intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sửa tại trang trại bò sữa Kibbutz Lotan, Israel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chính của khóa luận là đánh giá tình hình chăn nuôi, quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa. Đồng thời xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sửa tại trang trại bò sữa Kibbutz Lotan, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SẰM MINH HIẾU Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO BÒ SỮA TẠI TRANG TRẠI BÒ SỮA KIBBUTZ LOTAN ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Minh Thuận Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tại Israel, em đã luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Từ những yêu thương của mọi người em đã có thêm động lực để hoàn thành chuyên đề này. Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn của mình tới: Gia đình rất nhiều vì luôn chấp nhận và ủng hộ mọi quyết định của con. Luôn ở bên con trong mọi khó khăn giúp con đều có đủ niềm tin để vượt qua dễ dàng hơn trong suốt 4 năm học vừa qua. Em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã dìu dắt em trong quá trình học tập tại trường để có đủ kiến thức hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa thực tập tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế ITC trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Trung tâm nông nghiệp quốc tế AICAT tại Israel đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn chủ trang trại ông Richard Herman nơi em tiến hành chuyên đề cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị, em, bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và làm việc tại israel, cũng như để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. ISRAEL , ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Sằm Minh Hiếu
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê số lượng bò của trang trại năm 2018 và 2019 ................ 31 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa……..34 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh ................................................. 34 Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho bò sữa và bê tại trang trại .......................................................................................................... 35 Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa và bê tại trang trại .... 36 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại . 36 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò nuôi tại trang trại ... 39 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại ........................................................................................................... 41
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HF: Bò Holstein Friezian KHKT Khoa học kỹ thuật KST Kí sinh trùng LMLM: Lở mồm long móng NXB: Nhà xuất bản TT: Thể trọng THT: Tụ huyết trùng VSV : Vi sinh vật
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Ví trí địa lí ............................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức trang trại ......................................................................... 3 2.1.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của trang trại ........................................ 4 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn............................................................................. 6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 7 2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 7 2.3. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa .............................................................. 8 2.3.1. Bệnh viêm vú bò sữa ............................................................................... 8 2.3.2. Bệnh viêm móng bò sữa........................................................................ 18 2.3.3. Bệnh viêm tử cung bò sữa ..................................................................... 22 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 28 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 28
  6. v 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 28 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 28 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 30 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 30 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin ......................................... 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 30 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 31 4.1. Cơ cấu đàn bò của trang trại .................................................................... 31 4.2. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ...................................................... 31 4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng ........................................ 34 4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng................................................. 35 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa tại trang trại ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trang trại........... 37 4.4.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại.................................................................................................................... 37 4.4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại .......................................................................................................... 39 4.4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại .......................................................................................................... 40 4.5. Các công tác khác.................................................................................... 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 42 5.1. Kết luận .................................................................................................... 42 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43 PHỤ LỤC
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh số lượng đàn bò trong nước, đàn bò sữa nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các đàn bò lai F1, F2 dần được thay thế bằng đàn bò lai F3 và bò cao sản được nhập từ Hà Lan, Mỹ, Úc... hiện nay đang được nuôi ở tại các trang trại lớn như là trang trại bò sữa Mộc Châu tỉnh Sơn La, trang trại bò sữa TH True Milk tại Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. Vì thế sản lượng sữa tươi trong nước cũng tăng, đáp ứng được một phần nhu cầu sữa tươi trong nước. Tại đất nước Israel nơi em đang thực tập tốt nghiệp nhờ áp dụng nhiều biện pháp lai tạo giống hiện đại và quy trình chăn nuôi tiên tiến, được vi tính hóa khiến ngành chăn nuôi của Israel luôn đứng hàng đầu thế giới. Những con bò sữa của Israel cho lượng sữa rất cao, trung bình khoảng 11.000 lít/năm, có con cá biệt cho tới 15.000 lít/năm. Tuy nhiên song hành với ngành chăn nuôi luôn tồn tại các vấn đề như con giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, dịch bệnh và rác thải chăn nuôi. Trong đó dịch bệnh là khâu khó giải quyết gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đầu tiên phải kể đến nhóm bệnh truyền nhiễm, tiếp đến là nhóm bệnh ký sinh trùng, các bệnh sản khoa và bệnh viêm vú ở bò sữa. Đối với những bệnh lây lan nhanh, mạnh, khó kiểm soát như bệnh truyền nhiễm thì đã có vắc xin can thiệp rất hiệu quả, hay khó điều trị như bệnh ký sinh trùng thì luôn được người chăn nuôi phòng và tẩy trừ rất sớm nên 2 nhóm bệnh này thường ít xảy ra trên bò sữa. Duy chỉ có các bệnh sản khoa, các bệnh về chân móng và bệnh viêm vú thì rất hay xảy ra trên bò sữa, mà thường không dự báo trước được, gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ những yêu cầu trên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận, em tiến hành chuyên đề: “Thực
  8. 2 hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sửa tại trang trại bò sữa Kibbutz Lotan, Israel ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại bò sữa Kibbutz Lotan Israel. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại. - Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trang trại bò sữa Kibbutz Lotan Israel - Áp dụng được quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trang trại.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Ví trí địa lí Trang trại bò sữa Lotan là trại bò sữa của kibbutz Lotan nằm trong vùng sa mạc Negev thuộc khu vực Arava miền Nam Israel. Kibbutz Lotan là một kibbutz độc lập hay còn gọi là khu định cư kiểu tập trung và hợp tác xã nằm cách trung tâm thành phố Eilat 50 km về phía Đông Nam. Có đường quốc lộ 90 chạy qua do vậy thuận lợi cho giao thông vận tải. Toàn bộ địa hình là đất cát sa mạc, do vậy tương đối phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và chăn nuôi quy mô công nghiệp theo hướng hiện đại. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Về khí hậu kibbutz Lotan có khí hậu khô nóng, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 380C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 45 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Nhiệt độ trung bình năm là 28 - 320C, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 millimét do vậy độ ẩm thấp dưới 18% nhưng không khí khô khiến nó rất dễ chịu. Hơn 70% lượng mưa trung bình rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3; từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Nhìn chung điều kiện tự nhiên của kibbutz Lotan thuận lợi cho chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi bò sữa nói riêng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức trang trại Trang trại gồm có 11 người:
  10. 4 - 01 ông chủ - 05 công nhân - 05 sinh viên thực tập 2.1.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của trang trại 2.1.4.1. Cơ sở vật chất Để phục vụ tốt cho việc chăn nuôi và chăm sóc bò, trang trại đã và đang tiếp tục đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, các dụng cụ như sau: - Xe trộn thức ăn cho bò: 01 cái - Xe tracter đa năng: 01 cái - Máy tracter: 02 cái - Máy bơm nước: 02 cái - Máy ép phân bò tự động 01 cái - Máy lọc và xử lý nước thải sinh hoạt, nước tái chế 01 cái - Bồn chứa sữa và máy bơm sữa cho bê con: 01 cái - Tủ lạnh chứa thuốc: 02 cái - Tủ lạnh chứa sữa: 02 cái - Dụng cụ thú y: xilanh, panh, dao mổ, kìm bấm số tai - Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ công nhân và sinh viên hoạt động hàng ngày như: máy vi tính, điều hòa, tủ lạnh, mạng wifi … Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trang trại chú trọng đầu tư hết mức: - Có hệ thống quạt gió, phun sương làm mát, điện sáng, máng uống nước tự động. - Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho bê con vào mùa đông - Ngoài ra trại còn có khoảng 200 tấm pin năng lượng mặt trời đủ cung cấp điện cho cả trang trại sinh hoạt hàng ngày và có một máy phát điện dự
  11. 5 phòng công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trang trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi khi có sự cố mất điện. - Đặc biệt trang trại chú trọng đầu tư toàn bộ hệ thống máy móc trang thiết bị vắt sữa của công ty Afinilk Israel gồm 20 máy vắt sữa, được chia làm 2 dãy vắt sữa được kết nối với hệ thống máy nén khí tự động hiện đại giúp cho việc khai thác sữa của trang trại luôn đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng. Vậy nên tổng sản lượng sữa vắt ra của đàn bò tại trang trại đạt hơn 12.000 lít sữa mỗi ngày. 2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng Chăn nuôi là nhiệm vụ chủ yếu, đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự phát triển của trang trại. Vì vậy, quy mô chăn nuôi càng được mở rộng mức đầu tư và trang thiết bị kỹ thuật, máy móc hiện đại phải ngày càng cao. * Hệ thống chuồng nuôi - Chuồng nuôi được xây dựng kiên cố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. - Hệ thống chuồng nuôi được xây cách xa khu dân cư, đường xá vào trang trại được xây dựng khang trang thuận tiện cho việc đi lại. - Khu vực vắt: có một ô chuồng chờ vắt sữa diện tích khoảng 160 m² có hệ thống quạt, vòi nước để tắm cho bò vào mùa hè trước khi bò được đưa vào vắt sữa. - Chuồng nuôi bò được chia làm 8 chuồng có mái che di động, mùa hè mở 1/3 và đóng 2/3, vào mùa đông thì ngược lại. Được xây dựng liền kề nhau thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý và di chuyển đàn, có một khu chuồng tách biệt dành riêng cho bê non dưới 2 tháng tuổi. - Chuồng nuôi bò đang khai thác sữa gồm 3 chuồng có diện tích 7.500m², có mái che di động mùa hè mở 1/3 và đóng 2/3 vào mùa đông thì ngược lại.
  12. 6 - Khu chuồng nuôi bê non dưới 2 tháng tuổi được xây dựng riêng biệt có diện tích 950m² trong đó có 50 ô chuồng mỗi ô chuồng dài 2m40 rộng 1m10 có mái che 2/3. - Để phục vụ cho việc phối giống, chăm sóc và điều trị bệnh cho bò trang trại đã xây dựng 1 chuồng tách riêng có diện tích 20m². - Hệ thống nước của trang trại được lấy từ công ty xử lý nước tại kibbutz Ketura cách trang trại 5km vì vậy chi phí nước đắt đỏ, trang trại chủ yếu sử dụng nước tái chế: nước thải được lọc lại nhờ hệ thống lọc nước tự động của trang trại. Một phần nước trong khu chăn nuôi gồm nước uống, nước tắm, nước phục vụ cho công tác khác được cung cấp từ một bể chứa lớn, bể được bố trí xây dựng ở đầu chuồng và có hệ thống máy bơm nước, lọc và xử lí trước khi dẫn nước vào chuồng. * Hệ thống nhà điều hành, nhà vắt sữa, nhà sinh hoạt dành cho công nhân, nhà kho chứa dụng cụ trang thiết bị và nhà kho thuốc. - Tất cả được xây dựng thành một nhà chung để thuận tiện cho việc quản lí và đi lại khi làm việc. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi Được sự quan tâm của Chính phủ và Nhà nước, đầu tư lớn cho phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành này phát triển. Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Quản lý trang trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật công nhân và sinh viên.
  13. 7 Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong chăn nuôi. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại * Khó khăn Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn bò sữa. Số lượng bò sữa nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý phân và nước thải của trang trại gặp nhiều khó khăn. Chi phí nước đắt đỏ chủ yếu là sử dụng nước tái chế: nước thải được lọc một phần và nước được lấy từ công ty xử lý nước tại kibbutz Ketura cách trang trại 5km. Trang thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi Thời tiết khắc nghiệt mùa hè thì nắng gắt, mùa đông thì lạnh buốt nên công tác làm việc gặp nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của bò HF * Nguồn gốc Bò Hà Lan (bò HF) là một giống bò sữa có nguồn gốc từ Hà Lan gần 2000 năm trước đây. Bắt nguồn từ bò đen và trắng của Batavia và Fiezians được phối giống và loại thải nhằm tạo ra giống bò có sản lượng sữa cao nhất. Cuối cùng qua quá trình tiến hóa về mặt di truyền đã tạo thành giống bò sữa trắng đen năng xuất cao mang tên Holstein Friezian.
  14. 8 * Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất Bò Hà Lan chủ yếu có màu lang trắng đen, nhưng vẫn có con lang trắng đỏ. Bò cái có thân hình chắc chắn gần như hình thang, tầm vóc lớn, vú to, bầu vú phát triển, mắn đẻ, hiền lành, và có khả năng sản xuất sữa rất cao. Bò Hà Lan cho trung bình 50 lít mỗi ngày, chu kì 300 ngày cho 10.000 - 15.000 lít chu kỳ 300 ngày cho 3.600 - 4.000 lít sữa tươi. Bò đực có thân hình chữ nhật, sừng nhỏ, yếm bé. Khối lượng bò đực: 600 kg/con, bò có thể bắt đầu phối giống lúc 15 - 18 tháng tuổi. Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước nhiệt đới. 2.3. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa 2.3.1. Bệnh viêm vú bò sữa * Nguyên nhân Gồm ba nguyên nhân chính: -Do bản thân bò Nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa: tuỳ thuộc vào cá thể của bò như giống bò, bò có bầu vú quá to và dài dễ gây sây sát, lỗ thông đầu vú to dễ rò rỉ. Bò cao sản, sức đề kháng của bò giảm là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm vú xảy ra. -Do vi sinh vật Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú, liên cầu khuẩn (Streptococcus) chiếm 86 %, chủ yếu là S. agalacting; S. dysgalactiae và S. uberis. S. agalactiae là vi khuẩn Gram+ và chỉ phát triển được trên mô tuyến vú nhưng dễ bị khống chế và tiêu diệt. Trong khi đó S. desgalactiae và S. tuberis có thể phát triển bên ngoài mô tuyến vú và khó loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển trong sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt của
  15. 9 các ống dẫn sữa. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): Chiếm 5,4 % trường hợp, trong đó S. aureus (vi khuẩn Gram+) là vi khuẩn gây bệnh mạnh và thường ở dạng cấp tính. Vi khuẩn này xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang và có tính kháng penicillin (có những chủng vi khuẩn có khả năng hình thành penicillinaza phân huỷ penicilline), vì vậy nó rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nó còn sản sinh ra các độc tố (coagulaza, hemolysine) gây co thắt mạch máu và hoại tử mô tế bào. Trực khuẩn: Bao gồm các trực khuẩn sinh mủ 2,7 %, E.coli 12 %, các loài vi trùng khác 3,75 %. Các vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường (phân, chất độn, nguồn nước bị ô nhiễm...) Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80 % gây viêm vú là do Streptococcus agalactiae và Streptococcus dysagalactiae. Bệnh biểu hiện viêm vú, sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần. Hai nguyên nhân này quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng một loài vi trùng gây bệnh nhưng sức đề kháng của cơ thể và tuyến vú con vật khác nhau nên có thể gây ra bệnh viêm vú khác nhau. Ngược lại, những vi trùng khác nhau khi tác động lên bầu vú cũng có thể gây ra những triệu chứng giống nhau. Ngoài những vi khuẩn đặc trưng trên bệnh viêm vú cũng có thể xảy ra do Mycoplasma. -Do môi trường Các tác nhân của bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi bò sữa như nhiệt độ, ẩm độ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ lệ mắc bệnh viêm vú của bò sữa. Mặt khác nhiệt độ cao, ẩm độ cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng mang tác nhân gây bệnh phát triển và từ đó gián tiếp gây bệnh. Tại một số nước có khí hậu theo 4 mùa, thường có một dạng viêm vú gọi là “viêm vú mùa hè” gây ra bởi các côn trùng chích cắn truyền vi khuẩn Corynebacterium pyogenes và một số vi khuẩn kỵ khí khác. Bệnh này thường xuất hiện ở vùng khí hậu có độ ẩm cao (thường ở các vùng thấp, các
  16. 10 thung lũng). Nguyên nhân stress (tiếng ồn, thái độ chăm sóc bò, mật độ nuôi quá cao...) làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bò sữa, từ đó cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vú. Đặc biệt nhiệt độ, ẩm độ cao gây ra stress nhiệt trên bò sữa. Chuồng trại: Chăn nuôi với hình thức hiện nay chủ yếu là nuôi nhốt, bò ít được vận động, nền chuồng thường xuyên ẩm ướt sẽ khiến cho bệnh chân móng của bò phát triển, cộng thêm khi bò nằm nghỉ, bầu vú bò sẽ tiếp xúc với nền và chất lót (một ngày bò có thể nằm nghỉ tới 14 giờ) nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú là rất cao. Tuy nhiên, khi chăn thả ngoài đồng cỏ, không kiểm soát được hoàn toàn, thì cần phải chú ý đến các tổn thương trên bầu vú từ đó cũng dễ mắc bệnh. Tóm lại, chuồng trại vệ sinh kém, không thông thoáng và ánh sáng thiếu, mật độ nuôi cao, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật, dinh dưỡng không phù hợp là nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh viêm vú tăng cao. Nguồn thức ăn, nước uống: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của bò. Người ta nhận thấy cũng có mối liên hệ giữa khẩu phần ăn và bệnh viêm vú, trong đó chú ý đến mức cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần và việc thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn quá dư thừa nitơ đặc biệt là nitơ phi protein là một trong những yếu tố gây ra bệnh viêm vú. Việc sử dụng quá nhiều nitơ phi protein trong khẩu phần sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa. Khẩu phần có năng lượng cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Việc bổ sung quá nhiều thức ăn thô xanh họ đậu, đặc biệt là có Alfalfa, có chứa nhiều chất estrogen, cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Đối với bò tơ, khi cho ăn khẩu phần nhiều có họ đậu, các chất estrogen ngoại lai này sẽ làm cho bầu vú bò tơ trưởng thành sớm từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn cơ hội từ môi trường, bò dễ mắc bệnh viêm vú.
  17. 11 Hàm lượng vitamin E và selenium cao trong khẩu phần thức ăn sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm vú. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh viêm vú tiềm ẩn, việc bổ sung seleniu đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ bò mắc bệnh. Việc bổ sung selenium cũng giúp cho bò đề kháng với các bệnh viêm vú gây ra do nhóm coliform (như E.coli). Tuy nhiên, không được bổ sung selenium riêng lẻ mà phải bổ sung chung với vitamin E. Thức ăn nhiều vi trùng, nấm mốc sẽ theo hệ thống tiêu hóa gây bệnh tiêu chảy, từ đó vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu đến bầu vú. Vi khuẩn, nấm mốc cũng tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Chăm sóc, vắt sữa: Phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng, thời gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo dễ gây ảnh hưởng đến bầu vú. Người vắt sữa có trách nhiệm, lau bầu vú gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng cụ vắt sữa và rửa tay trước khi vắt sữa. Người vắt sữa phải khỏe mạnh không mang vi khuẩn hay bệnh tật có khả năng lây bệnh. Chú ý có ngăn sát trùng ở cửa chuồng vì người vắt sữa có thể đi từ chuồng này qua chuồng khác hoặc nhà này sang nhà khác. * Phân loại viêm vú bò sữa Viêm vú bò sữa có hai dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng Viêm vú lâm sàng Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to...) và một số trường hợp có triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn...) Viêm vú lâm sàng được phân chia thành các loại sau: - Theo thời gian Viêm vú thể quá cấp tính: Viêm vú thể quá cấp tính có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú viêm sưng lớn, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết
  18. 12 bất thường. Viêm vú quá cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác động của vi khuẩn và độc tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu (Menzies F.D., Mackie D.P, 2001) [27]. Viêm vú quá cấp tính thường kèm theo triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết bao gồm: rối loạn hô hấp, tuần hoàn, sốt, biếng ăn, suy nhược, giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp nặng có thể làm chết bò. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những thay đổi ở bầu vú và sữa (Quinn P.J và cs, 1994) [30]. Viêm vú thể cấp tính: Viêm thể cấp tính cũng có đặc điểm là xảy ra đột ngột. Bầu vú viêm có biểu hiện sưng, nóng, đau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng sữa, sữa có chứa sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường trong tuyến vú (Quinn P.J và cs, 1994) [30]. Những dấu hiệu của rối loạn toàn thân (trở ngại cơ năng như sốt, suy nhược, biếng ăn và suy yếu). Tuy nhiên, những triệu chứng này không nghiêm trọng bằng thể quá cấp tính (Menzies F.D., Mackie D.P, 2001) [27]. Viêm vú thể bán cấp tính: Đặc điểm của viêm vú lâm sàng bán cấp tính là viêm nhẹ. Mặc dù có thể không có thay đổi nào ở bầu vú nhưng vẫn xuất hiện các chất tiết bất thường từ tuyến vú và sữa có màu khác thường. Không có dấu hiệu rối loạn toàn thân. Viêm vú thể mạn tính: Thường có những ổ mủ bên trong bầu vú, to nhỏ tùy mức độ. Bầu vú có thể mềm bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Bệnh có thể làm cho thùy vú bị xơ cứng hay teo lại. Bệnh này là hậu quả của việc không phát hiện kịp thời hay điều trị không triệt để khi bò bị viêm vú (Quinn P.J và cs, 1994)[30]. - Theo tính chất viêm Dựa vào tính chất vú viêm lâm sàng, phân làm các loại viêm vú như sau: Viêm vú thể thanh dịch: Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi
  19. 13 bò sinh vài ngày, do vi trùng tấn công vào nơi bầu vú bị sây sát hay do kế phát của quá trình viêm tử cung hay nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyên vú thì toàn bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng. Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc đầu biến đổi không rõ, sau loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể bò còn có triệu chứng toàn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rũ. Bệnh nhẹ thì sau 7 - 9 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng. Viêm vú thể cata: Triệu chứng cục bộ không rõ, nhìn bên ngoài không thấy có thay đổi nơi bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển, trong sữa thấy có lợn cợn hay cục vón. Đôi khi cục sữa vón làm tắc đầu vú. Con vật không có biểu hiện triệu chứng toàn thân. Viêm vú có mủ Gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp xe Thể viêm cata có mủ: Do vi khuẩn gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngoài ra còn có Streptococcus, E. coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Ở bò bệnh, bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị viêm làm cho dịch thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa. Bệnh dễ lây sang bò khỏe. Bệnh có 2 thể cấp tính và mạn tính Cấp tính: Bò sốt cao, ủ rũ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng, đỏ, nóng, đau. Sữa loãng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn, hạch lâm ba và tĩnh mạch ở bầu vú sưng to. Mạn tính: sau 3 - 4 ngày tiếp theo hiện tượng viêm giảm dần, nhưng sữa vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt hay màu vàng do lẫn mủ. Cuối cùng tuyến vú bị teo và các tổ chức tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa. Do đó, điều trị không có kết quả và nếu để bệnh kéo dài sẽ lây sang các thùy vú khác. Thường trường hợp này phải xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú mất khả năng tiết sữa.
  20. 14 Viêm vú thể áp xe: Một phần của thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau, đôi khi sờ có cảm giác bùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì hiện tượng viêm rất rõ, nếu có nhiều bọc mủ làm bề mặt thùy vú viêm có nhiều chỗ phồng lên. Nếu bọc mủ ở sâu bên trong thì khó nhận diện. Lượng sữa giảm, khi tuyến sữa bị nhiễm mủ thì sữa tiết ra có lẫn mủ, có khi bầu vú vỡ mủ. Khi bọc mủ to, con vật đi lại khó khăn và có triệu chứng toàn thân, hạch vú sưng to, có thể gây ra huyết nhiễm mủ hay lan sang các cơ quan nội tạng khác như phổi, thận... Viêm vú có máu Bệnh gây các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết. Thường gặp ở bò sau khi sinh vài ngày. Bò sốt đến 40°C, ủ rũ, kém ăn hay bỏ ăn. Vú viêm sưng rõ rệt, bề mặt xuất hiện những đám đỏ. Khi vắt sữa, con vật tỏ ra đau đớn. Sữa loãng, màu hồng hay đỏ như máu. Viêm vú hoại tử Bò có những dấu hiệu toàn thân rất rõ ràng: sốt, suy nhược do nhiễm trùng huyết, biếng ăn... Lúc đầu, bầu vú viêm sưng rất lớn, đỏ và bò tỏ ra rất đau. Sau đó, bề mặt bầu vú xuất hiện những đám màu tím hồng, hạch lâm ba vú sưng to. Cuối cùng, những đám này vỡ ra, ấn tay vào có dịch màu hồng hay mủ chảy ra. Sữa viêm lẫn mủ, máu, các mảnh mô vú hoại tử và có mùi thối. Viêm vú cận lâm sàng Theo Quinn P.J và cs (1994)[30], viêm vú cận lâm sàng là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, không có triệu chứng đặc trưng. Viêm vú cận lâm sàng được phát hiện bởi sự gia tăng tổng số bạch cầu trong sữa hoặc bằng phương pháp gián tiếp khác như phương pháp thử CMT (California Mastitis Test), nuôi cấy vi sinh vật, tính dẫn điện của sữa, sự thay đổi nồng độ các enzyme... Thường tỉ lệ viêm vú cận lâm sàng nhiều hơn viêm vú lâm sàng và luôn luôn xảy ra trước dạng viêm vú lâm sàng. Viêm vú cận lâm sàng làm giảm sản lượng sữa cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể chuyển thành dạng viêm vú
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1