intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận nghiên cứu điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi trên đàn lợn nuôi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Đưa ra một số phác đồ điều trị cho lợn mắc bệnh đạt hiệu quả cao. Đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại thuốc kháng sinh đối với bệnh viêm phổi màng phổi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH DUY Tên chuyên đề: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI Ở LỢN DO VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE GÂY RA TẠI HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THÀNH DUY Tên chuyên đề: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIÊM PHỔI - MÀNG PHỔI Ở LỢN DO VI KHUẨN ACTINOBACILLUS PLEUROPNEUMONIAE GÂY RA TẠI HUYỆN HIỆP HÒA - TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : K46 Thú y N02 Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Quang Tính Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa chăn nuôi thú y, thầy giáo hướng dẫn, cùng ban lãnh đạo công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, em đã được về thực tập tốt nghiệp tại công ty. Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Tính đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân viên công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, đại lý thuốc thú y Dương Thúy huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang, cán bộ trạm chăn nuôi thú y và nhân dân các xã của huyện Hiệp Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian tiến hành đề tài tại địa phương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và thành công trong công tác nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018 Sinh viên Lê Thành Duy
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh (NCCLS - 2002) ........................................................... 22 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện một số công việc tại kho thành phẩm của công ty CP Đức Hạnh Marphavet ................................................... 24 Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa .............................................................. 25 Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi ................................................................................... 27 Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa ....................................................... 29 Bảng 4.5. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi ........................................................................ 30 Bảng 4.6. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được .................... 32 Bảng 4.7. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được .............. 34 Bảng 4.8. Kết quả điều trị thử nghiệm lợn mắc viêm phổi màng phổi ........... 38
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn A. Pleuropneumoniae .............. 20 Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn nghi mắc, chết do bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã tại huyện Hiệp Hòa .................................................... 26 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi ............................................................................ 28 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ ............................. Error! Bookmark not defined.
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ADN : Acid Deoxyribonucleic AGID : Agargel Immuno Diffuse A. pleuropneumoniae : Actinobaccillus pleuroneumoniae Apx : Apx - Toxins BHI : Brain Heart Infusion Bp : Base pair CAMP : Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson CFU : Colony Forming Unit CPS : Capsule polysaccharide Cs : Cộng sự DNT : Dermanecrotic toxin ELISA : Enzyme - linked Immuno sorbant assay H. pleuropneumoniae : Haemophilus pleuropneumoniae HIP : Acid hippuric IHA : Indirect Haemagglutination test LPS : Lypopolysaccaride LD : Lethal dose MR : Methyl red NAD : Nicotinamide Adenine Dinucleotide PBS : Phosphat buffer solution PCR : Polymerase Chain Reaction PPLO : Pleuropneumonia - like organism P. multocida : Pasteurella multocida PRRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Sta. aureus : Staphylococcus aureus S. suis : Streptococcus suis TYE : Tryptone Yeast Extract Broth TSA : Tryptic Soya Agar TSB : Tryptone soya broth VP : Voges Prokauer YE : Yeast Extract
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 4 2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................... 4 2.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty ................................................... 5 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất nơi thực tập ...................................... 5 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu ................................... 6 2.2.1. Đặc điểm dịch tễ học ............................................................................... 6 2.2.2. Cơ chế gây bệnh viêm phổi màng phổi................................................... 7 2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn ............ 8 2.2.4. Chẩn đoán .............................................................................................. 10 2.2.5. Phòng bệnh ............................................................................................ 12 2.2.6. Điều trị................................................................................................... 14 PHẦN 3: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17 3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn ... 17 3.1.2. Phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae .............................................. 17
  8. vi 3.1.3. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các chủng A. pleuropneumoniae phân lập được .................................................................................................. 17 3.1.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị ........................................................... 17 3.2. Đối tượng, nguyên liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu...................... 17 3.2.1. Đối tượng .............................................................................................. 17 3.2.2. Nguyên vật liệu ..................................................................................... 17 3.2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ........................................................... 18 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 19 3.2.3. Các tỷ lệ đo lường trong dịch tễ ............................................................ 21 3.3.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae ........................................................................................... 21 3.3.5. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được ........................ 21 3.3.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi ...... 22 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 24 4.1. Kết quả công việc thực hiện tại Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet........................................................................................................ 24 4.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 25 4.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa ................................................ 25 4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo lứa tuổi.................................................................................. 27 4.2.3. Kết quả xác định tỷ lệ lợn ốm, chết do nghi mắc bệnh viêm phổi màng phổi theo thời vụ (tháng) ...................................................................... 28
  9. vii 4.3. Kết quả phân lập A. pleuropneumoniae ở mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi .............................................................................. 30 4.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được .................................................... 32 4.5. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được ..................................... 34 4.6. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm phổi ............. 36 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bắc Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi phát triển đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, trong đó chăn nuôi lợn luôn giữ vai trò chủ đạo. Do vậy, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều dự án nạc hoá đàn lợn, hỗ trợ con giống, đưa nái ngoại vào chăn nuôi ở các nông hộ. Theo số liệu cục thống kê tỉnh Bắc Giang tại thời điểm 01/04/2017 [3], tổng đàn lợn của tỉnh đạt 1.133.188 con; trong đó, đàn lợn nái là 191.957 con và đàn lợn thịt là 939.809 con. Trên địa bàn tỉnh có 545 trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô mỗi trang trại có 20 nái và 100 lợn thịt trở lên. Đây thực sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi lợn của tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Tuy nhiên, song song với sự phát triển chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, hàng năm làm chết nhiều đầu lợn của tỉnh. Theo báo cáo phòng chống dịch bệnh của Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang năm 2017 [2], năm 2016 toàn tỉnh có 89.430 con lợn bị ốm trong đó 7.920 con chết; năm 2017 có 81.675 con lợn bị ốm và 6.100 con chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế, hay gặp và phổ biến là bệnh viêm phổi ở lợn, trong đó vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae được đánh giá là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất. Bệnh viêm phổi ở lợn rất phổ biến, là bệnh rất khó ngăn chặn và kiểm soát. Bệnh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng tiêu thụ thức ăn của vật nuôi, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong cho một số đàn lợn. Về mặt kỹ thuật, việc kiểm soát bệnh viêm phổi ở lợn đòi hỏi sự hiểu biết về mối tương quan giữa các vi sinh vật có thể gây bệnh với vật nuôi và việc quản lý môi trường chăn nuôi. Nguyên nhân gây nên các bệnh viêm phổi ở lợn vô cùng đa dạng trong đó có
  11. 2 cả vi khuẩn và virus. Có những trường hợp bệnh có sự tham gia cùng lúc của nhiều tác nhân. Trên thực tế lâm sàng hiện nay có rất nhiều các ca bệnh viêm phổi - màng phổi xảy ra kế phát cùng với các virus gây bệnh trên đường hô hấp như (PRRS) làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh hô hấp trong đàn cũng như gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị. Bệnh viêm phổi màng phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây ra, vi khuẩn này hiện có hơn 15 serotypes và mỗi serotype có độc lực khác nhau. Các serotypes xuất hiện khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, serotype 2 và 5 khá phổ biến, bệnh gây những tổn thương nghiêm trọng ở phổi và gây ra tổn thất kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách gần và mầm bệnh chỉ tồn tại bên ngoài con vật vài ngày. Bệnh có thể xảy ra trên lợn từ lúc cai sữa đến khi giết thịt. Thời gian ủ bệnh thường rất ngắn, vào khoảng 12 giờ. Các độc tố do vi khuẩn A. pleuropneumoniae sản sinh ra gây tổn thương nặng cho mô phổi. Bệnh ảnh hưởng đến năng suất của trại chăn nuôi, giảm tỷ lệ tăng trọng trên lợn và làm tăng tỷ lệ tiêu hao thức ăn. Ở thể quá cấp tính có khả năng gây đột tử ở lợn. Tại Bắc Giang, các công trình nghiên cứu về bệnh viêm phổi - màng phổi do vi khuẩn A. pleuropneumoniae chưa nhiều, đặc biệt là việc phân lập, nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán, biện pháp phòng chống bệnh còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra tại huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Điều tra tình hình mắc bệnh viêm phổi trên đàn lợn nuôi tại một số xã của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
  12. 3 - Đưa ra một số phác đồ điều trị cho lợn mắc bệnh đạt hiệu quả cao. - Đánh giá hiệu quả điều trị của một số loại thuốc kháng sinh đối với bệnh viêm phổi màng phổi. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm phổi màng phổi tại một số xã của huyện huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho lợn khi mắc viêm phổi ở các trang trại, hộ chăn nuôi tại cơ sở. 1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Phân lập, xác định được đặc tính sinh hóa học của vi khuẩn A. pleuropneumoniae. - Xác định tính mẫn cảm của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được với một số loại kháng sinh từ đó xây dựng phác đồ điều trị. - Làm phong phú tài liệu khoa học, làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu về vi khuẩn A. pleuropneumoniae.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Lịch sử hình thành Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng 12 năm 2002, hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Sản xuất vacxin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi… cùng thời điểm đó Đảng và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản xuất manh múm, tận dụng, cơ hội sẽ khó tồn tại được. Dành chỗ cho những doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, giá thành rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị cao. Nhận thức sâu sắc được điều đó tập thể ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty Marphavet quyết tâm xây dựng một thương hiệu Marphavet với chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Tại đây có một tập thể các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, đội ngũ công nhân tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi cả nước Đức Hạnh Marphavet không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, phát triển hệ tá dược mới kết hợp với thảo dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức Hạnh Marphavet khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trụ sở nhà máy đặt tại xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên. Với 12 chi nhánh khác trên cả nước như: chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quận 9 -
  14. 5 TPHCM, chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh Đắk Lắc, chi nhánh Nha Trang, chi nhánh Đà Nẵng, chi nhánh Huế, chi nhánh Hải Phòng và chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy và tổ chức của công ty Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 1 giáo sư, 3 phó giáo sư, 8 Ttiến sỹ, 29 thạc sỹ, trên 500 bác sĩ thú y và kĩ sư chăn nuôi, 15 dược sĩ nhân y, 12 cử nhân Công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn 250 cử nhân kinh tế, kế toán, luật, nhân văn, quản trị kinh doanh, marketing, cơ khí chế tạo máy, điện lạnh…có trình độ chuyên môn thường xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt với các Bộ, Cục, Vụ, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học trong và ngoài nước. 2.1.3. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất nơi thực tập Nhờ có sự giúp đỡ của công ty Marphavet mà em được phân công hỗ trợ đại lý thuốc thú y Dương Thúy. Đại lý nằm trên địa bàn xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện 0,3km. Cơ sở thực tập do TS. Lê Văn Dương quản lý và điều hành. Đại lý gồm 1 quản lý, 1 kỹ thuật viên kiêm marketing, 1 nhân viên và 2 thực tập sinh. Nhờ có sự hợp tác của công ty Marphavet và TS. Lê Văn Dương nên đã đào tạo 5 đợt sinh viên thực tập từ trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, học viện Nông Nghiệp Hà Nội, đại học Nông Lâm Bắc Giang. Các mặt hàng thuốc, chế phẩm sinh học, dụng cụ thú y bày bán được sắp xếp gọn gàng, khoa học. TS. Lê Văn Dương và Đoàn Thế Thắng (kỹ thuật viên) có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chỉ dạy và giúp đỡ tận tình các thực tập sinh.
  15. 6 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu Bệnh viêm phổi màng phổi lây lan rộng và được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới, nơi có nền công nghiệp chăn nuôi lợn phát triển. Bệnh có mặt và lan truyền ở hầu hết các nước Châu Âu và một phần ở Mỹ, Canada, Mexico, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vi khuẩn A. pleuropneumoniae đã được phân lập và được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây bệnh hô hấp khá quan trọng ở tất cả các trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn. 2.2.1. Đặc điểm dịch tễ học Mặc dù vi khuẩn A. pleuropneumoniae có nhiều serotype khác nhau nhưng ở mỗi quốc gia, chỉ có một vài serotype nhất định lưu hành và gây bệnh trên đàn lợn, như serotype 2 có ở Thụy Điển, Đức và Thụy Sĩ và serotype 1, 5 ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều serotype cùng lưu hành trên đàn lợn ở cùng một nước cũng đã được phát hiện. (Maldonado và cs, 2009 [20]) trong 127 chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được ở Tây Ban Nha có 4,7% số chủng thuộc serotype 2, 4,7% thuộc serotype 4, 68,5% thuộc serotype 7, 1,6% thuộc serotype 11, và 26 chủng không xếp loại được. Về độc lực, có một số serotype có tính độc yếu và dịch tễ của chúng không quan trọng ở một số nước nhất định, song lại có thể gây nên dịch ở một số nước khác (Brandreth và Smith, 1985)[14]. A. pleuropneumoniae là vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp và có tính đặc hiệu với lợn. A. pleuropneumoniae cư trú chủ yếu ở hạch amidan và ít hơn ở xoang mũi của lợn khỏe. Khi lợn bị nhiễm trùng quá cấp tính hoặc cấp tính, vi khuẩn không chỉ thấy ở các tổn thương ở phổi và máu, mà còn ở chất tiết đường hô hấp. Những trường hợp sống sót sau nhiễm khuẩn cấp tính trở thành lợn lành nhưng mang mầm bệnh, chúng tồn tại ở những vùng hoại tử ở phổi, amidal và ở mũi. Đây chính là nguồn lây bệnh chủ yếu cho các lợn khỏe khác.
  16. 7 Tất cả lợn ở các lứa tuổi đều có thể bị cảm nhiễm, nhưng lợn sau cai sữa dễ cảm nhiễm nhất. Trong trường hợp bệnh cấp tính, tỷ lệ chết thường cao và tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn cùng sự lưu hành bệnh trong môi trường. Tỷ lệ tử vong sẽ trầm trọng hơn khi có mặt của các bệnh khác như bệnh Aujeszky, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nhiễm trùng đồng thời A. pleuropneumoniae và virus PRRS không phải lúc nào cũng luôn làm bệnh trầm trọng hơn so với khi nhiễm trùng riêng rẽ. Con đường chính để lây bệnh là đường hô hấp: bệnh được truyền từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí ở khoảng cách gần, đôi khi, bệnh có thể lây gián tiếp do các chất tiết bị nhiễm trùng từ các con lợn bị ốm cấp tính qua trung gian là các công nhân làm việc ở chuồng trại. Chưa có bằng chứng cụ thể xác minh chắc chắn vai trò trung gian trong việc lây truyền bệnh qua các động vật gặm nhấm nhỏ và chim. Sự vận chuyển và nhập đàn làm tăng số lượng mắc bệnh viêm phổi màng phổi. Sự lan truyền thường xảy ra do việc đưa vào các trại nuôi một số động vật mang bệnh khi các con vật ở trại đó không có miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, yếu tố môi trường xung quanh như đàn quá đông, cùng điều kiện khí hậu, nhất là khi có sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí cao và thông khí không đủ làm sự phát triển và lan truyền bệnh nhanh chóng, tăng số lượng lợn chết và số lượng đàn lợn mắc bệnh (Nicolet, 1992 [22]). Vì thế, bệnh thường xảy ra với tỷ lệ cao nhất là ở lợn sau cai sữa và lợn chuẩn bị được giết thịt, chủ yếu là ở điều kiện thời tiết xấu. Ở các đàn lớn, sự pha trộn, thường có nguy cơ cao hơn ở các đàn nhỏ nuôi riêng rẽ. 2.2.2. Cơ chế gây bệnh viêm phổi màng phổi Vi khuẩn A. pleuropneumoniae không tồn tại lâu ngoài môi trường, bệnh thường lây truyền trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe. Tuy nhiên, trong các ổ
  17. 8 dịch cấp tính thì bệnh có thể được truyền từ đàn lợn này sang đàn lợn khác, điều này cho thấy sự truyền bệnh có thể qua đường không khí hoặc do những người chăn nuôi mang những dụng cụ có mầm bệnh từ những đàn lợn nhiễm bệnh làm lây nhiễm sang đàn khác (Nicolet, 1992 [22]). Vi khuẩn sau khi xâm nhập, cư trú ở họng và cuối cùng định cư ở phổi. Các vi khuẩn sẽ bị thực bào rất nhanh bởi các tế bào đại thực bào, nhưng cuối cùng chính các tế bào đại thực bào này cũng bị vi khuẩn tiêu diệt. Cơ chế gây bệnh của A. pleuropneumoniae khác nhiều so với cơ chế gây bệnh của các vi khuẩn khác trong họ Pasteurellaceae. A. pleuropneumoniae do có khả năng giải phóng ra enzym protease phân giải gelatin, IgA, IgG và haemoglobin, làm cho con vật thiếu máu và thiếu oxy trầm trọng. Các protein có khả năng gắn với sắt có trong vi khuẩn cho phép chúng lấy sắt từ cơ thể vật chủ. Vi khuẩn còn có khả năng sinh nội độc tố và ngoại độc tố. Ngoài ra, vi khuẩn được bao bọc bởi một lớp giáp mô có tác dụng bảo vệ trước các yếu tố miễn dịch của vật chủ. Tuy nhiên trong quá trình con vật mắc bệnh, các yếu tố nội sinh của vật chủ cũng góp phần trong sự phát triển của tổn thương phổi sau khi bị vi khuẩn A. pleuropneumoniae xâm nhập, như: các chu trình đông máu và viêm đã được chứng minh là quan trọng trong giai đoạn đầu của sự phát triển tổn thương. Ngoài ra, tình trạng miễn dịch của động vật rõ ràng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng và hậu quả cuối cùng của nhiễm trùng A. pleuropneumoniae (Bertram, 1990) [13]. 2.2.3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh viêm phổi màng phổi ở lợn * Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của bệnh có nhiều mức, phụ thuộc vào tuổi của lợn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp tính hoặc mạn tính.
  18. 9 + Thể quá cấp tính: Một hoặc nhiều lợn cai sữa trong cùng chuồng hoặc khác chuồng trở nên ốm nặng, sốt 41,50C, mệt mỏi, bỏ ăn. Lợn có thể nôn mửa và đi ngoài trong một thời gian ngắn. Con vật bị bệnh nằm trên sàn, không có dấu hiệu thở rõ ràng, mạch đập tăng lên rất sớm và trụy tim mạch. Thời gian ngắn trước khi chết, thường có những biểu hiện khó thở dữ dội, thở bằng mồm, lợn ở tư thế ngồi thở, nhiệt độ ở hậu môn giảm nhanh. Ngay trước khi chết, có chảy nhiều dịch bọt lẫn máu ở miệng và lỗ mũi, nhịp tim tăng (Nielsen, 1985 [23]; Nicolet, 1992 [22]). Tiếp theo những triệu chứng này là rối loạn tuần hoàn, da trên mũi, tai, chân và sau cùng là toàn bộ cơ thể trở nên tím tái (Nicolet, 1992 [22]), lợn chết sau 24-36 giờ. Trong một số trường hợp lợn chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian diễn biến của bệnh ít nhất là 3 giờ từ khi bị nhiễm trùng đến khi chết. Trên lợn sơ sinh bệnh xảy ra như nhiễm trùng huyết và hậu quả tử vong. + Thể cấp tính: Nhiều lợn cùng bị ốm ở một chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau. Nhiệt độ cơ thể từ 40,50C - 410C, da đỏ, con vật buồn bã, mệt, nằm không muốn dậy, không muốn uống, bỏ ăn. Các dấu hiệu hô hấp nặng với khó thở, ho và đôi khi thở bằng miệng rất rõ (Fenwick và Henry, 1994) [16]. Tình trạng suy sụp trong vòng 24 giờ đầu. Bệnh diễn biến khác nhau ở từng con vật, phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở phổi và thời điểm bắt đầu điều trị. Ở cùng một nhóm lợn, có thể xuất hiện nhiều giai đoạn bệnh, từ trung gian tới tử vong, bán cấp hoặc mạn tính. Thể cấp tính của bệnh có thể làm con vật chết hoặc có thể con vật phục hồi lại (Nicolet, 1992 [22]). Lợn thường sống sót nếu qua được 4 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, lợn bị bệnh có thể khỏi và trở thành mang bệnh thể mạn tính (Nielsen, 1985 [23]). + Thể bán cấp và mạn tính: xuất hiện sau khi các dấu hiệu cấp tính mất đi. Con vật không sốt hoặc sốt ít, xuất hiện ho tự phát, với các cường độ khác nhau, con vật kém ăn, giảm tăng trọng (Nicolet, 1992 [22]).
  19. 10 * Bệnh tích: Nghiên cứu về bệnh tích của lợn bị nhiễm A. pleuropneumoniae cho thấy lợn bệnh có những tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp (Nicolet, 1992 [22]). Đa số các trường hợp lợn bị viêm phổi hai bên, với tổn thương ở các thùy đỉnh, thùy tim và một phần các thùy trên vòm hoành, tại đó, vi khuẩn thường khu trú và có ranh giới rõ. Ở các trường hợp tử vong nhanh chóng - thể cấp tính: khí quản và các phế quản bị lấp đầy bởi các chất tiết nhày, bọt nhuốm máu, phổi trở nên sẫm màu, có rất nhiều máu ở lồng ngực và nhiều tơ huyết gắn giữa phổi, thành ngực, cơ hoành và màng ngoài tim (Rogers và cs, 1990 [26]). Viêm màng phổi tơ huyết và fibrin thường rất rõ ở những lợn chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh, ít nhất 24 giờ sau khi nhiễm trùng. Hầu hết những nghiên cứu đều kết luận rằng những tổn thương trên là do độc tố của vi khuẩn gây ra (Bertram, 1986 [12]). Ở trường hợp lợn bị bệnh mạn tính do A. pleuropneumoniae thì phổi có thể bị tổn thương với các mức độ khác nhau, có thể phục hồi sau một vài tuần và những tổn thương mạn tính ở các cơ quan nội tạng cũng có thể khác nhau (Fenwick và Henry, 1994) [16]. Những tổn thương ở phổi này từ mầu đỏ sặc sỡ sang mầu vàng và ít biến đổi hơn với chứng xơ hóa dễ nhận thấy (Rogers và cs, 1990 [26]). Những tổn thương mạn tính có thể chứa A. pleuropneumoniae trong nhiều tháng và những lợn này được coi là động vật truyền bệnh (Fedorka- Cray và cs, 1993) [15]. Tỷ lệ lưu hành bệnh viêm màng phổi mạn tính thường cao ở lợn giết thịt. 2.2.4. Chẩn đoán Việc chẩn đoán bệnh cần dựa trên: - Các triệu chứng lâm sàng: Trên lâm sàng có thể nghi viêm phổi màng phổi ở các đợt bệnh cấp bùng phát. Con vật chết đột ngột, thể quá cấp tính thường tiến triển trong vài giờ đến 2 ngày. Con vật sốt cao (41 oC), ho ướt, khó thở, thường có bọt lẫn máu chảy từ mũi và miệng.
  20. 11 - Bệnh tích: kiểm tra các bệnh tích trên phổi, màng phổi và nghiên cứu các tổn thương dựa trên các bệnh tích điển hình trên phổi như: sự xuất hiện của dịch rỉ viêm, cùng các vùng hoại tử được bao quanh bởi hàng rào các mảnh tế bào bạch cầu trung tính là bằng chứng rõ ràng nhất cho viêm phổi màng phổi. Ở thể nhiễm trùng mạn tính, mổ khám thấy ổ áp xe cứng có ranh giới rõ ràng kết hợp với viêm màng phổi, viêm màng ngoài bao tim cũng là một bệnh tích có giá trị chẩn đoán. - Chẩn đoán vi khuẩn học: Ở các con vật mới chết có các triệu chứng viêm phổi, màng phổi rõ ràng, có thể tìm thấy căn nguyên của bệnh tại phế quản, dịch tiết ở mũi hoặc các tổn thương ở phổi. Nhuộm gram các tiêu bản làm từ bệnh phẩm là phổi tổn thương quan sát thấy nhiều cầu trực khuẩn gram âm. Phân lập A. pleuropneumoniae từ các tổ chức và chất tiết có thể được tiến hành trên môi trường thạch máu cừu 5% với một đường cấy ngang của S. aureus. Sau khi nuôi cấy hiếu khí qua đêm, các khuẩn lạc nhỏ sẽ xuất hiện ở xung quanh đường cấy thẳng (do vi khuẩn cần có yếu tố NAD cho quá trình phát triển) được bao bọc xung quanh bởi vùng sáng dung huyết hoàn toàn. Các đặc điểm này giúp cho chẩn đoán vi khuẩn nhanh. Vi khuẩn cũng có thể mọc trên môi trường thạch chocolate nhưng không rõ rệt như trên môi trường thạch máu cừu. Trong trường hợp nhiễm trùng ghép, thường là với P. multocida hoặc cùng với các vi khuẩn khác, thì cần phải sử dụng môi trường chọn lọc (Nielsen, 1990 24). Jacobsen và Nielsen (1995) [18] đã đưa ra một môi trường chọn lọc có bổ sung kháng sinh để phân lập được vi khuẩn từ hạch amidan. Tuy nhiên việc phân lập có thể bị thất bại trong trường hợp tổn thương mạn tính hay đã sử dụng kháng sinh để chữa trị. Trong trường hợp tiền cấp tính, vi khuẩn có thể được phân lập từ cả ở cơ quan khác (nhiễm trùng huyết).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0