intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VÀNG VĂN TRUNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VÀNG VĂN TRUNG NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG TẠI XÃ TRUNG LÈNG HỒ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : K46 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : 1. Th.S Đào Hồng Thuận 2. T.S Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đay là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thái Nguyên, tháng 06 năm2019 XÁC NHẬNCỦA GVHD Người viết cam đoan Vàng Văn Trung XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Nhà trường, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau 5 tháng thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc H’ Mông tại xã Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, bạn bè, cô chú, anh chị tại địa bàn xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Xin cảm ơn cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Ths. Đào Hồng Thuận người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập đã chỉ dẫn, định hướng đi cho em để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và cán bộ Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy lang, bà mế thuộc xã Trung Lèng Hồ. Đồng thời xin cảm ơn thầy cô giáo Khoa Lâm nghiệp, các bộ phận liên quan thuộc Trường và người thân trong gia đình cùng bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm cũng như về thời gian và trình độ nghiên cứu nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ bảo của thầy cô cũng như các bạn đọc khác để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Vàng Văn Trung
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu ..................................................... 25 Bảng 4.1: Số loài cây thuốc đã phát hiện được ở KVNC ............................... 29 Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan............ 30 Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ........................... 32 Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) với số loài của từng họ trong hệ hệ thực vật Việt Nam (2) .......... 33 Bảng 4.5. Thống kê các chi có nhiều loài được sử dụng làm thuốc ............... 33 Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu..... 35 Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ở khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 37 Bảng 4.8. danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ...................... 40 Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông ................................................................... 41 Bản 4.10. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông ................................................................... 43 Bảng 4.11. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể ............... 45 Bảng 4.12. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Dây nối xươngvà Sâm quy đá ............................................................................................ 48
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài .......................... 26 Hình 4.1. Hình tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu. ................................................................................................ 37 Hình 4.2. Hình Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây thuốc tại khu vực nghiên cứu. ....................................................... 39 Hình 4.3. Hình đa dạng của các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc trong cộng đồng dân tộc H’Mông .......................................................... 43 Hình 4.4.Hình đa dạng tần số các bộ phận cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu. ............................ 44 Hình 4.5. Hình ảnh hoạt tính ức chế S. aureus và E. coli của cây Sâm đá và cây Dây nối xương ........................................................................ 49
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ Cc Cả cây Đ Sống ở đồi Ha Quả, hoa HTKK Hoạt tính kháng khuẩn KBT Khu bảo tồn KVNC Khu vực nghiên cứu KH&CN Khoa học & công nghệ L Lá Lp Dây leo Me Cây gỗ trung bình Mi Cây gỗ nhỏ Na Cây bụi NCTN & MT Nghiên cứu tài nguyên & môi trường NĐ - CP Nghị định Chính phủ Pp Kí sinh và bán kí sinh R Rễ R Sống ở rừng ST & TNSV Sinh thái & tài nguyên sinh vật Th Thân thảo/thân UBND Ủy ban nhân dân V Vỏ Vs Sống ven sông ven suối Vu Sống ở vườn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................iii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài............................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................... 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới................................ 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở trong nước ............................ 12 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................... 19 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .......................................................... 19 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu[26] ........................................ 22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 23 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 23 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23 3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 24
  9. vii 3.3.1. Phương pháp kế thừa ......................................................................................... 24 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng...................................................................... 24 3.3.3. Phương pháp thu mẫu ....................................................................................... 25 3.3.4.Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc.................. 26 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp ........................................................ 27 3.3.6. Phương pháp nghiên cứuhoạt tính kháng khuẩn ............................................ 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 29 4.1. Đa dạng nguồn cây thuốc sử dụng trong cộng đồng dân tộc H,Mông tại xã Trung Lèng Hồ, Huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai......................................................... 29 4.1.1. Đa dạng các bậc taxon....................................................................................... 29 4.1.2 Đa dang về dạng sống của nguồn cây thuốc .................................................... 35 4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của nguồn cây thuốc ........................................ 37 4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã được ghi nhận được tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. ...................................... 39 4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân dộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................... 41 4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc. ................................................... 41 4.2.2. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc.............................. 44 4.3. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông khu vực nghiên cứu. .................................................... 47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 50 5.1. Kết luận .................................................................................................................. 50 5.2. Tồn tại .................................................................................................................... 51 5.3. Kiến nghị ............................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 53 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh. Cây thuốc dân gian từ lâu đời đã được nhiều người quan tâm đến, đây là một nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cũng cấp cho lĩnh vực dược học. Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh ghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ co nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh,… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các cộng đồng Dân tộc thiểu số ở các vùng sau, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng . Bằng những kinh nghiệm dân gian của những người làm thuốc trong mỗi dân tộ, những tri thức về cây thuốc được truyền miệng và lưu truyền cho con cháu đời sau, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trải qua thời gian, các bài thuốc
  11. 2 có tính độc đáo và trở nên thông dụng trong vuệc chăm sóc sức khỏe người dân của cộng đồng mình và những dân tộc xung quanh. Vì vậy, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc cũng như bảo tồn tri thức y học dân gian được tiến hành và mang lại giá trị khoa học và thực tiễn. Xã Trung Lèng Hồ thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là một vùng đất giàu tài nguyên, khí hậu nhiệt đới ẩm, có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, Trong đó, cộng đồng dân tộc H’Mông ở xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cũng có nhiều kinh nghiệm độc đáo về việc chữa bệnh bằng cây thuốc, Tuy nhiên, hiện nay điều kiện kinh tế còn thiếu thốn, khó khăn, tri thức người dân chưa cao, và diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác, mua bán diễn ra một cách phức tạp, dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm. Mặt khác những bài thuốc được cộng đồng dân tộc H’Mông sử dụng từ lâu đời trong việc phòng và trị một số bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con đường khoa học. Vì vậy, để cung cấp các cơ sở khoa học góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc, bảo tồn và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ - huyện Bát Xát, tôi đề xuất ý tưởng đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Đánh giá được tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Cai sử dụng trong phòng và trị bệnh.
  12. 3 - Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Cây làm thuốc đã được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. với các loài cây có sẵn trong tự nhiên, bằng những kinh nghiệm đúc rút từ đời này ra đời khác con người đã để lại cho hiện tại một kho tàng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc hết sức phong phú và hiệu quả. Trong xa hội phát triển hiện nay, các thuốc có nguồi gốc tổng hợp hóa học đã phát huy được thế mạnh trong phòng và điều trị bệnh. Xong các loại thuốc này thường có độc tính và gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn. chính vì vậy con người có xu hướng tìm trở lại các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc mà cơ thể con người dễ hấp thụ và đào thải. Ngày nay cây thuốc (Cây dược liệu) được sử dụng như là những vị thuốc, phương thuốc chữa bệnh hiệu nhiệm, thậm trí chữa các bệnh hiểm nghèo, nan y. Theo tổ chức y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc chăm sóc sức khỏe ít nhiều liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên Thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hố trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thi trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt 20 %),Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004),… Tính trên toàn Thế Giới, hàng trăm doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Cây thuốc (Cây Dược Liệu) ngày càng có vị trí quan trọng không những trong y học đẻ chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người mà giá trị kinh tế của cây thuốc cũng ngầy càng có vị thế và được xem như là “ Cây công nghiệp cao cấp ”.
  14. 5 Hiện nay, mạc dù việc trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc (Cây dược liệu) ở Việt Nam ngày càng phát triển rộng dãi do nhu cầu gia tăng, nhưng kỹ thuật trồng cây thuốc ở các vùng sản xuất chủ yếu mang tính kinh nghiệm. Việc sử dụng giống phân bón, thuốc bảo vệ thức vật, nguồn nước tưới… Còn tùy tiện. công tác tuyển trọn giống cây thuốc chưa được quan tâm và thiếu chuyên gia nên năng suất và chất lượng chưa tốt. để khắc phục và những bất cập này rất cần đến đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản là cơ sỏ vững chắc giúp ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sảng xuất cây dược liệu và là hướng đi tất yếu giúp các vùng sản xuất cây dược liệu tăng nhanh sản lượng và chất lượng dược liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng xã hội. Vậy, nghiên cứu về các loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới Tổ tiên loài người từ khi xuất hiện đã gắn bó với thiên nhiên, trải qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật để sinh tồn. Trong quá trình đó, tổ tiên chúng ta ngay từ khi còn là các tộc người đã sớm phát hiện ra những cây cỏ trong tự nhiên có thể sử dụng làm thuốc, đồng thời trong cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo ra những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên thế giới: Ở Châu Á: Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như:
  15. 6 Sanjay Kr Uniyal và cộng sự (2006) [62] khi nghiên cứu về sử dụng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc giữa các cộng đồng của vùng Chho Bhangal, phía Tây dãy Hymalaya đã tìm thấy 35 loài thực vật thường được người dân địa phương sử dụng trong việc chữa các bệnh khác nhau. Yanchun Liu và cộng sự (2009) [69], đã ghi nhận và thu thập 68 loài cây thuốc trong 64 chi thuộc 40 họ được người Tây Tạng sử dụng để chữa các bệnh khác nhau. Manju Panghal và cộng sự (2010) [51] khi nghiên cứu kiến thức bản địa về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae. Arshad Abbasi và cộng sự (2013) [35] khi thẩm định về thực vật học và các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học của Lesser dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và tiêu thụ. Mi-Jang Song và cộng sự (2013) [56] khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng các loài cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại. Auemporn Junsongduang và cộng sự (2013) [36] nghiên cứu về cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lanđã chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng nhiều nhất.
  16. 7 Naveed Akhtar và cộng sự (2013) [59] nghiên cứu về đa dạng và sử dụng cây thuốc dân tộc trong khu vực Swat, Bắc Pakistan đã ghi nhận 106 loài thực vật thuộc 54 họ được người dân bản địa sử dụng để điều trị bệnh. Homervergel G. Ong và Young - Dong Kim (2014) [48] nghiên cứu về thực vật học định lượng của các cây thuốc được sử dụng bởi các nhóm bản địa Ati Negrito ở đảo Guimaras, Philippin đã tìm thấy 142 loài cây dược liệu thuộc 55 họ được sử dụng trong 16 loại bệnh. Tahira Bibia và cộng sự (2014) [65] nghiên cứu thực vật dân tộc của cây thuốc ở quận Mastung của tỉnh Balochistan, Pakistan đã chỉ ra 102 loài thực vật thuộc 47 họ được người dân sử dụng cho mục đích điều trị các loại bệnh khác nhau. Mi-Jang Song và cộng sự (2014) [57] khi điều tra và phân tích các kiến thức truyền thống về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia (VQG) Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật thuộc 168 chi và 87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương. Dol Luitel và cộng sự (2014) [43] khi nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng người Tamang ở quận Makawanpur của Trung tâm Nepalđã tìm thấy 161 loài thực vật thuộc 144 chi và 86 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau. Ở Châu Âu: Y học dân gian châu Âu có một lịch sử lâu dài, những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Evidence-Based Complementary và cộng sự, 2012) [40]. Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản địa được thực hiện:
  17. 8 Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự (2004) [49] khi nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc trong công viên tự nhiên của Sera de Saox Mamede, Bồ Đào Nha đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Maria Leporatti và cộng sự (2007) [52] khi nghiên cứu về một số công dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp. Montse Parada và cộng sự (2009) [58] nghiên cứu thực vật dân tộc của khu vực Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài thực vật thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Maria Leporatti và Kamel Gheddira (2009) [53] khi phân tích so sánh các cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền tại Ý và Tunisia đã ghi nhận 153 loài thực vật thuộc 60 họ được người dân sử dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau. Ugur Cakilcioglu và cộng sự (2011) [67] khi khảo sát cây thuốc ở Maden, Elazig, Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy 88 loài thực vật thuộc 41 họ được sử dụng cho mục đích điều trị bệnh. Behxhet Mustafa và cộng sự (2012) [38] nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae. Seyid Ahmet Sargin và cộng sự (2013) [63] nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương của Alasehir, Manisa, Thổ Nhĩ
  18. 9 Kỳ đã thu thập được 137 loài thực vật được người dân bản địa sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Gorka Menedez-Baceta và cộng sự (2014) [47] nghiên cứu về cây dược liệu truyền thống được sử dụng ở phía Tây Bắc của xứ Basque, bán đảo Iberiađã chỉ ra 139 loài thực vật thuộc 58 họ được người dân sử dụng để điều trị bệnh, trong đó các cây được sử sụng nhiều nhất thuộc họ Asteraceae. Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện: Rainer W Bussmann và Douglas Sharon năm (2006) [61] nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510 loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae, Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae. Cecilia Almeida và cộng sự (2006) [41] nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần. Gabriele Volpato và cộng sự (2009) [45] nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Gaia Luziatelli và cộng sự (2010) [46] nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka (một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu
  19. 10 thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae. Yadav Uprety và cộng sự (2012) [68] nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau, trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối loạn cơ xương là chủ yếu. Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91 họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cộng sự, 2014) [44]. Nghiên cứu “Cây thuốc trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục (Soledad Molares và Ana Ladio, 2014) [64]. Ở Châu Phi: Người dân Châu Phi đã sử dụng cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú (Cây thuốc Châu Phi, 2013) [35]: Rainer W Bussmann (2006) [60] nghiên cứu về thực vật dân tộc của Samburu ở Nam Turkana, Kenya đã thống kê được 448 loài thực vật mà người dân bản địa sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) [66] nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula,
  20. 11 Tây Bắc Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn tiên hóa, kí sinh trùng và nhiễm trùng. Theo nghiên cứu của David J Simbo “Một cuộc khảo sát về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Babungo, khu vực Tây Bắc, Cameroon”, đã xác định và ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (David J Simbo, 2010) [42]. “Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cộng sự, 2011) [34]. “Nghiên cứu cây thuốc của Otwal và Ngãi ở quận Oyam, Bắc Uganda”, đã chỉ ra 71 loài thực vật thuộc 41 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó họ được sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (Maud M Kamatenesi và cộng sự, 2011) [54]. Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc được sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh, các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cộng sự, 2013) [55]. Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cộng sự, 2014) [39].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1