intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Phan Trần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khóa luận là nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Phan Trần. Làm rõ vấn đề tác giả và tác phẩm. Phân tích những khía cạnh cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của khoá luận này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Phan Trần

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN --------  ------- LÊ THỊ TÂY TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN PHAN TRẦN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN --------  ------- LÊ THỊ TÂY TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRUYỆN PHAN TRẦN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em trong suốt quá trình triển khai đề tài. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Tây
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả luận văn không trùng khớp với các công trình nghiên cứu khác, nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Lê Thị Tây
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................... 1 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................... 3 3.1. Mục đích của khóa luận: ............................................................................ 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Đóng góp của khóa luận .............................................................................. 4 7. Bố cục của khóa luận................................................................................... 4 NỘI DUNG....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1...................................................................................................... 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 5 1.1. Tình hình văn hóa, tư tưởng thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ............. 5 1.2. Truyện Nôm và Truyện Phan Trần ............................................................ 8 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 17 TRUYỆN PHAN TRẦN CA NGỢI TÌNH YÊU ĐÔI LỨA ..................... 17 2.1. Tình yêu và sự sắp đặt của khuôn khổ lễ giáo phong kiến ...................... 17 2.2. Tình yêu và sự phá vỡ rào cản của lễ giáo phong kiến ........................... 28 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 38 TRUYỆN PHAN TRẦN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ......................................................................................................................... 38 3.1. Kết cấu...................................................................................................... 38 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 41 3.3. Không gian, thời gian .............................................................................. 48 3.4. Ngôn ngữ .................................................................................................. 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Có thể nói trong văn học Việt Nam trung đại, truyện Nôm giữ vị trí khá quan trọng không chỉ bởi số lượng tác phẩm còn được giữ gìn cho đến ngày nay mà còn bởi chất lượng và sức hấp dẫn của nó đối với nhiều thế hệ độc giả. Với kho tàng khá đồ sộ ấy, việc nghiên cứu tường tận từng tác phẩm đã lần lượt được giới khoa học lưu tâm, song vẫn còn những sáng tác chưa được đào sâu khai thác. Truyện Phan Trần là một ví dụ. Dân gian vẫn lưu truyền câu: “Làm trai chớ kể Phan Trần / Làm gái chớ kể Thúy Vân,Thúy Kiều”. Sở dĩ là như vậy, có lẽ là bởi sức hấp dẫn của câu chuyện tình yêu táo bạo và nồng cháy ngay chốn Thiền môn của đôi lứa. Trong khi Truyện Kiều được mổ xẻ đến từng chi tiết nhỏ thì Truyện Phan Trần dường như vẫn còn ở phía xa xăm đối với người đọc hiện đại. Điều này đòi hỏi cần có những công trình nghiên cứu riêng về tác phẩm, đưa nó về gần với những người quan tâm tới văn học truyền thống. Là một sinh viên khoa Ngữ văn học theo chương trình tín chỉ, thời gian trên lớp ngắn ngủi không đủ để có thể đi đến tận cùng mọi giá trị của mọi tác phẩm văn học Việt Nam trung đại. Việc nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Phan Trần là công việc vô cùng quan trọng góp phần bổ sung kiến thức của cá nhân. Những tiền đề khoa học và thực tiễn đã thôi thúc người viết lựa chọn đề tài: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật Truyện Phan Trần cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Truyện Phan Trần là truyện Nôm khuyết danh được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian. Có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu liên quan đến Truyện Phan Trần như vấn đề biên khảo, khía cạnh nội dung, 1
  7. nghệ thuật, vấn đề tôn giáo, tác giả, tác phẩm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Năm 1957, Hoài Thanh qua bài giảng ở đại học Hà Nội đã đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về nội dung Truyện Phan Trần, trong đó xoáy sâu vào cốt truyện và tâm lý nhân vật. Góc độ ghi chép và khảo cứu, có thể kể tới công trình của Hội nghiên cứu văn học thành phố Hồ Chí Minh với Phan Trần truyện Nôm khuyết danh xuất bản năm 1998. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích về phiên âm chữ Nôm và bản dịch chữ Quốc ngữ thông qua bảng so sánh sự khác nhau giữa bản tiếng Việt và bản chữ Nôm, để chúng ta có thể đối chiếu khi cần thiết. Giáo sư Trần Nghĩa với Truyện Phan Trần, xuất bản năm 2009 có thể xem là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh cả về mặt văn bản và nội dung tác phẩm. Ông đã có những nghiên cứu sâu về nguồn gốc và những mặt sáng tạo của Truyện Phan Trần so với Ngọc Trâm ký của Trung Quốc. Bùi Giáng với công trình Một vài nhận xét về Truyện Kiều – Phan Trần – Thúy Vân – Chinh Phụ Ngâm – Quan Âm Thị Kính – Bà Huyện Thanh Quan đã đề cập tới một số khía cạnh của Truyện Phan Trần. Theo ông: “Tác giả Phan Trần đã rất thành công trong việc tạo nên một cuốn tiểu thuyết ý nghĩa. Nhân vật đưa ra không phải để ta thán phục mà để cho ta nhận rõ hình ảnh con người. Con người phù phiếm mà thiết tha, sâu xa mà vẫn cứ hời hợt. Con người trong khuôn phép còn giữ được sự trong sáng của tình cảm, còn cho phép tình cảm trào lộng đôi lần, tràn ra ngoài cương vực của lí trí, để thực hiện cái nguyện vọng hầu như thiêng liêng của kiếp người phù chi! [3,tr89] 2
  8. Nguyễn Cẩm Thúy và Nguyễn Phạm Hùng với Văn thơ Nôm thời Tây Sơn có đề cập đến Truyện Phan Trần, tuy nhiên, chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu thể loại, chưa đề cập đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Giáo sư Nguyễn Lộc với Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX đã bàn về khía cạnh tình yêu đôi lứa trong câu chuyện. Nhưng chỉ dừng lại ở mức độ so sánh, đối chiếu với tác phẩm khác cùng thời để thấy được khát vọng tìm đến một tình yêu tự do của đôi trai gái trong truyện. Có nhiều hướng khác nhau nghiên cứu về Truyện Phan Trần, tuy vậy chưa có công trình nào khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Song, đây sẽ là những cơ sở quan trọng và cần thiết cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi trong việc đi sâu khai thác tác phẩm ở mặt nội dung và nghệ thuật. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của khóa luận: Nghiên cứu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Phan Trần. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ vấn đề tác giả và tác phẩm Phân tích những khía cạnh cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Truyện Phan Trần - Ở đây chúng tôi sử dụng văn bản trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam tập 1 – NXB văn học năm 2000 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Phan Trần. 3
  9. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn học Sử - Phương pháp liên ngành - Phương pháp thống kê phân loại - Cùng các thao tác chứng minh, lập luận, phân tích tổng hợp. 6. Đóng góp của khóa luận Bổ sung vào tư liệu nghiên cứu Truyện Phan Trần một đề tài về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận được triển khai theo ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung được chia theo bố cục ba chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2: Truyện Phan Trần ca ngợi tình yêu đôi lứa - Chương 3: Truyện Phan Trần và một số phương diện nghệ thuật. 4
  10. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tình hình văn hóa, tư tưởng thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Truyện Phan Trần ra đời trong giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn tổng khủng hoảng một cách toàn diện và sâu sắc. Các tập đoàn phong kiến liên tiếp thay thế nhau thống trị đất nước chỉ trong một thời gian ngắn, vua Lê mất, chúa Trịnh diệt vong, Nguyễn Huệ lên ngôi. Sự biến động này đã dẫn tới mâu thuẫn trong nội bộ triều chính, những cuộc nội chiến kéo dài và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra chống lại triều đình ở cả hai miền Nam, Bắc chống lại giai cấp thống trị cực đoan, tàn ác. Đỉnh cao là phong trào Tây Sơn – cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã giành được những thắng lợi vẻ vang: đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nước, đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược, lập nên một vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ, xây dựng nên một nước Việt độc lập, tự chủ, dân giàu, nước mạnh, nhân dân được hưởng thái bình. Chính vì vậy, “thế kỷ XVIII được giới sử học mệnh danh là thế kỷ của chiến tranh nông dân” [30,tr5]. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều phương diện và trong đó văn hóa - tư tưởng là vấn đề đầu tiên. Thời kì này, Nho giáo mặc dù vẫn là hệ tư tưởng chính thống song cũng bị đả kích, lung lay, các chính sách và đạo lí Nho giáo dưới một chế độ mục ruỗng như thế không còn như trước. Tam cương, ngũ thường của người quân tử bị đảo lộn, mọi kỷ cương bị phá vỡ, chúa hiếp đáp vua, con âm mưu lật đổ cha, bề tôi nhiều người phản trắc, đồng tiền và quyền lực mới là mục đích tối cao quan lại, nho sĩ biến chất. Điều này có thể thấy trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái. Bọn vua chúa có lối sống ích kỷ, tiêu cực, Lê Hiển Tông “40 năm ở ngôi chỉ biết khoanh tay rủ áo tìm trò mua vui”, 5
  11. không bận tâm đến cảnh đất nước bị chia cắt “Trời xui nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa tức là cái lo lại về ta, ta còn vui gì?”. Hay như việc Trịnh Sâm say đắm, mải mê sắc đẹp của Đặng Thị Huệ mà gây ra sai lầm nghiêm trọng trong việc lựa chọn Trịnh Cán quanh năm ốm yếu làm thế tử; Trịnh Tông vì tham vọng làm chúa mà trái mệnh cha, mưu đồ phản loạn. Ngay cả đạo quần thần cũng bị chà đạp, Tuần huyện Nguyễn Trang đã nộp chúa Trịnh Tông cho Tây Sơn, không chỉ vậy, hắn còn bộc lộ trắng trợn quan điểm của mình trước thầy học Lí Trần Quán “Sợ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình, tôi không để quan lớn để cho lầm lỡ đâu”. Trong bối cảnh này, tầng lớp trí thức Nho học bị rơi vào sự khủng hoảng, hầu hết đều rơi vào tâm trạng chán trường do mất niềm tin vào chính quyền, Nguyễn Du viết trong Tạp thi: Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Cao Bá Quát với Bệnh trung: Trắc thân thiên địa bi cô chưởng Hồi thủ yên tiêu khuất tráng đồ Tình hình xã hội ngày càng đi vào khủng hoảng, bế tắc, đời sống chính trị ngày càng rối ren thì “con người không có cách nào khác là đi tìm tín ngưỡng tôn giáo để cứu cánh” [4,tr83]. Nếu như Phật giáo và Đạo giáo trước đây suy thoái (thế kỷ XVI) thì đến giai đoạn này lại có điều kiện phục hồi, tuy nhiên không bằng giai đoạn trước đó. Đạo Phật lúc này được coi trọng trở lại, nó phát triển trong lúc các tín ngưỡng dân gian ngày càng được mở rộng, nhiều chùa, quán được xây dựng, một số chùa được trùng tu lại. Phật giáo tồn tại, gắn bó, ăn sâu vào tiềm thức tâm linh của con người và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tâm lí, nếp sống của nhân dân và. Đạo giáo cũng có những ảnh hưởng nhất 6
  12. định đến đời sống tâm hồn của người dân, nó được coi là “thứ thuốc chỉ thống cho các vết thương tâm hồn” [13,tr51]. Đạo giáo “thấm nhuần tư tưởng lãng mạn, chủ trương trở về với tự nhiên, thoát li đời sống xã hội, phản kháng những lễ nghi, bổn phận Đạo khổng tạo ra…” [13,tr50]. Dựa trên nền tảng của luận lý xã hội lúc bấy giờ, cụ thể là trên tinh thần Nho – Phật – Đạo, là quy phạm cương thường của người quân tử, lòng từ bi bác ái của con người, là triết lý sống hòa hợp với tự nhiên để được dân gian hóa, trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Ba tôn giáo Nho – Phật – Đạo có sự dung hòa với nhau, còn gọi là triết lý tam giáo đồng nguyên, “nhà chùa là nơi đào tạo ra những sư tăng đồng thời là những trí thức thời đại. Những trí thức Phật giáo này đã nối liền Phật giáo với Nho giáo và Đạo giáo. Chính họ là người đặt nền cho chính sách tam giáo đồng nguyên.” [33,tr177]. Triết lý này đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tác giả và các sáng tác văn chương của họ. Tiêu biểu là Ngô Thì Nhậm, ông từng bày tỏ trong Đáp Lại thị Hải Phái Đoàn hầu, thuật tiền ý: Cửu ai Trúc Lâm thiền thú lạc Từ bào vị hứa tạo sam đan Dịch: Từ lâu ưa cái thú thiền nơi Trúc Lâm Nhưng áo bào tía chưa cho mặc áo đen nơi giường thiền Ngô Thì Nhậm dường như bỏ cả tâm huyết cho chính trị nhưng lòng Thiền vẫn luôn đau đáu, việc đi theo Phật là ý niệm đã được ông nung nấu, ấp ủ đã từ lâu. Hay Toàn Nhật Thiền Sư (1750? – 1832?) cũng là nhà nho theo đòi nghiên bút, theo đạo Thiền. Ông là tác giả chú ý phát biểu nhiều vấn đề “dung hòa tam giáo” với: Hứa Sứ truyện vãn, Xuất gia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn, Tam giáo nguyên lưu ký, Bát nhã ngộ đạo vãn,… Ngay cả Nguyễn Công Trứ 7
  13. cũng không ngoại lệ, ông đề cao sự xuất hiện tất yếu của đạo Phật bên cạnh đạo Nho: Bạng y thiên lý hành tương khứ, Đô tự nhân tâm tố xuất lai. Bát khang trang chẳng chút chông gai, Cùng nghiêng ngả một dòng Hà lạc, Trong nhật dụng sao rằng đạo khác. Giai đoạn này, mọi giá trị, mọi ràng buộc con người của lễ giáo phong kiến đều bị phá vỡ và điều này tất yếu có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương. Văn chương sáng tác theo khuynh hướng văn học mới – khuynh hướng nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa, hướng tới việc tố cáo bản chất tàn bạo của xã hội phong kiến; bày tỏ sự cảm thông với những thân phận nhỏ bé, bất hạnh; đề cao con người, khát vọng sống tự do, hạnh phúc. Truyện Phan Trần ca ngợi tình yêu tự do của đôi lứa, trở thành một minh chứng cho việc phá vỡ những ràng buộc của xã hội lúc bấy giờ. 1.2. Truyện Nôm và Truyện Phan Trần 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Truyện Nôm Trong văn học trung đại, truyện Nôm là một thể loại khá độc đáo, thể loại văn học này đã được giới nghiên cứu định danh theo những cách khác nhau, đó là: truyện thơ Nôm, truyện thơ, truyện dài,…Trong đó, tên gọi truyện Nôm hoặc truyện thơ Nôm là phổ biến hơn cả. Dương Quảng Hàm định nghĩa: “Truyện Nôm là tiểu thuyết bằng văn vần” [6,tr137], Đặng Thanh Lê xếp chúng vào hệ thống tự sự - tiểu thyết, Đinh Thị Khang định nghĩa: “truyện Nôm là loại hình tác phẩm tự sự phản ánh cuộc sống xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với hệ thống biến cố, sự kiện” [21,tr112]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, truyện Nôm là “thể loại tự sự bằng thơ dài rất tiêu biểu cho văn 8
  14. học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do viết bằng tiếng Việt, ghi bằng chữ Nôm nên được gọi là truyện Nôm” [20,tr372]. Truyện Nôm có tác phẩm được viết bằng thể thơ Đường luật như Vương Tường, Lâm tuyền kì ngộ,… nhưng phổ biến nhất là tác phẩm viết bằng thể lục bát như Phạm Tải Ngọc Hoa, Lí Công, Phan Trần, Đoạn trường tân thanh,… Nó là một thể loại truyền thống của dân tộc nên người viết có thể vận dụng và thiết lập các dạng tiểu đối trong câu thơ chẵn để tạo nên nhạc điệu, âm hưởng trữ tình cho câu thơ, đặc biệt, thơ lục bát dễ đọc, dễ thuộc. Truyện Nôm có một khối lượng tác phẩm tương đối lớn và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của quần chúng nhân dân lao động. Giá trị của nó đã được khẳng định qua thời gian mà nó tồn tại trong lòng độc giả qua nhiều thế hệ. Hình thức đầu tiên của các truyện Nôm là những bài hát tự sự của các nghệ nhân hát rong (hiện tượng hát rong xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ nào thì chưa xác định được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống bằng nghề này, nhất là sau thế kỷ XV). Những bài hát tự sự này phần lớn được các nghệ nhân sáng tác hoặc dựa trên cơ sở của truyện cổ dân gian, hoặc rút ra từ một truyện Nôm đã có trước. Càng về sau, những bài hát này càng được bồi bổ thêm về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và đến một lúc nào đố bài hát đã được ghi vào trong sách, từ đó chính thức trở thành một truyện Nôm (lọai này có thể kể đến truyện: Trương Chi, Tấm Cám). Ngoài ra, truyện Nôm còn được biết đến thông qua những bài thuyết giáo của các nhà sư về đạo Phật. Ðể tuyên truyền đạo Phật cho các tín đồ mà phần đông là không biết chữ, một số nhà sư có học đã nghĩ ra cách diễn Nôm một số sự tích trong kinh phật, hình thức này ngày càng phát triển và nhiều truyện Nôm đã xuất hiện theo con đường này. Cho đến nay vẫn chưa xác định được truyện Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học. Bởi vì cho đến nay 9
  15. hầu hết các truyện Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác. Các nhà nghiên cứu đã căn cứ vào mối quan hệ giữa nội dung tác phẩm và hiện thực đời sống xã hội, căn cứ vào tài liệu cấm đoán của giai cấp thống trị, căn cứ vào hình thức ngôn từ và thể loại mà đi đến một nhận định sơ bộ về sự phát triển của bộ phận văn học này như sau: Chính giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX là giai đoạn bộ phận văn học này ra đời và phát triển, thời kỳ cực thịnh của nó là thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Phần lớn các truyện Nôm lưu hành hiện nay cũng ra đời trong hai thế kỷ này. Sang đầu thế kỷ XX việc sáng tác truyện Nôm dần dần chấm dứt vì thể loại văn xuôi mới ra đời đã đủ sức thay thế nó trên thi đàn văn học. Truyện Nôm thường được cấu trúc theo kết cấu: Hội ngộ – tai biến – đoàn tụ, mở đầu câu chuyện là sự gặp gỡ của đôi trai tài gái sắc được miêu tả hấp dẫn theo nhiều cách khác nhau. Các câu chuyện thường được xây dựng trên cơ sở của tình yêu và khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Tình yêu và hạnh phúc thường được thử thách bởi sự khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến. Đây là vấn đề trọng tâm đặt ra trong hầu hết các tác phẩm. Ngoài nội dung phản ánh tình yêu, hạnh phúc gia đình và bảo vệ nhân phẩm, truyện Nôm còn tập trung xoáy sâu vào tố cáo bộ mặt thối nát, tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động và đưa ra những cách giải quyết tích cực các vấn đề xã hội. Bên cạnh những đặc điểm về nội dung, truyện Nôm cũng có những đặc điểm riêng về nghệ thuật về kết cấu cốt truyện, nhân vật và phương pháp sáng tác. Cốt truyện thể loại này thường được triển khai theo trình tự: Hội ngộ - tai biến – đoàn tụ. Phần lớn các truyện Nôm đều mượn kết cấu, cốt truyện của truyện cổ dân gian và bảo lưu khuôn dạng của truyện cổ. Cơ sở cốt truyện là xung đột xã hội, xung đột giữa thiện, ác nhưng chỉ biểu hiện ở góc độ bảo vệ tình yêu, hạnh phúc; chống lại sự thống trị của giai cấp phong kiến; kết cấu 10
  16. theo đường thẳng; kết thúc có hậu; tình tiết phát triển theo sự phát triển của nhân vật chính. Tuy nhiên so với văn học dân gian, truyện Nôm cũng có một số nét khác biệt thể hiện của một thể loại có khả năng phản ánh hơn truyện cổ như tác giả đã chú ý mô tả một số cảnh sinh hoạt xã hội và con người, yếu tố trữ tình ít nhiều đã có vị trí đáng kể, thỉnh thoảng có tác giả đã chú ý miêu tả tâm trạng và khai thác đời sống nội tâm của nhân vật. Ngoài ra truyện Nôm cũng không còn những lời bình luận, triết lý về cuộc đời của tác giả ở đầu hay cuối truyện như ở truyện cổ. Nhân vật trong truyện Nôm thường là những bậc giai nhân – tài tử. Nhà văn quan tâm đến việc dựng câu chuyện, đến hành động chứ không chú ý đến hoặc rất ít chú ý đến tâm lý nhân vật. Xây dựng nhân vật phản diện thường thành công hơn nhân vật chính, nhiều nhân vật còn rất đơn giản mặc dù đã đúng về bản chất. Truyện Nôm thường sử dụng nhiều các điển tích, điển cố, các hình ảnh tượng trưng, ước lệ và hệ thống dày đặc từ Hán Việt, không chỉ vậy mà còn đưa thơ ca bác học nguồn thi liệu quý giá của tục ngữ, ca dao góp phần tạo nên tính uyên bác, tao nhã, tinh tế cho tác phẩm. Truyện Nôm có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn để phản ánh một cách chân thực quá trình phát triển biện chứng của nhân vật và tinh tiết, diễn biến cốt truyện. Truyện Nôm là một bộ phận văn học có giá trị, là vốn quý trong gia tài văn hóa chung của dân tộc. Bộ phận văn học này đã đóng góp tiếng nói vào loại hình tự sự của nền văn học nước nhà. 1.2.2. Vấn đề tác giả và tác phẩm Truyện Phan Trần Trong văn học thời trung đại, truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học phong kiến Việt Nam. Bộ phận văn học này có một số lượng khá lớn và có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần 11
  17. của quần chúng lao động. Giá trị của truyện Nôm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó và lòng hâm mộ của quần chúng ở nhiều thế hệ. Theo thời gian truyện Nôm (truyện thơ Nôm) đã bị mất mát khá nhiều do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, bởi tâm lý coi thường các sáng tác bằng chữ Nôm của các nhà Nho. Tâm lý này đã ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội kể cả những người sáng tác. Do bị coi thường (bị coi là loại văn học nhảm nhí, nôm na, mánh qué) cho nên khi các sáng tác bằng chữ Nôm ra đời tác giả của chúng không được chú ý và dần dần bị quên lãng. Thứ hai là do sự cấm đoán, thái độ thù địch của giai cấp thống trị. Để tránh búa rìu của bọn chúng, nhiều tác giả đã không dám lưu danh trong sáng tác. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến truyện Nôm khuyết danh. Nguyên nhân văn học trước khi được ghi chép bằng chữ quốc ngữ, truyện Nôm được lưu hành trong nhân dân chủ yếu bằng miệng từ người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác, nhiều truyện Nôm dần dần mất tên tác giả ban đầu và trở thành tác phẩm khuyết danh, có truyện đã trở nên gần gũi với các truyện cổ dân gian. Bởi những nguyên nhân trên nên truyện Nôm chỉ còn lại một số lượng đáng kể và hơn nữa lại do nhiều tầng lớp khác nhau sáng tác nên nội dung cũng như nghệ thuật của nó đều không đồng nhất. Để tiện cho việc nghiên cứu người ta đã tiến hành phân loại bộ phận văn học này. Dựa theo những căn cứ khác nhau mà có những cách phân loại khác nhau. Có thể phân loại theo ba cách sau: Thứ nhất, dựa vào nguồn gốc đề tài có ba loại: Loại lấy đề tài từ các truyện cổ dân gian (Trương Chi, Tấm Cám, Thạch Sanh…); Loại lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc (Truyện Hoa Tiên, Nhị độ mai, Phan 12
  18. Trần,…); Loại lấy đề tài, cốt truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự tích có thật ở Việt Nam (Tống Trân - Cúc Hoa, Bích Câu kỳ ngộ,...) Thứ hai, dựa vào nội dung và hình thức, có hai loại: truyện Nôm bình dân (do các nho sĩ bình dân sáng tác) và truyện Nôm bác học (do các nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác). Thứ ba, dựa vào mối quan hệ với tác giả, có hai loại: truyện Nôm hữu danh (còn tên tác giả) và truyện Nôm khuyết danh (không còn tên tác giả). Tuy nhiên, cả ba hình thức phân loại trên chỉ có tính chất tương đối. Tương truyền Truyện Phan Trần do tài nữ Đoàn Thị Điểm dịch, kỳ thực do ông Đỗ Hữu Khác (tên khác là Cận), tiến sĩ triều Lê là người “chấp bút đầu tiên”. Nhưng hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Truyện Phan Trần nên xếp vào loại tác giả khuyết danh, niên đại để ngỏ, như thực trạng trong các bản Nôm cho thấy. Theo Nguyễn Đăng Na Truyện Phan Trần thuộc truyện Nôm bác học, vậy thì tác giả Truyện Phan Trần là những nhà nho thuộc tầng lớp trên sáng tác, còn cụ thể là ai, tên họ gì, tuổi tác thì cho đến nay vẫn chưa thể xác định được. Như đã nói ở trên, Truyện Phan Trần là truyện Nôm, hơn nữa là truyện Nôm khuyết danh, ra đời trong giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, phong trào đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi và quyết liệt. Trước sự biến động ấy của xã hội, văn học nói chung và bộ phận truyện Nôm nói riêng vẫn không ngừng phát triển. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến lại không đề cao truyện Nôm, họ quan niệm truyện Nôm chỉ là thứ dâm thư, yêu ngôn. Chúa Trịnh từng ban bố một quan niệm về truyện Nôm: Cùng là truyện cũ nôm na, Hết tập thơ ấy, lại ca khúc này 13
  19. Tiếng dâm dễ khiến người say Chớ cho in bán hại nay thói thuần. Triều Nguyễn cũng không thua kém: Làm trai chớ kể Phan Trần Làm gái chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều. Do quá trình giao lưu văn hóa, văn học khu vực nên văn học Việt thời trung đại thường có đặc điểm là hiện tượng “vay mượn” đề tài, cốt truyện. Nguồn gốc đề tài cốt truyện truyện Nôm rất đa dạng, có thể khái quát và chia thành ba nhóm chính: Sử dụng cốt truyện dân gian (truyện cổ tích, thần tích,…) lưu hành từ lâu trong đời sống dân gian và sáng tác dân gian; Mượn cốt truyện trong kho tàng tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc – chủ yếu là Minh Thanh; Những tác phẩm có cốt truyện bắt nguồn từ đời sống thực tại xã hội. Truyện Phan Trần là một truyện Nôm khuyết danh bắt nguồn từ vở kịch Ngọc Trâm Ký của Trung Quốc do tác giả Cao Lâm viết dưới thời Vạn Lịch – nhà Minh (đầu thế kỉ XVII). Một tác giả Việt Nam (chưa rõ là ai) chuyển thành truyện Nôm và phổ biến dân gian. Truyện được viết bằng chữ Nôm theo thể loại thơ lục bát, gồm 930 câu thơ lục bát. Mauria Durand có phiên dịch, chú giải bằng Pháp văn Truyện Phan Trần, Paris 1962. Bài văn gồm: chữ Nôm, quốc ngữ, chú thích bằng Pháp văn và bản dịch ra Pháp văn. Truyện Phan Trần là câu chuyện lấy từ sự tích của hai gia đình họ Phan và họ Trần thời Tống Tĩnh Khang và Thiệu Hưng nhà Tống (1126 – 1147). Hai nhân vật chính là Phan Tất Chính và Trần Kiều Liên được cha mẹ đính ước nhân duyên từ lúc còn tượng hình trong bào thai. Khi chưa kịp khôn lớn, gặp thời buổi loạn ly, tưởng phải dở dang nhưng tơ duyên trùng phùng, vu quy cùng với vinh quy một ngày, kết thúc có hậu, câu chuyện rất mỹ mãn. 14
  20. Truyện Phan Trần được xây dựng trên cơ sở của tình yêu và khát vọng hạnh phúc lứa đôi, tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được thử thách bởi sự khắc nghiệt của lễ giáo. Truyện có thể tóm tắt như sau: Phan công và Trần công là đôi bạn thâm giao, cùng học một thầy, đỗ đạt một khoa, làm quan một triều và hai phu nhân cùng hoài thai một lúc. Họ bèn kết thông gia cùng nhau nếu bên này sinh con trai và bên kia sinh con gái. Họ Trần trao trâm ngọc, họ Phan trao quạt ngà làm kỷ vật đính ước. Đúng như ước vọng họ Phan Sinh con trai với: “Hai vai chính chện, ba đình nở nang”, đặt tên là Tất Chính (tức Phan Sinh). Họ Trần sinh con gái đặt tên là Kiều Liên. Khi hai người con này một lớn không thì hai người cha đã già yếu và xin về hưu tiện bề chăm lo cho gia đình và dạy dỗ con cái. Nhờ sự rèn cặp của cha, Phan Tất Chính dùi mài kinh sử và chuẩn bị thi Hương. Sau khi đỗ Thủ khoa (giải Nguyên), Phan Sinh báo tin về gia đình và chuẩn bị thi Hội. Nhưng “lòng trời còn dấm tài ba, Phan Sinh chẳng may bị trượt tứ trường, một phần hổ thẹn, phần vì sĩ diện cá nhân chàng không về nhà mà quyết tâm ở lại kinh lý “dùi mài khinh sử để chờ khoa sau”, đồng thời cũng tự an ủi mình “Ba thu thấm thoát có là bao lâu”. Trong khi ấy, Trần công mất, Đàm Châu có giặc, Kiều Liên cùng mẹ chạy loạn, nhân đi chạy loạn hai mẹ con lạc nhau mỗi người mỗi ngả. Trong lúc “con tìm mẹ, mẹ tìm con” Kiều Liên tình cờ gặp được người họ Trương. Thương tình “thân gái hạt mưa” không nơi nương tựa, người họ Trương đưa nàng đến tu tại chùa Nữ Trinh ở Kim Lăng lấy pháp danh là Diệu Thường. Khi ở chùa nàng tưởng nhớ đến mẹ và vị hôn phu nên thường tỏ ra ủ rũ, buồn rầu, nhờ có sự khuyên giải của sư thầy mà nàng cũng nguôi dần. Trong khi học ở Thành đô, Phan Sinh chợt nhớ có người cô tu ở Kim Lăng, bèn đến thăm. Tại đây Phan Sinh tình cờ gặp được Diệu Thường, thấy ni cô là người “tầm thước trẻ trung” nên đem lòng mến mộ. Chàng mượn bà 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2