intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN TIẾN ANH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN TIẾN ANH Tên đề tài: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI BÙI HUY HẠNH, XÃ TÁI SƠN, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 Thú Y N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Trang Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y và toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi điều kiện, dạy dỗ và đào tạo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Trang đã tận tâm, tận lực hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện thành công chuyên đề khóa luận và sửa chữa giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới gia đình bác Bùi Huy Hạnh - chủ trại, cán bộ kỹ thuật và các anh chị em công nhân viên tại trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ đã luôn động viên tinh thần và ủng hộ về vật chất để tôi có thể hoàn thành khóa học này. Nếu không có sự giúp đỡ và động viên này tôi đã không có thể hoàn thành được khóa học và thực hiện thành công khóa luận tốt nghiệp đại học này. Một lần nữa tôi xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Tiến Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Lịch sát trùng của trại lợn nái ........................................................... 9 Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn hậu bị mới nhập ......................... 10 Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn nái mang thai ............................. 10 Bảng 2.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn đực giống ................................... 11 Bảng 3.1. Lịch phòng bệnh tại trại lợn Bùi Huy Hạnh ................................... 28 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh qua 3 năm 2017 - 2019...................................................................................................... 31 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 35 Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh tại trại lợn Bùi Huy Hạnh .............................. 36 Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản ........................................... 37 Bảng 4.5. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ .................................. 39 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi ............... 40 Bảng 4.7. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản............................................................................................... 41 Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ .......................................... 42 Bảng 4.9. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi ............................................. 44 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ................................... 45 Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ................................... 46
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii Phần 1MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2 1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh của trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ............................................ 4 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước.... 12 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản .......................................... 12 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ .......................................... 19 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................. 22 Phần 3 ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 25 3.1. Đối tượng thực hiện ................................................................................. 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 25 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 25 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 25 3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 26 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30
  6. iv Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 31 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi Bùi Huy Hạnh ....................... 31 4.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ............... 32 4.2.1 Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) ...................... 32 4.2.2. Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại ................................................. 34 4.2.3. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin ....................................................... 35 4.3. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ............ 37 4.3.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản ................................................. 37 4.3.2. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ ......................................... 38 4.3.3. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi .................................. 39 4.3.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản ................................................................................................... 41 4.3.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ ................................................. 42 4.3.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi .................................................... 43 4.4. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ ............. 45 4.4.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ............................................ 45 4.2.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ........................................... 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta có hơn 75% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời cung cấp nguồn phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng tập trung công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc tốt thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn lợn con sẽ kém, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ như bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, hiện tượng đẻ khó, bệnh phân trắng lợn con.... Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
  8. 2 trưởng của lợn giai đoạn nuôi thịt và lợn hậu bị. Vì vậy, áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương". 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bùi Huy Hạnh xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, đồng thời học tập bổ sung thêm kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ có hiệu quả vào thực tiễn chăn nuôi tại địa phương.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trang trại Bùi Huy Hạnh là trại lợn gia công cho Công ty CP (Charoen Pokphand) Việt Nam. Trang trại được thành lập và đi vào sản xuất lợn giống theo hướng chăn nuôi công nghiệp từ năm 2007. Địa điểm xây dựng trại tại xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Tứ Kỳ là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Cũng giống như các huyện khác của tỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình. - Phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà (ranh giới là sông Thái Bình) - Phía Tây Bắc giáp thành phố Hải Dương - Phía Tây giáp huyện Gia Lộc - Phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương - Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc) - Phía Đông giáp huyện Tiên Lãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình). 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu và thời tiết Về điều kiện tự nhiên và các yếu tố khí hậu của xã Tái Sơn có thể khái quát như sau: - Lượng mưa hàng năm cao nhất là 2.157 mm, thấp nhất là 1.060 mm, trung bình là 1.567 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm. - Khí hậu: Huyện Tứ Kỳ nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lạnh về mùa đông, nóng ẩm về mùa hè. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, độ ẩm cao nhất là 88%, thấp nhất là 67%.
  10. 4 - Nhiệt độ trung bình trong năm là 21C - 23C, mùa nóng tập trung vào tháng 6 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam nên có sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa các mùa. - Về chế độ gió: Gió mùa Đông Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 10, gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 12. 2.1.1.3. Điều kiện giao thông - Đường bộ: có đường tỉnh lộ 391, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nối thành phố Hải Dương với thị trấn Tứ Kỳ, đi Quý Cao. - Có quốc lộ 10 đi Hải Phòng và Thái Bình - Đường 17: Từ TP Hải Dương qua huyện Gia lộc, qua huyện Tứ Kỳ (ở đoạn xã Quảng Nghiệp, xã Quang Khải) đi huyện Ninh Giang rẽ sang đường 17B lại vào đất Tứ Kỳ (ở đoạn xã Hà Thanh, xã Tiên Động) nhập vào đường tỉnh lộ 391 và đường quốc lộ 10 ở đoạn Quý Cao. - Đường thủy: Sông Thái Bình chảy từ phía Thành phố Hải Dương qua giữa Tứ Kỳ (ở đoạn Ngọc Sơn, Kỳ Sơn, Hưng Đạo, Đại Đồng, Bình Lãng, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên, Văn Tố, An Thanh) và Thanh Hà (ở đoạn Thanh Hải, Tân An, Thanh Thuỷ, Thanh Hồng) qua Tiên Lãng Hải Phòng ra biển. Sông Tứ Kỳ là nhánh của Sông Luộc, chảy giữa Huyện Tứ Kỳ và Huyện Ninh Giang, qua Tiên Lãng Hải Phòng ra biển. - Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua. 2.1.2. Cơ sở vật chất và hoạt động sản xuất kinh doanh của trại lợn Bùi Huy Hạnh, xã Tái Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 2.1.2.1. Cơ sở vật chất của trại lợn Bùi Huy Hạnh Trang trại Bùi Huy Hạnh được Công ty CP chọn là nơi để tập huấn cho tất cả các kỹ sư mới được tuyển dụng vào Công ty. Chính vì vậy, cơ sở vật chất của trang trại được đầu tư khá đầy đủ, theo đúng quy trình, tạo điều kiện rất thuận lợi cho sinh viên đến trại thực tập.
  11. 5 - Về cơ sở vật chất: + Trang trại có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, bình nước nóng, điều hoà, tivi, tủ lạnh, quạt,... + Trại còn đầu tư mua bàn chơi bi- a, khu tập gym, phòng hát, sân cầu lông để công nhân giải trí sau giờ làm việc. + Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư theo đúng yêu cầu của công ty CP. Trại lợn có khoảng 0,5 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại. - Về cơ sở hạ tầng: + Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt: Khu nhà ở, sinh hoạt của công nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi. + Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi. + Khu nhà ăn cũng được tách biệt có nhà ăn ca (buổi trưa) và nhà ăn chung (buổi tối). + Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ. + Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại. - Hệ thống chuồng nuôi Khu vực chuồng nuôi của trại được quy hoạch xây dựng cho trên 1300 nái, nằm ở một khu vực cao, dễ thoát nước và được bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân, gồm: 6 chuồng nái đẻ (mỗi chuồng có 56 ô kích thước 2,4m x 1,6m/ô), 2 chuồng nái chửa (mỗi chuồng có 560 ô kích thước 2,4m x 0.65m/ô); chuồng lợn đực nằm trong chuồng nái chửa 1; có 3
  12. 6 chuồng cách ly (một chuồng cách ly lợn con, 2 chuồng cách ly lợn hậu bị) và 1 phòng pha tinh của trại được trang bị các dụng cụ hiện đại như: máy đếm mật độ tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng nhiệt tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống vòi uống nước tự động ở mỗi ô chuồng. Mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt thông gió, hệ thống phun sương và dàn mát. Hệ thống xử lý môi trường: chất thải được xử lý bằng hệ thống biogas, trước khi thải ra môi trường, có điểm tiêu chất thải, có giàn khử mùi phía sau quạt hút gió. 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của trại lợn Bùi Huy Hạnh a. Công tác chăn nuôi Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,4 lứa/nái/năm. Số lợn con sơ sinh trung bình là 11,95 con/lứa, số lợn con cai sữa trung bình là 11,25 con/lứa. Lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành xuất - chuyển tiếp sang nuôi tại trại nuôi lợn thương phẩm của công ty CP. Trong trại có 20 con lợn đực, giống lợn Duroc, lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích khai thác tinh và làm đực thí tình. Lợn nái của trại được phối giống 2 lần (phối lặp) bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (3 lần đối với lợn hậu bị, lợn có vấn đề về đường sinh dục và lợn bị trào ngược tinh ra ngoài). Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao của Công ty CP. b. Công tác vệ sinh Vệ sinh lợn nái khi đẻ: Khi lợn nái có hiện tượng rặn đẻ thì người công
  13. 7 nhân chuồng đẻ vệ sinh sạch sẽ lợn nái bằng nước đã pha dung dịch sát trùng theo tỷ lệ quy định, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đỡ đẻ đã được sát trùng sạch sẽ, chuẩn bị lồng úm, thảm lót, bóng đèn sưởi. Vệ sinh lợn nái chờ phối: Tất cả lợn nái chờ phối đều được tắm rửa sạch sẽ nhất là phần hông, tiến hành vệ sinh âm hộ theo trình tự từ trong ra ngoài bằng nước muối sinh lý rồi dùng khăn sạch lau khô lại phần hông. Vệ sinh đực giống: Khi khai thác tinh, đực giống được rửa sạch phần bụng và bao ngoài dương vật bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh chuồng trại: Trong chuồng và không gian xung quanh chuồng được rắc vôi, phun thuốc sát trùng theo lịch cụ thể do kỹ sư quy định. Công tác vệ sinh phòng bệnh được diễn ra hàng ngày. Chuồng đẻ: Thay nước dẫm chân sát trùng trước khi vào chuồng 1 lần/ngày (phụ thuộc vào thời tiết mà số lần thay nước dẫm chân có thể thay đổi). - Lau sàn chuồng 1 lần/ngày. - Phun sát trùng 1 lần/ngày. - Xịt gầm chuồng 1 lần/ngày. - Xả vôi gầm 2 lần/tuần (thứ 3, thứ 7). - Cọ rửa máng lợn mẹ 1 lần/tuần (thứ 2). - Quét mạng nhện 3 lần/tuần (thứ 3, thứ 5, chủ nhật). - Lau máng lợn con 1 lần/ngày. - Quét hành lang chuồng 1 lần/ngày. - Thứ 5 tổng vệ sinh toàn trại Chuồng nái chửa: Thay nước dẫm chân sát trùng trước khi vào chuồng 1 lần/ngày. - Phun sát trùng 1 lần/ngày. - Rửa máng ăn 1 lần/ngày. - Tắm lợn 1 - 2 lần/ngày (tùy theo thời tiết).
  14. 8 - Quét mạng nhện 3 lần/tuần. - Quét hành lang chuồng 1 lần/ngày. - Xả nước vôi đường đi và gầm chuồng 2 lần/tuần (thứ 2, thứ 6). - Thứ 5 tổng vệ sinh toàn trại. Khu vực bên ngoài: Phun sát trùng toàn bộ xung quanh trại 3 lần/tuần. - Phun thuốc diệt ruồi, côn trùng 2 lần/tuần. - Đánh chuột 1 lần/tuần. c. Công tác phòng bệnh - Phòng bệnh bằng hóa dược Khi lợn nái đang sinh đẻ tiến hành tiêm 2 mũi Amoxiciject LA đối với nái dạ, 3 mũi đối với lợn hậu bị, liều lượng 1ml/10 kg TT kéo dài 48h, tiêm bắp cổ, phòng nhiễm khuẩn. Khi lợn nái đẻ xong tiêm 3 mũi oxytoxin, liều lượng 2 ml/con kéo dài 12h, vị trí tiêm sát mép âm hộ, kích thích cơ tử cung co bóp để đẩy hết các sản dịch ra ngoài. - Phòng bệnh bằng vắc xin Định kỳ trại nhập về một số lượng lớn hậu bị nhất định để thay thế những con nái già, nái sinh sản kém, nái bị chết do bệnh hoặc những con nái không đủ điều kiện để mang thai bị loại thải. Những con hậu bị này được nuôi ở khu cách ly để theo dõi bệnh và được tiêm phòng một số loại vắc xin theo quy định chăn nuôi của Công ty được thực hiện qua các bảng sau:
  15. 9 Bảng 2.1. Lịch sát trùng của trại lợn nái Trong chuồng Ngoài Ngoài khu Thứ Chuồng nái Chuồng Chuồng đẻ Chuồng vực chăn chửa cách ly nuôi Phun sát Phun sát trùng Phun sát Phun sát CN trùng + rắc vôi đường đi trùng trùng Phun sát Phun sát Phun sát Thứ Phun sát trùng Phun sát trùng toàn trùng toàn trùng + xả 2 + rắc vôi đường đi trùng bộ khu bộ khu vôi gầm vực vực Thứ Phun sát Phun sát trùng + Phun sát Phun sát 3 trùng quét vôi đường đi trùng trùng Thứ Phun sát Phun sát trùng Phun sát Phun sát 4 trùng + xả vôi, xút gầm trùng trùng Phun sát Phun sát Thứ Tổng vệ trùng toàn Tổng vệ sinh Tổng vệ sinh trùng + rắc 5 sinh bộ khu vôi vực Phun sát Thứ Phun sát trùng Phun sát Phun sát trùng + xả 6 + Rắc vôi trùng trùng vôi gầm Thứ Phun sát Phun sát trùng + Phun sát Phun sát Phun sát 7 trùng xả vôi gầm trùng trùng trùng (Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại)
  16. 10 Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn hậu bị mới nhập Liều lượng Tuần Vắc xin Phòng bệnh Vị trí tiêm (ml/con) 1 tuần sau PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp nhập 2 tuần sau Parvo Khô thai 2 Tiêm bắp nhập 3 tuần sau SFV Dịch tả 2 Tiêm bắp nhập 4 tuần sau FMD + Lở mồm long móng + Tiêm bắp nhập AD giả dại 2 5 tuần sau PRRS 2 Tiêm bắp nhập Tai xanh 6 tuần sau Parvo Khô thai 2 Tiêm bắp nhập 7 tuần sau Lở mồm long móng + FMD+ AD 2 Tiêm bắp nhập giả dại (Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại ) Tất cả những lợn động dục, sau khi đã phối sẽ được nuôi dưỡng và tiếp tục tiêm phòng vắc xin theo quy trình tiêm vắc xin trên chuồng nái mang thai của trại. Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn nái mang thai Tuần mang Liều lượng Vắc xin Phòng bệnh Vị trí tiêm thai (ml/con) 10 tuần SFV Dịch tả 2 Tiêm bắp 12 tuần FMD Lở mồm long móng 2 Tiêm bắp 4 tháng 1 lần AD tổng Bệnh giả dại 2 Tiêm bắp (4,8,12) đàn (Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại )
  17. 11 Đối với lợn đực giống chương trình phòng bệnh bằng vắc xin được thực hiện như sau: Bảng 2.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn đực giống Liều Loại Vị trí Tuổi Vắc xin Phòng bệnh lượng lợn tiêm (ml/con) Tiêm Sau nhập 0-7 ngày PRRS Tai xanh 2 bắp Tiêm Sau nhập 7-14 ngày Parvo(1) Khô thai 5 bắp Tiêm Sau nhập 14-21 ngày CSF Dịch tả 2 Đực bắp hậu Giả dại + Tiêm bị Sau nhập 21-28 ngày AD+FMD lở mồm long 2 bắp móng Tiêm Sau nhập 28-35 ngày PRRS Tai xanh 2 bắp Tiêm Sau nhập 35-42 ngày Parvo(2) Khô thai 5 bắp Tiêm 4 tháng 1 lần (3,7,11) PRRS Tai xanh 2 bắp Đực Giả dại + Tiêm khai 4 tháng 1 lần (4,8,12) AD+FMD lở mồm long 2 bắp thác móng Tiêm 6 tháng 1 lần (2,6) CSF Dịch tả 2 bắp (Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại )
  18. 12 Qua bảng trên ta thấy, quy trình phòng bệnh vắc xin luôn được trại thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất. d. Đánh giá thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: + Trại được xây dựng giữa cánh đồng nên cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh và đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn dịch bệnh. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. + Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Khó khăn: + Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn. + Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao. + Vào khoảng thời gian cuối năm 2016 đến nay, giá lợn có xu hướng giảm thấp khiến trang trại gặp nhiều khó khăn hơn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 2.2.1.1. Bệnh viêm tử cung Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ sảy ra.
  19. 13 Viêm tử cung thường xuất hiện trên nái sau khi sinh từ 2 - 3 ngày. Trong quá trình đẻ dịch và các chất trong tử cung chảy ra, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung sây sát, vi khuẩn xâm nhập gây viêm tử cung (Đặng Thanh Tùng, 1999) [13]. a. Nguyên nhân Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường... Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối rữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung. Theo Đặng Thanh Tùng (1999) [13] mầm bệnh có mặt trong một tuyến qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính là sự kém nhu động của ruột nhất là táo bón. Vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu. Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm. Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái. Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. b. Triệu chứng Triệu chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm:
  20. 14 Viêm nội mạc: lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có mầu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ. Viêm cơ: lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có mầu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [8] viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Viêm tương mạc: lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có mầu nâu rỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn. c. Hậu quả Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là rất phổ biến, nó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn con. Lợn nái bị viêm tử cung dễ dẫn đến loại thải. Viêm xảy ra trong thời gian có chửa thì do biến đổi trong cấu trúc niêm mạc như: Teo niêm mạc, sẹo trên niêm mạc, thoái hóa niêm mạc...dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ thai. Qua chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm bào thai phát triển không bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị triệt để sẽ làm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi. 2.2.1.2. Bệnh viêm vú a. Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú là các hệ vi khuẩn gây bệnh như: trực khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn dung huyết và các loại trực khuẩn gây thối khác... Chúng xâm nhập vào tuyến vú qua vết thương, vết sây sát trên bầu vú hoặc qua lỗ núm vú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2