Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 8
download
Mục tiêu của Khoá luận nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất của hợp tác xã. Thực hiện được qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, giai đoạn cá bột lên cá hương và giai đoạn từ cá hương lên cá giống. Thực hiện qui trình phòng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở Anh Vũ giai đoạn cá hương và cá giống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO ĐỨC THẮNG CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ ANH VŨ GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO ĐỨC THẮNG CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ ANH VŨ GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đoàn Quốc Khánh Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn là trung thực và chính xác. Là kết quả theo dõi trong quá trình thực tập không sao chép của bất cứ tác giả nào khác. Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu trong tài liệu. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Đào Đức Thắng
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo giúp tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Thầy giáo Ts:Đoàn Quốc Khánh là người định hướng chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy. Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên ĐÀO ĐỨC THẮNG
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ............................................................. 2 1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................... 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề .................................................................... 3 2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Anh Vũ ........................................................... 3 2.1.2. Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá Anh vũ.............. 8 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập....................................................................... 8 2.3. Hiện trạng phát triển cá Anh vũ................................................................... 9 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 9 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 11 2.4. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên ...................................... 11 2.4.1. Diện tích, sản lượng NTTS ..................................................................... 11 2.4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ................................................................ 12 2.4.3. Hiện trạng nuôi cá lồng.......................................................................... 13 2.4.4. Hiện trạng nuôi thủy đặc sản .................................................................. 14 2.4.5. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống thủy sản.................................... 15 PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................... 17 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện .................................................................... 17 3.2. Địa điểm và thời gian ................................................................................ 17 3.3. Nội dung thực hiện .................................................................................... 17
- iv 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 17 3.5. Phương pháp tiến hành .............................................................................. 17 3.5.1. Quy trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống ................................................................................... 18 3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường ....................................... 21 3.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu ......................................................... 21 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 22 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 22 4.1. Biến động môi trường nuôi ........................................................................ 22 4.2. Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Anh Vũ ................................................... 27 4.3. Kết quả tỉ lệ sống ....................................................................................... 28 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Anh Vũ ................................................... 29 4.5. Bảng tổng hợp tham gia các hoạt động khác ở HTX ................................ 29 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 31 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 31 5.2. Đề nghị. ...................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 32 Từ viết tắt..........................................................................................................34 Thức ăn sử dụng................................................................................................ 35
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cá Anh vũ ........................................6 Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị ............11 Bảng 2.3: Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Nguyên .....................13 Bảng 2.4: Hiện trạng sản xuất giống năm 2014 ..........................................................16 Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc ...............................................18 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi:.............................23 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Anh Vũ tại bể nuôi theo các tháng ......27 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Anh Vũ: ....................................................28 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của bể nuôi cá Anh Vũ .......................29 Bảng 4.5: Tổng hợp các hoạt động khác tại HTX ......................................................30
- vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) ..................................... 3 Hình 2.2: Cá Anh Vũ (Semilabeo Obscorus Lin, 1981) lưng thuôn dài ............ 4 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng ............................. 25 Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng ........................... 25 Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng .............. 27
- 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cá Anh vũ được xếp vào dạng “ngũ quý hà thủy” cùng với cá Lăng, cá Chiên, cá Rầm xanh và cá Bỗng. Hiện nay, các bãi đẻ tự nhiên của cá Rầm xanh và Anh Vũ gần như không còn, do việc hình thành các thuỷ điện đã làm thay đổi dòng chảy và môi trường sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của loài cá này. Vì vậy, phân bố của cá Anh Vũ có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu không hoặc ít gặp. Ngoài ra, do việc khai thác quá mức cá Anh Vũ bằng các dụng cụ huỷ diệt như: dùng xung điện, thuốc nổ, hoá chất càng làm cho nguồn lợi cá giảm sút nghiêm trọng. Đối tượng cá được coi là đặc sản của hệ thống sông Hồng đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở mức nguy cấp bậc V (Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, 2007). Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1992) cũng đã ghi nhận cá Anh Vũ (Semilebeo Notabilis Peters, 1980) trong Sách Đỏ Việt Nam phần Động Vật là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Sau đó sách này đã được sửa chữa và xuất bản năm 2000. Trước tình hình đó đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và qui trình công nghệ sản xuất giống cá Anh Vũ đã được thực hiện nhằm mục đích bảo tồn và đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Tuy nhiên, do đây là đối tượng mới được nghiên cứu nên các qui trình công nghệ về sản xuất giống và đặc biệt là qui trình ương nuôi chưa được nhân rộng. Các nghiên cứu về cá Anh Vũ chủ yếu được thực hiện tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cụ thể là tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt được đặt tại Hải Dương và tại một số tỉnh miền núi phía bắc, bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Thái Nguyên. Trong công tác sản xuất giống loài cá Anh Vũ, việc thực hiện tốt qui trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống có ý
- 2 nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Vì vậy, để hiểu biết nắm vững qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “ Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá hiện trạng sản xuất của hợp tác xã - Thực hiện được qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, giai đoạn cá bột lên cá hương và giai đoạn từ cá hương lên cá giống - Thực hiện qui trình phòng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở Anh Vũ giai đoạn cá hương và cá giống. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được hiện trạng sản xuất của hợp tác xã - Thành thạo qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, giai đoạn từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống - Áp dụng được qui trình phòng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên cá Anh Vũ giai đoạn cá hương và cá giống vào thực tiễn sản xuất.
- 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Anh Vũ * Đặc điểm phân loại Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân loại cá Anh vũ đã được tiến hành từ rất sớm. Chenvery và Lemasson (1937)[3] trong sách “Đóng góp vào nghiên cứu cá ở Bắc Kỳ” ghi nhận có một loài cá Anh vũ và đặt tên khoa học là Pseudogyriocheilus Procheilus. Nghiên cứu tiếp theo của Mai Đình Yên về cá Anh vũ năm 1978 trong sách “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” xác định lại tên khoa học của cá Anh vũ (Semilabeo Notabilis Peters, 1880). Tên khoa học này của cá Anh vũ đã được một số tác giả ghi nhận như Nguyễn Văn Hảo (1993)[2], Kottelat (2001)[1] và vẫn được dùng cho tới nay. Tuy nhiên, theo một số tài liệu công bố gần đây của các tác giả Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999)[4], Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6], Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2000)[1] cho rằng cá Anh vũ có 2 loài có tên khoa học là Semilabeo Notabilis Peters, 1880 và Semilabeo Obscurus Lin, 1881. Hình 2.1. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) Theo (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000)[1]. Cả 2 loài cá Anh vũ nói trên đều thuộc những loài cá quí hiếm được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Tuy
- 4 nhiên loài cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) được xác định là loài cá được dùng để tiến vua. Đây cũng là loài cá đang được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu sinh sản nhân tạo trong Đề tài. * Đặc điểm hình thái Cá Anh vũ có thể được chia thành hai nhóm hình thái: Nhóm hình thái có thân lưng gù và nhóm hình thái thân thuôn dài. Hình 2.1: Cá Anh Vũ (Semilabeo Obscorus Lin, 1981) lưng thuôn dài Đặc điểm: thân dài, hơi dẹp bên, dày và béo. Viền lưng từ đầu về sau nhô lên, đến khởi điểm vây lưng là cao nhất, trở về sau tương đối bằng thẳng. Phần ngực bụng bằng phẳng. Chiều cao đầu nhỏ hơn chiều rộng đầu. Mõm tròn đầy nhô về phía trước, phía bên có một hàng rãnh từ gốc râu mõm đến quá góc miệng hướng về phía trong cong gấp lại thành rãnh sau môi. Trên da mõm có các mấu nhô chất sừng mọc thành hàng ngay ngắn, hình thành một hàng ngang hình đai rộng. Môi dưới rất dày, hướng cong về phía trên và vào phía trong, phía ngoài của nó cũng chứa đầy mấu nhô chất sừng nhỏ xếp thành hàng ngay ngắn. (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001)[1]. * Đặc điểm phân bố Cá Anh vũ sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy siết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá có sự di cư theo mùa, mà trực tiếp là độ trong của nước. Vào mùa nước lũ, nước đục cá ngược lên
- 5 thượng lưu, chui ngược nước vào các hang nước ngầm, trong và ấm. Vào mùa khô nước cạn và trong cá Anh vũ từ thượng lưu, sông suối nhỏ di chuyển ra sông suối lớn để kiếm ăn, sự phân bố lùi dần xuống trung lưu như trước đây trên sông Lô - Gâm, cá thượng nguồn di chuyển xuống tận Việt Trì. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscorus) là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam-Trung Quốc và của Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam). * Đặc điểm sinh trưởng Cá Anh vũ trong điều kiện sống ở môi trường tự nhiên có tốc độ tăng trưởng không cao. Theo kết quả điều tra của (Phạm Báu và cs, 2000)[2] cho thấy sau năm thứ nhất cá có chiều dài thân dao động từ 11,07-12,32cm. Đối với cá Anh vũ trên 2 tuổi có tốc độ tăng trưởng từ 200 đến 300 gram/năm. * Đặc điểm dinh dưỡng Trong môi trường tự nhiên kết quả phân tích về đặc điểm dinh dưỡng của cá Anh vũ cho thấy cá con mới nở ăn các cặn vẩn, động vật không xương sống nhỏ (Protozoa, Rotatoria) sau chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ và tảo bám đáy (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001)[1]. Đối với cá trưởng thành sử dụng thức ăn là Tảo khuê bám đáy, mùn bã hữu cơ cùng và một số loài của động vật không xương sống (Phạm Báu và cs, 2000)[2]. Trong điều kiện nuôi thuần dưỡng cá Anh vũ theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6] cho thấy sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 28% hoặc 45% đều cho kết quả sinh trưởng tốt hơn so với nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên. Như vậy, cá Anh vũ hoàn toàn có thể nuôi được bằng thức ăn ổng hợp. * Đặc điểm sinh sản Theo tập tính cá Anh vũ sống ở môi trường nước chảy có rạn đá ngầm, sỏi ở đáy nên sự thành thục của cá phụ thuộc rất nhiều vào loại thức ăn tự nhiên sẵn có và tác động của dòng chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tự nhiên cá đực thành thục ở tuổi 2+ và cá cái thành thục ở tuổi 4+. Tuy nhiên, trong điều
- 6 kiện nuôi, cá đực thành thục ở tuổi 2+ và cá cái thành thục muộn hơn ở tuổi 3+ (Nguyễn Hữu Ninh và cs, 2009)[6]. Kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Anh vũ của tác giả Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6] cho thấy mùa vụ sinh sản từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5. Cá cái bắt đầu thành thục, có trứng giai đoạn 4 ở năm thứ 4 với tần suất gặp là 29,04%. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cuối năm thứ 2 đã bắt gặp cá đực có sản phẩm sinh dục trong giai đoạn 4 với tần suất gặp là 18,2%. Cá phát dục nhanh từ tháng thứ 4, hệ số thành thục đạt 1,78% tần số gặp là 33,3%, đỉnh điểm vào tháng 5, hệ số thành thục đạt 33,9%; tháng 11 đạt cực tiểu, hệ số thành thục chỉ còn đạt 0,61%, trứng đang thái hoá. Mùa vụ sinh sản cá trong năm trùng với mùa nước lũ, nước đục từ tháng 6 – 9 hàng năm. Sức sinh sản vào loại khá, đạt 19,0 trứng/g cơ thể cá. Cá cỡ 520 – 1400g sức sinh sản tuyệt đối từ 7600 – 35000 ( Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng)[1]. Trứng cá Anh vũ có màu vàng rơm, noãn hoàng lớn, khi trương nước có xoang bao trứng lớn, đường kính trứng trên 3mm, trứng không có tính dính, thuộc dạng trứng trôi nổi. * Một số đặc điểm sinh lý và sinh hoá (ngưỡng Oxy, pH và nhiệt độ) Ngưỡng oxy, pH và nhiệt độ của cá Anh vũ được thể hiện qua bảng 2 (số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). Bảng 1.1: Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cá Anh vũ Ngưỡng ôxy Cỡ cá Nhiệt độ (°C) pH (mg/l) Cá hương 10,5 - 40,25 3,62 - 9,16 0,11 Cá giống 9,5 - 40,75 3,94 - 9,24 0,025 Ngưỡng Oxy Hàm lượng oxi hoà tan là một chỉ tiêu môi trường quan trọng, quyết định tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá. Nguồn cung cấp oxi là từ khí quyển và quá trình quang hợp của thực vật. Sự tiêu hao oxi do quá trình hô hấp của sinh vật, khuếch
- 7 tán oxi trở lại khí quyển và quá trình oxi hoá các chất hữu cơ (Vũ Trung Tạng, 1995)[3]. Cá Anh vũ có thể chịu được ngưỡng oxi thấp tốt hơn nhiều loài cá khác. Với ngưỡng oxi khá thấp như vậy, việc nuôi cá Anh vũ trong điều kiện ao nước tĩnh là hoàn toàn có thể. Ngưỡng oxi của cá giống thấp hơn cá hương đồng nghĩa với việc sức chịu đựng của cá giống cao hơn cá hương khi sống trong điều kiện môi trường nước nghèo oxi. Khi hàm lượng oxi giảm xuống 2 mg/l cá bắt đầu có hiện tượng vùng vẫy tìm đường chốn. Khi hàm lượng oxi trong nước giảm xuống 1mg/l thì các hoạt động của cá yếu hẳn và cá ở trạng thái hôn mê. Khi hàm lượng oxi giảm xuống 0,5mg/l cá hương bắt đầu chết. Cá hương chết 50% sau 20 phút khi nồng độ oxi trong nước giảm xuống còn 0,11mg/l. Đối với cá giống, ở nồng độ oxi 0,11mg/l, cá có hiện tượng hôn mê và bắt đầu chết. Cá chết 50% ở nồng độ oxi trong nước là 0,025mg/l (số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). Ngưỡng nhiệt độ Ngưỡng nhiệt độ cao: Ngưỡng nhiệt độ của cá hương và cá giống là khác nhau. Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý cá. Nhiệt độ từ 24 – 31°C là điều kiện thích hợp của cá Anh vũ. Ở 34 – 39°C, cá bắt đầu hoạt động mạnh dần, bơi nhanh và không định hướng được, sau đó hoạt động chậm lại. Ở 400C thì các hoạt động của cá yếu ớt, cá ở trạng thái hôn mê. Ở nhiệt độ này cá hương bắt đầu chết và chết 50% sau 20 – 30 phút. Cá hương chết 100% sau 50 phút. Cũng ở nhiệt độ này cá giống đang ở trạng thái hôn mê và bắt đầu chết. Và cá giống chết 100% trong vòng 15 – 20 phút khi ở nhiệt độ 41°C. Ngưỡng nhiệt độ thấp: Ở 110C thì cá hương bắt đầu yếu, trong tình trạng hôn mê và bắt đầu chết. Cá hương chết 50% ở nhiệt độ 10°C. Ở nhiệt độ 10°C cá giống bắt đầu hôn mê và chết. Cá giống chết 50% ở nhiệt độ 9°C.
- 8 Ngưỡng pH: Ngưỡng pH cao: Ở cá Anh vũ ngưỡng pH cao của cá giống và cá hương tương đối giống nhau. Khi pH môi trường nước lên giá trị pH = 9, cá bắt đầu có hiện tượng chao đảo mất định hướng và bắt đầu chết. Cá giống chết 50% ở nồng độ pH = 9,24 và cá hương chết ở nồng độ pH = 9,16. Ngưỡng pH thấp: Khi hạ xuống giá trị pH là 3,4 thì cá bắt đầu yếu và ở tình trạng hôn mê. Cá bắt đầu chết ở nồng độ pH là 3,59 – 3,65. Cá giống chết 50% khi pH = 3,62. Tiếp tục theo dõi tỷ lệ sống của cá hương khi hạ pH xuống. Cá hương chết 50% ở giá trị pH = 3,96. (Số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). 2.1.2. Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá Anh vũ Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Ninh và cs, 2009[6]: Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “Khai thác bảo tồn nguồn gen cá Anh vũ”. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Lưu Quốc Trọng, 2013[2]: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Khai thác nguồn gen Cá Rầm xanh (Sinilabeo Lemassoni Bellegin & Chevey, 1932)[1] phục vụ phát triển bền vững”, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Đối với cá Anh vũ thường xuất hiện các bệnh trên cá hương, cá giống, cá bố mẹ do các tác nhân như: Nấm, ký sinh trùng (sán, trùng bánh xe, trùng mỏ neo,..), vi khuẩn gây nên. 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập - Lịch sử thành lập: Hợp tác xã Núi Cốc được thành lập vào năm 2016 gồm 8 thành viên, trong đó bao gồm: + 1 Chủ tịch HĐQT + 2 Giám đốc, trong đó 1 Giám đốc kiêm kĩ sư của HTX + 5 thành viên liên quan - Cơ sở vật chất của HTX: + HTX có 1 hệ thống lồng nuôi cá gồm 10 lồng ở mặt nước Hồ Núi Cốc
- 9 + 2 hệ thống bể nuôi gồm 4 bể chia làm 2 dãy chạy song song nhau + 1 hệ thống dây treo trai cấy ngọc dưới hồ gồm 10 dây treo trai cấy ngọc và 1 số trai nguyên liệu để cấy ngọc + 1 nhà cấy ghép cá giống và cấy ghép trai ngọc + 1 kho chứa thức ăn và dụng cụ cho các loại cá nuôi tại HTX - Công tác tổ chức sản xuất: HTX chủ yếu là nuôi cá loại cá thương phẩm bao gồm cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Anh Vũ, cá Lăng chấm, cá Chiên và nuôi trai cấy ngọc. - Kết quả hoạt động những năm gần đây: HTX hoạt động chủ yếu liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ngoài ra còn có các đề án như nuôi cấy trai lấy ngọc. 2.3. Hiện trạng phát triển cá Anh vũ Cá Anh vũ sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy siết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá có sự di cư theo mùa, mà trực tiếp là độ trong của nước. Vào mùa nước lũ, nước đục cá ngược lên thượng lưu, chui ngược nước vào các hang nước ngầm, trong và ấm. Vào mùa khô nước cạn và trong cá Anh vũ từ thượng lưu, sông suối nhỏ di chuyển ra sông suối lớn để kiếm ăn, sự phân bố lùi dần xuống trung lưu như trước đây trên sông Lô - Gâm, cá thượng nguồn di chuyển xuống tận Việt Trì. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscorus) là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam-Trung Quốc và của Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam). 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cá Anh vũ là loại cá đặc hữu của vùng Hoa Nam – Trung quốc và của Việt nam; hơn nữa lại là cá sông, suối nên các tài liệu của nước ngoài đề cập đến cá Anh vũ còn rất ít, mới ở các khâu mô tả, phân loại như Ngũ Hiến Văn (1963)[3], Chu Xinluo và Chen Yinrui (1989)[2]. Để bảo vệ, phát triển và sử dụng các nguồn lợi thủy sản địa phương trong cá quý hiếm này, trong năm 2007, cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phê duyệt dự án nghiên cứu
- 10 sinh sản nhân tạo cá Anh Vũ và thả cá vào tự nhiên. Theo phương pháp của nghiên cứu này, Domperidone và lutein giải phóng hóc môn A2 được tiêm vào cá Anh Vũ với liều lượng 1mg Domperidone và 1mug lutein được tiêm cho 1kg trọng lượng cơ thể. Sau đó, trứng và tinh trùng của cá Anh Vũ được đưa vào bể chứa, tiếp đó đổ thêm một lượng nước sạch vừa đủ ở 21°C. Sau đó, các trứng và tinh trùng được khuấy trong 30 giây bằng lông gà và được rửa bằng nước sạch ba lần trước khi tiến hành ủ. Trước hết, các trứng các trứng đã thụ tinh được đặt vào trong dung dịch nước Tuzet 0.15ppm ngâm trong 15 phút để tiệt trùng và sau đó được đặt trong các bể lớn chứa nước 60kg, 3000 trứng với đường kính trứng là 2,2-2,5 mm được đặt vào bể được nắp đặt hệ thống chảy tuần hoàn với nhiệt độ nước 21-22°C, pH 7,8-8,5, quá trình ấp kéo dài 36 giờ và cá bột thu được sau 72 giờ (Yang và cs, 2011)[5]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ở Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện năm 2000 trong một nghiên cứu về nguồn lợi của bốn loài cá quý hiếm (Lăng, Chiên, Bỗng, Anh vũ) trên hệ thống sông Hồng. Trong nghiên cứu này đã thử nghiệm sử dụng kích dục tố Luteotropin Releasing Hormoned Analog (LRHa) kết hợp với Domperidon (DOM) đối với cá Anh vũ cái thu được ngoài tự nhiên có độ thành thục ở giai đoạn IV. Kết quả là đã có 1 cá cái rụng trứng sau khi tiêm kích dục tố (Phạm Báu và cs, 2000)[6]. Trong 3 năm 1997 – 1999, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Anh vũ, và cũng đã tiến hành thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo nhưng kết quả còn hạn chế (Đã thu được cá bột và ương nuôi thành cá hương nhưng số lượng rất ít do tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp). Nguyên nhân là do chưa tìm hiểu đầy đủ khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng tái tạo quần đàn của loài cá này. Trong 2 năm 2005 – 2006, Trung tâm giống Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nghiên cứu nuôi vỗ
- 11 và cho sinh sản thành công cá Anh Vũ. Từ năm 2005 đến 2008, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện đề án “Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn gen cá Anh vũ (Semilabeo obscorus, Lin 1981)”. Đề án đã sản xuất được 13.000 cá giống cỡ 10g/con. Thức ăn sử dụng cho hiệu quả nhất cho nuôi thương phẩm là cho ăn 100% thức ăn công nghiệp, tỷ lệ sống tương ứng là 100% và tăng trọng được 9,1g/con/tháng. Tổng số cá thương phẩm 1.050 con cỡ 150-200g/con. Từ kết quả nghiên cứu này, trong những năm qua Viện nghiên cứu NTTS 1 đã tiến hành chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá Anh vũ cho một số tỉnh như Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang. 2.4. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên 2.4.1. Diện tích, sản lượng NTTS 2.4.1.1. Diện tích tiềm năng NTTS Tỉnh Thái Nguyên có 7.155 ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: - 2.140 ha ao gia đình có thể nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài thuỷ sản. - 1.515 ha hồ chứa nước thuỷ lợi vừa và nhỏ có thể thả cá hoặc nuôi cá bán thâm canh. - 1.000 ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi cá. - 2.500 ha hồ chứa Núi Cốc có thể phát triển nuôi cá mặt nước lớn, nuôi cá lồng, khai thác nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn các giống loài thuỷ sản quí hiếm. Ngoài ra còn có 12.000 ha diện tích mặt nước các sông, suối có thể phát triển nuôi cá lồng, nuôi eo ngách và khai thác nguồn lợi thủy sản. 2.4.1.2. Hiện trạng diện tích NTTS Diện tích NTTS toàn tỉnh năm 2014 đạt 5.841 ha. Tốc độ tăng trưởng hàng năm 2,9%/năm. Diện tích nuôi thủy sản tại các huyện có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó ở các vùng đô thị lại có xu hướng giảm. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu huyện Đại Từ (diện tích 2.954 ha chiếm 50,6% diện tích
- 12 NTTS toàn tỉnh); huyện Phú Bình 649 ha (chiếm 11,1% diện tích NNTTS toàn tỉnh); huyện Phú Lương 640 ha (chiếm 11,0% diện tích NTTS toàn tỉnh) huyện Định Hóa 568 ha (chiếm 9,7% diện tích NTTS toàn tỉnh)…. Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị Đơn vị: Ha (%/năm) TĐTTBQ TT Theo các đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005-2014 Toàn tỉnh 4.506 4.784 4.466 4.784 4.775 5.841 2,9 1 TP. Thái Nguyên 260 208 153 208 208 205 -2,6 2 TP. Sông Công 120 113 85 113,0 113 76 -4,9 3 H. Định Hóa 480 576 420 576,0 575 568 1,9 4 H. Võ Nhai 149 253 207 253,0 252 236 5,2 5 H. Phú Lương 339 389 485 389 388 640 7,3 6 H. Đồng Hỷ 182 207 191 207 207 246 3,4 7 H. Đại Từ 2.066 2.114 2.165 2.113,0 2.109 2.954 4,1 8 H. Phú Bình 491 649 490 650,0 649 649 3,1 9 TX. Phổ Yên 419 275 270 275 274 267 -4,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014 2.4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Năng suất NTTS trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 1,33 tấn/ha; sản lượng NTTS đạt 7.620 tấn (đạt tốc độ tăng trưởng 8,6%/năm giai đoạn 2005 -2014). Sản lượng NTTS tập trung chủ yếu ở huyện Phú Bình 2.031tấn (chiếm 26,7% sản lượng NTTS toàn tỉnh) mặc dù diện tích nuôi thủy sản không nhiều. Lý do là tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Ngược lại, sản lượng NTTS huyện Đại Từ là 1.932 tấn (chiếm 25,4% sản lượng NTTS toàn tỉnh) trong khi đó huyện có diện tích NTTS cao nhất tỉnh (chiếm 50,6% diện tích NTTS toàn tỉnh). Nguyên nhân là có đến 86% diện tích nuôi quảng canh dẫn đến năng suất và sản lượng NTTS thấp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn