intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sinh trưởng loài cây gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được tình hình sinh trưởng của mô hình trồng cây gừng núi đá tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển mô hình trồng cây bản địa trong mô hình. Đề tài góp phần tạo ra cảnh quan đẹp cho mô hình khoa Lâm Nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sinh trưởng loài cây gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TRỌNG HIỆP NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY GỪNG NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM TRỌNG HIỆP NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY GỪNG NÚI ĐÁ (Zingiber purpureum Roscoe) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Lớp : K47-LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS.Phạm Đức Chính Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“Nghiên cứu sinh trưởng loài cây gừng núi đá trên giá thể đất (Zingiber purpureum Roscoe) tại mô hình khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Đức Chính. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Ths. Phạm Đức Chính Phạm Trọng Hiệp XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Đức Chính là người đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận này. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Phạm Trọng Hiệp
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 17 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của loài cây gừng núi đá trong các công thức .............. 26 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của loài cây gừng núi đá trong các công thức .................................................................................................................. 27 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo thứ 3 của loài cây gừng núi đá ........................................................................................ 29 Bảng 4.4: Sinh trưởng về chiều cao của loài cây gừng núi đá trong .............. 30 Bảng 4.5.Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây gừng núi đá ............................................................................................... 32 Bảng 4.6: Khả năng ra lá của loài cây gùng núi đá trong các công thức ........ 33
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Ảnh được chụp tại mô hình khoa Lâm Nghiệp............................... 19 Hình 4.1 Kết quả đường kính của loài cây gừng núi đá trong các công thức. 27 Hình 4.2: Thu thập số liệu tại mô hình ........................................................... 28 Hình 4.3 Kết quả chiều cao của loài gừng núi đá trong các công thức. ......... 30 Hình 4.4: Kết quả khả năng ra lá của loài cây gừng núi đá trong các công thức ......................................................................................................................... 33
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D00 : Đường kính sát gốc Hvn : Chiều cao vút ngọn LSNG : Lâm sản ngoài gỗ S% : Hệ số biến động
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề: ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nhiên cứu..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. ..................................................... 4 2.2 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trong và ngoài nước..................... 5 2.2.1 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới .............................. 5 2.2.2 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trong nước .............................. 12 2.2.2. Các nghiên cứu về cây gừng núi đá ....................................................... 13 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 13 2.3.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ............................ 13 2.3.2. Các nghiên cứu về cây gùng núi đá ...................................................... 15 2.4.Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu......................... 16 2.5. Khái quát một số đặc điểm của cây gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) ...... 19 2.5.1. Đặc điểm nhận biết cây gừng núi.......................................................... 19 2.5.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái ............................................................. 20 2.5.3. Phân bố .................................................................................................. 20 2.5.4. Công dụng ............................................................................................. 20
  9. vii PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21 3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 21 3.4.2.Quá trình thu thập mẫu nghiên cứu và bố trí thí nghiệm. ...................... 22 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 24 PhẦn 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 26 4.1. Đánh giá sinh trưởng loài cây gừng núi đá .............................................. 26 4.1.1. Tỷ lệ sống .............................................................................................. 26 4.1.2. Sinh trưởng đường kính của cây gừng núi đá trong các công thức ...... 26 4.1.3. Sinh trưởng chiều cao của loài cây gừng núi đá trong các công thức .. 29 4.1.4. Động thái ra lá của loài cây gùng núi đá trong các công thức .............. 32 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 35 5.1. Kết luận .................................................................................................... 35 5.1.1. Về tỷ lệ sống.......................................................................................... 35 5.1.2. Về đường kính ....................................................................................... 35 5.1.3.Về chiều cao ........................................................................................... 35 5.1.3.Về lá ....................................................................................................... 36 5.2.Tồn Tại ...................................................................................................... 36 5.3.Kiến Nghị .................................................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm trở lại đây có rất nhiều các đề tài được các nhà khoa học nghiên cứu cây lâm sản ngoài gỗ, nhóm cây được xếp vào nhóm cây dược liệu chữa được rất nhiều bệnh, trong dân gian có rất nhiều các bài thuốc được bài chế lưu truyền cho đến ngày nay , không chỉ trong nước mà còn trên thế giới có rất nhiều bài đánh giá nghiên cứu chi tiết về loài này, nổi bật như một số loài cây như, gừng núi đá, nghệ đen, địa liền, sa nhân… Trong đó gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) là một trong những cây thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ phân bố chủ yếu ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như một số tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Gừng núi đá có mùi thơm đặc trưng, dùng làm gia vị và dược liệu. Những năm gần đây, gừng núi đá mọc trong tự nhiên bị người dân khai thác ồ ạt nên ngày càng khan hiếm và có nguy cơ biến mất, do đó cần phải bảo tồn và nhân giống gừng núi đá. Để bảo tồn và nhân giống gừng quý, những năm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu và nhân giống. Cây gừng núi đá trồng tự nhiên có chiều cao khoảng 1 m, do số chồi nằm ở củ không nhiều nên cây thường ít ra hoa.Họ Gừng(ingiberaceae)là một họ của thảo mộc sống lâu năm với các thân rễ bò ngang hay tạo củ,bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài. Nhiều loài là các loại cây cảnh, cây gia vị hay cây thuốc quan trọng. Các thành viên quan trọng nhất của họ này bao gồm gừng, nghệ, riềng, đậu khấu và sa nhân. Các loài trong họ này là thực vật tự dưỡng hay biểu sinh. Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá có bẹ dài ôm lấy nhau làm thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ có phần phụ gọi là lưỡi bẹ, thân lá thường có mùi thơm. Gừng núi là loại mọc dại gặp nhiều trong rừng thứ sinh, có hoa màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt, thân rễ vị đắng và cay , được
  11. 2 dùng làm thuốc[6]. Việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng của cây một số loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây Gừng núi đá trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của các loài cây họ gừng (zingiberaceae) nhân rộng mô hình đánh giá sinh trưởng các loài cây Họ gừng (zingiberaceae) theo mô hình trên các giá thể đất mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Việc trồng cây gừng núi đá là một trong những giải pháp giúp góp phần cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn LSNG vừa tạo sinh kế lâu dài cho người dân và góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao mức thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa “Nghiên cứu sinh trưởng loài cây gừng núi đá (Zingiber purpureum Roscoe) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức sinh trưởng nào tốt nhất trong các giá thể từ đó áp dụng mở rộng các mô hình lớn giới thiệu sâu rộng cho người dân giúp học tập trồng theo để tăng năng suất giá trị kinh tế cao là cây mũi nhọn cho người dân ở một số tỉnh miền núi. 1.2. Mục tiêu nhiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của mô hình trồng cây gừng núi đá tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển mô hình trồng cây bản địa trong mô hình. - Đề tài góp phần tạo ra cảnh quan đẹp cho mô hình khoa Lâm Nghiệp 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất.
  12. 3 - Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của các loài LSNG tại mô hình khoa Lâm Nghiệp. - Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây này. - Bảo vệ được các loài cây LSNG, các loài nguy cấp, loài có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Các loài thực vật mọc hoang dã được con người sử dụng phục vụ cuộc sống. Nhưng hiện nay những tài nguyên thiên nhiên đó đang trở lên rất khan hiếm, chính vì vậy việc tìm kiếm ngoài tự nhiên ngày thêm khó khăn và hiện nay đặt ra thách thức cho những người không biết quý trọng và bảo tồn nguồn tài nguyên đó… Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đa dạng sinh học đang bị khai thác từng ngày từng giờ làm cho số lượng loài không ngừng suy giảm, bên cạnh đó là các loài đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng.Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là đòi hỏi chúng ta phải hành động ngay trên phạm vi toàn cầu. Như chúng ta đã biết việc trồng rừng, thâm canh rừng lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng, trồng rừng đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ… đã được tiến hành từ lâu với nhiều phương thức trồng khác nhau nhưng cho đến nay việc trồng cây cảnh, cây đặc sản, cây dược liệu và nhất là các loài cây dược liệu quý, trồng cây để bảo tồn tránh tuyệt chủng thì mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu và thử nghiệm vào những năm gần đây. Đặc biệt là các loài cây thuốc sử dụng làm dược liệu. Hiện nay nhiều loài cây dược liệu đang trong tình trạng suy giảm, bị đe dọa nghiêm trọng trước sự khai thác quá mức của con người, cho nên việc nghiên cứu các đặc tính sinh học, cách gây trồng loài cây này là rất cần thiết, nhằm tránh khỏi sự suy giảm, mất đi nguồn gen quý hiếm này. Trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây gừng núi đá, nhân giống trồng ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, nhằm cải thiện đời sống kinh tế có các hộ dân, mở rộng các vùng phục vụ cho các đề tài nghiên cứu, cây gừng núi đá có rất nhiều công dụng trong đời sống dùng làm thuốc chữa đau bụng,dùng làm gia vị.
  14. 5 2.2 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trong và ngoài nước 2.2.1 Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới Cây gừng núi đá là loài mới, chưa được nghiên cứu nhiều. Tài liệu hạn chế, không tìm được các nghiên cứu trên thế giới, bởi vậy phần tổng quan tài liệu tình hình nghiên cứu trên thế giới còn chưa được tác giả tham khảo nhiều.[1] Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm Sản Ngoài Gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh . Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” [12]. Trên thế giới, tính đến nay số loài thực vật được sử dụng vào mục đích chữa bệnh lên đến khoảng 35.000 – 70.000 loài. Trong đó, Trung Quốc ước tính có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 – 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500, Malaysia có khoảng 2.000 loài ,Nepan có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 – 700 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài thực vật có thể được sử dụng trong y học truyền thống. Trong những năm gần đây, nước Mỹ - một nước có nền công nghiệp hiện đại, rất quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ cho công tác chữa bệnh, họ đã thực hiện những chương trình sàng lọc các hợp chất tự nhiên từ thực vật nói chung và thực vật
  15. 6 làm thuốc nói riêng. Đồng thời, nước này còn đầu tư lớn vào việc nghiên cứu dược thảo, đào tạo chuyên gia và thành lập trung tâm quốc gia nghiên cứu bổ sung và chọn lọc thuốc của Mỹ. [13] Nhận thấy sự nguy cấp của sự đa dạng các loài thực vật trên thế giới, trong đoa có cả những loài lâm sản ngoài gỗ, cùng với đó là trách nhiệm phải bảo tồn những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời có thể kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu, thư giãn nên trên thế giới con người đã xây dựng các vườn thực vật chuyển vị để góp phần bảo vệ nguồn gen của các loài thực vật. Hiện nay có khoảng 1800 vườn bách thảo tại 150 nước thuộc phần lớn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Trong đó có 400 vườn ở Châu Âu, 200 ở Bắc Mỹ, 150 ở Nga, và một số càng ngày càng tăng lên ở Đông Á . Những vườn này lôi cuốn mỗi năm khoảng 150 triệu du khách.Trong quá khứ, các vườn bách thảo trao đổi các cây cối qua việc ấn hành danh sách các hạt giống. Đó là một phương tiện để trao đổi không những các thực vật mà cả các thông tin giữa các vườn bách thảo với nhau. Ở Châu Âu, từ năm 1492 đã có vườn bách thảo Arboretum von Trsteno gần Dubrovnik Tổng diện tích của Arboretum là 28 hecta. Trong suốt 5 thế kỷ tồn tại, các yếu tố của thời kỳ Phục Hưng Baroque và Romanticism có thể được nhìn thấy trong kiến trúc cảnh quan. Trên một số bậc thang bên cạnh cây trồng ở Địa Trung Hải như ô liu, cây sung hoặc cây có múi cũng có rất nhiều cây cọ, cây bạch đàn, cây laurel, cây xương rồng và các cây kỳ lạ khác[14]. Bộ sưu tập của vườn bao gồm 30.000 loài thực vật sống khác nhau.Vườn thực vật Na Aina Kai, Mỹ khoảng 240 loài. Và còn vườn thực vật đại học Hokkaido rộng hơn 13 hecta trồng khoảng 4000 loại thực vật được mở cửa vào cuối thế kỷ 19. Bên cạnh đó là rất nhiều vườn thực vật nổi tiếng, lưu giữ nhiều loài thực vật trên thế giới như: Vườn Butchart, British Columbia, Canada, Villa D’este, Italy, Villa Eprhussa de Rothchild,
  16. 7 Pháp…xây dựng với mục đích bảo vệ các loài thực vật quý hiếm lồng ghép thăm quan giải trí cho con người. Ở Đức vườn bách thảo đầu tiên được thành lập ở Leipzig (1580), Jena (1586), Heidelberg (1593), Gießen (1609) hay Freiburg (1620), thường thuộc về phân khoa Y học là vườn dược thảo Vườn bách thảo Kiel là vườn bách thảo đầu tiên theo nghĩa hiện nay. Nó được hình thành bởi Johann Daniel Major vào năm 1669 tại Christian-Albrechts- Universität zu Kiel. Ở Bồ Đào Nha vườn bách thảo đầu tiên do bá tước Grafen von Pombal thuộc Universität Coimbra xây vào năm 1772[17]. Tại Châu Á, có vô vàn các vườn thực vật lớn nhỏ của các nước như: Trung Quốc có 152 vườn thực vật điển hình như là Vườn Thực Vật Bắc Kinh - Khu vườn được thành lập năm 1953 và hiện nay có diện tích 564.000 m2. Chúng bao gồm 6.000 loài thực vật, bao gồm 2.000 loại cây và bụi rậm, 1.620 loài thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới và 500 loài hoa. Bộ sưu tập này bao gồm một số loài quý hiếm, ngoài ra còn có Vườn thực vật Nam Trung Quốc là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc, trước đây gọi là Viện Nông Lâm nghiệp, Đại học Sun Yat-Sen, được thành lập vào năm 1929, Vườn Bách thảo Nhiệt đới Xishuangbanna của Học viện Khoa học Trung Quốc được thành lập năm 1959. Vườn thực vật Kadoorie và Vườn Bách thảo Kadoorie và Vườn Bách thảo trải dài trên 148 hecta đất và nằm trên sườn núi phía bắc và chân núi của ngọn núi cao nhất ở Hồng Kông - Tai Mo Shan, Vườn thực vật Vũ Hán, Nghiên cứu vườn thực vật theo định hướng này là một phần của Học viện Khoa học Trung Quốc và được thành lập vào năm 1956 và mở cửa cho công chúng vào năm 1958. Hơn 10.000 loài thực vật và các giống và có 16 vườn đặc sản. Vườn hoa quả hoang dã, Vườn thực vật quý hiếm và Vườn cây thuốc là một trong những vườn lớn nhất Trung Quốc và Vườn Thực vật Xiamen - nằm trên núi Wanshi ở phía đông nam của đảo Hạ Môn. Còn được gọi là Vườn Thực Vật Wanshi có diện tích 4,93 km2 và chứa hơn 6.300 loại cây cảnh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cộng thêm 10 vườn độc đáo dành riêng
  17. 8 nhỏ hơn. Ấn độ có 131 vườn thực vật nổi tiếng như Vườn thực vật nhiệt đới Jawaharlal Nehru và Viện nghiên cứu, Trivandrum, Kerala. 121 ha ở độ cao 100 m trên mực nước biển. Bảo tồn số lượng lớn nhất các bộ sưu tập cây trồng nhiệt đới tại các vườn thực vật ở châu Á, vườn thực vật Acharya Jagadish Chandra Bose được thành lập năm 1786, mục đích của vườn bách thảo hoàng gia là thu thập các cây bản địa và giới thiệu làm cho cây trồng được phục hồi lại từ các nước khác. Các vườn cũng là một nguồn cung cấp cây trồng quan trọng cho Kew và các vườn khác của châu Âu. Vườn bách thảo Jhansi, Jhansi, Uttar Pradesh, Vườn Bách thảo Saharanpur, Saharanpur, Uttar Pradesh, Vườn thực vật Lloyd's, Darjeeling, Tây Bengal được thành lập vào năm 1878 như là một phụ tùng xa xôi của Vườn thực vật Calcutta. Tại Indonesia có 5 vườn thực vật nổi trội đó là Vườn Bách thảo Bali.Nhật bản có 64 vườn thực vật đặc biệt phải kể đến đó là Vườn thực vật, Trường đại học Khoa học, Đại học Tokyo. Đại học Tokyo Botanical Gardens, Hakusan, Bunkyo-kuTokyo, Nhật Bản. Lào có Vườn thực vật Pha Tad Ke xây dựng vào năm 2008 và mở cửa vào năm 2015. Đến với Malaysia phải kể đến Rimba Ilmu Rimba Ilmu là một khu vườn thực vật nhiệt đới, được thành lập tại khuôn viên trường Đại học Malaya ở Kuala Lumpur, Malaysia.Rimba IlmuInstitute of Biological Sciences, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia.Singapore có 2 vườn không thể không nhắc đến Singapore Botanic Gardens nằm ở trung tâm thành phố và được thành lập vào năm 1859.Với diện tích gần 74 hecta, khu vườn là nơi nghiên cứu và bảo tồn hơn 30.000 loài thực vật. Khu vườn này nổi tiếng trên thế giới với Vườn lan Quốc gia, nơi trưng bày hoa lan nhiệt đới lớn nhất thế giới với hơn 1.000 loài phong lan và 2.000 loại lan lai tạo. Nam Triều Tiên có 54 vườn những cái tên thường được nhắc đến như Vườn Bách Thảo Namsan có trụ sở tại Seoul nó chiếm một khu vực 59 m2, có tổng cộng 117.132 cây từ 269 loài trên có 13 khu vườn theo chủ đề. Oedo - một vườn thực vật ven biển được xây dựng năm 1969 bởi Lee
  18. 9 Chang Ho và vợ ông, trong công viên biển quốc gia được gọi là Vườn Quốc gia Hallyeo Haesang. Vườn Sinh thái Eco Yanggu - khai trương năm 2004.Chiếm 189.141 người.Đặt tại chân núi Daeamsan. Đây là khu vườn sinh thái cực bắc của Hàn Quốc và được phát triển như là một trung tâm khôi phục hệ sinh thái Nam và Bắc Triều Tiên. Bao gồm hơn 400 thực vật quý hiếm bao gồm các loài thực vật bản địa Hàn Quốc và được bảo vệ bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc.Vườn thực vật Yeomiji mở cửa năm 1989 bao gồm 112000 m2, có vườn trong nhà và ngoài trời. Theo chủ đề trong các khu. Một số vườn tạo ra các phong cách được tạo ra ở các nước khác trong quá khứ. Tiếp đó là Sri Lanka có các vườn thực vật nổi tiếng như Vườn Bách Thảo Hoàng Gia Sri Lanka, Peradeniya, Kandy có 147 mẫu vật nằm ở độ cao 460 mét so với mực nước biển, bao gồm hơn 4.000 loài thực vật và nổi tiếng với bộ sưu tập hoa phong lan, ngoài ra còn có Vườn Bách thảo Hakgala, Vườn Bách thảo Henarathgoda và Vườn Bách thảo Mirijjawila. Đài loan có 5 vườn nổi trội kể đến là Vườn Bách thảo Đài Loan, Đài Loan năm 1896, một vườn ươm chính thức với diện tích dưới 5 ha đã được thành lập gần Xiaonanmen ở phía tây nam thành phố Đài Bắc. Điều này đánh dấu sự ra đời của Vườn thực vật Đài Bắc. và Thái Lan có 12 vườn thực vật gồm có vườn thực vật Queen Sirikit là vườn thực vật quan trọng nhất và lâu đời nhất ở Thái Lan và là trung tâm nghiên cứu khoa học chính. Dành riêng cho việc bảo tồn hệ thực vật Thái Lan. Vườn Bách Thảo Queen Sirikit, trước đây gọi là Vườn Bách Thảo Mae Sa. Nằm cách Pattaya 20km về phía Nam tại Thái Lan vườn thực vật Nong Nooch rộng khoảng 2,4 km2 đã sưu tập khoảng 20.000 loại cây nhiệt đới khác nhau đặc biệt tại Nong Nooch có hơn 670 loài hoa lan. Tất cả những vườn thực vật kể trên hiện tại ngoài mang nhiệm vụ là nơi bảo vệ được các nguồn gen quý của các loài cây mà còn có thể trở thành nơi thăm quan giải trí và tạo ra một địa điểm hùng vĩ của các đất nước đó.
  19. 10 Bảo tồn có khai thác sẽ cũng cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhieuf dạng sản phẩm như thực vật ăn được, nhựa, sợi, cây làm thuốc,... và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này. Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua định nghĩa về LSNG như sau: Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products) bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than.Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ cây thân gỗ. Gần đây, J.H.De Beer (1996), tác giả của nhiều tài liệu lâm sản ngoài gỗ, trong đó có tài liệu “Phân tích ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” tháng 7/2000 là một ấn phẩm của dự án “Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ”, đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngài gỗ như sau: Lâm sản ngoài gỗ (Non-timber forest products) bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre nứa, mây song, gỗ nhỏ và sợi.[11]
  20. 11 Hội nghị do FAO (Tổ chức Lương nông thế giới) tổ chức vào tháng 6 năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ như sau: Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ. Việc nghiên cứu về LSNG đã và đang là vấn đề được quan tâm chú ý ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở những nước có rừng nhiệt đới. Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về LSNG từ rất sớm, như các công trình nghiên cứu của H. De Beer Jenne và cộng sự (1989) về giá trị kinh tế lâm sản ngoài gỗ ở Đông Nam Á: tập trung vào Indonesia, Malaysia và Thái Lan;Virgilio de La Cruz và cộng sự (1989) Small-scale harvesting operations of wood and non -wood forest products involving rural people (hoạt động khai thác quy mô nhỏ của gỗ và lâm sản ngoài gỗ liên quan đến nguời nông dân); Nepstad và cộng sự (1992); Ekwugha và cộng sự (2014) Prospects of Non- Timber Forest Products (Ntfps) On Poverty Alleviation Among Rural Women in Imo State, Nigeria (triển vọng về lâm sản ngoài gỗ về xóa đói giảm nghèo ở phụ nữa nông thôn ở bang Imo, Nigeria ).[15] Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG. Công trình Ngiên cứu về tre trúc của Munro (1868) dược coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đàu tiên (dãn theo Đỗ Văn Bản, 2005) Trong công tác này tác giả đã khái quát được một cách tổng quan vê họ phụ tre trúc trên thế giới. Khi nghiên cứu về các loài tre trúc Gamble (1896) đã đè cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một đạc điểm sih thái cảu 151 loài tre trúc (dẫn theo (Đỗ Văn Bản,2005) có ở các nước Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Malay sia và Indonesia. T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1963) với công trình Rừng tre nứa đã nghien cứu mọt số đặc điểm sinh thái của tre trúc nứa Ấn Độ, Pakistan lien quan đến thổ nhưỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học tái sinh khai thác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0