Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu và đánh giá sinh trường của loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) theo giá đất tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
lượt xem 9
download
Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây Địa Liền (Kaempferia galanga L) trên các giá thể đất trong mô hình khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây bản địa trong mô hình khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu và đánh giá sinh trường của loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) theo giá đất tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VIỆT ANH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY ĐỊA LIỀN (Kaempferia galanga L) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khoá: 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VIỆT ANH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY ĐỊA LIỀN (Kaempferia galanga L) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Lớp: K47 - Lâm nghiệp Khoa: Lâm nghiệp Khoá: 2015 - 2019 Giảng viên HD: ThS. Phạm Đức Chính Thái Nguyên, 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu và đánh giá sinh trường của loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) theo giá đất tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Đức Chính. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 06 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Ths. Phạm Đức Chính Nguyễn Việt Anh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho sinh viên vận dụng lý thuyết và tiếp xúc với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng phong cách làm việc khoa học và phát huy được tính sáng tạo của bản thân để tích lũy được kinh nghiệm cần thiết cho sau này. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, giáo viên hướng dẫn và nguyện vọng của bản thân, tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu và đánh giá sinh trường của loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) theo giá đất tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm khoa , các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn: ThS Phạm Đức Chính đã chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Vì năng lực của bản thân và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản khóa luận tốt nghiệp của tôi được đầy đủ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Việt Anh
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tỉ lệ sống của cây Địa liền trong các công thức ............................ 26 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của cây Địa liền trong các công thức ..... 27 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính của loài cây Địa liền ................................................................................................................... 28 Bảng 4.4 Khả năng ra nhánh của loài cây Địa liền trong các công thức ........ 29 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp kết quả khả năng ra nhánh của loài cây Địa liền ... 30 Bảng 4.6: Khả năng ra lá của loài cây Địa trong các công thức ................... 32 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá của loài cây Địa liền .......... 33
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Kết quả đường kính của Địa liền trong các công thức ................... 27 Hình 4.2 Kết quả ra nhánh của cây Địa liền qua các công thức ..................... 30 Hình 4.3: Đo, đếm khả năng ra nhánh cây Địa liền qua các công thức. ........ 32 Hình 4.4: Kết quả ra lá của cây Địa liền qua các công thức ........................... 33 Hình 4.5: Đo, đếm khả năng ra lá cây Địa liền qua các công thức ................ 35
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CREDEP : Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền CT : Công thức UNESCO : Tổ chức Di sản văn hóa thế giới USD : Đồng đô la Mỹ WHO : Tổ chức Y tế thế giới WWF : Tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới D00 : Đường kính sát gốc
- vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 4 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 6 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới.......................................................................... 6 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 9 2.3. Tổng quan về loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) ......................... 16 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.4.1. Phương pháp luận .................................................................................. 21 3.4.2. Phương pháp xây dựng vườn cây lâm sản ngoài gỗ ............................. 22 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ......................................... 26 4.1. Đánh giá sinh trưởng loài cây Địa liền .................................................... 26 4.1.1. Tỷ lệ sống .............................................................................................. 26 4.1.2. Sinh trưởng đường kính của cây địa trong các công thức .................... 26 4.1.3. Động thái ra nhánh của cây Địa liền qua các công thức ....................... 29 4.1.4. Động thái ra lá của cây Địa liền trong các công thức ........................... 32 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ra lá được trình bày tại bảng 4.4 ........................ 32
- vii 4.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây Địa liền ................................. 35 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 37 5.1. Kết Luận ................................................................................................... 37 5.2 Tồn tại ....................................................................................................... 37 5.3 Kiến nghị ................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 39
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng không chỉ cung cấp những các lâm đặc sản như: Gỗ củi, tre, nứa, cây dược liệu, nấm,… mà rừng còn là lá phổi xanh của nhân loại, điều hòa khí hậu, hấp thụ chất độc hại như: CO 2, SO2, …. làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống trong lành cho con người. Rừng có vai trò rất quan trọng như vậy, nhưng trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng, chất lượng. Theo số liệu điều tra của viện điều tra quy hoạch rừng, năm 1945 diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha tương đương với độ che phủ là 43% đến năm 1990 diện tích rừng tự nhiên nước ta chỉ còn 9,175 triệu ha, tương đương với độ che phủ là 27,2%. Nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng bừa bãi. Từ khi chính phủ có chỉ thị 268/TTg (1996) cấm khai thác rừng tự nhiên nên tốc độ rừng phục hồi đã trở nên khả quan hơn. Đến năm 2003 tổng diện tích rừng của cả nước ta là 12 triệu ha, với độ che phủ là 36,1% trong đó rừng tự nhiên chiếm 10 triệu ha và rừng trồng là 2 triệu ha. Hiện nay, độ che phủ bình quân trong cả nước khoảng 42% [12]. Độ che phủ của rừng ở nước ta, ở những thập kỷ trước giảm sút mạnh là do nguyên nhân: Khai thác rừng, quản lý bảo vệ rừng không hợp lý, trồng rừng chưa được chú trọng, các loài cây trồng rừng năng suất thấp, hiệu quả không cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống
- 2 sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật nhất Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có
- 3 3.948 loài được dùng làm thuốc (viện dược liệu, 2007) chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc [16]. Theo kết quả điều tra của viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài). Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú và đa dạng. Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh tật cần thuốc chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống hằng ngày [14]. Theo các nhà khoa học thì cứ sau 20 phút trên phạm vi toàn cầu lại có thêm 1 loài động vật hoặc thực vật bị tuyệt chủng. Trong vòng 50 năm gần đây, tốc độ tuyệt chủng của các loài sinh vật đã tăng lên 40 lần so với thời kỳ cách mạng công nghiệp, và hành tinh của chúng ta đang có nguy cơ bước vào giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 (5 lần trước vào các kỷ Permi, Cambri, Triat, Creta, Tertiari). Việt Nam được xem là trung tâm đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới châu Á, mặc dù có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú, nhưng nguy cơ tuyệt chủng của một số loài rất cao. [15] Do vậy dể bảo tồn một số cây có giá trị về dược liệu, tôi tiến hành nghiên cứu dề tài: Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây Địa liền (Kaempferia galanga L) theo giá đất tại hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
- 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây Địa Liền (Kaempferia galanga L) trên các giá thể đất trong mô hình khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây bản địa trong mô hình khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh giống cây rừng, nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về sinh trưởng cây Địa liền Đây là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu học tập và làm việc sau này. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất cây Địa liền, đưa loài cây này vào trồng tập trung, đa dạng hoá loài cây, nhằm phát triển và sản xuất tại các huyện vùng cao nơi có điều kiện lập địa phù hợp nhằm nâng cao giá trị kinh tế. - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây này. - Bảo vệ được các loài cây dược liệu, các loài nguy cấp, loài có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
- 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án Lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó [19]. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Lâm nghiệp 2017, Luật đất đai 2013, Luật đa dạng sinh học 2008, Nghị định 99 của Chính phủ 2010…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Trên cơ sở thực tiễn về các giá trị của lâm sản ngoài gỗ cho thấy được vai trò hết sức quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống người dân miền núi. Nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định được nhiều loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cương Đông Dương” trong đó có ở Việt Nam.
- 6 Nhận thức được vai trò và tiềm năng của cây thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và phát triển kinh tế, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra nhà nước cũng quan tâm đầu tư cho việc sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc Nam, tổ chức điều tra, phân loại, tìm hiểu đặc tính, thành phần hóa học, lập bản đồ dược liệu trong cả nước. Đồng thời cũng phát triển nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc từ nguồn cây cỏ trong thiên nhiên, Người có công lớn trong lĩnh vực này là GS. Đỗ Tất Lợi, một người đã dày công nghiên cứu và xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến các bài thuốc của các dân tộc. Từ năm 1962-1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài trong đó có mô tả nhiều loài cây LSNG làm thuốc và nhiều bài thuốc hay từ những loài LSNG này (tái bản năm 2004 bài thuốc vị Địa liền trang 401) [14] 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, tính đến nay số loài thực vật được sử dụng vào mục đích chữa bệnh lên đến khoảng 35.000 - 70.000 loài. Trong đó, Trung Quốc ước tính có trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 - 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500, Malaysia có khoảng 2.000 loài, Nepan có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 - 700 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài thực vật có thể được sử dụng trong y học truyền thống. Trong những năm gần đây, nước Mỹ - một nước có nền công nghiệp hiện đại, rất quan tâm đến nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ cho công tác chữa bệnh, họ đã thực hiện những chương trình sàng lọc các hợp chất tự nhiên từ thực vật nói chung và thực vật làm thuốc nói riêng. Đồng thời, nước này còn đầu tư lớn vào việc nghiên cứu
- 7 dược thảo, đào tạo chuyên gia và thành lập trung tâm quốc gia nghiên cứu bổ sung và chọn lọc thuốc của Mỹ [15]. Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này xuất khẩu làm dược liệu và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh . Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học” cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, hóa sinh của chúng, công dụng và cách phối họp các loại cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh tực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ thảo” “Quảng Tây trung dược trí” …(Trần Hồng Hạnh,1996) [5]. Năm 1968 một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc” cuốn sách đã đề cấp tới cây Thảo quả với nội dung sau: - Phân loại cây Thảo quả: gồm tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost Lemaire), tên họ Zingiberceae. - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc - Đặc điểm sinh thái: Khí hậu và đất đai - Kỹ thuật gây trồng: Nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. - Thu hoạch và chế biến, phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: Làm thuốc trị các bệnh về đường ruột.
- 8 Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học (Phan Văn Thắng, 2002) [11]. Vị thuốc “Đông Trùng Hạ Thảo” của người Trung Quốc có giá tới 2000- 5000 USD/ Kg. Hoặc ở Triều Tiên, cây Nhân Sâm đã mang lại một nguồn lợi kinh tế khá lớn cho những cơ sở trồng trọt và sản xuất thuốc từ cây này. Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.s.de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J.Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sốc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán Thảo quả trên thế giới (Phan Văn Thắng, 2002) [11]. Theo ước tính của quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tọc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006) [10]. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.l.Ermakov, V.V. Arasimovich… đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hóa sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D. Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc
- 9 (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [7]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [7]. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần đó mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất. Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [15]. - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài. Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng
- 10 suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức y học cổ truyền và y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc [1]. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena 6 đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [7]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng. Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về thuốc như: Quế (ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), Hồi (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…), Hòe (ở Thái Bình), vv…Có những làng chuyên trồng thuốc như Đại Yên (Hà Nội), Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên). Gần đây nhiều loài thuốc ngắn ngày cũng được trồng thành công trên quy mô lớn như: Bạc Hà, Ác Ti sô, Cúc
- 11 Hoa, Địa Liên, Gấc, Hương Nhu, Ích Mẫu, Kim Tiền Thảo, Mã Đề, Sả, Thanh Cao hoa vàng, Ý Dĩ , vv…[12]. Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu các cây thuốc và vị thuốc để chữa bệnh như: tác giả Đỗ Tất Lợi (1999) trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” giới thiệu 800 cây để làm thuốc; Sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức (1997) có ghi 830 cây thuốc; tác giả Võ Văn Chi có cuốn “Từ Điển cây thuốc Việt Nam” ghi 3200 cây thuốc trong đó có cả cây thuốc nhập nội… Theo tài liệu của Viện Dược liệu (2002) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ. Trong những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [13]. Theo Lê Trần Đức (1997), Địa liền là cây quý thuốc trong y học cổ truyền phương Đông, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 loài phân bố phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới núi cao. Ở Ấn Độ có 48 loài, Malaysia có 18 loài, Trung Quốc có 24 loài. Ở nước ta, Địa liền phân bố hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ có khoảng 30 loài trong đó có gần 30 loài mang tên Địa liền, trong đó 23 loài đã được xác định chắc chắn. Ở Viện dược liệu và trường Đại học Dược hiện có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên loài đều mang tên Địa liền. Ở Việt Nam, Địa liền đã được biết đến từ rất lâu đời là vị thuốc cổ truyền trong y học dân tộc bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn vị thuốc có vị Địa liền dùng trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn