Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 12
download
Nội dung chính của khoá luận gồm: Sơ lược về Dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường. Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ ĐINH QUANG BÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa : 2014 – 2018 THÁI NGUYÊN – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------ ĐINH QUANG BÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN CỤM CÔNG NGHIỆP CÂY BÒNG, XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K47 - VB2 Khoa : Môi trường Khóa : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Đỗ Thị Lan THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa. Để đạt được kết quả như hôm nay và có thể hoàn thành tốt bài đề tài tốt nghiệp của mình, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Lan, Cô đã giúp em lựa chọn mảng đề tài phù hợp, hướng dẫn em nhiệt tình và tận tụy trong quá trình em làm đề tài tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường. Đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập, nghiên cứu tài liệu và hoàn thành đề tài của mình. Sinh viên Đinh Quang Bình
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 1.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................1 1.1.1. Mục tiêu chung.................................................................................................................. 1 1.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 2 1.2. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học.......................................................................................................3 1.1.1. Cơ sở khoa học.................................................................................................................. 3 1.1.2. Cơ sở lý luận thực tiễn...................................................................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ...................................................5 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 5 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................................... 7 PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........10 2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................10 2.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành ...........................................................10 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................10 2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................10 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................................... 10 2.4.2. Phương pháp thống kê:................................................................................................... 11 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh: ................................................................................... 11 2.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO và phương pháp mô hình hóa ........................................................................................................ 11 2.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: ..... 11 3.4.3. Phương pháp phân tích số liệu trong phòng thí nghiệm. ............................................ 15 3.4.4. Phương pháp đánh giá và so sánh ................................................................................. 18 PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN ............................................19 3.1. Sơ lược về dự án ..................................................................................................19 3.1.1. Hiện trạng khu đất dự án: ............................................................................................... 19 3.1.2. Nội dung chủ yếu của dự án .......................................................................................... 22
- iii 3.2. Ảnh hưởng của dự án đến Môi trường và kinh tế - xã hội ..................................32 3.2.1. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường .......................................................................... 32 3.3. Ảnh hưởng của dự án đến kinh tế - xã hội ...........................................................68 3.3.1. Những tác động đến môi trường kinh tế - xã hội......................................................... 68 3.4. Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tắng cường hiệu quả kinh tế cho dự án ...............................................................................72 3.4.1. Biện pháp phòng ngừa,giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................. 72 3.4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động về kinh tế - xã hội. ....................................77 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................81 4.1. Kết luận ................................................................................................................81 4.2. Kiến nghị ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................82
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Tên ký hiệu BVMT Bảo vệ Môi trường BTCT Bê tông cốt thép CTNH Chất thải nguy hại ĐTM Đánh giá tác động môi trường PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới XDCB Xây dựng cơ bản XLNT Xử lý nước thải CCN Cụm công nghiệp KCN Khu công nghiệp
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí ........................................................12 Bảng 2.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu ..........................................................13 Bảng 2.3. Thời gian và vị trí lấy mẫu nước ................................................................14 Bảng 2.4. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu ..........................................................14 Bảng 2.5. Thời gian và vị trí lấy mẫu đất ...................................................................15 Bảng 2.6. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu ..........................................................15 Bảng 2.7. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí .......................16 Bảng 2.8. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ................................16 Bảng 2.9. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng đất ....................................17 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp sử dụng đất .........................................................................20 Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất của dự án.....................................................................23 Bảng 3.3. Bảng tổng hợp mạng lưới đường và công trình giao thông .......................26 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước .......................................................28 Bảng 3.5. Cơ cấu diện tích cây xanh ..........................................................................30 Bảng 3.6. Những nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án ............................33 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu khí ..........................................................................35 Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất ........................................................36 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt ................................................................37 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu đất ..........................................................................38 Bảng 3.8. Tổng hợp khối lượng thu hồi, giải phóng mặt bằng ...................................40 Bảng 3.9. Tổng hợp công trình kiến trúc hiện trạng. ..................................................41 Bảng 3.10. Tải lượng khí thải độc hại phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (dầu diezel) phục vụ thi công ..................................46 Bảng 3.11. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính ..........49 Bảng 3.12. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí ........................................49 Bảng 3.13. Nồng độ khí, bụi trong giai đoạn thi công................................................51 Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn thi công ..........53 Bảng 3.15. Lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách......................................................57 Bảng 3.16. Sự phát tán độ ồn do nguồn điểm .............................................................57 Bảng 3.17. Sự phát tán độ ồn do nguồn đường ..........................................................58 Bảng 3.18.Mức độ gây rung của một số máy móc thi công .......................................60 Bảng 3.19. Các chất ô nhiễm khí thải đặc trưng của một số ngành công nghiệp .......64
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đánh giá tác động môi trường hay viết tắt là ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13) Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không; Đồng thời có biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng và đi vào hoạt động dự án. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định lựa chọn phương án khả thi tối ưu cho dự án, liên quan giữa môi trường và hoạt động sản xuất, đảm bảo đúng theo quy định Nhà nước mà vẫn có lợi về kinh tế. Hiện nay các dự án phát triển kinh tế - xã hội ,cơ sở hạ tầng đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh,vì vậy việc lập ĐTM là hết sức cần thiết để dự báo và ngăn ngừa sự ô nhiễm môi trường,giảm đa dạng sinh học của các dự án. Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai đã được bổ sung tại Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên và giao cho UBND Huyện Võ Nhai làm Chủ đầu tư. Được quy hoạch phát triển đến năm 2020 với diện tích 15,190ha, là một trong những CCN có nhiều lợi thế hơn so với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Cụm công nghiệp Cây Bòng có tuyến đường Quốc lộ 1B chạy qua, kết nối với các xã Khe Mo, Nam Hòa của Huyện Đồng Hỷ bằng tuyến đường Liên Huyện; địa điểm quy hoạch là khu vực dân cư thưa thớt rất thuận tiện cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Với những thuận lợi từ đường lối chủ trương đến vị trí địa lý, trong tương lai CCN Cây Bòng được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh sẽ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp. Trước thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của Giảng viên PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi thực hiện đề tài: “Thực hiện đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên“. 1.1. Mục tiêu của đề tài 1.1.1. Mục tiêu chung
- Thông qua việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư dự án một quy trình xem xét đến tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách,chương trình và hoạt động của dự án.Tạo ra phương thức để cộng đồng chịu ảnh hưởng của dự án có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra cơ quan quản lý. Thông qua ĐTM chủ dự án cũng có thể nhận thức và dự báo các tác động tới môi trường, từ đó lựa chọn các phương án sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kinh tế và ảnh hưởng ít đến môi trường. 1.1.2. Mục tiêu cụ thể Thực hiến báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Ý nghĩa của đề tài - Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế và đồng thời tạo lập thói quen làm việc độc lập. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, trên cơ sở những kiến thức nắm được sẽ là hành trang phục vụ cho công việc của sinh viên sau khi ra trường.
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Cơ sở khoa học - Khái niệm môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo khoản 1 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014). - Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. (Theo khoản 3 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014). - Khái niệm phát triển bền vững: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. (Theo khoản 4 điều 3 của luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014). - Khái niệm ĐTM Có rất nhiều cách hiểu, hay định nghĩa về ĐTM. Tuy vậy cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung đầy đủ, vạn năng về ĐTM. Một vài ví dụ về tính đa dạng của ĐTM : “ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập về ảnh hưởng môi trường của một dự án và các nguồn khác,được tính đến trong việc đưa ra quyết định cho dự án có tiến hành hay không?” (Do.Ecoli 1989) “ĐTM là quá trình thu thập thông tin về ảnh hưởng,tác động của dự án đề xuất, phân tích các thông tin này và gửi đến người ra quyết định” ( IchemE 1994) Trong hướng dẫn chung về ĐTM năm 2010 của Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường , thuộc Tổng cục môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường đã chỉ rõ “ Đánh giá tácđộng môi trường về bản chất là quá trình dự báo, đánh giá tác động của một dự án đến môi trường, bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động lên môi trường.” 1.1.2. Cơ sở lý luận
- - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ Về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ V/v Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường; - Nghị đinh số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 về quy định quy chuẩn Quốc gia về môi trường, gồm: + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 về quy định quy chuẩn Quốc gia về môi trường, gồm: + QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư số
- 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 về quy định quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường, gồm: + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; + QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm: + QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư 64/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường: + QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép một số kim loại trong đất; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Thông tư 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường: + QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất; - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/02/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Xét về tính chất công việc thì hoạt động ĐTM đã có từ lấu đời. Song nếu xét về thời gian mà công việc này được gọi tên thừa nhận thì người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM. Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ : - Kiểm kê hiện trạng môi trường : Environmental Inventory Là hoạt động nhằm mô tả toàn diện về môi trường đang tồn tại ở một vùng dự định dặt dự án hoặc vùng có xảy ra các hoạt động về môi trường. Việc kiểm kê cần phải đề cập đến các yếu tố lý hóa của môi trường như thổ nhưỡng , địa chất, địa hình, khí hậu, nước mặt, nước ngầm,c hất lượng không khí….Các yếu tố môi trường sinh
- học như động thực vật, đa dạng sinh học, các hệ sinh thái….Môi trường nhân văn như khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản…Môi trường kinh tế như dân số và phân bố dân số, mức sống, điều kiện giáo dục, hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cùng các dịch vụ công cộng khác. - Đánh giá tác động môi trường : Environmental Impact Assessment EIA Là sự xác định đánh giá các tác động (hay ảnh hưởng) có thể xảy ra của dự án tới môi trường. -Tường trình tác động môi trường : Environmental Impact Statement EIS Là văn bản tường trình tất cả kết quả của công tác đánh giá tác động môi trường đã tiến hành với một dự án. Mặt khác điều 102 của Đạo lật chính sách môi trường Mỹ còn quy định về đánh giá tác động môi trường gồm 3 điểm cụ thể sau : - Yêu cầu tất cả cơ quan,công sở Liên Bang phải tiếp cận đánh giác tác động môi trường một cách có hệ thống, liên ngành trong quá tình quy hoạch và ra các quyết định có khả năng tác động đến môi trường. - Yêu cầu tất cả các cơ sở xác định, phát triển các phương pháp và thủ tục nhằm đảm bảo các giá trị môi trường cùng với việc xem xét các khía cạnh kinh tế kỹ thuật, ra quyết định thực thi các dự án phát triển. - Chỉ ra sự cần thiết đối với việc soạn thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác định nội dung cần có của báo cáo này. Sau mỹ ,ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước có vùng lãnh thổ sớm thực hiện công tác này là : Nhật, Singapore, Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canada (1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Trung Quốc (1979). Như vậy không chỉ các nước lớn có nền kinh tế phát triển mà ngay cả các nước nhỏ,các nước đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề về môi trường và vai trò của ĐTM trong việc gải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm,ĐTM đã được rất nhiều nước xem xét,áp dụng. Tuy nhiên yêu cầu đổi mới với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác nhau giữa các nước và thường thể hiện ở những điểm sau : - Loại dự án cần phải ĐTM - Vai trò của cộng đồng trong ĐTM - Thủ tục hành chính - Các đặc trưng lược duyệt
- Ngoài các quốc gia,các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Ta có thể kể ra các tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này như : - Ngân hàng thế giới (WB) - Ngân hàng phát triển châu á (ADB) - Chương trình phát triển quốc tế Mỹ (USAID) - Chương trình môi trường của liên hợp quốc (UNEP) Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM của các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay quyền tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. Một công việc mà các tổ chức này thực hiện rất hiệu quả đó là tổ chức các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới,đặc biệt là các nước đang phát triển. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, thời kỳ hình thành ĐTM chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận lĩnh vực này. Phải đến đầu những năm 80 các nhà khoa học Việt Nam mới tiếp cận công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học quốc tế. Chính phủ Việt Nam cũng sớm nhận thức được các vấn đề về môi trường và ĐTM nên cũng tạo điều kiện cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận lĩnh vực này. Đầu những năm 80 một nhóm các nhà khoa học Việt Nam, đứng đầu là giáo sư Lê Thạc Cán đã đến trung tâm Đông – Tây ở Hawai – Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và ĐTM nói riêng. Sau năm 1990, nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường mang mã số kinh tế 02. Trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM,đề tài mang mã số KT – 02 do Giáo sư Lê Thạc Cán chủ trì.Trong khuôn khổ đề tài này, một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập,đáng chú ý là ĐTM của nhà máy giấy Bãi Bằng và ĐTM công trình thủy lợi Thạch Nham. Việc biên soạn, thông qua ban hành luật Bảo vệ môi trường đã mở ra một bước ngoặt trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng ở nước ta. Luật đã được Quốc hội thông qua lần đầu vào ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ra quyết định công bố 29L/CTN ngày 10/01/1994. Hơn 10 năm sau đó, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/01/2005. Sau khi luật ra đời, nhiều báo cáo ĐTM đã được thẩm định góp phần giúp những người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án phát triển ở Việt Nam.
- Cùng với việc ban hành luật, Nhà nước cũng ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật dưới dạng các Nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài nguyên và môi trường trong đó có quy định cụ thể về thực hiện hướng dẫn các đơn vị tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó ĐTM cho đến nay đã trở thành một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của nhà nước mà tất cả các dự án thực hiện. Nội dung và quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam đã có những thay đổi và phát triển theo từng thời kỳ. Quy trình thực hiện ĐTM trước đây ở Việt Nam còn đơn giản và lạc hậu so với quy trình chung của thế giới, nhưng cho đến nay đã được điều chỉnh phù hợp hơn. Các yêu cầu và chất lượng của các báo cáo ĐTM cũng đã được nâng cao rõ rệt nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT- XH và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tóm lược nội dung thực hiện ĐTM qua từng thời kỳ : - Giai đoạn 1993 đến 2005 Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam được quy định chậm hơn một bước so với thế giới, cụ thể là : -Giai đoạn lập báo cáo đầu tư ( nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án để xem loại dự án nào phải lập ĐTM. -Giai đoạn lập dự án đầu tư ( nghiên cứu khả thi): Quy định việc thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ. -Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình thẩm định , phê duyệt. - Giai đoạn 2005 đến nay Để khắc phục luật bảo vệ môi trường 2005 và chu trình thực hiện ĐTM cho phù hợp với chu trình ĐTM trên thế giới cụ thể như sau : - Giai đoạn quy hoạch và lập báo cáo đầu tư: Trong 2 giai đoạn này hiện nhà nước không quy định bắt buộc có phải sàng lọc môi trường môi trường hay ĐTM sơ bộ không, tuy nhiên dự án phải chú trọng vào việc phân cấp của nhà nước. - Giai đoạn lập dự án đầu tư: Nếu các dự án qua sàng lọc ở trên phải lập ĐTM thì giai đoạn này phải tiến hành ĐTM chi tiết cho dự án và trình thẩm định phê duyệt.
- PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng với quy mô 30ha, trong đó phân kì đầu tư tới năm 2020 là 15,197 ha định hướng là Cụm công nghiệp thu hút các ngành nghề như may mặc, chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo,… đang được huyện Võ Nhai xúc tiến đầu tư xây dựng cùng với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đường giao thông, hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải,....được quy hoạch đầu tư đồng bộ. Dự án hạ tầng cụm công nghiệp Cây Bòng chỉ tiến hành xây dựng hạ tầng mà không tiến hành thi công các công trình thứ cấp, vì vậy phạm vi báo cáo chỉ tiến hành đánh giá, dự báo các tác động môi trường do các hoạt động giải phóng mặt bằng phá dỡ các công trình, đào đắp san gạt, các hoạt động chuẩn bị cho giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (bóc đất hữu cơ, vận chuyển bùn đất đổ thải, vận chuyển đất đắp san nền, san nền) các tác động tới môi trường trong giai đoạn xây dựng (hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, cây xanh…) và đánh giá dự báo các tác động khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động. 2.2. Địa điểm thực hiện và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Sơ lược về Dự án Cụm công nghiệp Cây Bòng. - Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến môi trường. - Đánh giá ảnh hưởng của dự án đến tình hình kinh tế - xã hội. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến dự án - Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến ĐTM - Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua sách báo, internet…
- - Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên 2.4.2. Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kinh tế - xã hội, môi trường tại khu vực thực hiện dự án. 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam. Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của dự án. 2.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO và phương pháp mô hình hóa Được sử dụng để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh khi triển khai xây dựng và thực hiện dự án (chủ yếu ước tính tải lượng khí, bụi). Sử dụng các mô hình tính toán để dự báo lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra (Mô hình nguồn đường, nguồn mặt). 2.4.5. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành đi khảo sát ngoài thực địa và lấy mẫu nước phân tích là phương pháp giúp kiểm chứng lại số liệu, thông tin đã thu thập và đã được tính toán, nhìn nhận và đánh giá vấn đề cần được ưu tiên trong nghiên cứu, từ đó bổ sung hoặc có những hướng nghiên cứu mới. Công việc lấy mẫu:
- * Mẫu không khí Bảng 2.1. Thời gian và vị trí lấy mẫu không khí STT Kí hiệu Thời gian lấy Vị trí lấy mẫu mẫu Tại khu vực Đông Nam của dự án 1 Mẫu khí 1 31/10/2018 (X:105°55'03'3"; Y:21°41'45,1") Tại khu vực Tây Bắc dự án 2 Mẫu khí 2 31/10/2018 (X:105°54'47,2"; Y:21°41'52,1") Tại khu vực Đông Bắc dự án 3 Mẫu khí 3 31/10/2018 (X:105°54'38,6"; Y:21°41'42,7") Tại khu vực Tây Nam dự án 4 Mẫu khí 4 31/10/2018 (X:105°54'39,5"; Y:21°41'45,3") Tại khu vực Trung tâm dự án 5 Mẫu khí 5 31/10/2018 (X:105°54'50,5"; Y:21°41'45,7") - Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu TCVN 5067:1995- Chất lượng không khí – Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi . TCVN 5293:1995 – Chất lượng không khí – Phương pháp ung henols – Xác định hàm lượng Amoniac. TCVN 5971:1995 – Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit- Phương pháp tetracloromercurat (TCM)/ pararosanilin. TCVN 6137:2009 – Xác định nồng độ khối lượng của nitơ dioxit- Phương pháp Griess-saltzman cải biên. TCVN 7878-2:2010-Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường. Phần 2: Xác định mước tiếng ồn môi trường. MASA method 701. Phương pháp xác định H2S ASTM D4185-96: Phương pháp xác định bụi kim loại.
- Bảng 2.2. Tổng hợp các phương pháp lấy mẫu TCVN Chất lượng không khí. Phương pháp khối 1 Bụi TSP 5067:1995 lượng xác định hàm lượng bụi Âm học. Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi TCVN 7878- 2 Ồn trường. Phần 2: Xác định mức tiếng ồn môi 2:2010 trường Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối TCVN 3 SO2 lượng của lưu huỳnh dioxit. Phương pháp 5971:1995 tetracloromercurat (TCM)/pararosanilin Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối TCVN lượng của nitơ điôxit. Phương pháp Griess- 6137:2009 Saltzman cải biên Sự phát thải nguồn tĩnh. Xác định nồng độ NO2 khối lượng nitơ oxit. Phương pháp trắc quang (NOx) dùng naphtyletylendiamin, Sự phát thải nguồn 4 tĩnh. Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit. TCVN Phương pháp trắc quang dùng 7172:2002 naphtyletylendiamin, Sự phát thải nguồn tĩnh. Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit. Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin Sự phát thải nguồn tĩnh. Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit. Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin, Sự phát thải nguồn tĩnh. Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit. TCVN Phương pháp trắc quang dùng 7172:2002 naphtyletylendiamin, Sự phát thải nguồn tĩnh. 5 CO Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit. Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ Quyết định sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ 3733/2002/BYT sinh lao động - Tại các điểm đã chọn, mẫu được lấy bằng dụng cụ chuyên dung và đựng vào ống nghiệm - Mẫu được bảo quản và đem đi phân tích. * Mẫu nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 324 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn