ thống. Chữa các chứng đau bụng vùng dạ dày, bụng dưới, đái buốt do viêm đường tiết liệu, thổ huyết, nấc, ho có đờm lâu khỏi, chữa phong thấp đau nhức xương, kinh giảm, thuốc điều khí chữa đau tim. Theo tây y, gỗ Đàn hương có tác dụng sinh lý chủ yếu là sát trùng đường niệu - sinhdục. Y học cổ truyền Ấn Độ dùng lõi gỗ Đàn hương chống viêm, sát trùng, hạ nhiệt, làm săn da, chữa viêm bàn quang (cystitis), ỉa chảy, lậu mãn tính, xuất huyết, nấc, khí hư, loét và rối loạn đường tiết niệu. Gỗ Đàn hương cứng, giác trắng, không mùi, lõi vàng nâu, được sử dụng sản xuất các loại hàng mỹ nghệ tuyệt diệu, rất đắt tiền, cất tinh dầu để sản xuất nhiều mặt hàng quý và xà phòng thơm. Ngoài ra, ngày càng có nhiều người rất ưa chuộng dùng gỗ Đàn hương để thỏa mãn nhu cầu phong phú về vật chất của cá nhân và nhu cầu sản phẩm tâm linh, được coi là biểu hiện của nhu cầu hưởng thụ mang tính quý tộc. Đàn hương là loài cây có giá trị kinh tế lớn, giá tinh dầu Đàn hương hiện đang đạt từ 1.000 đến 1.500 USD/kg. Nhu cầu sản phẩm tinh dầu Đàn hương trên thế giới rất lớn và nhiều nước như Úc, Ấn Độ và Trung Quốc đã
- 11 gây trồng, thương mại hóa các sản phẩm từ cây Đàn hương như tinh dầu, trà túi lọc từ lá. Nếu Đàn hương trồng được 40 năm tuổi thì cho gỗ quý, nhưng trồng từ 6 - 10 năm vẫn cho sản phẩm đắt tiền và hiệu quả cao. Với mật độ trồng 1.000 cây/ha, cũng có nơi trồng 2.000 cây/ha, sau khoảng 10 năm thu đượclõi 30 kg/cây, giá bán khoảng 500 USD/kg. Như vậy, sau 10 năm doanh thu khoảng 15.000 USD/cây, bình quân doanh thu gần 1,5 triệu USD/ha/năm, tương đương 27 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp hàng trăm lần các cây rừng khác.[4] 2.2.1.3. Nghiên cứu về nhân giống Đàn hương từ hạt Tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Đàn hương trong tự nhiên rất thấp, trung bình chỉ được 5 - 10%, do đó người ta thường sử dụng biện pháp kích thích nảy mầm nhân tạo bằng các chất kích thích đặc dụng. Tuy nhiên, vì lý do giá thành và nguồn gốc công nghệ nhận chuyển giao, nhiều cơ sở bán cây giống đã sử dụng chất kích thích hóa học GA3 để kích thích hạt giống này mầm. Bản chất GA3 là giúp kéo dãn tế bào, giúp tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao hơn, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây gỗ. Cây Đàn hương thích hợp nhiều loại đất như đất cát, đất đỏ, đất sét, đất đá ong pha sét, đất sỏi… có độ pH từ 5,5 - 8,0. Cây sinh trưởng kém trên đất có tầng đất dày dưới 1m, ở những nơi có độ dốc trên 35 độ. Đặc biệt, Đàn hương là cây chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng, không trồng được ở vùng ven biển thường xuyên có bão to. Không phù hợp khi trồng Đàn hương ở những vùng đất có khí hậu dưới 5oC vào mùa đông vì Đàn hương sẽ tạm ngừng phát triển khi nhiệt độ dưới 5oC và sẽ chết khi nhiệt độ dưới 0oC. Nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN, Bộ NN&PTNT với kế hoạch hành động và ưu tiên thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: (1) nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; (2) nâng cao giá trị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn