intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etylaxetat của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans)

Chia sẻ: Minh Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây nhiều bài thuốc cổ truyền hay được nhân dân sử dụng, trong số đó có cây Nàng Nàng (Calicarpa candicans) được biết đến để hỗ trợ và điều trị bệnh dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp mạnh gân cốt, thuốc chữa bệnh gan, đau bụng, chữa mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, đau bụng, cầm máu vết thương. Đề tài khóa luận theo định hướng: “Nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etyl axetat của cây Nàng Nàng (Callicarpa candicans)” góp một phần tìm hiểu thành phần hóa học có trong cây Nàng nàng và đưa ra hướng sử dụng hiệu quả cây dược liệu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etylaxetat của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans)

  1. TRƢỜNG SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ----------------- NGUYỄN THỊ NINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CẶN CHIẾT ETYLAXETAT CỦA CÂY NÀNG NÀNG (CALLICARPA CANDICANS) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Hồng Minh HÀ NỘI, 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho em được thực hiện và hoàn thành khóa luận tại Viện. Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thị Hồng Minh - cán bộ hướng dẫn và tập thể cán bộ Phòng Hóa sinh hữu cơ đã tạo mọi điều kiện, hết sức giúp đỡ giúp em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tạo điều kiện thuận lợi, động viên em trong suốt quá trình học tập tại Khoa. Trong quá trình thực hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội , ngày tháng năm 2017. Xác nhận cuả GVHD Sinh viên thực hiện TS. Phạm Thị Hồng Minh Nguyễn Thị Ninh
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etylaxetat của cây Nàng nàng (Callicarpa candicans) là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Hồng Minh . Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Ninh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 2 1.1. Khái quát về thực vật chi Callicarpa ......................................................... 2 1.2. Đặc điểm thực vật học và phân bố Cây Nàng nàng .................................... 4 1.2.1. Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 4 1.2.2. Đặc điểm phân bố .................................................................................... 5 1.2.3. Những ứng dụng của cây Nàng nàng(C. candicans) trong y học cổ truyền Việt Nam.................................................................................................. 5 1.3. Nghiên cứu hóa học về các thực vật chi Callicarpa ................................... 5 1.3.1. Các hợp chất diterpenenoid ..................................................................... 6 1.3.2. Các hợp chất flavonoid ............................................................................ 9 1.3.3. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid ............................... 11 1.3.4. Các hợp chất phytosterol ....................................................................... 12 1.3.5. Các hợp chất triterpenoid ...................................................................... 13 Chương 2. THỰC NGHIỆM ............................................................................ 15 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..................................................... 15 2.1.1. Thu mẫu, xác định tên khoa học ............................................................ 15 2.1.2. Phương pháp phân tích, phân lập các hợp chất từ dịch chiết ............... 15 2.1.3. Phương pháp khảo sát cấu trúc các chất ............................................... 15 2.2. Dụng cụ hóa chất và thiết bị nghiên cứu ................................................... 16 2.2.1. Dụng cụ, hoá chất .................................................................................. 16 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu................................................................................. 16 2.3. Phương pháp xử lý mẫu ............................................................................ 16 2.4. Phân lập và tinh chế các chất từ cặn dịch chiết etyl axetat của thân, lá cây Nàng nàng .................................................................................... 17 2.4.1. Hợp chất CE1(β-sitoterol-3-O-β-D-glucopyranoside (1) ...................... 18
  5. 2.4.2. Hợp chất (2) ursolic acid (CE2) ............................................................ 18 Các dịch chiết còn lại đang được tiếp tục nghiên cứu. .................................... 20 Chương 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ .............................................................. 21 3.1. Hợp chất β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside (1) ................................ 21 3.2. Hợp chất ursolic acid (2) ........................................................................... 22 3.3. 2-hydroxy-ursolic acid hay 2, 3-dihydroxy- urs-12-en-28-oic (3) .... 23 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 26 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 29
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các hợp chất diterpenenoid 7 Bảng 1.2. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid 9 Bảng 1.3. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid 11 Bảng 1.4. Các hợp chất phytosterol 12 Bảng 1.5. Các hợp chất triterpenoid 13 Bảng 2.1. Bảng 2.1. Khối lượng các cặn chiết thu được từ thân, lá cây Nàng nàng 17
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Các hợp chất diterpenenoid (1 - 35) 6 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất flavonoid (36 -58) 9 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất (59 -75) 11 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của các hợp chất triterpenoid (81 -92) 13 Hình 2.1. Cây Nàng nàng 15 Sơ đồ 2.1. Ngâm chiết mẫu thân, lá cây Nàng nàng (C. candicans) 17
  8. MỞ ĐẦU Việt Nam có thảm thực vật phong phú và đa dạng với nhiều cây dược liệu quí. Các hợp chất từ nguồn gốc thiên nhiên thể hiện hoạt tính sinh học rất phong phú, là nguồn nguyên liệu lý tưởng để tạo ra nhiều loại thuốc mới chống lại các bệnh hiểm nghèo, các chất bảo quản thực phẩm, chế phẩm phục vụ nông nghiệp có hoạt tính cao mà không ảnh hưởng đến môi sinh. Việc sử dụng các loại thảo dược theo cổ truyền hay từ các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học, sinh học, công nghiệp và nông nghiệp thực phẩm. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược là đối tượng để các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên, từ đó định hướng cho việc nghiên cứu, chiết xuất tìm ra các loại hoạt chất mới có hoạt tính cao trong việc chữa trị nhiều loại bệnh có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Gần đây nhiều bài thuốc cổ truyền hay được nhân dân sử dụng, trong số đó có cây Nàng Nàng (Calicarpa candicans) được biết đến để hỗ trợ và điều trị bệnh dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh, giúp mạnh gân cốt, thuốc chữa bệnh gan, đau bụng, chữa mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, đau bụng, cầm máu vết thương. Ở Việt Nam, những thông tin nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Nàng nàng hầu như chưa được đề cập đến. Vì vậy, đề tài khóa luận theo định hướng: “Nghiên cứu thành phần hóa học cặn chiết etyl axetat của cây Nàng Nàng (Callicarpa candicans)” góp một phần tìm hiểu thành phần hóa học có trong cây Nàng nàng và đưa ra hướng sử dụng hiệu quả cây dược liệu này. Mục tiêu đề tài: Chiết tách, phân lập và xác định cấu trúc 2-3 hợp chất phân lập được từ cây C. candicans. 1
  9. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về thực vật chi Callicarpa Các thực vật chi Callicarpa (Chi Tu hú hay chi Tử châu) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có khoảng trên 40 loài, hay gặp phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu là ở các nước thuộc châu Á hay Đông Nam châu Á, một số loài cũng gặp ở vùng xích đạo châu Mỹ và Australia. Trong số đó, nhiều loài hay được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, điều này cho thấy chi Callicarpa là một trong những nguồn tự nhiên có hoạt tính sinh học. Y học cổ truyền nhiều nước đã sử dụng nhiều thực vật chi Callicarpa nhưng từ các bộ phận khác nhau tạo các chế phẩm như là chất độc cá, xua đuổi côn trùng, và dùng trong y học. Những nghiên cứu hóa học và dược học về các thực vật từ chi Callicarpa đã cho thấy chi này có hoạt tính sinh học khá phong phú. Theo tác giả Võ Văn Chi, chi Callicarpa có 14 loài [2], tác giả Phạm Hoàng Hộ thống kê chi Callicarpa ở Việt Nam có 26 loài [3], còn theo các nhà thực vật học Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã thống kê được 21 loài [1]. Có nhiều loài cây thuộc chi Callicarpa được sử dụng trong y học dân gian nhiều dân tộc, ở các nước Châu Á, Đông Nam Á và Australia, Mỹ. Khoảng 20 loài thực vật chi Callicarpa được công bố về tác dụng và được sử dụng trong y học dân gian. Trong đó, một số loài biết đến hay được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc và Nam Á. Theo y học cổ truyền sử dụng trong việc điều trị bệnh viêm gan, bệnh thấp khớp, sốt, nhức đầu, khó tiêu, và các bệnh khác. Một số loài Callicarpa đã được công bố được sử dụng chống lại ung thư (ví dụ, rễ cây Callicarpa americana gốc để điều trị bệnh ung thư da và vỏ cây Callicarpa rubella để điều trị khối u của ruột già). 2
  10. Các dịch chiết thu được từ 14 loài trong chi Callicarpa đã được đánh giá tác dụng sinh học gồm khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, chống côn trùng sinh trưởng, gây độc tế bào, và các hoạt động phytotoxic. Ngoài các acid amin, benzenoids, carbohydrates đơn giản, lipid, nhiều diterpenes, flavonoids, phenylpropanoids, phytosterol, sesquiterpene, và triterpenes đã được phát hiện phân lập từ chi Callicarpa. Các loại dầu thiết yếu từ loài Callicarpa americana gần đây được công bố có tác dụng chống khó tiêu, một số chất phân lập từ loài C. americana và C. japonica được xác nhận là có tác dụng chống muỗi đốt, lần đầu tiên chỉ ra được việc sử dụng loài này trong y học dân gian. Gần đây, kết quả điều tra về tác dụng sinh học loài C. americana cho biết một số hợp chất phân lập được từ dịch chiết có hoạt tính chủ yếu là các diterpene với kiểu cấu trúc khung clerodane. Ở Ấn Độ cây C. arborea Roxb được sử dụng để điều trị các bệnh da [5]. Lá cây C. candicans (Burm f..) Hochr ở Philippines được sử dụng làm chất gây mê cho cá [6, 7]. Trong y học dân gian Đài Loan loài C. formosana Rolfe được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp và rối loạn đường tiêu hóa (nhiễm trùng răng miệng, rối loạn dạ dày không xác định và đường ruột) [8]. Vỏ cây C. lanata L được người dân ở Đông Ấn Độ sử dụng như lá trầu [9]. Loài C. macrophylla Vahl được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống của y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Ấn Độ hạt của loài C. macrophylla được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng về răng miệng và đường ruột [10], lá được dùng để điều trị bệnh thấp khớp, khối u, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lỵ, tiểu đường và lọc máu [11], nước ép của trái cây được sử dụng để điều trị sốt, và một loại dầu thơm từ rễ được sử dụng để điều trị "rối loạn dạ dày"[11]. 3
  11. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, C. macrophylla và hai loài khác C. pedunculata R.Br. và C. cathayana Chang được sử dụng để ngăn chặn xuất huyết bên trong, bên ngoài và điều trị bỏng [12]. C. macrophylla cũng được dùng kết hợp với các loại thảo mộc khác để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, giun đường ruột, các rối loạn da và để "làm sạch máu" và loại bỏ độc tố [13]. Một số loài trong chi Callicarpa còn được sử dụng để điều chỉnh khả năng sinh sản. Người dân tại một số nơi giữa New Guinea và Australia đã dùng nước ép lá loài Callicarpa (C. thozetii AA Munir) trộn với lá của một số cây bụi và cây khác để gây vô sinh vĩnh viễn [14]. Một số nơi ở Bangladesh đã sử dụng nước rễ cây C. lanata L kết hợp với nước rễ cây Streblus asper Laur. (Moraceae) để "điều trị kinh nguyệt không đều" [2], và có thể được biết đến lá nhai với muối điều trị bệnh giun sán [15]. Theo một số tài liệu thực vật ở Bắc Mỹ quả loài Callicarpa americana L được sử dụng thường xuyên như một loại thức ăn. Trong những năm đầu thế kỷ 19 Rafinesque cho rằng lá C.americana đã được sử dụng để điều trị bệnh phù, và quả để ăn, mặc dù có tính axit và chất làm se, mặt khác quả cũng được coi là một nguồn thuốc nhuộm làm cho len có màu tím [16]. Theo y học truyền thống ở Bắc Mỹ, nước sắc từ rễ và cành của C. americana L để sử dụng trị bệnh thấp khớp, ra mồ hôi, và giải nhiệt (chống bệnh sốt rét đặc biệt). Một số vùng còn sử dụng nước sắc từ những bộ phận khác nhau của cây C. americana (gồm rễ và quả mọng) để điều trị đau bụng [17]. Đối với bệnh lỵ, nước sắc kết hợp giữa các rễ cây C. americana với Rubus sp được sử dụng để điều trị bệnh hoa mắt, chóng mặt [18]. 1.2. Đặc điểm thực vật học và phân bố Cây Nàng nàng 1.2.1. Đặc điểm sinh thái 1. Dạng cây: Cây nhỏ cành vuông, phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. 4
  12. 2. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7-20cm, rộng 2.5-11cm, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhiều hơn nên có màu trắng bạc. 3. Hoa rất nhỏ màu hồng mọc thành sim ở kẽ lá, thành hình cầu. 4. Quả hình cầu, nhẵn, màu tía, đường kính 2-3mm, mọc sát nhau. 1.2.2. Đặc điểm phân bố Cây Nàng nàng hay còn gọi là trứng ếch, trứng ốc, bọt ếch, nổ trắng, co phá mặc lăm (Thái), pha tốp (Lai Châu), đốc pha nốc (Lào)… Thường hay gặp ở ven rừng, ven đường đi, ở độ cao tới 500m. Cây được phân bố ở một số tỉnh phía bắc Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Ba Vì, một số vùng miền trung Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, ở Tây Nguyên như Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, trong miền nam có ở Bình Dương, Đồng Nai [1,2,3]. Ngoài ra cây còn có ở một số nước Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Philippin [1,2] 1.2.3. Những ứng dụng của cây Nàng nàng(C. candicans) trong y học cổ truyền Việt Nam Phần lớn các loài thực vật chi Callicarpa ở Việt Nam hầu hết đều là nguồn nguyên liệu làm thuốc có giá trị, trong đó cây Nàng nàng được sử dụng làm thuốc trị các bệnh cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, kinh nguyệt không đều, hay ra khí hư, thông kinh nguyệt, hàn thấp đau bụng, cầm máu vết thương và trừ mụn nhọt. Phụ nữ huyết nhiệt kinh bế, dùng nó rất tốt. Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt. 1.3. Nghiên cứu hóa học về các thực vật chi Callicarpa Hiện nay, hơn 20 loài thực vật thuộc chi Callicarpa đã được nghiên cứu hóa thực vật, với thành phần hóa học rất phong phú và đa dạng, bao gồm: diterpene khung clerodane và phyllocladane, triterpene, phytosterol, flavonoid, lignan, và phenylpropanoid [19]. 5
  13. 1.3.1. Các hợp chất diterpenenoid Những kết quả nghiên cứu hóa học gần đây của các nhà khoa học cho biết nhiều hợp chất diterpenoid phân lập được từ các loài thực vật chi Callicarpa như: 8,11,13,15-tetraen-18-oic acid (1), calliphyllin (4), calliterpenone (6), 6α-hydroxynidorellol (17), và isopimaric acid (19). Hình 1.1. Các hợp chất diterpenenoid (1 - 35) 6
  14. Bảng 1.1. Các hợp chất diterpenenoid (1 - 35) Các hợp chất phân lập đƣợc Loài Bộ phận Abieta-8,11,13,15-tetraen-18-oic acid (1) C. pedunculata R.Br. Cả cây C. pedunculata R.Br. Lá Akhdarenol (2) C. acuminata H.B.K. Lá Callicarpone (3) C. candicans Burm. Lá Calliphyllin (4) C. macrophylla Vahl. Lá C. pedunculata R.Br. Lá Callicarpenal (5) C. americana L. Lá C. japonica Thunb. Lá C. americana L., C. furfuracea Ridl., Quả, lá và Calliterpenone (6) C. longifolia Lam., cành C. macrophylla Vahl., C. pedunculata R.Br. C.furfuracea Ridl., Quả, lá và Calliterpenone-17-acetate (7) C. longifolia Lam., cành C. macrophylla Vahl. 3β,12(S )-Dihydroxycleroda-4(18),13-dien- C. americana L. 15,16-olide (8) 3β,16ξ-Dihydroxycleroda-4(18),13-dien- Quả, lá và C. americana L. 15,16- olide (9) cành 12(S ),16ξ-Dihydroxycleroda-3,13-dien- Quả, lá và C. americana L. 15,16- olide (10) cành 2-Formyl-16ξ-hydroxy-3-A-norcleroda-2,13- Quả, lá và C. americana L. dien-15,16-olide (11) cành 12(S )-Hydroxycleroda-3,13-dien-15,16-olide Quả, lá và C. americana L. (12) cành 7
  15. 12(S )-Hydroxycleroda-3,13-dien-16,15-olide Quả, lá và C. americana L. (13) cành 12(S )-Hydroxy-16ξ-methoxycleroda-3,13-dien- Quả, lá và C. americana L. 15,16-olide (14) cành 16ξ-Hydroxycleroda-3,13-dien-15,16-olide Quả, lá và C. americana L. (15) cành 16ξ-Hydroxycleroda-3,11(E ),13-trien-15,16- Quả, lá và C. americana L. olide (16) cành 6α-Hydroxynidorellol (17) C. pedunculata R.Br. Cả cây C. pedunculata R.Br. Lá 3β-Hydroxyphyllocladan-17-oic acid (18) C. furfuracea Lá C.acuminata H.B.K., Isopimaric acid (19) Cả cây C. pedunculata R.Br. Isopimarol (20) C. japonica Thunb. Lá 16α,17-Isopropylideno-3-oxophyllocladane C. macrophylla Vahl. Lá (21) Maingayic acid (22) C. maingayi Kin.. Lá 17-Norphyllocladane-3,16-dione (23) C. furfuracea Ridl. Lá Pentandralactone (24) C. pentandra Roxb. Lá Pentandranoic acid A (25) C. pentandra Roxb. Lá Pentandranoic acid B (26) C. pentandra Roxb. Lá Pentandranoic acid C (27) C. pentandra Roxb. Lá Phylloclad-15-en-3,17-dione (28) C. furfuracea Ridl. Lá 3β,16β-Phyllocladane-3,16,17-triol (29) C. furfuracea Ridl. Lá 3β,16β-Phyllocladane-3,16,17-triol-17-acetate C. furfuracea Ridl. Lá (30) Phytol (31) C. japonica Thunb. Lá và cành Sandaracopimaradien-19-ol (32) C. cuminata H.B.K. Lá 8
  16. 16α,17,19-Trihydroxyphyllocladan-3-one (33) C. furfuracea Ridl. Lá 4,16α,17-Trihydroxy-3,4-secophyllocladan-3- C. furfuracea Ridl. Lá oic acid (34) 5β,16α-4,16,17-Trihydroxy-3,4- C. furfuracea Ridl. Lá secophyllocladan-3-oic acid (35) 1.3.2. Các hợp chất flavonoid Hiện nay, hơn 30 hợp chất flavonoid được phân lập và nhận dạng từ các loài thuộc chi Callicarpa, (36 - 58) được trình bày như hình 1.2: Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất flavonoid (36 -58) Bảng 1.2. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid (36 -58) Các hợp chất phân lập đƣợc Loài Bộ phận C. longifolia Lam., Apigenin (36) Lá C. macrophylla Vahl. Apigenin-7-O -β-D-glucuronide (37) C. longifolia Lam., Lá 9
  17. C. macrophylla Vahl. Chrysoeriol-4′-O -β-D-glucoside (38) C. bodinieri H.Lév. Cả cây C. bodinieri H.Lév, C. Cyanidin (39) Quả purpurea Juss. Cynaroside (40) C. bodinieri H.Lév. Cả cây 5,4′-Dihydroxy-7-methoxyflavone (Genkwanin) Quả, lá C. americana L. (41) và cành 5,4′-Dihydroxy-3,7-dimethoxyflavone (42) C. macrophylla Vahl. Lá 7,4′-Dihydroxy-3,5-dimethoxyflavone (43) C. pedunculata R.Br. Cả cây 5,4′-Dihydroxy-3,7,3′-trimethoxyflavone (44) C. macrophylla Vahl. Lá Quả, lá 5-Hydroxy-7,4′-dimethoxyflavone (45) C. americana L. và cành 5-Hydroxy-3,6,7,4′-tetramethoxyflavone (46) C. bodinieri H.Lév. Lá 5-Hydroxy-3,7,3′,4′-tetramethoxyflavone (47) C. formosana Rolfe Lá 5-Hydroxy-6,7,3′,4′-tetramethoxyflavone (48) C.integerrima Champ. Cả cây C. formosana Rolfe, 5-Hydroxy-3,7,4′-trimethoxyflavone (49) Lá C. pedunculata C. acuminata H.B.K., Quả, lá 5-Hydroxy-6,7,4′-trimethoxyflavone (50) C. americana L. và cành C. longifolia Lam., Luteolin (51) Lá C. macrophylla Luteolin-4′-O -β-D-glucoside (52) C. bodinieri H.Lév. Cả cây C. longifolia Lam., Luteolin-7-O -β-D-glucuronide (53) Cả cây C. macrophylla C. bodinieri H.Lév., Paeonidin (54) Quả C. purpurea 3,5,7,3′,4′-Pentamethoxyflavone (55) C. formosana Rolfe Lá Petunidin (56) C. purpurea Juss. Quả 5,7,3′,4′-Tetramethoxyflavone (57) C. formosana Rolfe Lá 5,6,7-Trimethoxyflavone (58) C. japonica Thunb. Cả cây 10
  18. 1.3.3. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid Có hơn 8 hợp chất lignan (59 - 63) và hơn 12 hợp chất thuộc khung phenylpropanoid và phenylethanoid (64 - 75) phân lập được từ các loài thuộc chi Callicarpa được trình bày trong hình 1.3: Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất (59 -75) Bảng 1.3. Các hợp chất phenylpropanoid và phenylethanoid (59 -75) Các hợp chất phân lập đƣợc Loài Bộ phận Lariciresinol (59) C. furfuracea Ridl. Lá 9α-Methoxysesamin-2,2′-diol (60) C. furfuracea Ridl. Lá (+)-Sesamin (61) C. furfuracea Ridl. Lá (+)-Sesamin-2-ol (62) C. furfuracea Ridl. Lá Sesamin-2,2′-diol (63) C. furfuracea Ridl. Lá 2′-Acetylverbascoside (2′-acetylacteoside) C. purpurea Juss. Lá và cành (64) Brandioside (65) C. purpurea Juss. Lá và cành Calceolarioside A (66) C. bodinieri H.Lév. Lá Cistanoside H (67) C. purpurea Juss. Lá và cành Echinacoside (68) C. purpurea Juss. Lá và cành Eugenol (69) C. japonica Thunb. Lá tinh dầu 11
  19. Forsythoside B (70) C. purpurea Juss. Lá và cành C. bodinieri H.Lév., Isoverbascoside (isoacteoside) (71) Lá và cành C. purpurea Poliumoside (72) C. purpurea Juss. Lá và cành E -Tubuloside E (73) C. purpurea Juss. Lá và cành Z -Tubuloside E (74) C. purpurea Juss. Lá và cành C. bodinieri H.Lév. Verbascoside (acteoside) (75) C. tomentosa, Lá và cành C. purpurea 1.3.4. Các hợp chất phytosterol 5 hợp chất phytosterol (76 - 80) được phân lập từ một số loài thuộc chi Callicarpa được trình bày ở bảng 1.4 Bảng 1.4. Các hợp chất phytosterol (76 - 80) Các hợp chất phân lập đƣợc Loài Bộ phận Campesterol (76) C. japonica Thunb. Quả C. arborea, C. bodinieri , C. formosana, C. integerrima, Vỏ, Quả, β-Sitosterol (77) C.macrophylla, Cả cây C. pedunculata β-Sitosterol-d-glucoside (78) C. formosana Rolfe Lá, quả C. bodinieri H.Lév., Stigmasterol (79) Lá C. formosana, C. japonica Stigmasterol-D-glucoside (80) C. formosana Rolfe Lá 12
  20. 1.3.5. Các hợp chất triterpenoid Hiện nay hơn 20 hợp chất triterpenoid (81 - 92) đã được phân lập và nhận dạng: Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của các hợp chất triterpenoid (81 -92) Bảng 1.5. Các hợp chất triterpenoid (81 -92) Các hợp chất phân lập đƣợc Loài Bộ phận α-Amyrin (81) C. acuminata , C. bodinieri Lá C. pedunculata, β-Amyrin (82) Quả, Cả cây C. pedunculata Bauerenol (83) C. arborea Vỏ C. arborea, C. bodinieri, C. Vỏ, Cả cây, Betulinic acid (84) macrophylla Lá Corosolic acid (85) C. bodinieri, C. pentandra Cả cây 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2