LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả<br />
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có kế<br />
thừa và tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh<br />
mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.<br />
Tác giả<br />
Hoàng Thị Hà<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được<br />
sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây cho<br />
phép tôi gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất.<br />
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nga, người trực<br />
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành<br />
được khóa luận tốt nghiệp này.<br />
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trường<br />
Đại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho<br />
tôi trong những năm học qua. Các thầy cô là những tấm gương mà tôi sẽ mãi noi theo.<br />
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi<br />
trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn<br />
thành đề tài này.<br />
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình và những<br />
người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.<br />
Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn<br />
hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý<br />
kiến từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.<br />
Xin trân trọng cảm ơn !<br />
<br />
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015<br />
Tác giả khóa luận<br />
<br />
Hoàng Thị Hà<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1<br />
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2<br />
2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật .................................. 2<br />
2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương..................... 5<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 6<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6<br />
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 6<br />
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 7<br />
6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 7<br />
NỘI DUNG................................................................................................................. 8<br />
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ............................................... 8<br />
1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm .................................................................................... 8<br />
1.1.1 Tác giả Hữu Phương ........................................................................................... 8<br />
1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ ........................................................................... 10<br />
1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ.......................................................... 13<br />
1.2 Về thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 15<br />
1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 15<br />
1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật .................................................................... 17<br />
1.3 Về không gian nghệ thuật .................................................................................... 18<br />
1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 18<br />
1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật ......................................................................... 19<br />
1.3.2.1 Không gian thiên nhiên vũ trụ ........................................................................ 19<br />
1.3.2.2 Không gian địa lí ............................................................................................ 19<br />
1.3.2.3 Không gian xã hội .......................................................................................... 20<br />
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN<br />
TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 21<br />
2.1 Thời gian hồi tưởng ............................................................................................. 21<br />
2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò .................................................................................. 21<br />
2.1.2 Hồi tưởng về gia đình ....................................................................................... 23<br />
<br />
2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh ................................................................................... 25<br />
2.1.4. Hồi tưởng về tình yêu ...................................................................................... 27<br />
2.2 Thời gian hiện tại ................................................................................................. 29<br />
2.2.1 Thiện về làng .................................................................................................... 29<br />
2.2.2 Thiện đi tìm cha ................................................................................................ 32<br />
2.2.3 Thiện lên đường vào đại học ............................................................................ 33<br />
2.3 Thời gian tương lai .............................................................................................. 34<br />
2.3.1 Tương lai thể hiện qua dự cảm ......................................................................... 34<br />
2.3.2 Tương lai thể hiện qua ước mơ.......................................................................... 37<br />
2.4 Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian ........................................................ 38<br />
CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN<br />
TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 41<br />
3.1 Không gian chiến tranh ........................................................................................ 41<br />
3.1.1 Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh ...................................................... 41<br />
3.1.2 Không gian ý chí và khát vọng giải phóng ....................................................... 44<br />
3.1.3 Không gian trú ẩn và dục vọng bản năng........................................................... 48<br />
3.2 Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình .................................................... 52<br />
3.3 Không gian sinh hoạt và văn hóa vùng miền ........................................................ 54<br />
3.3.1 Sinh hoạt xã hội ............................................................................................... 55<br />
3.3.2 Sinh hoạt gia đình ............................................................................................ 59<br />
3.3.3 Sinh hoạt cá nhân ............................................................................................. 61<br />
3.4 Không gian lao động sản xuất và thi đua chiến đấu .............................................. 66<br />
3.4.1 Trên cánh đồng làng Đại Hòa............................................................................ 67<br />
3.4.2 Trên nông trường Lệ Giang ............................................................................... 71<br />
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 75<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất<br />
yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật,<br />
thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời<br />
gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về<br />
thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời,<br />
chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu<br />
thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt,<br />
cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo<br />
nên. Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện rất quan trọng trong thi<br />
pháp học, chúng tồn tại song song thống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là<br />
phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Mặt khác, chúng là những<br />
hình tượng rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.<br />
Trong cấu trúc văn bản của văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai<br />
trò quan trọng.<br />
Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào<br />
lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh<br />
nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao<br />
vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không<br />
đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảo tưởng. Trên bước đường<br />
nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền<br />
Trung. Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về con người của mảnh đất Quảng<br />
Bình với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư<br />
liệu, mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn<br />
tuyến. Mặc dù bị thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn<br />
phản ánh chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền<br />
Trung trong những năm tháng bom đạn.<br />
Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương dựa trên nguyên tắc kết hợp, song<br />
trùng những cái đối lập tương phản. Điều này thể hiện ở hầu hết các phương diện nghệ<br />
thuật của tác phẩm. Theo trục thời gian là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, ký ức<br />
<br />
1<br />
<br />