intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu nét độc đáo của tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó nhận diện những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== BÙI THỊ THÙY SỰ ÁM ẢNH CỦA KÍ ỨC TRONG TIỂU THUYẾT GA KÝ ỨC – PHONG ĐIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – ngƣời đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hƣớng dẫn tôi trong quát trình thực hiện khóa luận này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thùy
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo - TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thùy
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài:........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ........................................................... 7 1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết ........................................................................... 7 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 7 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết ........................................................................ 8 1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết ........................................................................ 8 1.2. Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam ............................................................. 10 1.2.1. Về phƣơng diện nội dung ...................................................................... 10 1.2.2. Về phƣơng diện nghệ thuật ................................................................... 12 1.3. Tác giả Phong Điệp và tiểu thuyết Ga ký ức ........................................... 13 1.3.1. Tác giả Phong Điệp ............................................................................... 13 1.3.2. Tiểu thuyết Ga ký ức ............................................................................. 17 1.3.2.1. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................ 17 1.3.2.2. Tóm tắt tiểu thuyết Ga ký ức .............................................................. 19 CHƢƠNG 2: CẢM THỨC KÍ ỨCVỚI NỘI DUNG TƢ TƢỞNG ............... 21 VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM GA KÝ ỨC ........................ 21 2.1. Nhan đề Ga ký ức ..................................................................................... 21
  5. 2.1.1. Khái lƣợc về nhan đề ............................................................................ 21 2.1.2. Nhan đề Ga ký ức .................................................................................. 21 2.2. Tình huống truyện khơi gợi kí ức ............................................................ 22 2.2.1. Khái niệm tình huống truyện ............................................................... 22 2.2.2. Tình huống truyện Ga ký ức ................................................................. 23 2.3. Nhân vật và sự ám ảnh của kí ức ............................................................. 25 2.3.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học .............................................................. 25 2.3.2. Nhân vật trong Ga ký ức ....................................................................... 26 2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật với mạch kí ức................................ 40 2.4.1. Khái niệm thời gian và không gian nghệ thuật ..................................... 40 2.4.2. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Ga ký ức............................. 41 2.5. Giọng điệu hoài nhớ ................................................................................. 48 2.5.1. Khái niệm giọng điệu ............................................................................ 48 2.5.2. Giọng điệu trong Ga ký ức .................................................................... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Cùng với sự phát triển của lịch sử - xã hội, đời sống văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, cũng đang biến đổi từng ngày với những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Văn học đƣơng đại đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cánh nhìn nhận, cánh tiếp cận con ngƣời và hiện thực đời sống, khám phá con ngƣời trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Điều đáng nói nhất là văn học đã quan tâm nhiều hơn tới những thân phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thƣờng. Song song với sự đổi mới ở phƣơng diện nội dung, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòi những cách thức thể hiện mới mẻ. Mỗi tác phẩm văn học muốn sống trong lòng độc giả, tồn tại cùng thời gian đòi hỏi ngƣời nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, cách tân tạo nên sự độc đáo, khác biệt. Do vậy, xu hƣớng cách tân văn học cả về nội dung tƣ tƣởng lẫn hình thức luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, đặc biệt là một số cây bút nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Dƣơng Hƣớng, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh và một số cây bút trẻ, trong đó phải kể đến Phong Điệp với tiểu thuyết Ga ký ức. 1.2. Phong Điệp là một cây bút cần mẫn. Chị đã xuất bản 20 đầu sách với 10 tập truyện ngắn, 4 tiểu thuyết, 2 tập đối thoại văn học, 3 tập truyện dài cho thiếu nhi, một tập tản văn. Năm 2015, Phong Điệp ra mắt cuốn tiểu thuyết có tựa đề rất “vang bóng một thời” là Ga ký ức. Đây là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Phong Điệp, là sự biểu hiện cụ thể cho sự trƣởng thành về tƣ duy nghệ thuật, tính chuyên nghiệp, khả năng làm dày dặn vốn sống, linh hoạt và sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là ý thức tự làm mới của ngòi bút trẻ này. Tác phẩm gây đƣợc sự chú ý của độc giả không chỉ bởi hình thức kết cấu “ba trong một” mà còn ở phƣơng diện nội dung. Cảm thức tìm về thời quá vãng của Ga ký ức có nhiều điểm đáng chú ý. Với mong muốn góp thêm tiếng nói 1
  7. vào sự khẳng định sáng tác của Phong Điệp, chúng tôi lựa chọn đề tài Sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp. Nghiên cứu thành công vấn đề này, khóa luận mong muốn đóng góp thêm một cách tiếp cận, một hƣớng khám phá về giá trịnội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết Ga ký ức. Qua đó, có thể thấy đƣợc đóng góp của nhà văn trẻ này đối với thể loại tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam. 1.3. Kết quả nghiên cứu còn hỗ trợ cho chúng tôi với tƣ cách là một ngƣời giáo viên Ngữ văn tƣơng lai sẽ giảng dạy tốt hơn các tác phẩm văn học đặc biệt là tác phẩm văn xuôi Việt Nam đƣơng đại ở trƣờng phổ thông. Bởi vì, quá trình thực hiện đề tài cũng chính là quá trình ngƣời viết đƣợc rèn luyện tốt hơn các kĩ năng, thao tác tƣ duy phân tích tác phẩm văn học, khám phá đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chƣơng và thấy đƣợc tài năng của từng nghệ sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Văn học là tấm gƣơng phản ánh đời sống, qua văn học ta nhận ra các mảng hiện thực, có cả ánh sáng xen bóng tối, lòng vị tha, sự ích kỷ, niềm vui và nỗi buồn. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: “Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Và cuốn tiểu thuyết Ga ký ức với đề tài là câu chuyện đang diễn ra của thời đại, nói về đô thị hóa và con ngƣời biến đổi trong xã hội đó. Phong Điệp đã đem đến văn chƣơng sự mới lạ, hiểu biết, trải nghiệm về cuộc sống: “Viết với tôi trước hết là một thúc giục, một nhu cầu tự thân, Ga ký ức là nỗi ám ảnh của tôi suốt nhiều năm qua. Những câu chuyện ở đó, những số phận ở đó, nó có sự khác biệt rõ rệt với những tác phẩm trước đây viết về cùng đề tài này. Hình thức thể hiện của cuốn tiểu thuyết cũng sẽ gợi nhiều tò mò cho độc giả. Ga ký ức ở đâu? Liệu có một nơi 2
  8. nào như thế không? Tôi khai thác đề tài này theo cách chưa ai từng làm. Và tôi thích sự liều lĩnh này”[24]. Trả lời phỏng vấn của phóng viên về cấu trúc tác phẩm, Phong Điệp nói: “Với tư cách là người dựng nên Ga ký ức, thì lang thang trong “những ngày buồn của bản thân, gia đình, làng xóm những năm của thập niên 80 thế kỷ trước hay lặn vào các trò chơi cấu trúc, phiêu lưu trong thế giới của hư cấu, tưởng tượng đều có vai trò quan trọng như nhau; và cùng góp phần mang lại cảm xúc trọn vẹn nhất cho độc giả. Ga ký ức với ba chương gắn với cuộc đời của ba nhân vật chính. Đó là những mảnh ghép không thể thiếu để các nhân vật gặp nhau để câu chuyện về quá khứ và hiện thực đối diện nhau, và cất lên tiếng nói của mình” [21].Phải sống đến một chặng thời gian nhất định, phải trải qua nhiều tâm trạng, cảm xúc, phải tiếp xúc với rất nhiều ngƣời, nhiều cuộc đời, cùng độ chín nhất định về tuổi tác, tôi mới có thể nghĩ đến và bắt tay vào việc tái hiện ký ức từ quá khứ của mình và những ngƣời khác, nhà văn Phong Điệp chia sẻ [18]. Ga ký ức là tác phẩm vừa ra đời năm 2015 nên hiện chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu. Rải rác trên các báo và tạp chí có một vài bài báo giới thiệu và trao đổi về tác phẩm.Nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “Không chỉ hay ở nội dung và văn phong, Ga ký ức còn độc đáo và mới lạ trong cấu trúc”. Cũng theo Bảo Ninh, tiểu thuyết này là một “bức tranh sống động và ám ảnh thể hiện được sâu sắc những biến chuyển của thời cuộc từ bao cấp sang kinh tế thị trường” [20]. Nhà phê bình Nguyễn Hòa nhận xét: “Với tôi Ga ký ức là một biểu thị cụ thể cho sự trưởng thành về tư duy nghệ thuật, tính chuyên nghiệp, khả năng làm dày dặn vốn sống, linh hoạt và sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là ý thức tự làm mới của ngòi bút Phong Điệp” [15]. Trân trọng cách nhìn và đánh giá cao cách khai thác, thể hiện của nhà văn Phong Điệp, Nguyễn Hòa cho rằng: “Những câu chuyện được thêu dệt nên trong tiểu thuyết Ga ký ức 3
  9. không nặng nề, u ám hay mang con mắt hằn học, mà được truyền tải nhẹ nhàng, ấm áp, có cả những chi tiết mang dư vị hài hước, cả một chút tự trào với nhân vật cô bé dường như mang ít nhiều hình bóng ấu thơ của tác giả” [18]. Nhà thơ Bùi Kim Anh cho biết, bà đọc miệt mài tiểu thuyết Ga ký ức để tự mình sống lại những hình ảnh, câu chuyện bản thân, gia đình trong những năm tháng khó khăn chung của thời cuộc. Những gì mà rất nhiều ngƣời đã trải qua thời bao cấp là vô cùng phong phú, nhƣng những điều mà Phong Điệp thu lƣợm đƣợc để đƣa vào tác phẩm của mình đã là đáng kể. Nhà văn Lê Phƣơng Liên đề cao những trải nghiệm, khai thác thực tế của Phong Điệp khi thể hiện nhiều câu chuyện, chi tiết đời sống thời bao cấp và mong chờ “con tàu” của Phong Điệp sẽ còn vƣơn đến những chặng đƣờng xa, những sân ga mới bằng sự tích lũy nhiều hơn nữa trên những nẻo đƣờng của đất nƣớc [18].“Cũng là sự hồi tƣởng kí ức nhƣng tác giả viết theo lối tƣơng đối nhanh, đƣa ra ba nhân vật khác nhau, ba tuyến đi khác nhau và cuối cùng hội tụ lại ở một điểm "sân ga kí ức". Nó không bày sẵn trên câu chữ hay ở cái kết mà nó đòi hỏi ngƣời đọc phải nhận ra đƣợc những điều mới, những điều cần phải suy ngẫm"[23]. Nhìn chung, những ý kiến trên đây mới dừng lại ở nhận xét chung, lời giới thiệu về tác phẩm. Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu, trong khóa luận này chúng tôi đi sâu nghiên cứu: Sự ám ảnh của kí ức trong tiểu thuyết Ga ký ức - Phong Điệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó chỉ ra nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4
  10. - Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu nét độc đáo của tiểu thuyết Ga ký ức, từ đó nhận diện những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2015. - Cảm thức ký ức đƣợc biểu hiện ở nhiều yếu tố, song ở phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung triển khai ở một số phƣơng diện: nhan đề, tình huống truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình khoa học đầu tiên tìm hiểu sự ám ảnh của ký ức trong tiểu thuyết Ga ký ức của Phong Điệp, qua các phƣơng diện: nhan đề, tình huống truyện, nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu… Thông qua tiểu thuyết Ga ký ức, ngƣời viết thấy đƣợc những cách tân của tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam. Hi vọng, đề tài này sẽ đƣợc dùng nhƣ một tài liệu hữu ích cho những ai yêu thích tác giả Phong Điệp và mong muốn tìm hiểu về tiểu thuyết của chị. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận đƣợc triển khai ở hai chƣơng: 5
  11. Chƣơng 1: Tiểu thuyết của Phong Điệp trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2: Cảm thức ký ức trong nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm Ga ký ức 6
  12. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TIỂU THUYẾT CỦA PHONG ĐIỆP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Giới thuyết về tiểu thuyết 1.1.1 Khái niệm Theo Bách khoa toàn thư:“Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định” [25]. Nhà nghiên cứu Nga Belinskicho rằng: "Tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách [25]. Giáo trình Lí luận văn học định nghĩa:“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đứa xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [7; 387]. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5; 328]. 7
  13. Nhƣ vậy, có thể thấy các khái niệm trên đều đi đến một điểm chung: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực đời sống xã hội, số phận cá nhân một cách sâu rộng, đồng thời tái hiện nhiều tính cách đa dạng. 1.1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con ngƣời lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại, nhờ vấn đề của đời sống riêng tƣ đặt ra gay gắt. Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục hƣng (thế kỷ XIV – XVI) và đến thế kỷ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sĩ bậc thầy nhƣ Xtăng-đan, Ban-dắc, Thac-cơ-rây, Đích-kenx, Gô-gôn, L.Tôn-xtôi, Đốt-xtôi-ép-xki, tiểu thuyết đã đạt tới sự nảy nở trọn vẹn. Ở Việt Nam, tiểu thuyết phát triển muộn. Mãi tới đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, nƣớc ta mới có tác phẩm có quy mô tiểu thuyết (nhiều hồi, hàng trăm nhân vật, bao quát một quãng thời gian dài hàng trăm năm). Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí vẫn thuộc phàm trù tiểu thuyết cổ điển phƣơng Đông. Phải sang đầu thế kỷ XX, nhất là với dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán, ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. 1.1.3 Đặc điểm của tiểu thuyết So với các thể khác của loại hình tự sự thì đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ. Đặc trƣng này thoạt đầu đƣợc hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau, đời tƣ càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tƣ có thể sâu sắc tới mức thể hiện đƣợc hoặc kết hợp đƣợc với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhƣng yếu tố đời tƣ càng 8
  14. phát triển thì tính chất tiểu thuyết càng tăng, ngƣợc lại, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà. Nét tiêu biểu thứ hai làm cho tiểu thuyết khác với truyện thơ, trƣờng ca, thơ trƣờng thiên, anh hùng ca là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tƣởng hóa. Miêu tả cuộc sống nhƣ một thực tại cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thƣờng, nghiêm túc và bình thƣờng, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Chất văn xuôi nhƣ vậy thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết. Thứ ba, cái làm cho nhân vật của tiểu thuyết khác với các nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là ở chỗ: nhân vật tiểu thuyết là “con ngƣời nếm trải”, tƣ duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời trong khi các nhân vật kia thƣờng là nhân vật hành động. Tiểu thuyết miêu tả con ngƣời đang biến đổi trong hoàn cảnh, con ngƣời đang trƣởng thành do cuộc đời dạy bảo. Những Luy-xiêng Xo-ren, Gô-ri-ô của Ban-dắc, An-na Ka-rê-ni-na của L.Tôn-xtôi, Gri-gô-ri Mê-lê-khốp của Sô-lô-khốp, Thứ của Nam Cao đều là những con ngƣời nếm trải và tƣ duy, vì vậy mà rất “tiểu thuyết”. Thứ tƣ, thành phần chính của tiểu thuyết không phải chỉ là cốt truyện và tích cách nhân vật nhƣ ở truyện vừa và truyện ngắn trung cổ. Ngoài hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách, tiểu thuyết miêu tả suy tƣ của nhân vật về thế giới, về đời ngƣời, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, mọi chi tiết về quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, về đồ vật, môi trƣờng, nội thất… Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa ngƣời trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực nhƣ cái hiện tại đƣơng thời cuả ngƣời trần thuật. Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép ngƣời trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình. 9
  15. Cuối cùng, với các đặc điểm đã nêu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Tiểu thuyết thế kỷ XIX – XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó. Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi-tâm lí của L.Tôn-xtôi (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết kịch của Đốt-xtôi-ép-xki, tiểu thuyết tâm lí-trữ tình của Mác-xen Pru-xtow (Đi tìm thời gian đã mất), tiểu thuyết thế sự-trữ tình của Go-rơ-ki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), tiểu thuyết sử thi-trữ tình của Hê-ming-uê (Chuông nguyện hồn ai), tiểu thuyết sử thi của Sô-lô-khốp (Sông Đông êm đềm), tiểu thuyết trí tuệ của T.Man, tiểu thuyết huyền thoại của G.Mác-két. Ngoài ra, còn có thể nói tới tiểu thuyết tƣ liệu, tiểu thuyết chính luận… Chính hiện tƣợng tổng hợp trên đã làm cho thể loại tiểu thuyết cũng đang vận động, không đứng yên. Nhà nghiên cứu Xô Viết Ba-khơ-tin cho rằng, tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chƣa xong xuôi”. 1.2. Tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam 1.2.1 Về phương diện nội dung Những năm 80 của thế kỷ XX đánh dấu bƣớc chuyển mạnh của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng, với đề tài nổi lên là gia đình, tình yêu, những vấn đề đạo đức – thế sự, hƣớng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại. Tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại so với tiểu thuyết trong thời kỳ chiến tranh đã có nhiều chuyển biến mới trong đề tài, cốt truyện, nhân vật, đến thể loại và thi pháp. Đó là sự chuyển hƣớng dần từ tƣ duy sử thi sang tƣ duy thế sự, chuyển từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định, sang chiêm nghiệm suy tƣ. Ta đã quen cái nhìn rạch ròi thiện – ác, bạn – thù trong thời kỳ trƣớc thì trong tiểu thuyết đƣơng đại là cái nhìn đa chiều phức tạp về hiện thực và số phận con ngƣời. Vẫn còn tiểu thuyết mang tinh thần sử thi nhƣng không mấy thành công. Đề tài lịch sử đang dần nhƣờng chỗ cho đề tài thế sự và đời tƣ gắn với nhu cầu công bố kinh 10
  16. nghiệm cá nhân. Tiểu thuyết đã dám nhìn vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, những mặt tối của cuộc sống bằng cái nhìn trung thực và táo bạo. Hiện thực về con ngƣời trở nên phong phú nhiều chiều. Bên cạnh “con ngƣời ý thức” còn có “con ngƣời vô thức”, bên cạnh “con ngƣời tự nhiên” có “con ngƣời tâm linh”, có ngƣời “lớn hơn thân phận mình”, lại có ngƣời “bé nhỏ hơn tính ngƣời của mình”. Biết bao vênh lệch trong thói quen, trong chuẩn mực giá trị, biết bao bi kịch chƣa hề xuất hiện trong chiến tranh, bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến – đó là những bức xúc, nhức nhối mà văn học hôm nay cố gắng phản ánh. Nhà văn không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng nhƣ trƣớc đây. Họ phải dựa cả vào kinh nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm đến những suy đoán dự cảm, thậm chí vƣợt khỏi thói quen và chuẩn mực thông thƣờng khi phản ánh và lý giải hiện thực – cái hiện thực đầy biến ảo trong muôn ngàn dạng thái của những số phận đời tƣ, những tình trạng đạo đức xã hội. Trong tác phẩm Thời xa vắng, Lê Lựu không chỉ đặt vấn đề nhân cách con ngƣời mà còn phân tích tác động ngặt nghèo của hoàn cảnh khiến con ngƣời bị hoàn cảnh nhào nặn thành kẻ buông xuôi, không tự định đoạt đƣợc cuộc sống của mình. Các nhà văn quan tâm nhất tới số phận con ngƣời và bi kịch đời thƣờng của họ, đó là bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa sự cố gắng vƣơn lên và sự bị kìm hãm, nhân bản và phi nhân bản… Những mạch ngầm và ghềnh thác của mỗi phận ngƣời trong và sau chiến tranh đƣợc khai thác toàn vẹn hơn (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh); với cuộc sống hiện tại (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trƣờng... Khám phá cái thế giới sâu thẳm của con ngƣời cá nhân trở thành cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của các nhà văn. Tiểu thuyết giai đoạn này đã “quan niệm con ngƣời cá nhân nhƣ một nhân cách, một nhân cách kiểu mới. Đó là những con ngƣời vừa có khiếm khuyết, bất toàn; vừa đẹp đẽ, thánh thiện. Đặc biệt, ở giai đoạn văn học này, các cây bút đã đi vào khám phá con ngƣời tự 11
  17. nhiên và những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng… đều nhấn mạnh phƣơng diện bản thể tự nhiên của con ngƣời, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy “hòa âm” và “nghịch âm” trong tiểu thuyết đƣơng đại. 1.2.2 Về phương diện nghệ thuật Cùng với sự đổi mới về nội dung, các nhà văn đã cố gắng tìm tòi, thể hiện những cách tân về phƣơng diện nghệ thuật. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng. Những tác phẩm tiếp nối truyền thống có kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc (Thời xa vắng - Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma– Nguyễn Khắc Trƣờng, Vầng lửa ngũ sắc – Ngô Văn Phú, Cỏ thiêng – Hồng Phi…). Bên cạnh đó, những tiểu thuyết đƣợc làm mới với cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại, kết thúc mở (Ngược dòng nước lũ – Ma Văn Kháng, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Chim én bay – Nguyễn Trí Huân, Cơ hội của chúa – Nguyễn Việt Hà…). Đối tƣợng phản ánh của văn học cũng đã đƣợc di chuyển từ một “quá khứ tuyệt đối” sang một hiện tại chƣa hoàn thành cùng những nhân vật chƣa hoàn kết. Từ vai trò đại diện cho sức mạnh, tầm vóc, trí tuệ và vẻ đẹp cộng đồng đến sự đại diện cho bản chất NGƢỜI trong mỗi cá nhân, vị trí của nhân vật đã có sự di chuyển từ khoảng cách cao cả tôn kính tới sự gần gũi đời thƣờng. Đó không phải là sự hạ thấp nhân vật, trái lại đó là cách thể hiện toàn vẹn hơn các nhân vật, là sự khẳng định tính dân chủ, tích cực của văn chƣơng, khiến cho văn chƣơng trở về gần hơn với cuộc đời, với con ngƣời. Chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mờ nhạt hơn mà thay vào đó nhân vật chủ yếu đƣợc nhà văn gửi gắm một tƣ tƣởng nào đó (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài), là phƣơng tiện để nhìn lại quá khứ (Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh)… Để khắc họa chân dung nhân vật đầy đặn hơn, các nhà văn đã sử dụng 12
  18. kỹ thuật đồng hiện, độc thoại nội tâm (Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai), đa giọng điệu (Đi tìm nhân vật – Tạ Duy Anh)… Con ngƣời không còn thuần túy là đối tƣợng văn học ngợi ca mà còn là đối tƣợng để nhà văn nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đối chứng. Do đó, giọng điệu trần thuật từ trang trọng tôn kính chuyển sang thân mật, suồng sã đời thƣờng. Lối viết đa thanh, phức điệu cũng đƣợc sử dụng triệt để. Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng là một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật. Đặc biệt kỹ thuật dòng ý thức sử dụng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tƣởng, những giấc chiêm bao… để nhân vật tự bộ lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con ngƣời. Nhà văn khơi sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con ngƣời, khai thác “con ngƣời ở bên trong con ngƣời”. Thủ pháp này thể hiện rõ trong các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài)… Nhƣ vậy, giai đoạn này các nhà văn đã có những cố gắng tìm tòi, có sự cách tân cả về phƣơng diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật làm cho diện mạo tiểu thuyết trở nên phong phú, đa diện hơn. 1.3. Tác giả Phong Điệp và tiểu thuyết Ga kí ức 1.3.1. Tác giả Phong Điệp Nhà văn Phong Điệp,tên thật là Phạm Thị Phong Ðiệp, sinh ngày 06/06/1976 tại Nam Ðịnh; Cử nhân Luật, Cử nhân Kinh tế và là Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Hiện chị làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam. Phong Điệp đến với văn chƣơng từ khi còn là học sinh chuyên Văn của trƣờng PT Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Luật nhƣng Phong Điệp lại đƣợc biết đến với tƣ cách là một nhà văn, nhà báo, biên tập viên… 13
  19. Phong Điệp học giỏi và nổi tiếng từ rất sớm. Chị viết văn từ lúc mới 12 tuổi. Khi đó, đã từng có hẳn một chƣơng trình của đài truyền hình Trung ƣơng về cô bé yêu văn chƣơng Phong Điệp đƣợc phát sóng, và chị trở thành thần tƣợng của không ít bạn bè. Nhƣng rồi chị chọn ngành Luật để theo học. Và ngành Luật, với đặc thù riêng của nó, ít nhiều có ảnh hƣởng đến tính cách của chị: khoa học, chuẩn mực, hợp lý. Sau một vài cay đắng tuổi trẻ, chị nhanh chóng giã từ những đám đông ồn ào, tự thiết lập cho mình một thái độ sống kiệm lời và viết. Chị có khả năng viết song song cùng lúc nhiều cuốn sách, tốc độ viết của chị rất nhanh, chị còn trẻ mà lúc nào cũng nhƣ đang chạy đua với thời gian vậy. Nhìn vào danh mục tác phẩm của Phong Điệp có thể nhận ra chị đã cần mẫn nhƣ thế nào trên cánh đồng chữ. Chúng ta không khó để tìm ra ví dụ về một ngƣời viết trẻ nào đó nổi đình nổi đám chỉ bởi những phát ngôn gây sốc, những “pha” làm hàng quái chiêu, những trò PR tiểu xảo để gây chú ý, những ngộ nhận, lầm tƣởng một cách đáng thƣơng về sự nổi tiếng, mà không phải bằng tác phẩm. Còn Phong Điệp đã chọn lấy một cách thể hiện mình đúng nhất, là viết và thấm thía mọi giá trị của đời sống trong việc viết.Trang phongdiep.net, từ một trang web cá nhân của Phong Điệp nay đã trở thành một diễn đàn về văn học nghệ thuật có uy tín, đƣợc nhiều ngƣời truy cập. Bằng sự nhạy cảm của ngƣời phụ nữ cầm bút và những vui buồn đã trải nghiệm, Phong Điệp nhận ra giá trị của hạnh phúc. Rằng, hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc thật chẳng dễ dàng gì, và nếu bạn đang sở hữu nó, hãy biết nâng niu, giữ gìn. Có một gia đình, một ngƣời chồng để yêu thƣơng và những đứa con ngoan luôn nhắc nhở chị, ngoài vai trò là một nhà báo, nhà văn, chị còn là một ngƣời phụ nữ của gia đình. Ngƣời cầm bút viết văn, nói lòng bình yên thì có lẽ không ai tin. Nhƣng Phong Điệp đang có một cuộc sống bình yên, ít nhất là theo cách mà chị muốn tạo ra. Và chị chăm chút cho 14
  20. đời sống ấy, thậm chí bảo vệ nó, để mỗi khi ngồi vào bàn viết, trƣớc trang giấy chị thấy mình không bị vƣớng bận và đƣợc “bay” hoàn toàn trong thế giới của riêng mình. Là chủ nhân của 20 đầu sách ở nhiều thể loại khác nhau, từ truyện ngắn, tiểu thuyết cho đến truyện dài cho thiếu nhi hay tản văn và đối thoại văn học... Phong Điệp tỏ ra trƣờng sức và bền bỉ với những trang viết nối liền tuổi thanh xuân của mình trong suốt gần 20 năm qua. Phong Điệp có những tác phẩm sau đây: Tập truyện ngắn: Khi ta hai mươi (NXB Trẻ, 1996) Tập truyện ngắn: Ma mèo (NXB Trẻ, 1997) Tập truyện ngắn: Người phía bên kia đường (NXB Trẻ, 2000) Tập truyện ngắn: Phòng trọ (NXB Thanh niên, 2001) Tập truyện ngắn: Giấc mơ bay qua cửa sổ (NXB Kim Đồng, 2002) Tập truyện ngắn: Người của ngày hôm qua (NXB Kim Đồng, 2003) Tập truyện ngắn: Vườn hoang (NXB Thanh niên, 2005) Truyện dài: Lạc chốn thị thành (NXB Trẻ, 2005) Tản mạn văn học: Mạn đàm văn chương thời @ (NXB Thanh niên, 2007) Tập truyện ngắn: Kẻ dự phần (NXB Hội Nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản năm 2008; NXB Văn học tái bản năm 2013, NXB Riveeneu xuất bản tại Pháp 2014, dịch giả Nguyễn Phƣơng Ngọc chuyển ngữ) Tập truyện ngắn và tản văn Delete (in chung với nhà văn Nguyễn Việt Hà, NXB Rivenuve – Pháp, 2013) Tiểu thuyết: Blogger (NXB Hội Nhà văn, Công ty Bách Việt hợp tác xuất bản 2009, NXB Văn học tái bản năm 2013) Truyện thiếu nhi: Nhật kí Sẻ đồng, Chào em bé (NXB Kim Đồng, 2011) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2