Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La
lượt xem 9
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trại. Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI MAI LAN Tên chuyên đề: “ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI TRẠI BÒ PHẠM THỊ LAM, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI MAI LAN Tên chuyên đề: “ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI TRẠI BÒ PHẠM THỊ LAM, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Cường Thái Nguyên - năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập, để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của BCN khoa Chăn nuôi Thú y. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học. Đặc biệt là cô Nguyễn Thu Quyên đã giúp em liên hệ thực tập tại Mộc Châu. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Cô: Phạm Thị Lam – Chủ hộ chăn nuôi cùng toàn thể các cô, chú trong đơn vị chăn nuôi 77, chú Long, anh Cường, anh Đặng Đạt - Kỹ thuật viên tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cô chú Giang Thúy cùng anh Vũ Đạt và chị Phương đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây em xin được cảm ơn sự động viên từ gia đình, bạn bè trong 4 năm học tập tại trường. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Bùi Mai Lan
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thức ăn cho bê giai đoạn sơ sinh 0 – 6 tháng ..............................................9 Bảng 2.2: Khối lượng thức ăn cho bê hậu bị trong 1 ngày đêm ...................................9 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng ............................................35 Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa tại trại ...................................36 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa .....................39 Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trại........................40 Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trại ..................41 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại ..........................42
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................v MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ...............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu ..............................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập ........................................................................................3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ........................................3 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ......................................................6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề ..........................................................................................8 2.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa ..............................................................8 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa và cách điều trị ...........................................11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .................33 3.1. Đối tượng .............................................................................................................33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...........................................................................33 3.3. Nội dung thực hiện...............................................................................................33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện................................................................33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .........................................................................................33 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin .....................................................33 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................34 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................35 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ..................................................................35 4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng ..................................................35
- iv 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng ............................................................36 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa tại trung tâm..............37 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trung tâm......................39 4.3.1.Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm ........................................................................................................40 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm ........................................................................................................41 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại ..........42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................44 5.1. Kết luận ................................................................................................................44 5.2. Đề nghị .................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................46
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CMT : California Masttis Test CNTY : Chăn nuôi thú y cs : Cộng sự NCKH : Nghiên cứu khoa học NXB : Nhà xuất bản Vsv : Vi sinh vật UI : Đơn vị P : Thể trọng UHT : Ultra High Temperature HF : Bò sữa Holstein Friesian LSS : Lauril Sulfata Sodium TMR : Total Mixed Ration
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh số lượng đàn bò trong nước, đàn bò sữa nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các đàn bò lai F1, F2 dần được thay thế bằng đàn bò lai F3 và bò cao sản được nhập từ Mỹ, Úc... và vì thế sản lượng sữa tươi trong nước cũng tăng, đáp ứng được một phần nhu cầu sữa tươi trong nước. Theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp, tính đến tháng 10/2018, số lượng bò sữa đạt 294,38 ngàn con với sự phân bố đều khắp cả nước. Với tổng đàn bò sữa như trên, theo số liệu ngày 1/10/2018 của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước đạt 936 ngàn tấn. Huyện Mộc Châu có tổng đàn bò 25.000 con (gồm cả bò sữa liên kết với gần 600 hộ dân dưới sự giám sát chặt chẽ về quy trình chăn nuôi cũng như chất lượng của doanh nghiệp), sản lượng sữa mỗi ngày của Mộc Châu Milk đạt 250 tấn. Tuy nhiên song hành với phát triển ngành chăn nuôi thì luôn tồn tại các vấn đề như con giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, dịch bệnh và rác thải chăn nuôi. Trong đó dịch bệnh là khâu khó giải quyết nhất, gây thiệt hại lớn nhất, và người chăn nuôi luôn quan tâm nhiều nhất. Đối với những bệnh lây lan nhanh, mạnh, khó kiểm soát như bệnh truyền nhiễm thì đã có vaccine can thiệp rất hiệu quả, hay khó điều trị như bệnh ký sinh trùng thì luôn được người chăn nuôi phòng và tẩy trừ rất sớm nên 2 nhóm bệnh này thường ít xảy ra trên bò sữa. Duy chỉ có các bệnh sản khoa, các bệnh về chân móng và bệnh viêm vú thì rất hay gặp ở đối tượng bò sữa, ngoài ra còn có bệnh viêm khớp ở bê non, mà các bệnh này thường xảy ra không dự báo trước được, gây nhiều khó khăn và thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ những yêu cầu trên, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy
- 2 trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trại - Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Nông trường Mộc Châu được thành lập từ ngày 15 tháng 11 năm 1968. Đến ngày 26 tháng 2 năm 1980, toàn bộ xã Chờ Lồng và hai bản Bó Bun, Chiềng Đi của xã Phiêng Luông được hợp nhất với thị trấn Nông trường Mộc Châu trước đó để tạo thành thị trấn Nông trường Mộc Châu như ngày nay. Thị trấn Nông trường Mộc Châu có diện tích là 108,39 km², và dân số năm 2018 là 23.507 người, mật độ dân số đạt 315 người/km². Thị trấn Nông trường Mộc Châu có tuyến đường liên xã nối đến quốc lộ 6 tại xã Phiêng Luông. Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng chè, chăn nuôi bò
- 4 sữa và trồng hoa. Những đồi chè rộng lớn trên địa bàn thị trấn tạo ra một phong cảnh tươi đẹp 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,10C), Hòa Bình (23,00C), Điện Biên (23,00C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: - 01 chủ trại - 02 quản lý kỹ thuật của công ty (không thường trực tại trại) - 02 công nhân và 01 sinh viên thực tập Với đội ngũ trên, trại phân ra làm 3 nhóm là: Chăm sóc, vắt sữa và điều trị. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi đều được giao khoán với từng công nhân, riêng khâu điều trị thuộc trách nhiệm của các kỹ thuật viên trong Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của trại
- 5 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trại được xây dựng thành các khu riêng biệt ứng với từng khâu trong hoạt động chăn nuôi - Chuồng nuôi: Diện tích xây dựng 10ha chiều dài của 1 chuồng là 100 m, rộng 10 m, mỗi chuồng chia thành 2 dãy (có đường đi ở giữa). Mỗi dãy đều có mỗi chuồng có 1 sân chơi. Một dãy nuôi bò vắt sữa, một dãy nuôi bò cạn, bê cai sữa, bê hậu bị. Khu chuồng nuôi bê ăn sữa nằm phía cuối chuồng, cách biệt khu chăn nuôi bò. - Nhà vắt sữa: Nằm đầu dãy nuôi bò vắt sữa, được thiết kế và lắp đặt 3 máy vắt sữa, hệ thống ống khí, dây dẫn khí, dụng cụ vắt sữa luôn được vệ sinh bằng dung dịch NaOH sau mỗi lần vắt, có đầy đủ khăn lọc, khăn lau và dung dịch nhúng núm vú,... - Có hệ thống quạt gió, phun sương, điện sáng, máng uống nước tự động. - Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho bê con vào mùa đông. - Có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trang trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi khi mất điện. - Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho bò và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn bò sữa. - Ngoài diện tích chăn nuôi đã kể trên trang trại còn có khu vực trồng cỏ làm thức ăn chính cho bò sữa rộng khoảng 20ha để canh tác trồng cỏ voi, ngô và lúa mạch gối mùa vụ phù hợp với khí hậu theo từng mùa trong năm tại Mộc Châu. 2.1.1.5. Thuận lợi và khó khăn - * Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã quan tâm và tạo điều kiện, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ công tác chăn nuôi của trại.
- 6 - Với đội ngũ kỹ thuật viên từ công ty có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong chăn nuôi. - Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. - * Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn bò sữa. - Trong thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi. - Số lượng bò sữa nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại gặp nhiều khó khăn. 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở 2.1.2.1. Đối tượng và kết quả chăn nuôi bò sữa tại H. Mộc Châu, Sơn La - Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, H. Mộc Châu giờ đây đã trở thành một cao nguyên xanh tươi và trù phú với sự phát triển không ngừng của ngành chăn nuôi bò sữa và những sản phẩm từ sữa mang thương hiệu Mộc Châu Milk. - Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu thực hiện quy trình chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP trong tất cả các hộ chăn nuôi liên kết với công ty. Hàng năm bò được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin như: Tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng. - Tổ chức mạng lưới khuyến nông, thú y, phối giống bám sát địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý để thực hiện công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe cho đàn bò. Ngoài ra Công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý dịch tễ, tiêm phòng miễn phí, lấy mẫu xét nghiệm giám sát dịch tễ và điều trị kịp thời các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, kiểm tra chất lượng và vệ sinh sữa. Nâng cao trình độ cán
- 7 bộ kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, về công tác theo dõi quản lý đàn bò. - Nhà máy sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu không ngừng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng năng lực sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm với công suất 250 tấn sữa UHT/ ngày. Công ty đầu tư xây dựng nhiều trạm thu mua sữa nhằm đảm bảo chất lượng sữa và thu mua hết sữa từ các hộ; có dây chuyền sản xuất sữa chua ăn và sữa chua uống được nhập từ Thụy Điển và I-ta- li-a; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng hộp giấy, sữa thanh trùng chai và sữa bánh chất lượng cao nhằm đa dạng hóa các sản phẩm. - Công ty có nhà máy Chế biến thức ăn TMR, thức ăn hỗn hợp dạng viên để cung cấp cho các đợn vị chăn nuôi; tập trung trồng cỏ, trồng ngô dày, trồng cây thức ăn theo mùa để chủ động thức ăn thô xanh cho đàn bò ngay tại địa phương. Tiếp tục chọn lọc đàn bò sữa giống, xây dựng đàn bò hạt nhân để tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, giống tốt. Vận dụng và triển khai một số chính sách của Trung ương, địa phương vào phát triển chăn nuôi bò sữa; chủ động chính sách nội bộ khuyến khích người chăn nuôi bò sữa theo mô hình khoán hộ, tổ chức làm tốt công tác dịch vụ cung ứng trang thiết bị vật tư cần thiết cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và thị trường xuất khẩu. 2.1.2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại trại - Nhiệm vụ chính của trại là chăn nuôi và khai thác sữa, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu. - Giống bò nuôi tại trại là Holstein Friesian (HF), có nguồn gốc từ đàn bò Hà Lan – Cuba, trải qua nhiều thế hệ được bổ sung thêm nguồn gen quý của đàn bò nhập từ Mỹ, Úc đã thích nghi, sinh trưởng, có khả năng sản xuất sữa đạt khá cao so với khu vực, giúp hình thành nên giống bò HF Việt Nam hiện nay. - Trại có 60 con bao gồm cả bò và bê, sản lượng sữa trung bình đạt 150- 200 tấn/năm.
- 8 - Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là cỏ voi, cỏ mật, cỏ Alfalfa, rơm, thức ăn ủ chua, bã bia, lúa mạch được sử dụng luân phiên theo tính chất thời vụ....cùng với đó là thức ăn hỗn hợp dạng viên và thức ăn TMR chất lượng cao của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu sản xuất. - Là cơ sở chăn nuôi có thành tích cao nhiều lần nhận được giấy khen của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu với sản lượng sữa trung bình năm đạt chỉ tiêu công ty đưa ra, 5 năm liên tiếp có bò tham dự hội thi Hoa hậu bò sữa, tỷ lệ bò loại thải thấp. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 2.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa 2.2.1.1. Kỹ thuật chăm sóc bê sơ sinh (0- 6 tháng tuổi) - Sau khi đẻ ra, bê được lau khô và đặt ở chuồng sạch sẽ, có lót rơm rạ hoặc cỏ khô, cắt rốn và sát trùng bằng dung dịch iod 10%. - Cho bê uống sữa đầu sau khi đẻ l giờ, bởi sữa đầu có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin A và đặc biệt là chứa nhiều kháng thể, giúp bê con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và có sức đề kháng với bệnh tật. - Tách bê con khỏi bò mẹ ngay sau khi sinh, sử dụng bình nhựa có núm vú cao su hoặc tập cho bê uống trực tiếp bằng xô. - Thời gian ăn sữa đầu là 2-5 ngày, cho bê uống sữa 2 lần/ ngày, mỗi ngày khoảng 3 – 4 kg sữa. - Sữa phải được lọc qua vải lọc, sau khi lọc cho bê uống ngay, dụng cụ cho bê uống được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. - Chuồng bê rộng rãi, có sân chơi để vận động, việc vận động mỗi ngày trung bình từ 1-2 giờ góp phần làm giảm nguy cơ gây bệnh viêm khớp thường xảy ra ở bê. - Đảm bảo cho bê uống nước sạch và đầy đủ.
- 9 - Vệ sinh chuồng, cống thoát nước 1 lần/ tuần, thay rơm lót chuồng bẩn thường xuyên. Bảng 2.1. Thức ăn cho bê giai đoạn sơ sinh 0 – 6 tháng Loại thức ăn Khối lượng (kg) Ghi chú Sữa đầu 1-3 ngày tuổi Sữa thường Bắt đầu sử dụng vào ngày thứ 4 450 - 500 Sữa thay thế Bắt đầu sử dụng vào ngày thứ 10 Thức ăn tinh hỗn hợp 144 Tháng thứ 2 Bắt đầu thêm cỏ Alfalfa vào khẩu Cỏ khô 90 phần khi bê được 10 ngày tuổi Thay vào khẩu phần khi bê cai sữa ở Cỏ xanh 1500 2 tháng tuổi Muối 3-4 Thức ăn bổ sung Khoáng 4-5 2.2.1.2. Kỹ thuật chăm sóc bê hậu bị (7-24 tháng tuổi) - Đây là giai đoạn phát triển sau khi cai sữa, có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên cần được chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo, ăn uống đầy đủ, đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt và có thể đạt 250 kg trở lên vào tháng tuổi thứ 24 để phối giống, chuyển sang đàn cái sinh sản. - Mùa hè tắm 1-2 lần/ ngày, mùa đông tắm ít nhất 1-2 lần/ tuần vào trưa nắng. - Hàng ngày cho bò vận động sau khi ăn xong, nước uống đầy đủ. - Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. - Cho ăn và tác động đúng giờ quy định. Khi phát hiện bò động dục phải ghi vào sổ và báo cho kỹ thuật phối giống kịp thời. Bảng 2.2: Khối lượng thức ăn cho bê hậu bị trong 1 ngày đêm Loại thức ăn Khối lượng (kg) Cỏ xanh (Cỏ voi, cỏ mật, cây ngô..) 25
- 10 Cỏ khô (Cỏ Alfalfa) 1 Tinh hỗn hợp 1,2 Ủ chua 2 2.2.1.3.Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò chửa đẻ - Bò sau khi đẻ 30 - 60 ngày nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò có chửa cần được bổ sung thêm thức ăn để nuôi thai. - Vào tháng thứ 7 - 9, mỗi ngày ăn thêm 0,5kg thức ăn tinh hỗn hợp. Chú ý chăm sóc quản lý tốt, đi lại nhẹ nhàng không cho đi ăn xa và không để cho bò húc và đánh lẫn nhau. - Trước khi đẻ 10 - 15 ngày bò nhốt tại chuồng riêng chờ đẻ và trực đỡ đẻ kịp thời. - Ngày cho ăn ba bữa theo khẩu phần bò cai sữa, uống nước sạch đầy đủ . - Hàng ngày lau bầu vú nhưng không tác động, chải lông ve 2 phút/ngày. - Bò phải tắm chải sạch sẽ, chuồng trại vệ sinh thường xuyên. - Trước khi bò đẻ cần phải rửa phần sau của bò sạch sẽ, lót rơm cho bò đẻ . - Bình thường để bò tự đẻ (thai thuận), nếu thai không thuận (thai ngược) qua kỹ thuật kiểm tra thì phải can thiệp, xoay lại ngôi thai để cho bò tự đẻ. - Nếu bê to, bò mẹ yếu, có thể hỗ trợ bằng cách nắm hai chân trước của bê kéo ra theo nhịp rặn của bò mẹ. - Bình thường sau khi đẻ 30 phút đến 4 giờ thì nhau thai sẽ ra hết. - Nếu sau 8 - 12 giờ mà nhau thai chưa ra có thể tiêm oxytocin từ 1 - 2 ống, gọi bác sĩ thú y can thiệp kịp thời. - Khi nhau thai ra hết, dùng nước sát trùng rửa sạch phần sau mình bò, ăn cỏ non để bò nhanh hồi phục sức khoẻ.
- 11 - Khi bê mới đẻ ra, lấy khăn (cỏ khô) lau sạch mồm, mũi. Móc hết nhớt và nước ở trong mồm, làm cho bê thở đều, tiếp đến bóc móng cho bê, lau khô toàn thân (hoặc để mẹ liếm) rồi để vào ổ rơm, nếu trời rét phải sưởi cho bê. - Rốn bê thường khô và tự đứt sau khi đẻ vài ngày. Nhưng tốt nhất sau khi lau khô cho bê, cầm đầu cuống rốn vuốt máu hướng vào bụng bê, buộc cách bụng 5 - 10cm rồi cắt phía ngoài và sát trùng bằng cồn 70 độ. - Trong tuần bò đẻ, hàng ngày phải dùng nước sát trùng rửa phần sau của bò sạch sẽ, theo dõi bò ăn uống, sức khoẻ, đặc biệt là bầu vú và âm hộ, nếu thấy bò bỏ ăn, nhiệt độ lên cao, bầu vú và âm hộ không bình thường phải báo thú y kịp thời xử lý. - Sau khi 7 - 10 ngày bò đẻ ăn theo chế độ cho bò sữa bình thường, người chăn nuôi phải chú ý theo dõi bò động dục trở lại để phối giống chuẩn bị cho lứa tiếp theo. 2.2.1.4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò có chửa, bò đẻ, bò cái vắt sữa - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa phải tuân thủ theo trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người v.v... tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc. Người chăn nuôi cần có thời gian biểu là công việc trong ngày. - - Vắt sữa thường là: + Mùa hè: Sáng từ 4 giờ 30 phút - 5 giờ 30 phút Chiều từ 5 giờ - 6 giờ + Mùa đông: Sáng từ 5 giờ - 6 giờ Chiều từ 4 giờ 30 phút - 5 giờ 30 phút - Bò vắt sữa cần đảm bảo uống đủ nước (tự do) và có chế độ vận động thích hợp, ngày vận động 1 - 2 giờ trong sân chuồng - Bò sữa ngày tắm chải 2 lần về mùa hè. Mùa đông tắm vào lúc ấm 1 lần ngày. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa và cách điều trị 2.2.2.1. Bệnh viêm khớp ở bê * Nguyên nhân Bệnh viêm khớp ở bê do một số nguyên nhân sau gây ra:
- 12 - Do nuôi nhốt trong chuồng trại chật hẹp, hạn chế vận động: - Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung... Vi khuẩn di căn vào máu gây viêm. - Vi khuẩn Mycoplasma mycoides là tác nhân chính gây ra bệnh viêm khớp. - Thường xảy ra ở bê sau sinh 1 tháng, cũng có thể bị ở bò lớn nhưng ít hơn vì bê nhỏ thường bị ngã làm xây xát các khớp. - Viêm khớp thoái hoá: là nguyên nhân hay gặp nhất. Bệnh gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc những gai xương gây đau khớp, cứng khớp, có khi gây mất chức năng khớp. Triệu chứng: đau, sưng, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động. Lâu ngày các khớp bị to ra, teo cơ do ít hoạt động vì đau khớp. - Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể - ở đây là các mô của khớp và xung quanh khớp). Triệu chứng: thường thấy là sốt nhẹ, đau toàn thân, các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể xuất hiện các nốt dưới da, xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu. - Viêm khớp nhiễm trùng: do vi trùng từ các vết thương gần khớp hoặc do nhiễm trùng huyết xâm nhập vào khớp. Các khớp bị viêm có mủ, sưng, nóng, đỏ đau. - Ngoài ra viêm khớp còn do vi trùng lao gây ra gọi là lao khớp. * Điều trị: - Viêm khớp chưa hình thành ổ bã đậu: sử dụng penicillin, ampicillin hoặc tiamulin với liều 30000UI/ kg P phối hợp với oxytetracyclin hoặc kanamycin liều 20mg/ kg P. Khi tiêm không trộn lẫn penicillin và oxytetracyclin, tiêm 2 chỗ khác nhau. + Thuốc chống viêm Dexamethazon theo liều 1ml dung dịch cho 15 kg P, tiêm bắp sâu.
- 13 + Giảm đau khớp bằng Novocain dưới da quanh ổ khớp bị viêm, liều tiêm 20ml/ lần/ ngày, ngày tiêm 2 lần. + Kết hợp trợ sức bằng vitamin B12, C, B2 và cafein. + Thời gian điều trị từ 7-10 ngày, từ ngày 5-10 liều kháng sinh giảm 30%. - Viêm khớp hình thành ổ bã đậu: Điều trị bằng tiểu phẫu kết hợp với kháng sinh và thuốc chống viêm. + Chích ổ viêm: Nạo vét hết mủ và ổ bã đậu, rửa sạch ổ viêm bằng các dung dịch thuốc tím 5‰ hoặc oxy già 2-3%. + Trộn bột sulfamide với penicillin nhét đầy ổ viêm sau khi lấy hết bã đậu, rồi rửa bằng cồn iod và băng vết thương lại. + Sử dụng kháng sinh kết hợp với kháng viêm tiêm cho bò như điều trị ổ viêm chưa hình thành bã đậu. + Sử dụng các loại thuốc trợ sức như vitamin B1, C kết hợp với cafein. + Thời gian điều trị từ 5-7 ngày sau khi tiểu phẫu. * Phòng bệnh - Cho bò vận động 1-2 giờ/ ngày. Bò được đi lại, vận động dưới ánh nắng mặt trời sẽ giảm tỷ lệ viêm khớp. Bãi chăn thả hoặc sân chơi chỉ nên có độ dốc từ 15-20 độ, bò đi lại dễ dàng không trượt ngã, hạn chế được khả năng mắc bệnh viêm khớp. - Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Chú ý bổ sung khẩu phần ăn có các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin A, D, E sẽ giúp bò khỏe mạnh, phòng chống lại đc bệnh viêm khớp. 2.2.2.2. Bệnh viêm vú bò sữa * Nguyên nhân: Gồm ba nguyên nhân chính: Do bản thân bò Nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa: tuỳ thuộc vào cá thể của bò như giống bò, bò có bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lỗ thông đầu vú
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn