Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa (cẩm lai, kim giao, trai lý, chò chỉ, dẻ) trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- HỨA THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA: KIM GIAO, CẨM LAI, DẺ, CHÒ CHỈ, TRAI LÝ TẠI MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA CỦA KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Thái Nguyên 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------ HỨA THỊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA: KIM GIAO, CẨM LAI, DẺ, CHÒ CHỈ, TRAI LÝ TẠI MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA CỦA KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015 - 2019 Gỉang viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Quốc Hưng Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Quốc Hưng. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí,…đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Sinh viên PGS.TS. Trần Quốc Hưng Hứa Thị Hồng Vân Xác nhận của GV chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (ký, ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực hiện tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai, Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Quốc Hưng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn nhà trường và khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hứa Thị Hồng Vân
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Đo D0.0. Đơn vị (cm)....................................................................... 29 Bảng 3.2: Đo Hvn. Đơn vị (cm) ....................................................................... 29 Bảng 3.3: Tình hình sâu bệnh hại. Đơn vị(%) ................................................ 30 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa.......32 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa ...................................................................................... 35 Bảng 4.3: Sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình .... 40 Bảng 4.4: Tình hình sâu bệnh của 5 loài cây bản địa ..................................... 46
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các loài cây trong mô hình vườn cây bản địa ................................ 18 Hình 2.2: Sơ đồ bố trí rừng cây bản địa .......................................................... 19 Hình 2.3: Cây Chò chỉ trong vườn cây bản địa .............................................. 21 Hình 2.4: Cây Trai lí trong vườn cây bản địa ................................................. 22 Hình 2.5: Cây Cẩm lai trong vườn cây bản địa .............................................. 23 Hình 2.6: Cây Kim giao trong vườn cây bản địa ............................................ 24 Hình 2.7: Cây Dẻ trong vườn cây bản địa ...................................................... 25 Hình 4.1: Đo đường kính gốc cây ................................................................... 34 Hình 4.2: Kết quả đường kính D(00) của 5 loài cây bản địa .......................... 36 Hình 4.3: Đo chiều cao vút ngọn cây .............................................................. 39 Hình 4.4: Kết quả sinh trưởng về chiều cao của 5 loài cây bản địa................ 41 Hình 4.5: Chò chỉ bị Câu cấu xanh hại Hình 4.6: Cẩm lai bị sâu cuộn lá .... 46
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ Ca Dẻ Cp Chò chỉ CP Cẩm lai D00 Đường kính gốc Hvn Chiều cao vút ngọn Na Kim giao S Sai tiêu chuẩn S% Hệ số biến động TB Trung bình TF Trai lí
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ........................................................................ 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 2.1. Một số nét chung ........................................................................................ 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 5 2.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa ........................... 6 2.2.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng...... 8 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................... 9 2.3.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa. .......................... 9 2.3.2. Nghiên cứu về trồng cây bản địa .......................................................... 13 2.4. Khái quát một số đặc điểm khu vực nghiên cứu ...................................... 17 2.4.1. Xây dựng mô hình ................................................................................. 17 2.4.2. Phương pháp chăm sóc ......................................................................... 20 2.4.3. Đất đai ................................................................................................... 20 2.4.4. Đặc điểm khí hậu, thời tiết .................................................................... 21 2.5. Khái quát một số đặc điểm hình thái, sinh thái học của 5 loài cây bản địa21 2.5.1. Chò chỉ (Parashorea chinensis) ............................................................. 21
- vii 2.5.2. Trai lí (Garcinia fagraeoides) ................................................................ 22 2.5.3. Cẩm lai (Dalbergia oliveri) ................................................................... 23 2.5.4. Kim giao ( Nageia fleuryi) .................................................................... 24 2.5.5. Cây Dẻ (Castanea sativa) ...................................................................... 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp luận .................................................................................. 28 3.4.2. Phương pháp điều tra sinh trưởng ......................................................... 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32 4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ...................... 32 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của 5 loài ................................................................. 32 4.1.2. Kết quả sinh trưởng đường kính của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa ............................................................................................. 34 4.1.3. Kết quả đặc điểm sinh trưởng chiều cao của 5 loài cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa ..................................................................................... 39 4.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. .............................................................. 46 4.3. Đề xuất một số giải pháp .......................................................................... 48 4.3.1. Kỹ thuật ................................................................................................. 48 4.3.2. Về nguồn lực ......................................................................................... 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 51 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Trong sự phát triển của xã hội loài người, rừng được coi là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hưởng mang tính toàn cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều ý nghĩa lớn hơn ở trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường sinh thái, du lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn, .v.v..Tuy nhiên, sự tàn phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hướng tiêu cực của khí hậu toàn cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an ninh lương thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian,.v.v..Đứng trước tình hình đó, trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, việc khôi phục lại lớp thảm thực vật đã bị mất đi đang được coi là một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết với một yêu cầu bắt buộc là lớp thảm thực vật gây trồng được phải đảm bảo chức năng bền vững lâu dài.
- 2 Trong những năm gần đây, chính phủ đã có nhiều chương trình xúc tiến đẩy mạnh quá trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng rừng kinh tế với hiệu quả ban đầu tương đối khả quan. Song do chạy theo xu thế phát triển kinh tế, vốn đầu tư còn hạn chế nên các chươngtrình trồng rừng ở nước ta mới chỉ tập trung vào các loài cây mọc nhanh như: Keo, Bạch đàn, Bồ đề,...v.v..những loài cây này mới chỉ đáp ứng được mục tiêu kinh tế chứ đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, tính bền vững chưa cao.Trong chiếnlược phát triển Lâm nghiệp, ngành Lâm nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng được hé mở. Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân thiện với môi trường sinh thái". Ngoài ra, chúng mang những ý nghĩa nhân văn to lớn trong đời sống của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, gắn liền với kiến thức bản địa và phong tục tập quán của họ, do vậy việc đem gây trồng chúng cũng sẽ có nhiều phần lợi hơn. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành gây trồng mô hình trồng một số loài cây bản địa, theo đánh giá ban đầu, các mô hình này đã đạt được những thành công nhất định. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu định lượng cụ thể nào nhằm đánh giá tình hình sinh trưởng của các loài cây bản địa này mà mới chỉ có điều tra sơ bộ để đánh giá và chọn ra một số loài có triển vọng tại khu rừng trồng. Trước những thực trạng trên, để bảo vệ hợp lý tài nguyên rừng nói chung và một số loài cây bản địa nói riêng, để nâng cao hiệu quả bảo tồn một số loài cây bản địa tại mô hình trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, việc thực hiện đề tài:“Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây bản địa: Cẩm lai,
- 3 Kim giao, Trai lí, Chò chỉ, Dẻ tại mô hình trồng rừng cây bản địa của khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là thực sự cần thiết để đưa ra những đánh giá, giải pháp phù hợp trong việc phát triển, bảo vệ các loài cây bản địa hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của 5 loài cây bản địa (cẩm lai, kim giao, trai lý, chò chỉ, dẻ) trồng trong mô hình vườn cây bản địa tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây bản địa trong mô hình vườn cây bản địa tại mô hình khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Nghiên cứu xây dựng và tạo ra mô hình rừng cây bản địa, nhằm mục đích tạo cảnh quan sinh thái và vườn thực vật cây bản địa, tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế sản xuất. Có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành. - Góp phần vào việc rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở trong việc nghiên cứu xây dựng và tạo ra mô hình rừng cây bản địa , và cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình vườn cây bản địa tại mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đây là những kiến thức rất cần cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc sau này.
- 4 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể nghiên cứu về sinh trưởng chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp, cũng như phát triển các loài cây bản địa. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan. - Kết quả nghiên cứu góp phần lựa chọn được một vài loài cây như: cẩm lai, kim giao, trai lý, chò chỉ, dẻ tốt nhất để đưa vào mô hình tạo cảnh quan sinh thái và vườn thực vật cây bản địa cho trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Một số nét chung Đánh giá sinh trưởng cây rừng nói chung và đánh giá sinh trưởng các loài cây bản địa nói riêng là nội dung rất quan trọng, cần thiết trong việc gây trồng ở địa điểm mới, nhằm đưa ra được kết quả chúng có phù hợp với khu vực để đưa các loài cây này vào công tác xây dựng vườn thực vật và đồng thời mở rộng diện tích và cả quy mô. Vườn thực vật chuyển vị nơi chứa đựng rất nhiều loài cây quý hiếm và có tên trong các danh lục đỏ hay nghị định đang đứng trên bờ vực nguy hiểm, với mục đích bảo tồn về nguồn gen và xây dựng nơi nghiên cứu khoa học cho mọi người thì việc xây dựng vườn thực vật rất cần thiết với thực trạng hiện nay. Khái niệm về biện pháp chuyển vị: là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Biện pháp bảo tồn ngoại vi là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng trong môi trường mới không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn ngoại vi bao gồm bảo quản giống, loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây để trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì vốn gen quý hiếm cho sự nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đang xây dựng 1 vườn thực vật trong mô hình khoa Lâm nghiệp giống như hình thành 1 tế bào nhỏ và sẽ nuôi tế bào ấy lớn mạnh theo thời gian để các loài cây bản địa luôn được giữ và bảo tồn. Đó cũng là 1 trong những mục tiêu để phát triển rừng một cách bền vững. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nhận thấy sự nguy cấp của sự đa dạng các loài thực vật trên thế giới, cùng với đó là trách nhiệm phải bảo tồn những loài cây quý hiếm đang có
- 6 nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời có thể kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu, thư giãn nên trên thế giới con người đã xây dựng các vườn thực vật chuyển vị để góp phần bảo vệ nguồn gen của các loài thực vật. 2.2.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa Đứng trước những yếu tố đó nên con người đã xây dựng nên các vườn thực vật nhằm giải quyết vấn đề về sự suy giảm số lượng lớn các loài thực vật nói chung và các loài thực vật quý hiếm nói riêng, bên cạnh đó kết hợp tham quan giải trí và lồng ghép giáo dục về thiên nhiên thay đổi nhận thức và là cơ sở cho con người học tập, nghiên cứu. Tại Malaysia, năm 1999 trong dự án xây dựng rừng nhiều tầng đã giới thiệu cách thiết lập mô hình rừng hỗn loài trên 3 đối tượng: Rừng tự nhiên, rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) 10 – 15 tuổi và 2 – 3 tuổi. Dự án đã sử dụng 23 loài cây bản địa có giá trị, trồng theo băng 30m trong rừng tự nhiên, trên mỗi băng người ta có thể trồng 6 hàng cây bản địa và trồng 14 loài cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng. Thí nghiệm đối với rừng Keo tai tượng dự án chia thành 2 khu: Khu chặt theo băng: Mở băng 10m trồng 3 hàng cây bản địa; Mở băng 20m trồng 7 hàng cây bản địa; Mở băng 40m trồng 15 hàng cây bản địa; Khu chặt theo hàng: Chặt 1 hàng Keo trồng 1 hàng cây bản địa; Chặt 2 hàng Keo trồng 2 hàng cây bản địa; Chặt 4 hàng Keo trồng 4 hàng cây bản địa;… Kết quả cho thấy, trong các loài cây bản địa được trồng trong các băng có 3 loài cây gồm: Shorea roxburrghii; S.ovalis; S.leprosula có khả năng sinh trưởng chiều cao và đường kính tốt nhất. Tỷ lệ sống giữa các công thức
- 7 khôngkhác biệt, sinh trưởng chiều cao cây trồng trong băng 10m và băng 40m tốt hơn băng 20m. Kết quả thí nghiệm trồng theo hàng đã chỉ ra rằng trồng 1 hàng cho tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng chiều cao cao hơn nơi trồng từ 2 – 4 hàng. Về khả năng sinh trưởng đường kính lại tốt ở công thức trồng 6 hàng và 16hàng. Dự án cònvạch ra kế hoạch điều chỉnh các công thức trồng tại những thời điểm 2, 8, 12, 18, 28, 34, 41, 47 năm sau khi trồng (dẫn theo Lê Minh Cường, 2007) [6]. Tại Đan Mạch, thông qua nghiên cứu sinh trưởng của Jensen (1983) cho thấy rằng Vân sam (Abies) trồng hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lượng cao hơn chính nó trồng thuần loài. Tương tự, Bulô hỗn giao với Thông tốt hơn Bulô thuần loài. Hỗn giao giữa Betula pendula với Abies theo tỷ lệ 25-50% đã làm tăng sản lượng của Abies ở tất cả các tuổi (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Tại Costa Rica, ba kiểu rừng trồng, mỗi kiểu rừng trồng là hỗn giao của 4 loài cây bản địa chịu bóng khác nhau trong vùng đất thấp ẩm ướt cho thấy từ 2 - 4 6 năm tuổi, đường kính ngang ngực trong các quần thụ hỗn giao lớn hơn trong các quần thụ thuần loài của những loài mọc nhanh (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Một nghiên cứu khác tại Costa Rica, Haggar.J và J.Ewel (1995) đã trồng hai loài cây Hyeronima alchorneoides và Cordia alliodora ở vùng đất thấp theo hai phương thức khác nhau là thuần loài và hỗn loài. Các tác giả đã nhận định rằng cả hai loài trồng hỗn giao với nhau đều sinh trưởng tốt hơn trồng thuần loài. Hơn nữa, hai loài cây này trồng phối hợp với nhau khá thích hợp. Bởi vì, sự phân bố của hệ thống rễ cũng như tán lá ở các vị trí khác nhau trong không gian tạo nên sự phối hợp hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn là cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Cũng hai tác giả này, khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của loài Cordia alliodora trong rừng hỗn loài ở Costa Rica thì thấy loài này sinh trưởng nhanh hơn so với các quần thụ thuần loài (7,9m
- 8 trong hỗn giao và 4,9m trong thuần loài ở giai đoạn 2 năm tuổi) (dẫn theo Nguyễn Đức Thế, 2007) [23]. Nghiên cứu về lĩnh vực này điển hình là Mathew (1995) . Ông đã nghiên cứu tạo lập mô hình rừng trồng hỗn loài giữa cây thân gỗ với cây họ đậu. Kết quả cho thấy cây họ đậu có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng chính. Ngoài việc xác định được loài cây phù trợ thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh lâm phần rừng trồng hỗn loài theo quá trình sinh trưởng cũng rất quan trọng. Các tác giả Ball, Wormald và Russo (1994) đã tác động vào các lâm phần rừng trồng hỗn loài thông qua việc giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài cây. Kết quả cho thấy, sau khi được tác động các biện pháp tỉa cành, tỉa thưa thì các loài cây mục đích đã được tạo điều kiện thuận lợi để sinh trưởng phát triển tốt hơn. Không chỉ có vậy, khi nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng cần lưu ý đến cấu trúc tầng thứ. Vì thế, nghiên cứu tạo rừng hỗn loài nhiều tầng cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trong lĩnh vực này điển hình là tác giả Bennar Dupuy (1995), tác giả cho thấy rằng kết cấu tầng tán của rừng trồng hỗn loài phụ thuộc vào đặc tính sinh học và tính hợp quần của các loài cây trong trong lâm phần (Dẫn theo Hoàng Văn Thắng, 2007) [21]. Điều này cho thấy, để tạo được các mô hình rừng trồng hỗn loài có cấu trúc hợp lý, tận dụng được tối đa không gian dinh dưỡng thì cần phải dựa vào khả năng sinh trưởng cũng như phải quan tâm đến mối quan hệ qua lại giữa các loài cây để lựa chọn các loài cây trồng cho phù hợp. Đây là cơ sở quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các mô hình rừng trồng hỗn loài 2.2.2. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây lá kim với cây bản địa lá rộng Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây lá kim phục vụ cho công tác trồng rừng như ở Anh, Pháp, Úc, Canada, Đan
- 9 Mạch…. Đa số các công trình tập trung chủ yếu là nghiên cứu các quy luật phân bố, quy lụât tăng trưởng, cấu trúc, đặc tính cơ lý gỗ, một số tính chất lý hoá học đất, tính chất hoá học của nhựa…Về trồng rừng hỗn loài giữa cây lá kim và cây lá rộng bản địa đã có một số nước nghiên cứu về vấn đề này song chưa nhiều. Nghiên cứu trồng cây lá kim hỗn giao với cây bản địa điển hình là ở Đài Loan và một số nước Châu Á. Sau khi trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cây lá kim đã tiến hành gây trồng cây bản địa dưới tán. Kết quả cho thấy đã tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ chống xói mòn đất. Tóm lại, các kết quả nghiên cứu về cây bản địa và trồng rừng hỗn loài trên thế giới tuy chưa nhiều, song với những thông tin thu thập được về cách lợi dụng độ tàn che tầng cây cao, cách sử dụng cây phù trợ và các phương thức bố trí loài cây trong các mô hình thí nghiệm và với những thông tin về tiểu hoàn cảnh rừng… là những tài liệu tham khảo và bài học kinh nghiệm có giá trị. 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 2.3.1. Những nghiên cứu về trồng rừng hỗn loài cây bản địa. Rất nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu thử nghiệm các phương pháp trồng cây và chăm sóc khác nhau nhằm mang lại hiệu quả tốt trong trồng rừng nhất. Việt Nam là 1 quốc gia được đánh giá rất cao về tính đa dạng loài cả trong khu vực cũng như trên Thế Giới. Nhất là hệ thực vật với khí hậu nhiệt đới mưa ẩm đã tạo giúp cho Việt Nam có những khu rừng rộng lớn với nhiều loài, nhưng do nhu cầu đáp ứng cuộc sống của chính chúng ta mà dẫn đến suy thoái sự đa dạng này. Chính vì vậy, Nhà nước đã có nhiều chương trình dự án hỗ trợ để xây dựng các vườn hỗn loài, khu bảo tồn nhằm bảo vệ được
- 10 tính đa dạng nguồn gen của những loài cây bản địa vừa phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 1930-1980 có rất ít các công trình nghiên cứu về rừng trồng hỗn loài và nghiên cứu chọn loài cây trồng cũng chỉ tập trung cho một số loài cây thuộc họ Dầu. Từ năm 1985 đến nay, việc nghiên cứu trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây bản địa được triển khai nhiều hơn kể cả số lượng loài cây và diện tích rừng trồng. Trong giai đoạn này nhiều loài cây lá rộng bản địa đã được lựa chọn để nghiên cứu cho các vùng sinh thái trong cả nước. Các loài cây lá rộng bản địa được lựa chọn để nghiên cứu trồng rừng hỗn loài chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao. Một số loài cây bản địa được lựa chọn cho vùng Tây nguyên và Nam bộ như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Căm xe (Xylia xylocarpa), Tếch (Tectona grandis) ... và được trồng chủ yếu tại các trạm thực nghiệm Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, Lang Lanh và Măng Linh tỉnh Lâm Đồng, Ekmat tỉnh Đắc Lắc, Tân Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh. Ở miền Bắc, các loài cây chủ yếu được lựa chọn để trồng rừng hỗn loài là Lim xanh (Erythurophleum fordii), Lim xẹt (Peltophorum tonkinnensis), Giổi xanh (Mechelia mediocris), Re gừng (Cinamomum ilcidioides), Mỡ (Manglietia conifera), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Xoan đào (Prunus arborea), Vạng trứng (Endospermum chinense) ... Trần Ngũ Phương (2000) [19], cũng đã nghiên cứu xây dựng các mô hình trồng rừng hỗn loài tạo ra rừng nhiều tầng tán nhằm mục đích cho phòng hộ và sản xuất thông qua các phương thức hỗn loài khác nhau nhờ hỗn loài giữa cây cao với cây bụi, hỗn loài giữa cây cao với cây cao. Căn cứ kết quả của các công trình nghiên cứu các quy luật chủ yếu ở rừng tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng thảm thực vật rừng ở nước ta đều phân thành nhiều tầng, từ 2 đến 3 tầng cây gỗ chưa kể tầng cây nhỡ và thảm tươi. Dựa trên quy luật đó tác giả đã đề xuất mô hình trồng rừng hỗn loài đáp
- 11 ứng mục tiêu phòng hộ đầu nguồn cho các vùng xung yếu, trong đó có 2 mô hình hỗn loài nổi bật là mô hình rừng sản xuất khí hậu vĩnh viễn nhiều tầng và rừng sản xuất thứ sinh tạm thời nhiều tầng. Năm 1962, các nhà lâm học Học viện Nông lâm đã tiến hành thí nghiệm trồng rừng hỗn loài, lấy cây Mỡ (Manglietia glauca) làm đối tượng chính của rừng hỗn loài và dùng các loài cây bạn theo từng cặp: Mỡ (Manglietia glauca) + Lim Xanh (Erythrophloeum); Mỡ (Manglietia glauca) + Xà cừ (Khay senegalensis), Mỡ (Manglietia glauca) + Tếch (Tectona grandis). Mỗi loài trồng 1 hàng, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m, kết quả cho thấy Xà cừ và Tếch không thích hợp với phương thức trồng này nên tốc độ sinh trưởng chậm và bị các loài cây khác cạnh tranh, cuối cùng chỉ còn Mỡ thuần loài. Đối với Lim xanh, 2 năm đầu sinh trưởng kém, nhưng giai đoạn tiếp theo Lim xanh phát triển chiều cao nhanh hơn, đến tuổi 10 – 12 Lim xanh đã vươn lên cùng tầng với Mỡ. Trần Nguyên Giảng đã nhận xét rằng Lim xanh có khả năng trồng hỗn loài với Mỡ nhưng chưa tìm được tỷ lệ thích hợp. Xét về mặt cải thiện đất, cây Lim xanh có thể là cây cải tạo đất khá tốt, nhưng Xà cừ và Tếch thể hiện tác dụng này chưa rõ. Nghiên cứu của Võ Đại Hải (1996) [11], Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1996) [18], đã xây dựng 20 khu nghiên cứu định vị ở Tây Nguyên dưới các dạng thảm thực vật có cấu trúc khác nhau. Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về xói mòn đất rừng ở nước ta, đặc biệt là đã làm rõ vai trò phòng hộ chống xói mòn và điều tiết nước của rừng. Các nghiên cứu của Võ Đại Hải cho thấy khi giảm độ tàn che từ 0,7 - 0,8 xuống mức 0,3 - 0,4 thì dòng chảy mặt tăng 30,4% đối với rừng tự nhiên và 33,8% đối với rừng Le. Khi độ dốc tăng lên thì thì lượng dòng chảy cũng tăng lên. Chẳng hạn khi độ dốc tăng lên 2 lần thì lượng dòng chảy mặt tăng lên 58,1%. Từ năm 1980 trở lại đây, việc phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa lá rộng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nổi bật là công trình nghiên cứu phục hồi rừng vùng Sông Hiếu thông qua việc xây dựng cấu trúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn