intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp Diclofenac natri tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus trong một số môi trường nuôi cấy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài lầ nuôi cấy màng BC được lên men từ 3 loại môi trường (MT chuẩn, MT gạo, MT dừa); nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu BC trong 3 loại môi trường nuôi cấy trên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp Diclofenac natri tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus trong một số môi trường nuôi cấy

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN --------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG THUỐC CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE NẠP DICLOFENAC NATRI TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS TRONG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật HÀ NỘI, 5/ 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN --------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG THUỐC CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE NẠP DICLOFENAC NATRI TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS TRONG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Người hướng dẫn khoa học ThS. NGÔ THỊ HẢI YẾN HÀ NỘI, 5/ 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã được nhận rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Ngô Thị Hải Yến, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, truyền đạt kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đặc biệt, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Do bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học nên không thể tránh những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20/05/2019 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Chi
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những điều viết trong khóa luận “Nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp Diclofenac natri tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus trong một số môi trường nuôi cấy”là kết quả nghiên cứu của cá nhân, được hoàn thành tại “Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2”, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Ngô Thị Hải Yến. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, khách quan và không trùng lặp với bất kì khóa luận nào. Trong đó có tham khảo một số tài liệu của các tác giả nhằm bổ sung cho các số liệu trong khóa luận của mình. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước hội đồng bảo vệ. Hà Nội, ngày 20/05/2019 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Chi
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÍ KIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 BC Bacterial cellulose 2 h Giờ 3 MT Môi trường 4 G. xylinus Gluconacetobacter xylinus 5 OD Optical density 6 UV-vis Ultraviolet visible
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Nội dung nghiên cứu. .................................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 NỘI DUNG ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Cellulose vi khuẩn (BC) ............................................................................. 3 1.1.1. Vị trí phân loại của vi khuẩn G. xylinus.................................................. 3 1.1.2. Đặc điểm sinh lý...................................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm nuôi cấy ................................................................................... 3 1.1.4. Tính chất của màng BC............................................................................ 5 1.2. Thuốc Diclofenac natri ............................................................................... 6 1.2.2. Công thức................................................................................................. 6 1.2.3. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng ....................................................... 6 1.2.4. Dược động học......................................................................................... 7 1.2.5. Chỉ định ................................................................................................... 7 1.2.6. Tác dụng phụ ........................................................................................... 8 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................... 9 1.3.1. Tình hình ngiên cứu trên thế giới ............................................................. 9 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 9 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 10 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 10 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 10 2.2.1. Chủng vi khuẩn ..................................................................................... 10 2.2.2. Nguyên liệu và hóa chất ........................................................................ 10
  7. 2.2.3. Các thiết bị ............................................................................................ 11 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 2.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 11 2.4.2. Phương pháp chế tạo màng BC ............................................................. 12 2.4.3. Đánh giá độ tinh khiết của màng BC .................................................... 13 2.4.5. Xác định lượng thuốc được hấp thụ vào vật liệu BC ............................ 18 2.4.6. Môi trường pH dùng để xác định lượng thuốc giải phóng ................... 18 2.4.8. Xử lý thống kê ....................................................................................... 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 21 3.1. Tạo màng BC lên men từ 3 loại môi trường (MT chuẩn, MT gạo, MT dừa) .................................................................................................................. 21 3.2. Hấp thụ thuốc Diclofenac natri ................................................................ 22 3.3. Xác định lượng thuốc giải phóng ra khỏi màng BC ................................ 23 3.3.1. Xác định lượng thuốc Diclofenac natri giải phóng từ màng BC lên men từ môi trường chuẩn ........................................................................................ 25 3.3.2. Xác định lượng thuốc Diclofenac natri giải phóng từ màng BC lên men từ môi trường dừa............................................................................................ 32 3.4. So sánh khả năng giải phóng thuốc Diclofenac natri của màng BC lên men từ 3 loại môi trường khác nhau tại môi trường có pH=6,8 ..................... 36 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 40 1. Kết luận ....................................................................................................... 40 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của nước vo gạo.......................................... 4 Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng của nước dừa già ........................................ 4 Bảng 2.1: Thành phần trong trong 3 loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn ......... 12 Bảng 2.2: Giá trị OD của dung dịch diclofenac natri ở các nồng độ khác nhau (n=3) ở bước sóng 276nm ............................................................ 15 Bảng 2.3: Giá trị OD của dung dịch diclofenac natri ở các nồng độ khác nhau (n=3) ở bước sóng 278nm ............................................................ 16 Bảng 2.4: Giá trị OD của dung dịch diclofenac natri ở các nồng độ khác nhau (n=3) ở bước sóng 281nm ............................................................ 17 Bảng 3.1: Lượng thuốc hấp thụ vào các loại màng khác nhau......................... 23 Bảng 3.2: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường chuẩn (Màng BC không ép nước) ......................................................... 25 Bảng 3.3: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường chuẩn (Màng BC ép nước 50%) ........................................................... 26 Bảng 3.4: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường gạo (Màng BC không ép nước)............................................................. 29 Bảng 3.5: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường gạo (Màng BC ép nước 50%) ............................................................... 30 Bảng 3.6: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường dừa (Màng BC không ép nước) ............................................................ 33 Bảng 3.7: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường dừa (Màng BC ép nước 50%) ............................................................... 34 Bảng 3.8: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC (không ép nước) với độ dày khác nhau trong 24 giờ .............................................................. 37 Bảng 3.9: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC (ép nước 50%) với độ dày khác nhau trong 24 giờ ................................................................... 38
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Thuốc Diclofenac natri dạng tinh khiết............................................ 10 Hình 2.2: Phương trình đường chuẩn của thuốc Diclofenac natri tại bước sóng 276nm ........................................................................................... 15 Hình 2.4: Phương trình đường chuẩn của thuốc Diclofenac natri tại bước sóng 281nm ........................................................................................... 17 Hình 3.1: Nuôi cấy màng BC trong 3 loại môi trường..................................... 21 Hình 3.2: Màng BC thu được sau quá trình nuôi cấy....................................... 22 Hình 3.3: Màng BC thu được sau quá trình hấp thụ thuốc .............................. 23 Hình 3.4: Màng được cho vào máy giải phóng ................................................ 24 Hình 3.5: Mẫu được rút ra để đo quang phổ .................................................... 24 Hình 3.6: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường chuẩn (Màng BC không ép nước) ......................................................... 27 Hình 3.7: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường chuẩn (Màng BC ép nước 50%) ........................................................... 27 Hình 3.8: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC tạo ra từ MT chuẩn trong các môi trường có pH khác nhau ở 24h ...................................... 28 Hình 3.9. Tỉ lệ giải phóng thuốc tại các nồng độ pH khác nhau trong các thời điểm khác nhau đối với màng gạo chưa ép nước .......................... 31 Hình 3.10. Tỉ lệ giải phóng thuốc tại các nồng độ pH khác nhau trong các thời điểm khác nhau đối với màng gạo ép 50% nước .......................... 31 Hình 3.11: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC tạo ra từ MT gạo trong các môi trường có pH khác nhau ở 24h ...................................... 32 Hình 3.12: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường dừa (Màng BC không ép nước) ............................................................ 35 Hình 3.13: Tỉ lệ (%) thuốc giải phóng của màng BC tạo ra từ môi trường dừa (Màng BC ép nước 50%) ............................................................... 35
  10. Hình 3.14: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC tạo ra từ MT dừa trong các môi trường có pH khác nhau ở 24h ...................................... 36 Hình 3.15: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC (không ép nước) với độ dày khác nhau trong 24 giờ .............................................................. 37 Hình 3.16: Khả năng giải phóng thuốc của màng BC (ép nước 50%) với độ dày khác nhau trong 24 giờ .............................................................. 38
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại kỹ thuật công nghệ phát triển như hiện nay, mọi người ngày càng ý thức và quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe. Nhưng không vì thế mà bệnh tật giảm đi. Ngược lại, số người mắc bệnh ngày càng nhiều và phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là các bệnh về xương khớp. Bệnh gây tổn thương và biến dạng các khớp, hạn chế vận động của người bệnh. Trong số các thuốc giảm đau được sử dụng nhằm giảm nhẹ triệu chứng, đưa lại sự thoải mái dễ chịu hơn cho bệnh nhân, các thuốc giảm đau chống viêm không steroit (NSAID), đặc biệt là Diclofenac natri được sử dụng nhiều vì vừa giảm đau và kháng viêm. Tác dụng điều trị chủ yếu dựa vào ức chế tổng hợp Prostaglandin, chất trung gian hóa học quan trọng trong các phản ứng viêm và đau, được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau khi uống [12]. Cellulose vi khuẩn (BC) được tạo thành từ G. xylinum có cấu trúc hóa học rất giống của cellulose thực vật nhưng có một số tính chất hóa lý đặc biệt như: độ bền cơ học, khả năng thấm hút nước cao, đường kính sợi nhỏ, độ tinh khiết cao, độ polymer hóa lớn, có khả năng phục hồi độ ẩm ban đầu,... Vì vậy, BC được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, mỹ phẩm, y học,... đáng chú ý nhất trong sự kiểm soát các hệ thống vận chuyển thuốc. BC đã được sử dụng như trong một vài hệ thống để phân phối thuốc. Amin et al. đã báo cáo việc sử dụng vật liệu BC làm màng bọc cho paracetamol bằng cách sử dụng kĩ thuật phun phủ. Kết quả cho thấy vật liệu BC giúp cho thuốc được giải phóng một cách kéo dài làm tăng hiệu quả sử dụng của thuốc. Gần đây hơn, Huang et al. nghiên cứu việc sử dụng màng BC cho việc kiểm soát in vitro của Berberine. Ngoài thẩm thấu qua da, thí nghiệm kiểm soát sự giải phóng thuốc qua màng BC còn được thử nghiệm mô phỏng trong dạ dày, ruột. Các kết quả thu được cho thấy rằng thuốc đã được giải phóng với một tốc độ chậm. Với mục đích nghiên cứu để bổ sung dẫn chứng về khả năng giải phóng của thuốc Diclofenac natri của vật liệu BC, tôi đã chọn đề tài:“Nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp Diclofenac natri tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus trong một số môi trường nuôi cấy”. 1
  12. 2. Mục đích nghiên cứu - Nuôi cấy màng BC được lên men từ 3 loại môi trường (MT chuẩn, MT gạo, MT dừa). - Nghiên cứu so sánh khả năng giải phóng thuốc của vật liệu BC trong 3 loại môi trường nuôi cấy trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: So sánh khả năng giải phóng thuốc Diclofenac natri của màng BC lên men từ 3 loại môi trường (MT chuẩn, MT gạo, MT dừa). - Địa điểm nghiên cứu: Viện nghiên cứu khoa học và ứng dụng, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. - Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện ở quy mô trong phòng thí nghiệm. 4. Nội dung nghiên cứu. - Nuôi cấy và thu màng từ 3 loại môi trường khác nhau (MT chuẩn, MT gạo, MT dừa). - Hấp thụ thuốc Diclofenac natri vào màng BC. - Xác định khả năng giải phóng của các loại màng ở các môi trường có độ pH khác nhau. - So sánh khả năng giải phóng thuốc của các loại màng ở các loại môi trường có cùng độ pH. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cung cấp thêm thông tin về màng BC + Tìm hiểu tiềm năng của màng BC trong việc giải phóng thuốc - Ý nghĩa thực tiễn + Xây dựng dược quy trình tạo màng từ chủng vi khuẩn G. xylinus + Xây dựng hệ thống giải phóng của thuốc Diclofenac natri 2
  13. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cellulose vi khuẩn (BC) 1.1.1. Vị trí phân loại của vi khuẩn G. xylinus Theo hệ thống phân loại của nhà khoa học Bergey thì G. xylinus thuộc: - Lớp Schizommycetes - Bộ Pseudomnadales - Họ Pseudomonadaceae - Giống Acetobacter 1.1.2. Đặc điểm sinh lý - Vi khuẩn G. xylinus sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25-30oC, pH môi trường từ 4-6. - Vì vi khuẩn chịu được pH thấp nên khi nuôi cấy thường bổ sung một lượng nhỏ acid axetic vào để hạn chế bị nhiễm khuẩn lạ. 1.1.3. Đặc điểm nuôi cấy Trên môi trường nuôi cấy, vi khuẩn G. xylinus hình thành khuẩn lạc có bề mặt nhẵn hoặc xù xì, khuẩn lạc bằng phẳng hoặc có thể lồi lên nên dễ tách ra khỏi môi trường nuôi cấy. Khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng ở điều kiện tĩnh, chúng sẽ hình thành trên bề mặt môi trường một lớp màng BC. Trong thực nghiệm, tiến hành nuôi cấy vi khuẩn G. xylinus trong 3 loại môi trường tự nhiên sau: - Môi trường chuẩn (sử dụng nước cất hai lần) - Môi trường nước vo gạo: là môi trường thích hợp để nuôi cấy do trong đó có chứa các chất dinh dưỡng với hàm lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như các loại vitamin, khoáng chất, protein,… 3
  14. Lưu ý: Sử dụng nước vo gạo sau khi vo không quá 2h, đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng được đảm bảo. Không sử dụng nước vo gạo đã bị chua. Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của nước vo gạo Thành phần Hàm lượng Nước 40% Protein 15% - 17% Đường 2% - 3% Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5) 35% - 50% Khoáng chất 10% - 13% Acid amin Valine, Lysine,… - Môi trường nước dừa già: là môi trường có chứa nhiều chất dinh dưỡng và các chất kích thích tố tăng trưởng như hexitol, sorbitol, cytolunin, myoinositol,… Lưu ý: Sử dụng nước dừa già sau khi thu hoạch không quá 2 ngày và được bảo quản thích hợp để đảm bảo hàm lượng các chất dinh dưỡng. Không sử dụng nước dừa già đã bị chua hoặc có mùi lạ. Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng của nước dừa già Thành phần Hàm lượng Nước 90% Chất béo toàn phần 0,3% Các loại đường 4% - 5% Protein 1% - 2% Khoáng chất 2% Các loại vitamin 1,5% 4
  15. 1.1.4. Tính chất của màng BC Màng BC là sản phẩm của một số loài vi khuẩn, đặc biệt là chủng G. xylinum. BC cấu tạo từ các chuỗi polyme β-1,4-glucopyranose mạch thẳng. Cấu trúc hóa học cơ bản của BC giống cellulose của thực vật, tuy nhiên chúng khác nhau về cấu trúc đại thể [13]. Theo AJ. Brown (1886), cấu trúc màng BC gồm nhiều sợi có kích thước siêu nhỏ có bản chất là hemicellulose kết hợp với nhau, đường kính 1,5 nm. Các sợi này kết thành bó, nhiều bó hợp thành dãy, mỗi dãy có chiều dài khoảng 100 nm, rộng khoảng 3 – 8 nm. Một số tính chất đáng chú ý của màng BC: - Độ tinh khiết cao - Kích thước ổn định, độ bền cơ học lớn - Có khả năng chịu nhiệt tốt - Khả năng thấm hút nước cao, có thể bị thủy phân bởi enzyme,... - Có thể bị một số vi sinh vật tác động làm phân hủy hoàn toàn nên đây có thể coi là nguồn tài nguyên có khả năng tự phục hồi được - Màng BC được nuôi cấy trực tiếp từ các loại môi trường tự nhiên, không cần can thiệp bởi các bước trung gian Do đó, màng BC được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau như: - Công nghệ thực phẩm: sản xuất thịt nhân tạo, các món tráng miệng (salad, kem,…) - Mỹ phẩm: sản xuất móng nhân tạo, các loại mặt nạ,… - Công nghệ dệt may: sản xuất các loại vải khác nhau, sợi tơ nhân tạo,.. - Đặc biệt trong y học: màng được nghiên cứu và sử dụng làm da nhân tạo. Ở Brazil, màng BC ướt tinh sạch được sản xuất và bán ra thị trường như một loại da nhân tạo dùng để đắp lên vết thương. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu sử dụng màng BC có tẩm dầu mù u làm màng trị bỏng được thực nghiệm ở thỏ. Kết quả cho thấy rằng màng BC giúp vết thương mau lành và ngăn không cho vết thương nhiễm trùng. Ngoài 5
  16. ra, sản phẩm BC còn được ứng dụng trong phẫu thuật, ghép mô, cơ quan hoặc làm màng băng vết thương [4]. 1.2. Thuốc Diclofenac natri 1.2.1. Tổng quan vè Diclofenac natri Diclofenac natri là thuốc được sử dụng nhiều vì vừa giảm đau và kháng viêm. Tác dụng điều trị chủ yếu dựa vào ức chế tổng hợp Prostaglandin, chất trung gian hóa học quan trọng của phản ứng viêm và đau, được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau khi uống [12]. 1.2.2. Công thức - Công thức phân tử C14H10Cl2NNaO2 [11] - Công thức cấu tạo Hình 1.1: Công thức cấu tạo của Diclofenac natri - Tên IUPAC hệ thống: Natri 2-[(2,6-dicloriphenyl)amino]phenyl]acetat 1.2.3. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng Diclofenac natri, dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh. Các thuốc chống viêm không steroid ức chế tổng hợp prostaglandin nên có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính. Với những người bệnh này, các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp [2]. 6
  17. Diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, do đó làm giảm đáng kể sự tạo thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan là những chất trung gian của quá trình viêm. Diclofenac cũng điều hòa con đường lipoxygenase và sự kết tụ tiểu cầu. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, diclofenac gây hại đường tiêu hóa do giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo DICLOFENAC mucin (chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa) [2]. 1.2.4. Dược động học Dạng uống: Diclofenac ở dạng viên bao tan trong ruột được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Thuốc ở dạng viên phóng thích chậm được hấp thu hoàn toàn. Do hoạt chất được phóng thích chậm nên nồng độ tối đa trong huyết tương thấp hơn so với liều lượng dùng nhưng nồng độ diclofenac huyết tương có thể duy trì trong nhiều giờ sau khi uống. Sự hấp thu thuốc xảy ra chậm hơn nếu uống thuốc trong bữa ăn hay sau bữa ăn so với uống lúc đói nhưng không ảnh hưởng gì đến lượng hoạt chất hấp thu [20]. Dạng tiêm: Nồng độ tối đa trong huyết tương trung bình là 2,5 mg/ml (8 mmol/l) đạt được khoảng 20 phút sau khi tiêm bắp 75 mg diclofenac. Nồng độ trong huyết tương có liên quan tuyến tính với liều dùng [20]. 1.2.5. Chỉ định Điều trị dài hạn các triệu chứng trong :Viêm thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cứng khớp cột sống hay trong những hội chứng liên kết như hội chứng Fiessiger-Leroy-Reiter và thấp khớp trong bệnh vẩy nến; bệnh cứng khớp gây đau và tàn phế [20]. Điều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn cấp tính của: Bệnh thấp khớp và tổn thương cấp tính sau chấn thương của hệ vận động như viêm quanh khớp vai cẳng tay, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch, viêm gân bao hoạt dịch; viêm khớp vi tinh thể [20]. 7
  18. 1.2.6. Tác dụng phụ Đường tiêu hóa: Đau thượng vị, có những rối loạn tiêu hóa như nôn, mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn. Có thể xảy ra xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, tiêu ra máu, loét đường tiêu hóa với xuất huyết hay thủng, tiêu chảy ra máu [20]. Hệ thần kinh trung ương (và ngoại biên): Nhức đầu, choáng váng, chóng mặt. Có thể gây ra rối loạn cảm giác kể cả dị cảm, rối loạn trí nhớ, mất định hướng, rối loạn thị giác (giảm thị lực, song thị), giảm thính lực, ù tai, mất ngủ, dễ bị kích thích, co giật, trầm cảm, lo âu, ác mộng, run rẩy, phản ứng tâm thần, rối loạn vị giác [20]. 1.2.7. Quá liều Một số biểu hiện khi quá liều: Đau ngực, suy nhược, khó thở; ho ra máu hoặc nôn mửa ra giống bã cà phê; buồn nôn, đau tức ngực, vùng bụng phía trên, chán ăn; phản ứng da nghiêm trọng - sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi,… [21]. 1.2.8. Tương tác thuốc Diclofenac natri có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác. Không nên dùng thuốc phối hợp với: - Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: Có thể gây xuất huyết nặng. - Kháng sinh nhóm quinolon: Có thể làm tăng tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương, dẫn đến co giật. - Aspirin hoặc Glucocorticoid: Làm giảm nồng độ Diclofenac natri trong huyết tương và làm tăng nguy cơ tổn thương đối với dạ dày và ruột. - Diflunisal: Có thể làm tăng nồng độ Diclofenac trong huyết tương, làm giảm độ thanh lọc Diclofenac natri và có thể gây chảy máu nặng ở đường tiêu hóa [2]. 8
  19. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.3.1. Tình hình ngiên cứu trên thế giới Đã có những công trình nghiên cứu về thuốc Diclofenac natri như: - Srikanth A ABSTRACT, Nagaveni, SaravanaKumar, Prasanna Raju Y(2013) đã nghiên cứu đặc tính và chế tạo DICLOFENAC SODIUM loại MICROCAPSULES LOADED. - Laila Hassanein Emara, Nesrin Fouad Taha, Rania Mohamed Badr , Nadia Mohamed Mursi (2012) đã nghiên cứu phát triển hệ thống bơm thẩm thấu để phân phối có kiểm soát Diclofenac natri. - Mitra Jelvehgari , Hadi Valizadeh , Ramin Jalali Motlagh, Hassan Montazam (2014) đã nghiên cứu xây dựng và đặc tính hóa lý của Buccoadhesive Microspheres chứa Diclofenac Sodium. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam việc nghiên cứu BC làm tác nhân vận chuyển thuốc còn là một hướng đi mới, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này Năm 2015, Phan Thị Thu Hồng và cộng sự đã nghiên cứu về “Sử dụng cellulose tổng hợp vi khuẩn Acetobacter xylinum để chế tạo vật liệu nhựa composite sinh học trên nền nhựa polyvinyl alcohol” [4]. Năm 2005, Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh đã nghiên cứu về “Các đặc tính màng cellulose vi khuẩn từ Acetobacter xylinum sử dụng làm màng trị bỏng”. Năm 2012, Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thùy Vân, Trần Như Quỳnh đã nghiên cứu về“Vi khuẩn A. xylinum tạo màng Bacteril Cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng” [9]. 9
  20. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Khả năng giải phóng của màng BC được lên men từ ba loại môi trường: MT chuẩn, MT nước vo gạo, MT nước dừa già. 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Chủng vi khuẩn Chủng vi khuẩn dùng lên men thu vật liệu BC được nuôi cấy tại Viện nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 2.2.2. Nguyên liệu và hóa chất • Nguyên liệu: nước dừa già, nước vo gạo, nước cất 2 lần. • Hóa chất: - Thuốc Diclofenac natri dạng tinh khiết Hình 2.1: Thuốc Diclofenac natri dạng tinh khiết - Đường glucose, acid acetic, acid citric, peptone, amoni sunfat, kali dihidrophotphat, cao nấm men, axit clohidric,… 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2