intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

28
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) trồng trong mô hình tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây riềng núi (Alpinia oxymitra). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG DŨNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY RIỀNG NÚI (ALPINIA OXYMITRA) THUỘC NHÓM LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47-LN Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : Ts. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! TS. Nguyễn Tuấn Hùng Trần Trung Dũng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên nói chung và các thầy cô giảng viên trong Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tuấn Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo này, khó tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô đề bài báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Trung Dũng
  5. iii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nhiên cứu..................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 5 2.1 Khái niệm về LSNG .................................................................................... 5 2.2. Phân loại LSNG ......................................................................................... 7 2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ ...................... 8 2.4. Nghiên cứu về LSNG ............................................................................... 12 2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới .......................................................... 12 2.4.2 Tổng quan về LSNG ở Việt Nam .......................................................... 14 2.5. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu. ...................... 21 2.6. Khái quát măm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ. ................................................................................................................ 24 2.6.1. Riềng núi (Alpinia oxymitra) ................................................................ 24 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp luận.................................................................................. 26 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 27 3.4.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 28 3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc...................................................................... 29
  6. iv 3.5.1. Kỹ thuật trồng ....................................................................................... 29 3.5.2. Phương thức trồng ................................................................................. 29 3.5.3. Phương pháp chăm sóc ......................................................................... 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31 4.1. Kết quả nghiên cứu tình hình sinh trưởng ............................................... 31 4.1.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây riềng núi .............................................. 31 4.1.2. Sinh trưởng đường kính của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .... 32 4.1.3. Đánh giá chiều cao (Hvn) ....................................................................... 34 4.1.4. Động thái ra lá của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .................. 37 4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây riềng núi .................................. 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 41 5.1. Kết luận .................................................................................................... 41 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 43
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: tỷ lệ sống của loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra) .......................... 31 Bảng 4.2: Đường kính D00 trung bình loài cây Riềng núi (Alpinia oxymitra).... 32 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi ............................................................................................................ 33 Bảng 4.4. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi ............................................................................................................ 34 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi ............................................................................................................ 36 Bảng 4.6: Tỷ lệ ra lá trung bình của loài Riềng núi (Alpinia oxymitra)......... 37 Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả động thái ra lá ở lần đo thứ 3 của loài cây riềng núi............................................................................................................................. 38
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Ảnh cây riềng núi ............................................................................ 24 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ sống cây riềng núi ..................................................... 31 Hình 4.2 Biểu Đồ đường kính gốc các CTTN ................................................ 32 Hình 4.3: Biểu đồ chiều cao Hvn của các CTTN ........................................... 35 Hình 4.4:Biểu đồ số lá của các CTTN ............................................................ 37
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng không chỉ có chức năng cung cấp lâm sản mà còn có những chức năng quan trọng khác như bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học .... Cấu trúc tổ thành loài của hệ sinh thái rừng (nhất là rừng tự nhiên) rất đa dạng và phong phú, bao gồm thực vật, động vật, vi sinh vật ... . Không chỉ tầng cây gỗ mới tạo nên cấu trúc rừng mà các thành phần khác vai trò hết sức quan trọng như dây leo, thực vật ngoại tầng, bì sinh, lớp cây bụi, thảm tươi ... Khi nhìn thấy sinh khối của rừng chủ yếu là gỗ, thường thì người ta cho rằng giá trị của rừng là do gỗ tạo nên. Vì vậy, trước đây người ta coi sản phẩm gỗ là "lâm sản chính", những sản phẩm tự nhiên khác từ rừng được gọi là "Lâm sản phụ" hoặc "đặc sản" nếu có giá trị cao. Việc phân chia lâm sản chính, lâm sản phụ đến nay không còn phù hợp nữa vì có nhiều mục đích kinh doanh rừng khác nhau. Các sản phẩm được khai thác, được tạo ra từ rừng phục vụ lợi ích của con người không chỉ có gỗ mà còn có rất nhiều loại khác như: các loại thực phẩm, dược liệu, hương liệu, tinh dầu, nhựa cây, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, nấm, côn trùng, động vật hoang dã v.v... Ngày nay, sản phẩm thu từ rừng được xếp vào hai nhóm: Gỗ và Lâm sản ngoài gỗ (Non-Timber forest produsts) Vậy, câu hỏi được đặt ra: Các Lâm sản ngoài gỗ là gì ? • Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao hàm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi. (The Economic value of Non-timber Forest products in Southeast asia - W.W.F - 1989).
  10. 2 "Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm quý khác như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng".(Thực vật và thực vật đặc sản rừng - GT. trường ĐHLN - Lê Mộng Chân, Vũ Dũng - 1992). "Nhiều loài cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loài cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu..." (Quản lý bảo tồn tài nguyên thực vật rừng - GT. Trường ĐHLN - Lê Mộng Chân-1993). Như vậy, Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhưa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi...Các loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được tăng lên do sự tìm tòi, phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống Hiện nay lâm sản ngoài gỗ được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau chúng có giá trị đóng góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Về giá trị kinh tế người ta ghi nhận có 150 loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị được buôn bán trên thị trường quốc tế, giá trị lớn lao của nó được thể hiện ở nguồn thu nhập của các cộng đồng sống gần rừng, lâm sản ngoài gỗ có thể là nguồn thu bẳng tiền duy nhất để mua lương thực, hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men học hành cho con trẻ của các hộ dân nghèo. Ngoài ra lâm sản ngoài gỗ còn đóng góp không nhỏ vào kinh tế đất nước, theo cơ quan y tế thế giới (WHO) đánh giá là 80% dân số các nước đang phát triển dùng lâm sản ngoài gỗ để chữa bệnh và làm thực phẩm. Về giá trị xã hội lâm sản ngoài gỗ giúp ổn định và an ninh cho đời sống người
  11. 3 dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm và bảo tồn kiến thức bản địa. Giá trị về mặt môi trường chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là bảo tồn đa dạng sinh học. Việc thực hiện đề tài“Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa Lâm nghiệp đại học Nông lâm” nhằm đánh giá mức độ sinh trưởng của loài câyriềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ nhân rộng mô hình đánh giá sinh trưởng các loài cây lâm sản ngoài gỗ theo giá đất trong mô hình khuôn viên ngoài trời trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) trồng trong mô hình tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây riềng núi (Alpinia oxymitra). 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của loài cây riềng núi (Alpinia oxymitra) thuộc nhóm LSNG tại mô hình khoa Lâm nghiệp. Ngoài ra, đây còn là nơi phục vụ cho việc giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học cho tất cả mọi người, đặc biệt là các sinh viên trong khoa Lâm nghiệp nói riêng và sinh viên trường ĐH Thái Nguyên nói chung. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của loài cây riềng núi chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển loài cây này. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
  12. 4 - Bên cạnh đó việc học tập của các sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa Lâm nghiệp rất cần những địa điểm để thực hành nghiên cứu sau những giờ học, để giúp sinh viên có thể nắm chắc được những kiến thức lý thuyết trên lớp. - Tiết kiệm được kinh phí cho việc nghiên cứu khoa học và thực hành của sinh viên trong trường nói chung và sinh viên khoa Lâm nghiệp nói riêng.
  13. 5 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm về LSNG Từ xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, dổi, vàng tâm,... để xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc trang trí trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng, có nhiều lúc những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người, đó là các loài cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm đói kém hay vào thời gian giáp hạt, những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản vật kể trên nói theo cách ngày nay được gọi là lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Trên thế giới, thuật ngữ LSNG mới xuất hiện trong khoảng hơn 2 thập kỷ trở lại đây để chỉ các lâm sản khác gỗ. De.Beer (1989) đã quan niệm LSNG như là “ tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khác thác từ rừng tự nhiên để phục vụ tiêu dùng của loài người. LSNG bao gồm thực phẩm, thuóc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, chất đốt và các nguyên liệu thô, song, mây, tre, nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi… Theo quan niệm của De.Beer, LSNG bao gồm mọi sản phẩm hữa hình(khác gỗ) có nguồn gốc sinh học được khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, quan niệm của De.Beer về LSNG chưa đề cập đầy đủ đến các sản phẩm khác gỗ của rừng trồng và của hệ canh tác nông lâm kết hợp[8]. Tổ chức chuyên gia tư vấn về LSNG châu Á- Thái Bình Dương (IEC) họp tại Bangkok – Thái Lan(1991) đã chấp nhận định nghĩa LSNG có thể áp dụng cho hầu hết các nước trong khu vực như sau : “ LSNG bao hàm tất cả các sản phẩm tái tạo và hữa hình, không phải là gỗ xẻ, gỗ nhiên liệu và gỗ củi, thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ loại hình sử dụng đất tương tự nào cũng như đất trồng cây gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái
  14. 6 cũng là LSNG”. Bằng cách hạn chế LSNG chỉ bao gồm các sản phẩm hoặc hàng hóa hữu hình, định nghĩa này đã loại trừ các dịch vụ tạo ra như dịch vụ cắm trại, chăn thả, săn bắn… Theo Ros –Tonen (1995,2000), lâm sản ngoài gỗ được định nghĩa là tất cả các sản phẩm động, thực vật tự nhiên, trừ các sản phẩm gỗ thương mại, có thể lấy được từ rừng để sử dụng và buôn bán. Trong định nghĩa này, du lịch sinh thái không được coi là một loại NTFP mà là một hình dịch vụ của rừng - một loại đầu ra khác của rừng. FAO (1995) đã chỉ ra yêu cầu của ý nghĩa về LSNG là định nghĩa phải vừa diễn tả nghĩa của thuật ngữ LSNG, phải vừa xác định chính xác giới hạn, phạm vi và đặc trưng của nó. Từ đó FAO (1995) đưa ra định nghĩa :“ LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học (trừ gỗ) và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ các kiểu sử dụng đất tương tự”[9]. Định nghĩa này xác định, LSNG bao gồm cả các hàng hoá và dịch vụ có nguồn gốc thực vật và động vật. Định nghĩa về LSNG của FAO (1995) cũng đã nhận biết về chức năng dịch vụ quan trọng đang gia tăng của tài nguyên LSNG. Chẳng hạn, du lịch sinh thái là một ngành công nghiệp lớn trên thế giới đang phát triển rất nhanh.Vì thế, rừng, vùng hoang dã, động vật hoang dã là những thành phần của du lịch sinh thái nên được nhận biết phong phạm vi của LSNG. Ở Việt Nam, theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Chiến- Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản viết trong tạp chí khoa học- Công nghệ kinh tế lâm nghiệp, tác giả cho rằng “Thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ nhằm để chỉ các vật liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm: thực phẩm, dược liệu, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo gián, nhựa mũ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh,động vật hoang dã, chất đốt, các chất liệu thô, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ cho sợi”.
  15. 7 2.2. Phân loại LSNG Lâm sản ngoài gỗ có nhiều dạng khác nhau và rất có ích cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn nhiệt đới. Chúng có thể được phân loại như sau :Thực vật có thể ăn được, động vật có thể ăn được, sản phẩm dược liệu, các sản phẩm động thực vật không ăn được (De.Beer&McDermott, 1006). Lâm sản ngoài gỗ không chỉ thấy ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên mà còn được tìm thấy ở các cấu trúc thực vật do con người tạo nên như vườn rừng và các đồn điền[8]. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại lâm sản ngoài gỗ: Căn cứ vào giá trị sử dụng của LSNG Mendelsohn đã chia LSNG thành các nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán nhựa, thuốc nhuộm và tanin, cây cho sợi và cây làm thuốc. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ Mendelsohn đã chia LSNG thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất bán trên thị trường, nhóm thứ 2 bán ở địa phương và nhóm 3 được sử dụng trực tiếp bởi người thu hoạch. Loại này thường tính được tỷ trọng rất cao nhưng chưa tính được giá trị. Chính loại này đã làm LSNG bị lu mờ, ít được chú ý đến, tác giả cũng chỉ rõ rừng như một nhà máy quan trọng đối với xã hội và LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của nhà máy này. Nhìn chung, các tác giả đã phân loại LSNG theo gia trị sử dụng thành các nhóm: a. làm lương thực, thực phẩm; b. làm vật liệu xây dựng; c. làm hàng thủ công mỹ nghệ; d. làm dược liệu, hương liệu; e. làm cảnh[11]. Ở Việt Nam theo nhóm nghiên cứu của dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam cho rằng lâm sản ngoài gỗ được phân loại theo 6 nhóm tổng hợp dựa vào công dụng và nguồn gốc của lâm sản ngoài gỗ bao gồm các nhóm sau: + Nhóm sản phẩm cây có sợi: tre, nứa, song, mây các loại thân lá có sợi và củ. + Nhóm thực phẩm:
  16. 8 - Những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: thân, chồi non, rễ, lá, hoa, quả, hạt, các loại gia vị, hạt có dầu, nấm… có thể dùng làm thực phẩm. - Những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như: mật ong, thịt thú rừng, cá, tổ yến, trứng chim, các loại côn trùng ăn được. + Nhóm dược liệu, chất thơm và cây có chất độc. + Nhóm những sản phẩm chiết xuất như: các loại nhựa, tanin, chất màu, dầu béo và tinh dầu… + Nhóm động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng làm thực phẩm như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà voi, xương, cánh kiến đỏ + Nhóm những sản phẩm khác như: cây cảnh, lá để gói thức ăn, hàng hóa, phong lan… Cách phân loại này nhìn chung chỉ mang tính tương đối vì công dụng của một số loài lâm sản ngoài gỗ luôn có sự thay đổi, một số sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm khác nhau tùy lúc, tùy vào công dụng và mục đích dùng, biến đổi tùy theo tập quán của từng vùng, từng lãnh thổ… 2.3 . Giá trị sinh thái, kinh tế và văn hoá của Lâm sản ngoài gỗ Nếu giá trị của rừng bao gồm giá trị lâm sản và giá trị sinh thái thi trong đó giá trị sinh thái của rừng cao hơn rất nhiều và giá trị của LSNG không hề thua kém giá trị của lâm sản gỗ. Theo FAO (1997) và IUNC (1999), ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá trị của LSNG được ước tính xấp xỉ với giá trị của lâm sản gỗ. Vì thế, nếu coi lâm sản gỗ là nguồn thu nhập duy nhất trong kinh doanh rừng. chúng ta đã bỏ phí một nguồn lợi khác tương đương với nó. Hơn nữa, trong một thời gian dài, chính quan niệm giá trị cảu rừng chỉ là giá trị của bộ phận gỗ đã gây ra các hoạt động làm suy thoái và huỷ diệt rừng trên quy mô rộng lớn, làm mất đi những giá trị sinh thái và giá trị LSNG của rừng.Nếu chú ý phát triển và kinh doanh thực vật cho LSNG sẽ giúp cho việc làm giảm sức ép lên tài
  17. 9 nguyên cây gỗ, bảo vệ được nhân tố chủ đạo của rừng, do đó không những duy trì được chức năng sinh thái của rừng mà còn làm gia tăng đáng kể giá trị kinh tế của nó.Việc phát triển thực vật cho LSNG là một lựa chọn vừa mang tính kinh tế, sinh thái, vừa là một chọn lựa khả thi ở nhiều khu vực khác nhau (Phạm Văn Điển trong “ Một số vấn đề lâm học nhiệt đới”, 2004)[4]. Lâm sản ngoài gỗ hình thành nên một bộ phận tổng hợp của sinh kế trong cộng đồng nông thôn sống ở các vùng nhiệt đới. Tại hộ gia đình chúng chủ yếu được sử dụng cho các mục đích như lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ gia dụng,..Hơn nữa, một số sản phẩm thường có giá trị kinh tế lớn khi chúng được buôn bán ở địa phương, thậm chí ở quốc tế.Bên cạnh đó, LSNG cũng đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn các khu rừng nhiệt đới và quản lý rừng có sự tham gia (Ros-Tonen-2000).Các giá trị văn hoá và tinh thần của LSNG rất đa dạng nên chúng nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Các cộng đồng nông thôn ở vùng nhiệt đới sử dụng LSNG từ rất lâu, có chiều dài lịch sử hình thành của họ.Bên cạnh đó, LSNG còn đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế hộ gia đình. Ở Java, hệ thống nông lâm kết hợp cung cấp cho một số nông hộ hơn 40% tổng lượng calo mà họ tiêu thụ (Christianty,1986). Ở Nigeria, mô hình vườn nhà truyền thống bao gồm ít nhất 60 loài cây cung cấp các sản phẩm lương thực (Okafor và Femander, 1986). Trong nhiều trường hợp khác, LSNG cũng giúp con người sống sót trong những thời kỳ kho khăn (vi dụ khủng hoảng lương thực, lũ lụt, chiến tranh…). Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, đến giải quyết công ăn, việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đới sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là những
  18. 10 người dân nghèo. Tầm quan trọng đó của LSNG đối với các nước nhiệt đới đã được thừa nhận. Myer (1988) đã tính toán rằng, một khu rừng nhiệt đới có diện tích 50.000 ha nếu được quản lý tốt sẽ cung cấp đều đặn 200 đôla Mỹ/ha/năm từ sản phẩm động vật hoang dã, còn nếu đốn gỗ chỉ cho thu nhập trên dưới 100 USD/ha/năm. Peters và cộng sự (1989) đã tính toán thu nhập từ lâm sản gỗ và LSNG trên một hecta rừng nhiệt đới ở vùng Amazon đạt 6820USD/ha/năm [12]. Rừng và LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người ở vùng Đông Nam Á (De.Beer, 1996). Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào đó (Peter, 1989)[12]. Bảo tồn có khai thác, ít nhất ở một số địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác (Balick và Mendelsohn, 1992).Việc khai thác LSNG thường ít phá huỷ hệ sinh thái hơn so với các loại hình sử dụng đất khác[11]. Những nghiên cứu gần đây về LSNG đã phác họa một bức tranh tươi sáng về sự bảo tồn có khai thác. Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) là một tác phẩm nổi bật. Theo ông LSNG ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế.Chúng quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác LSNG rất có giá trị.Tác giả đã khảng định việc khai thác LSNG nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề : cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất giành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng[11]. Nghiên cứu của Peter (1989) chỉ ra rằng việc khai thác nhựa của rừng nguyên sinh ở Peru đã cho kết quả thu nhập cao hơn bất cứ việc sử dụng đất
  19. 11 nào. Nghiên cứu bổ sung của Heizmen (1990) cũng chỉ ra khai thác cây họ cau dừa ở vùng Peren của Guatemana cũng cho thu hoạch quan trọng. Balick và Mendelsohn (1992) cho rằng giá trị về y học trên một hecta trong rừng thứ sinh ở Beliz cũng cao hơn giá trị thu từ nông nghiệp. Theo các tác giả này thì bảo tồn có khai thác ít nhất của một địa phương cũng được ưu tiên hơn về mặt kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác.Đặc điểm quan trọng của rừng nhiệt đới là tính đa dạng của nó.Bảo tồn có khai thác là phải tạo phần lớn các thực vật sinh trưởng trong rừng.Những nghiên cứu kinh tế thực vật cho thấy rừng tự nhiên nhiệt đới cung cấp một lượng lâm ssản phong phú. Nghiên cứu của Peter có tới 72 loại thực vật sống trên ô mẫu rộng 2 ha mà chúng có thể là sản phẩm hàng hoá. Các sản phẩm khác chưa thể lượng hoá được thuộc các loài trong y học, làm gia vị và thuốc nhuộm.Trong nghiên cứu của mình Mendeldohn 1992 đã khuyến cáo rằng để khai thác rừng nhiệt đới có hiệu quả buộc phải thường xuyên dựa vào vô số sản phẩm.Nhiều trường hợp trong khu vực hẹp người ta sẽ đôi khi bắt gặp một đám sản phẩm có giá trị cao. Peter et al (1989) đã tìm thấy các khu rừng có 5 loài cây có giá trị kinh tế cao ở vùng Amazon Peru hàng năm cho ta thu nhập từ 200-6000 USD/năm[12]. Rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loài thực vật cho LSNG. Ở Đông Nam Á có ít nhất 30 triệu người chủ yếu dựa vào LSNG đóng góp cho thị trường thể giới khoảng 3 tỷ đô la Mỹ từ các đồ gia dụng làm từ song, mây ( Kroekhoen,1996. De.Beer Medermott, 1996). Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Comlombia,Equado,Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu sử dụng hợp lý các LSNG làm nâng cao đới sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng địa phương[8]. Nghiên cứu và phân tích của Padoch,Belê (1989) đã chỉ ra rừng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho người dân địa phương. Rừng không chỉ là nguồn thu lợi mà còn cung cấp lương thực, vật liệu xay dựng, thuốc và năng
  20. 12 lượng. Myers (1980) ước khoảng 60% tổng sản phẩm phi gỗ được tiêu thụ bởi người dân địa phương đã đạt tới lợi ích của họ từ những khu rừng kề cận. Đối với nền kinh tế của một số nước vai trò của LSNG đã được khẳng định chẳng hạn ở Thái Lan trong năm 1987 đã xuất khẩu LSNG đạt giá trị 23 triệu USD, ở Indonesia cũng trong năm đó đạt 238 triệu USD và Malaysia trong năm 1986 xuất khẩu hàng hoá sản xuất từ LSNG đạt 11 triệu USD (Jen.H.De.Beer, 1986). 2.4. Nghiên cứu về LSNG 2.4.1 Tổng quan về LSNG trên thế giới Trên thế giới, lâm sản ngoài gỗ là nguồn sống chủ yếu và là nguồn thu nhập chính của người dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi, người lao động tự do và những người sống phụ thuộc vào rừng, nó là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Ở Châu Á, nơi đây có nguồn tài nguyên LSNG vô cùng phong phú và là nguồn cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người dân vùng nông thôn. Chẳng hạn như: - Tại Ấn Độ có khoản 500 triệu dân sống trong và xung quanh rừng phụ thuộc vào nguồn LSNG cho sinh kế của họ (Viện Tài Nguyên Thế Giới 1990). Ở đây có khoảng 16.000 loài cây thì 3.000 loài LSNG có lợi, hầu hết tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô.Sản xuất lâm sản ngoài gỗ ở Ấn Độ đóng góp khoảng 40% tổng doanh thu từ rừng và 55% việc làm dựa vào rừng - Tại Lào có 90% dân cư sống ở vùng nông thôn và 50% thu nhập của các hộ nông dân này từ LSNG. Theo một nghiên cứu của Sounthone Detphanh (Lào) cho rằng, người dân nông thôn dùng LSNG chủ yếu để ăn (măng, tre, nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây, tre, cây quanh vườn, lá lợp). Tuy nhiên LSNG vẫn chưa là đối
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1