Khoá Luận tốt nghiệp đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Khoá luận nhằm phát hiện, chẩn đoán các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lơn con theo mẹ, phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết kinh nghiệm trong thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá Luận tốt nghiệp đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN VĂN VIỆT Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BẢY TUÂN, XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- NGUYỄN VĂN VIỆT Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BẢY TUÂN, XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N03 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Minh Thuận Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp đại học. Để hoàn thành bản khóa luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cô giáo hướng dẫn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trang trại chăn nuôi Bảy Tuân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Để đáp lại tình cảm này, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường và thời gian thực tập, đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa luận cũng như hành trang sau này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.Nguyễn Thị Minh Thuận người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị kỹ thuật ở trại đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn các kỹ thuật cho em và em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc toàn thể các thầy, các cô lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống. Em xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Việt
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu .............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu ..............................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ................................................................................3 2.1.1. Điều kiện của trang trại .....................................................................................3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại ............................................................................4 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại ..............................................................................5 2.1.4. Đánh giá chung .................................................................................................6 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề ................................................................7 2.2.1. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật nuôi ...............................................7 2.2.2. Điều trị bệnh ......................................................................................................8 2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh mắc tại cơ sở .................................................9 2.3. Những hiểu biết về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con ...............................................................................................18 2.3.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa ................................................18 2.3.2. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ ........................................................................19 2.4. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................................22 2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................22 2.4.2. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ..................................................................23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........25
- iii 3.1. Đối tượng ...........................................................................................................25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................25 3.3. Nội dung thực hiện .............................................................................................25 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..............................................................25 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện ......................................................................................25 3.4.2. Phương pháp thực hiện....................................................................................25 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................30 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................31 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ......................................................................................................31 4.2. Công tác vệ sinh, phòng bệnh tại trang trại........................................................33 4.2.1. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn .............................33 4.3. Công tác chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại ...............................................................................................................36 4.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái ...............................................................36 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ...............................37 4.4. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn mắc bệnh tại trang trại .................................37 4.5. Công tác phục vụ sản xuất khác .........................................................................38 Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................40 5.1. Kết luận ..............................................................................................................40 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................42
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ ................................................................21 Bảng 3.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại .............................................................27 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân từ năm 2017 đến 5/2019 31 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại ..........................32 Bảng 4.3. Lịch sát trùng an toàn sinh học .................................................................33 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại ...............................................34 Bảng 4.5. Lịch tiêm phòng vắc xin và kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn ................................................................................................................35 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh ở đàn lợn nái......................................................36 Bảng 4.7. kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con theo mẹ tại trại ...............................37 Bảng 4.8. Kết quả điều trị cho đàn lợn mắc bệnh .....................................................37 Bảng 4.9. Kết quả công tác phục vụ sản xuất khác ...................................................38
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự LMLM: Lở mồm long móng NTTĐ: Năng lượng trao đổi Nxb: Nhà xuất bản TT: Thể trọng Kg: Kilogam
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay ngành chăn nuôi là một ngành đang rất phát triển ở nước ta, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn đang được trú trọng và đầu tư phát triển. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong trong nghành nông nghiệp của Việt Nam. Góp phần lớn vào phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Ngành chăn nuôi lợn không những cung cấp phần lớn thực phẩm cho con người và phân bón cho sản xuất nông nghiệp, mà còn cung cấp phụ phẩm cho nghành công nghiệp chế biến. Không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng mà còn xuất khẩu với số lượng lớn. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Do ngành chăn nuôi lợn là một ngành có vị trí quan trọng trong việc cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng, nên ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm tới việc phát triển. Việc áp dụng các phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, phương thức chăn nuôi tiên tiến, chế biến thức ăn có chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung. Phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra những biện pháp phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh là những biện pháp kỹ thuật không thể thiếu được. Vì khi lợn bị mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của ngành chăn nuôi lợn, gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế. Ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng gặp không ít khó khăn như: về khí hậu, dịch bệnh xảy ra nhiều. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm thì rất nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn được mở ra. Các giống lợn hầu hết là các giống lợn nhập ngoại, nên
- 2 khả năng thích nghi với khí hậu nước ta còn kém, nên thường hay bị bệnh. Mà nguyên nhân thường do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, do virut, vi khuẩn, kí sinh trùng… Xuất phát từ những thực tiễn đó nên em thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại. - Thành thạo trong việc sử dụng các loại thức ăn cho lợn nái sinh sản, khẩu phần ăn và cách cho lợn nái ăn qua từng giai đoạn mang thai. - Phát hiện, chẩn đoán các bệnh hay xảy ra đối với lợn nái sinh sản và lơn con theo mẹ, phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả nhất. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện tay nghề, nâng cao hiểu biết kinh nghiệm trong thực tế. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Áp dụng được quy trình kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ, đánh giá hiệu quả cuả quy trình phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn Bảy Tuân của công ty TNHH đầu tư kinh doanh và dịch vụ Bảo Lộc nằm ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 20km, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai, phía Đông giáp với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, phía Tây giáp với huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường chạy qua như: tuyến đường 419 nối liền các xã, quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh. Xã Tiên Phương nằm gần trung tâm huyện, phía Đông Nam giáp thị trấn Chúc Sơn, phía Đông giáp xã Phụng Châu, phía Nam giáp xã Ngọc Hòa, phía Tây giáp xã Phú Nghĩa, phía Bắc giáp xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai). Địa hình xã một nửa là đồng bằng, một nửa là vùng đồi, một phần của dãy đồi đất cao khoảng 80m chạy dọc lên Quốc Oai. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Khí hậu ở đây là khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Có hai mùa chính trong năm (mùa hè, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: mùa hè gió nam, tây nam và đông nam, mùa đông gió bắc, đông và đông bắc. Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến giữa tháng 3, mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu thường kéo
- 4 dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11. Do công ty nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều con sông lớn chảy qua nên lượng nước ngầm ở đây tương đối phong phú. Giếng đào ở độ sâu 4 - 5m có nước quanh năm, chất lượng nước đảm bảo, không cần đòi hỏi những biện pháp xử lý đặc biệt. - Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24C, số giờ nắng trung bình khoảng 1300 - 1500 giờ/năm. - Tổng lượng mưa trung bình năm là 1900 - 2000mm. - Độ ẩm không khí trung bình năm 85%. - Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông là 10 - 15C. 2.1.1.3. Kinh tế xã hội Trại nằm trên địa bàn xã Tiên Phương của huyện Chương Mỹ. Xã có một chợ ngay trung tâm xã, có Quốc lộ 6 đi qua, nên thuận lợi cho viêc mua bán, trao đổi và vận chuyển hàng hóa. Do xã nằm gần thị trấn Chúc Sơn và gần với khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa) nên ở đây có nhiều người lao động đến từ khắp các tỉnh thành cả nước. Dân cư xung quanh chủ yếu sống định canh, định cư bằng nghề buôn bán nhỏ, làm nông nghiệp như: Trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi lợn, gia cầm. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt tình. Đội ngũ công nhân chăm chỉ, yêu nghề và đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Đội ngũ bao gồm: - 1 chủ trại là Giám đốc công ty - 1 quản lý trại - 2 kỹ thuật trại - 2 kỹ thuật hỗ trợ thức ăn chăn nuôi của công ty Deheus - 5 công nhân
- 5 - 5 sinh viên thực tập - 1 kỹ thuật điện nước - 1 kế toán - 1 tạp vụ - 3 cán bộ quản giáo - 25 phạm nhân 2.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại - Trang trại có tổng diện tích khoảng 10 ha, trước cổng ra vào có nhà sát trùng với máy phun tự động khi phương tiện và người đi qua, có một hố vôi trước cổng để cho xe đi qua trước khi vào trại. Cạnh cổng chính là phòng kế toán và phòng để thuốc. - Từ cổng đi vào khoảng 150m là khu vực nhà ăn của công nhân. Khu nhà ăn của công nhân được xây dựng khang trang sạch sẽ, khu nấu ăn được trang bị bếp gas, tủ lạnh để thuận tiện cho việc bảo quản và chế biến thức ăn. Bên cạnh nhà ăn có một kho lạnh để bảo quản thịt lợn. - Khu nhà ở của công nhân được xây dựng ở đầu hướng gió, thoáng mát, trước mặt là một ao cá. Nhà được lợp mái tôn, xây thành một dãy gồm 7 phòng. 6 phòng đầu là phòng ngủ cho công nhân và kỹ thuật của trại, 1 phòng cuối là phòng ăn cho cán bộ quản giáo. Phòng ngủ của cán bộ quản giáo được xây riêng. Còn nơi ở của phạm nhân cũng được xây cách ly riêng. - Khu vực chăn nuôi được thiết kế xây dựng gồm: + Hai chuồng bầu có khoảng 600 nái, tổng có 800 ô, mỗi ô có kích thước 2,4m x 0,65m/ô, có 12 ô đực giống kích thước 5m x 6m/ ô. + Hai chuồng đẻ tổng có 200 ô, kích thước 2,4m x 1,6m/ ô. Sáu chuồng nuôi lợn thịt, mỗi chuồng có 12 ô, kích thước 5m x 6m/ ô. + Hệ thống chuồng cai sữa: Mỗi chuồng được chia ra 18 - 20 ô, mỗi ô rộng 25m2, nuôi 50 - 60 con/1 ô. 2 ô cuối dãy chuồng dùng để chứa lợn bị bệnh.
- 6 + Một phòng pha tinh. + Mỗi chuồng đều có hệ thống vòi nước tự động, dàn mát và quạt thông gió. + Trại có 3 ao nuôi cá, 1 ao lớn và 2 ao nhỏ, 1 ao nuôi cá sấu, 1 ao nuôi ba ba, 2 ao chứa nước thải và 1 hầm biogas. + Ngoài ra trại còn có một nhà kho chứa cám, diện tích khoảng 15 m2. Có một vườn rau khoảng 50 m2. 2.1.4. Đánh giá chung 2.1.4.1. Thuận lợi Được sự quan tâm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đúng đắn của các ngành các cấp liên quan như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Công ty vật tư Nông nghiệp, Chi cục Thú y tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội chăn nuôi thành phố Hà Nội giúp đỡ và tạo điều kiện cho trại chăn nuôi phát triển. - Ban lãnh đạo trại có năng lực, trình độ cao, nhiệt tình. Cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân lao động năng động, có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm cao. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của trại là 1 tập thể đoàn kết có ý thức trách nhiệm cao và lòng yêu nghề. 2.1.4.2. Khó khăn - Do trại kinh doanh theo kiểu tư nhân nên giá cả thị trường thay đổi cũng ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi, sản suất tại trại. - Điều kiện thời tiết như nắng nóng, nhiệt độ cao, nóng ẩm trong mùa mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa phát triển, dẫn đến vật nuôt dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp với tỷ lệ cao. - Cơ sở vật chất đã được sử dụng lâu năm nên một số bị xuống cấp tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư.
- 7 2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề 2.2.1. Những hiểu biết về phòng trị bệnh cho vật nuôi Trong chăn nuôi hiện nay người chăn nuôi thường chú trọng trong công tác phòng bệnh hơn, vì nếu phòng bệnh tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Ngoài giống và thức ăn thì công tác thú y cũng rất quan trọng. Đây là điều kiện để chăn nuôi bền vững và hiệu quả. Công tác thú y gồm phòng bệnh và trị bệnh. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các nhân tố môi trường, vật chủ, mầm bệnh. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. - Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. + Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [13], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng, nhằm kiểm soát khả năng xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lây lan các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. + Theo Gardner J.A.A và cs (1990) [20], Smith B.B và cs (1995) [21], tăng cường vệ sinh chuồng trại vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh + Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], từ 3 - 5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch sẽ, phun khử trùng bằng hóa chất như crezin 5% hoặc bằng các loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng trước khi đẻ. - Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. + Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thông thoáng, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
- 8 + Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lứa nuôi. + Với những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm cần vệ sinh tổng thể, triệt để, sát trùng từ nền chuồng đến mái và môi trường xung quanh. Các dụng cụ và các chất thải rắn cần thu gom lại để xử lý, các chất thải lỏng phải xử lý trước khi đưa ra môi trường. - Phòng bệnh bằng vắc xin: là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. + Vắc xin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa mầm bệnh (mầm bệnh có thể là vi khuẩn, virus hoặc vật chất di truyền của chúng như ARN, ADN) đã được làm giảm độc lực hoặc vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, làm mất khả năng gây bệnh của chúng nhưng vẫn kích thích cơ thể vật nuôi sinh miễn dịch để chống lại bệnh đó. + Khi tiêm vắc xin vào cơ thể không có kháng thể ngay mà phải sau 7 - 21 ngày tùy từng loại vắc xin thì cơ thể vật nuôi mới sinh kháng thể. 2.2.2. Điều trị bệnh Theo Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2013) [7], các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: - Hộ lý: cho gia súc nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt và yên tĩnh. Theo dõi thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để đối phó kịp thời. Cho gia súc ăn thức ăn tốt và phù hợp với tính chất của bệnh. - Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu, nên thường dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể đã chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng. - Dùng hóa dược: hầu hết hóa dược dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng để chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.
- 9 Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều nhỏ, chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền lại cho đời sau. Khi cần có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một lại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác có tác dụng tốt hơn. - Dùng kháng sinh: là những loại thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng độc tố lớn. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Vì vậy khi dùng thuốc phải chú ý những nguyên tắc sau: + Chẩn đoán đúng bệnh và dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc không những không khỏi mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. + Chọn loại kháng sinh phù hợp với mầm bệnh đã xác định, dùng liều cao ngay từ đầu. + Không nên vội thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. + Dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc lực của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. + Tăng cường sức đề kháng cho gia súc bằng cách nuôi dưỡng tốt, bổ sung các loại vitamin và giải độc tố… 2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh mắc tại cơ sở 2.2.3.1. Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm tử cung xảy ra trên các giống lợn nội, ngoại khác nhau. Lợn nái đẻ ít lứa, nhiều lứa hay đang nuôi con đều có thể mắc bệnh song tỉ lệ mắc bệnh thường phụ thuộc vào yếu tố vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng.
- 10 Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào, tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí mất khả năng sinh sản của gia súc cái. - Nguyên nhân bệnh viêm tử cung: + Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8] bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau: + Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vô trùng khi phối giống có thể từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm. + Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ. + Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát. + Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để dẫn đến viêm. + Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao… gây viêm. + Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm. + Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016) [11], cho biết, hầu hết lợn nái can thiệp bằng tay sau khi đẻ đều mắc bệnh viêm tử cung (96,47%), trong khi đó lợn không có sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. + Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002) [4], cho biết, nguyên nhân gây viêm tử cung là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu
- 11 dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E.coli…. - Triệu chứng: + Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu. + Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2013) [16], bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể: + Thể cấp tính: con vật sốt 41- 42ºC trong vài ngày đầu âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra màu trắng đục đôi khi có máu lờ lờ. + Thể mãn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo tử cung lan sang thai làm chết thai. - Hậu quả của bệnh viêm tử cung: + Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. + Trần Tiến Dũng và cs (2002) [5], Trần Thị Dân (2004) [3], cho biết: khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: + Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai. + Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.
- 12 + Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết Progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai. + Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai phát triển kém hoặc thai chết lưu. + Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng Progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu. + Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. + Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa Prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc. + Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính không có khả năng động dục lại. + Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone. + Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại được và không thải trứng được. + Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau
- 13 là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Để phát hiện là lợn nái có bị viêm hay không, ta có thể quan sát qua dịch tiết từ tử cung từ đó phát hiện bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: + Theo Trần Thị Thuận (2005) [18], thụt rửa tử cung, âm đạo bằng một số các dung dịch sau: nước muối NaCl 1 - 2%, thuốc tím KMnO4 0,1%, lugol 0,5 - 1%, rivanol 1 - 2%, thụt rửa 2 - 3 lần trong ngày đầu tiên, những ngày sau mỗi ngày một lần. Nếu con vật sốt, mệt mỏi tiêm thuốc toàn thân: kháng sinh penicillin + streptomycin hoặc ampicillin và thuốc trợ sức B - complex, cafein natribenzoat. + Theo Phùng Quang Trường và cs (2016) [19]: lợn viêm tử cung tiêm dưới da 1 mũi 2 ml lutalyse, thụt rửa tử cung 100 ml dung dịch lugol 0,1% và sau đó là 100 ml dung dịch neomycin (5mg/kg). 2.2.3.2. Bệnh viêm vú - Nguyên nhân gây viêm vú thông thường nhất là trầy xước vú do nền chuồng, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi khuẩn chính gây bệnh là Staphylococcus areus và Streptococcus aglactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm như số con quá ít không đủ bú hết lượng sữa sản xuất hoặc kế phát từ viêm tử cung nặng do kỹ thuật cai sữa chưa hợp lý. Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng hoặc quá lạnh, do lợn mẹ sát nhau, lợn con đẻ ra không được bấm nanh sớm. Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng lại trong vú làm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và độc lực. Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc do lợn con bú không hết sữa, bệnh chỉ xuất hiện trên vài vú. Trường hợp kế phát từ viêm tử cung hoặc cai sữa không hợp lý thì nhiều vú có khi cả bầu vú đều bị viêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 330 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 292 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 208 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 189 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 112 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 61 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn