Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi một số bệnh thường gặp ở gà Cáy Củm và biện pháp phòng, trị tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa - Công ty khai khoáng miền núi Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Mục đích của Khoá luận nhằm nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp như Newcastle, bệnh cầu trùng, bệnh tụ huyết trùng và một số bệnh có thể gặp trên gà Cáy Củm chăn thả tại Thái Nguyên. Đưa ra các biện pháp phòng trị các bệnh như Newcastle, bệnh cầu trùng, bệnh tụ huyết trùng và một số bệnh có thể gặp, đạt hiệu quả cao cho gà Cáy Củm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi một số bệnh thường gặp ở gà Cáy Củm và biện pháp phòng, trị tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa - Công ty khai khoáng miền núi Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN QUÂN Tên đề tài: “THEO DÕI MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ CÁY CỦM CHĂN THẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ TẠI CHI NHÁNH NC VÀ PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA – CÔNG TY KHAI KHOÁNG MIỀN NÚI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN VĂN QUÂN Tên đề tài: “THEO DÕI MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ CÁY CỦM CHĂN THẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ TẠI CHI NHÁNH NC VÀ PT ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA – CÔNG TY KHAI KHOÁNG MIỀN NÚI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đối với hành”. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa cũng như các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh – huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Bùi Thị Thơm đã tận dậy và chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài. Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành tích trong công tác, có nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2019 Sinh viên Trần Văn Quân
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (TN) .......................................................... 26 Bảng 4.1. Mô tả quy trình sử dụng vac-xin phòng bệnh cho gà Cáy Củm..... 30 Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất . Error! Bookmark not defined. Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình hình bệnh thường gặp gà Cáy Củm ............. 32 Bảng 4.4. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc một số bệnh của đàn gà Cáy Củm tại cơ sở ... 32 Bảng 4.5. Kết quả mắc bệnh theo lứa tuổi thường gặp ở gà Cáy Củm lô 1 ... 34 Bảng 4.6. Kết quả mắc bệnh theo lứa tuổi thường gặp ở gà Cáy Củm lô 2 ... 34 Bảng 4.7. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích bệnh cầu trùng trên gà Cáy Củm ... 35 Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích bệnh Newcastle ở gà Cáy Củm ...... 37 Bảng 4.9. Kết quả điều trị cầu trùng gà .......................................................... 38
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT % : Tỷ lệ phần trăm ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng ≥ : Lớn hơn hoặc bằng Cm : Centimet Cs : Cộng sự Kg : Kilogram NC&PT : Nghiên cứu và phát triển Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Đại cương về gia cầm.............................................................................. 3 2.1.2. Hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở gà ............................................. 4 2.1.3. Thành phần hóa học và cơ chế tác dụng của hai loại thuốc RTD- Coccistop và Avicoc ....................................................................................... 18 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 20 2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa ................................................................. 22 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình hoạt động của Chi nhánh công ty nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa .............................................. 22 2.3.2. Tình hình sản xuất của Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa thuộc Công ty nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa ................................. 22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 25 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 25
- v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 25 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 27 4.1.1 Công tác chăn nuôi ................................................................................. 27 4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 29 4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........ Error! Bookmark not defined. 4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà................................... 31 4.1.5. Công tác khác ........................................................................................ 31 4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ................................................. 32 4.2.1. Tình hình mắc bệnh một số bệnh gà Cáy Củm bị mắc ......................... 32 4.2.2. Tình hình mắc bệnh đàn gà Cáy Củm bị tại cơ sở ................................ 32 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 40 5.1. Kết luận .................................................................................................... 40 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Hiện nay chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp ở nước ta, song song với việc chăn nuôi gia súc là để lấy thịt, sữa, da, lông… thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các trang trại, hộ gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở vùng nông thôn và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có từ các ngành công nghiệp chế biến…tại địa phương. Chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng còn tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và diễn biến phức tạp. Dù chăn nuôi theo phương thức nào thì dịch bệnh cũng là một trong những yếu tố gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Chăn nuôi gia cầm được nuôi phổ biến, rộng rãi ở các nông hộ, đến quy mô tập trung vừa, nhỏ… trong nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong đó một số bệnh thường gặp như tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh đầu đen, đậu và một số các bệnh khác nữa ở gà là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại đáng kể đến chăn nuôi gà. Đây là bệnh do ký sinh trùng và các nguyên nhân do virut gây ra. Gà Cáy Củm là một giống gà địa phương nuôi theo phương thức bán chăn thả và chăn thả tự nhiên, hiện nay đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại điều kiện tỉnh Thái Nguyên. Để đánh giá khả năng thích nghi phòng chống dịch bệnh của gà Cáy Củm với điều kiện tại Thái Nguyên, nhằm phát triển nhân rộng việc chăn nuôi gà Cáy Củm, cung cấp thực phẩm có giá trị và bảo tồn nguồn gen quý này, chúng tôi tiến
- 2 hành nghiên cứu đề tài: "Theo dõi một số bệnh thường gặp ở gà Cáy Củm và biện pháp phòng, trị tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa - Công ty khai khoáng miền núi Thái Nguyên". 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp như Newcastle, bệnh cầu trùng, bệnh tụ huyết trùng và một số bệnh có thể gặp trên gà Cáy Củm chăn thả tại Thái Nguyên. - Đưa ra các biện pháp phòng trị các bệnh như Newcastle, bệnh cầu trùng, bệnh tụ huyết trùngvà một số bệnh có thể gặp, đạt hiệu quả cao cho gà Cáy Củm. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Phát hiện, chẩn đoán được các bệnh Newcattle, bệnh cầu trùng và một số bệnh có thể gặp ở gà Cáy Củm và đưa ra phương pháp điều trị tại trại chăn nuôi của chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty CP khai khoáng miền núi tỉnh Thái Nguyên.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Đại cương về gia cầm Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Gia cầm có nguồn gốc từ loài chim hoang dã đã được con người thuần hóa cách đây hàng nghìn năm. Gia cầm có đặc điềm là có bộ xương nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước phát triển thành cánh để bay, và đẻ trứng sau khi trứng được ấp nở thành gia cầm non. Gia cầm sinh trưởng nhanh, là vì quá trình trao đổi chất lớn và có nhiệt độ cơ thể cao (gà 40 – 41oC, vịt 41-42oC, …). Gia cầm có đầy đủ các cơ quan bộ phân như: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, cơ quan sinh dục. Nhưng hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục,..có cấu tạo giải phẫu sinh lý khác nhiều điểm so với gia súc. Cụ thể là: + Hệ hô hấp gia cầm được cấu tạo gồm: Xoang mũi, khí quản, phế quản phổi và 9 túi khí chính nhờ đó mà cơ thể gia cầm nhẹ có thể bay được, bơi được, hơn nữa dịch hoàn của gia cầm nằm trong mà quá trình sinh sản vẫn diễn ra bình thường. + Hệ tiêu hóa gia cầm gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, ruột già, manh tràng, lỗ huyệt, tuyến tụy, gan và mật. trong đó thì khoang miệng gia cầm không có má, không có môi, không có răng và chỉ có mỏ để lấy thức ăn. Thức ăn vào miệng được thấm nước bọt, được đưa xuống diều thông qua thực quản (tại đây thức ăn được diều thấm ướt, làm mềm một phần hydrat cacbon được phân hủy dưới tác dụng của men amylase tạo ra quá trình vi sinh vật diều. Sau đó chuyển qua dạ dày tuyến ( do dạ dày tuyến có HCl, men pepsin tham gia phân giải protein thành pepton) thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch vị ở dạ dày cơ HCl và men pepsin protein tiếp tục được phân hủy, hydrat cacbon cũng được phân giải nhờ tác dụng của vi sinh vật trong thức ăn. Thức ăn từ dạ dày cơ được chuyển xuống ruột non dưới tác dụng của dịch ruột, dịch vị và dịch mật các chất dinh dưỡng cơ bản trong thức ăn được chuyển hóa tạo thành những chất dễ hấp thu.
- 4 Quá trình phân giải các chất trên ở manh tràng tiếp tục nhờ men của đường ruột và vi sinh vật nhưng rất ít. Do thức ăn qua đường tiêu hóa tiêu hóa rất nhanh nên khi gà nuốt phải thức ăn nước uống có chứa noãn hoàng Cầu trùng sẽ xuống ruột non, manh tràng trực tràng nên bệnh cầu trùng xảy ra nhanh vòng đời của cầu trùng ngắn (5 – 7 ngày). 2.1.2. Hiểu biết về một số bệnh thường gặp ở gà 2.1.2.1. Bệnh cầu trùng * Đặc điểm về bệnh cầu trùng ở gà. - Mỗi loại cầu trùng thường chỉ gây tác hại cho gà ở một lứa tuổi nhất định như: + E.tenella chủ yếu gây bệnh cho gà con dưới 45 ngày tuổi. + E.brunetti chủ yếu ở gà lớn. - Gà bị nhiễm Cầu trùng ở lứa tuổi khác nhau thì mức độ nhiễm khác nhau (gà con bị nhiễm Cầu trùng thường thì sẽ chết nhiều hơn gà lớn và gà lớn chủ yếu chỉ là vật mang trùng). Gà bị nhiễm Cầu trùng chủ yếu qua đường tiêu hóa. * Đặc điểm của mầm bệnh ở gà. - Cầu trùng thuộc ngành Srotozoa, lớp Spotozoa, bộ Coccidian, họ Eimeridae họ này thuộc nhiều giống nhưng có hai giống có quan hệ y học và thú y là: Eimridiae và Isospora. - Khi cầu trùng mới theo phân ra ngoài là một kén hay một noãn nang, Oocyst là những tế bào tử hình bầu dục, hình trứng, hình cầu có ba lớp vỏ. Lớp vỏ ngoài cùng rất mỏng, bên trong có chứa nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt, giữa nguyên sinh chất có chứa một nhân tương đối to. Cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình thành bốn bào tửcon và cũng xâm nhập vào niêm mạc ruột. Giống Isospora ít gặp hơn và thường gặp ở chó và mèo. * Vòng đời cầu trùng ở gà. Vòng đời hay chu kỳ sinh học của cầu trùng gồm ba giai đoạn: sinh sản vô tính (Schizogony) và sinh sản hữu tính (Gametogony) được thực hiện trong tế bào biểu mô ruột (Endogenic), giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogony) diễn ra ở bên ngoài cơ thể gà (Exogenic).
- 5 Noãn nang cầu trùng được gà nuốt vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Dưới tác dụng của men tiêu hoá trong dạ dày và ruột non, đặc biệt là men Trypsin, vỏ của noãn nang bị vỡ, giải phóng ra các bào tử con (Sporocyst). Sporozoit có hình thoi, dài 10 - 15µ, có một hạt nhân chui vào đỉnh các nhung mao ruột non, qua biểu mô, vào tuyến ruột. - Sinh sản vô tính (Schyzogonie). Sau khi xâm nhập vào tế bào biểu mô, Sporozoit sinh trưởng rất nhanh và trưởng thành với tên gọi Trophozoit chỉ sau vài giờ, nhân của Trophozoit phân chia và trở thành Schizont thế hệ I (thể phân liệt). Schizont thế hệ I trưởng thành cũng rất nhanh, hình thành và chứa 8 - 120 nghìn Merozoit thế hệ I (kích thước 5 x 15µ) làm cho tế bào bị ký sinh trương to và vỡ Merozoit thoát ra khỏi Schizont, một số xâm nhập trở lại tế bào biểu mô để tiếp tục sinh sản vô tính và phá hủy tế bào biểu mô, một số sinh sản hữu tính.Các Schizont thế hệ II tiếp tục phát triển, giải phóng ra Merozoit lại lại xâm nhập phá hủy tế bào biểu mô lành.Quá trình sinh sản vô tính lặp đi lặp lại để để sinh ra các Schizont thế hệ III, IV... các tế bào biểu mổ bị phá hủy ngày càng nhiều. - Sinh sản hữu tính (Gametogonie). Ở giai đoạn sinh sản, các Schizont thế hệ II, III, IV… tạo ra thể Gamet có hình dạng giống Schizont. Từ Gamet hình thành các Gametocyte đực và Gametocyte cái. Gametocyte đực phát triển, qua nhiều lần phân chia, tạo thành giao tử đực (hay tiểu phối tử) Macrogamet lMicrogametocyte hình thoi, có 2 lông roi, kích thước nhỏ, có khả năng di chuyển. Gametocyte cái phát triển thành giao tử cái (đại phối tử) Macrogamet lMacrogametocyte có kích thước lớn, một nhân, dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, không di động.Nhờ 2 lông roi, giao tử đực di chuyển đến gặp và chui vào giao tử cái.Trong giao tử cái diễn ra quá trình đồng hoá nhân và nguyên sinh chất để tạo thành hợp tử. Hợp tử phân tiết một màng bao bọc bên ngoài và được gọi là noãn nang (Oocys). Thời gian sinh sản vô tính kéo dài 3 - 22 ngày tuỳ loài cầu trùng, các Oocyst theo phân gà ra ngoài cơ thể ngoại cảnh. - Sinh sản bào tử (Sporogonie). Ở ngoài môi trường, gặp điều kiện thuận lợi, sau vài giờ, trong nguyên sinh chất của noãn nang đã xuất hiện khoảng sáng và
- 6 phân chia. Sau 13 - 48 giờ, nguyên sinh chất hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst). Nguyên sinh chất của các túi bào tử lại phân chia tạo thành 2 bào tử con (Sporozoit). Như vậy, trong Oocyst có chứa 8 bào tử con, khi gà ăn vào trở thành Oocyst có sức gây bệnh cho gà. * Sức đề kháng của mầm bệnh. Định nghĩa: Sức đề kháng của mầm bệnh là khả năng chống lại các tác nhân của môitrường như ẩm độ, nhiệt độ, ánh sáng, môi trường nhân tạo, các dung dịch hóachất tác động đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của chúng. - Cầu trùng có sức đề kháng cao với các chất sát trùng thông thường và điều kiện ngoại cảnh. Người ta thường sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt cầu trùng. + Đối với nhiệt độ. Theo Lê Văn Năm (2003) nhiệt độ thích hợp cho quá trình pháttriển bào tử nang ở ngoài cơ thể là 150oC–350oC, lạnh là -150oC và nóng trên 400oC bào tử nang sẽ chết. Còn Ellis C. C (1986) cho rằng: Khi điều kiện thấp ocyst đã sinhbào tử tồn tại được 14 ngày ở 120oC-200oC những Oocyst chưa sinh bào tử chỉ chịu đựng được không quá 56 giờ. + Đối với các hóa chất Cầu trùng có chất đề kháng với chất sát trùng nhưng cũng có nhiều công trình nghiên cứu để làm giảm noãn nang bằng hợp chất có thể xâm nhập được vào tế bào Cầu trùng.Horton Smith (1996) cho biết dung dịch Greolin 5% sẽ giết chết noãn nang non và thành thục sau 20- 30 ngày. + Đối với oxy Muốn phát triển được cần có oxy để nang trứng phát triển. Trong môi trường thối nát thiếu khí nang trứng không phát triển được, phân bào ngừng lại. * Tác nhân gây bệnh cầu trùng: Mỗi loại ký sinh ở một khu vực nhất định trong đường ruột của gà; có hình thái, kích thước khác nhau. * Đường lây nhiễm cầu trùng ở gà: Bệnh cầu trùng gà lây qua đường tiêu hóa. Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc đã khỏi bênh nhưng vẫn còn mang trùng (bài thải
- 7 trứng cầu trùng theo phân ra ngoài cơ thể ra nền chuồng gây lây lan bệnh trong trại). Trứng trên nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống. Gà nhặt thức ăn có trứng Cầu trùng, trứng sẽ đi vào ruột già và gây bệnh. Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây xuất huyết nặng làm cho gà đi phân sáp hoặc phân có máu. * Thời gian nhiễm và phát bệnh cầu trùng: Định nghĩa: Thời gian nhiễm bệnh là thời gian lúc gia cầm ăn phải bào tử nang đến khi noãn nang được thải trở lại môi trường bên ngoài cơ thể và trở thành bào tử. Thời gian nhiễm bệnh chia làm hai thời kỳ: - Thời kỳ tiền phát là thời gian: từ lúc gà ăn, uống dính phải bào tử nang đến lúc chúng vào cơ thể và ký sinh tại một vùng nào đó. Nghĩa là ta thấy xuất hiện nang trứng trong phân. - Thời kỳ phát bệnh: là khoảng thời gian mà ta thấy nang trứng xuất hiện trong phân đến lúc con vật xuất hiện triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh. * Đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở gà: Bệnh Cầu trùng là bệnh xảy ra phổ biến ở gia cầm cũng như gia súc. Gây thiệt hại đến kinh tế vì bệnh sinh sản nhanh dễ lây bệnh, bệnh có sức đề kháng cao nên khó bị tác động bởi môi trường cũng như một số tác nhân hóa học. Để hiểu rõ về yếu tố dịch tễ học ta đề cập tới các yếu tố: +Tuổi: Ở gà, bệnh xảy ra chủ yếu ở gà còn non, gà dò, gà mới trưởng thành, gà ốm phải bệnh nhưng mang trùng là nguồn bệnh tiềm tàng lâu dài, phức tạp. + Mùa vụ: Theo nghien cứu thì ở Việt Nam xảy ra quanh năm, tỷ lệ mắc bệnh cao đặc biệt những tháng mưa ẩm gà thải phân ra ngoài rồi trứng ngấm vào nước đất nên gà dễ mắc. + Chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh Nếu ta chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh tốt cùng với phòng bệnh tốt đúng thuốc gà sẽ có khả năng chống chọi với mầm bệnh.Nhưng ngược lai nếu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh kém gà dễ mắc bệnh bệnh sẽ xảy ra nhanh và mạnh mẽ.
- 8 * Sự đáp ứng miễn dịch của gà với bệnh Cầu trùng: Gà từ 20 ngày tuổi tới 2 tháng tuổi bị bệnh nặng nhất. Sau khi khỏi bệnh gà sẽ có miễn dịch với loài Cầu trùng chúng đã nhiễm phải.Song vấn đề miễn dịch trong bệnh Cầu trùng cho tới nay vẫn chưa được công nhận đầy đủ.Vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu rộng rãi hơn. Miễn dịch đối với bệnh cầu trùng là miễn dịch có trùng và do sự tự tái nhiễm thường xuyên đã đảm bảo cho sự ổn định mầmbệnh trong cơ thể gà có miễn dịch. * Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng, phòng và trị bệnh Cầu trùng ở gà - Triệu chứng: Thể cấp tính (manh tràng): Gà bệnh ỉa ra máu (phân gà sáp) vào khoảng 4-5 ngày sau khi nhiễm bệnh, ủ rũ, xù lông, giảm ăn, thiếu máu và chết. Thể cấp tính (ở ruột non): Biểu hiện giống như ở thể manh tràng nhưng tỷ lệ chết cao. Thể mãn tính: Gà bệnh đầy bụng, tiêu chảy phân sống hoặc phân sền sệt, thiếu máu. Giảm ăn, giảm trọng lượng và giảm tỷ lệ trứng. => Khi bị Cầu trùng gà dễ bội nhiễm do E.coli, bạch lỵ nên triệu chứng lâm sàng còn phức tạp hơn nhiều. - Bệnh tích: Xác chết gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, phân tích xung quanh lỗ huyệt, phân lỏng thường trong phân có lẫn máu.Bệnh tích cơ bản là ở ruột, các cơ quan khác không có thấy bệnh tích rõ.Mức độ biến đổi ở ruột phụ thuộc vào loài Cầu trùng và lượng Cầu trùng xâm nhập. Màng niêm mạc đường tiêu hóa xanh tím, phủ chất nhầy màu vàng xám.Diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch.Trong dạ dày cơ có một ít thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch hơi vàng. Vách ruột dày lên rõ, màng niêm mạc trương lên, lớp nhung mao nằm bẹp, một số nơi thấy rõ những điểm xuất huyết. - Chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh Cầu trùng cần kết hợp nhiều phương diện mới có kết luận chính xac được và ta cần quan tâm đến các yếu tố là dịch tế, triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích và xét nghiệm phân, đệm lót. Mổ khám bệnh tích: gà đã chết ta tiến hành mổ khám, tùy vào chủng căn nguyên, vị trí ký sinh của chúng mà khi mổ khám ta thấy rõ những biến đỏi ở thành
- 9 ruột, những vùng đường ruột khác nhau, niêm mạc ruột,…như mô tả ở phần bệnh tích. - Phòng và trị bệnh cầu trùng: Theo Lê Văn Năm (2003): Nguyên tắc điều trị bệnh Cầu trùng phải đảm bảo:Thời gian điều trị bệnh Cầu trùng phải kéo dài ít nhất 3-4 ngày cho dù thực tế khi mới dùng thuốc đặc hiệu 1-2 ngày đã thấy nhiều đàn gia súc-giacầm khỏi bệnh về mặt lâm sàng. Liều dùng thuốc phải đủ để tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụngcủa mỗi loại thuốc riêng biệt mà các nhà sản xuất đã khuyến cáo. Do chu trình phát triển sinh học của Cầu trùng cần 3-5 ngày, sau khiđiều trị khỏi bệnh 3-5 ngày, phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày để kìmhãm sự phát triển của chúng sau đó nghỉ 3-5 ngày và lặp lại cho đến khi giasúc - gia cầm đạt đến độ tuổi miễn dịch tự nhiên, đối với gia cầm duy trì liềuphòng đến 90 ngày tuổi. * Biện pháp ngăn ngừa, quản lý bệnh Cầu trùng ở gà Để có thể xảy ra được bệnh cần có 3 yếu tố là vật chủ, môi trường và mầm bệnh.Thiếu 1 trong 3 yếu tố bệnh sẽ không xảy ra.Vì vậy để ngăn ngừa bệnh Cầu trùng ta cần triệt một trong 3 yếu tố. Ta nên thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Trước khi đưa gà vào nuôi phải vệ sinh chuồng trại bằng cách quét dọn và cọ rửa. Sau đó tiến hành tiêu độc, khử trùng bằng các hóa chất: Formon 1,5%, NaOH 2%... Sau đó 2 ngày quét vôi đặc.Các dụng cụ liên quan sau khi rửa sạch được ngâm trong Crezin 5% 2 giờ - 5 giờ và phơi thật khô. + Chất độn chuồng phải được phơi khô, phun formon 1,5% mới đưa gà vào chuồng. + Dứt khoát không nuôi chung gia cầm với nhiều lứa tuổi khác nhau trong cùng 1 khu vực. + Chất đệm lót sau mỗi lứa phải được thu gom, ủ kỹ đúng nơi qui định, phải thường xuyên diệt vật môi giới truyền bệnh: côn trùng, chuột, động vật hoang dã…. + Để tăng cường khả năng kháng bệnh cho gà bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi và quy trình phòng bệnh thú ý đối với mỗi bệnh.
- 10 2.1.2.2 Bệnh đậu gà Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 - 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ... làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau: - Tác nhân gây bệnh: Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses gây nên. Virus này có khả năng tồn tài dài trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là những vật trung gian truyền bệnh. Virus có thể sống 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Bên cạnh đó, khi gà khoẻ có vết xước ở da tiếp xúc với gà bệnh có nguy cơ mắc cao. Virus diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 20 °C và dung dịch Iodin 1% làm chết virus, phenol 5% chỉ 30 phút để làm chết virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh từ 4 - 10 ngày. - Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi. - Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết. Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo. Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn. Bệnh đậu gà có ba dạng: Dạng khô: đậu mọc ở da, tại những chỗ không có lông, bao gồm cả ở hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân,... Mụn lúc đầu sưng tây màu hồng nhạt hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Khi gà
- 11 mắc bệnh vẫn có thể ăn uống nhưng kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng rất ít. Dạng ướt (difteria): đậu mọc ở niêm mạc, bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc, gà ăn uổng và thở rất khó khăn. Bên ngoài, gà có biểu hiện sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi gà bị viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. Gà mắc bệnh không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ cao. Một số trường hợp gà bị đậu cả hai dạng kết hợp (dạng khô và dạng ướt) Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống. Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắcxin đậu cho gà vào lúc 7 -10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1 cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 - 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 - 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 - 5 tháng tuổi. Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm. Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt. Bổ sung them vitamin để tang sức đề kháng cho gà. 2.1.2.3. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà Lịch sử bệnh: Bệnh đầu đen được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 ở Rhode Island (Cushman, 1894) [13]. Tuy nhiên, các báo cáo của Trạm thực nghiệm nông nghiệp tại địa phương về tình hình dịch bệnh từ năm 1891 đã đề cập về một " bệnh khó hiểu" xuất hiện trên đàn gà tây, với triệu chứng chung là da vùng đầu bị
- 12 biến đổi màu, gà mắc bệnh tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà tây. Những người nông dân địa phương căn cứ vào triệu chứng đặc biệt đã quan sát được ở vùng đầu của gà tây mắc bệnh: mào thâm tím, da mép và da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen nên gọi tên bệnh là bệnh “đầu đen” Theo Smith (1895), khi gà tây mắc bệnh thì gan và manh tràng là 2 cơ quan bị tổn thương nặng nề nhất. Ông đã lấy bệnh phẩm là 2 cơ quan này để nghiên cứu và xác định được nguyên nhân gây bệnh là một sinh vật đơn bào (Amoeba meleagridis). Từ đó bệnh đã được đặt tên là bệnh truyền nhiễm Enterohepatitis. Nghiên cứu kỹ hơn, Tyzzer E. E. (1934), đã xác định được nguyên nhân gây bệnh và gọi tên sinh vật đơn bào gây bệnh đó là H. meleagridis. Từ đó, bệnh cũng được gọi bằng tên khoa học là Histomoniasis. Tuy nhiên, vì lý do tiêu chuẩn hóa đã được đề xuất từ (năm 1990) về việc sử dụng hậu tố osis cho các bệnh ký sinh trùng (2006), do đó bệnh có tên khoa học là “Histomonosis”. Sau sự bùng nổ đầu tiên ở Rhode Island, Histomonosis đã nhanh chóng lây lan trên đàn gà tây khắp nước Mỹ và gây thiệt hại nhiều nhất trong số các bệnh gặp trên gà tây. Hiện nay ở Việt Nam, bệnh được phát hiện vào tháng 3 năm 2010 (Lê Văn Năm, 2012). Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân ở nước ta. Tác giả cũng cho rằng, các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm nặng giun kim mà loài giun này được biết đến như 1 vectơ sinh học truyền bệnh đơn bào H. meleagridis cho gà và gà tây. - Dịch tễ học bệnh đầu đen ở gà Động vật mắc bệnh: Lund và Chute (1973) đã thử nghiệm và gây bệnh cho 8 loài chim thuộc vè loài gà và thấy rằng gà lôi trắng Trung Quốc là vật chủ tốt nhất cho giun tròn, tiếp theo là gà và gà sao. Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà tây và gà giò. Ít thấy bệnh ở gà lớn trên 5 - 6 tháng tuổi. Lê Văn Năm (2012) cho biết: gà tây, gà nuôi (gà ta, gà công nghiệp) và một
- 13 số hoang cầm cùng nòi đều mắc bệnh. Bệnh bùng phát chủ yếu ở gà nuôi tập trung (gà thả vườn). Một yếu tố quan trọng để H.meleagridis tồn tại và phát tán mạnh ra môi trường thiên nhiên là do chúng thường ký sinh trong trứng của giun kim H. gallinarum, mà khi nuôi gà thương phẩm hoặc làm giống thì hầu như 100% gà bị nhiễm loại giun này. Bởi thế mà gà ta và gà tây bị nhiễm H. meleagridis chủ yếu qua đường ăn uống trong đó có trứng giun kim H. gallinarum. Tuổi mắc bệnh: Hauck và cs. (2010) cho biết: giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi tỷ lệ mắc Histomonosis cao nhất, triệu chứng bệnh điển hình nhất. Lê Văn Năm (2012) bệnh thường thấy ở gà tây từ sau 2 tuần đến 3 - 4 tháng tuổi, nhưng ở Việt Nam gà sau 5 tháng vẫn mắc bệnh; ông cho biết thì tuổi gà càng cao bệnh càng nặng (2 - 5 tháng tuổi). Mùa vụ: Gà mắc bệnh ở tất cả các tháng trong năm, nhưng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Ở Việt Nam, Lê Văn Năm và cs (2010) [10] cũng đã báo cáo rằng, bệnh bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè và hè thu. Đối với những gà lớn tuổi (gà già và gà đẻ) thường xảy ra vào cuối thu và mùa đông. Điều kiện vệ sinh thú y: Điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khả năng nhiễm Histomonas meleagridis của gà. Điều này có liên quan mật thiết với sự tồn tại và phát triển của giun kim - môi giới trung gian truyền bệnh. - Triệu chứng và bệnh tích bệnh đầu đen: Triệu chứng: Theo Lê Văn Năm (2012), đây là bệnh đặc thù của gà và gà tây nuôi theo phương thức tập trung thả vườn. Bệnh xuất hiện và mức độ bệnh phụ thuộc vào tuổi gà và điều kiện vệ sinh môi trường. Thời gian ủ bệnh dài từ 7 - 28 ngày. Bệnh có 2 thể biểu hiện cấp tính và mãn tính. • Thể quá cấp và cấp tính - Bệnh xảy ra đột ngột: gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt rất cao, rúc đầu vào nách cánh đứng run hoặc tìm chỗ có ánh sáng, có nhiệt để sưởi (mặc dù trời rất nóng).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 60 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn