Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị
lượt xem 8
download
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần làm phong phú vốn tri thức về thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX nói riêng và văn học chống ngoại xâm của dân tộc nói chung. Góp phần tích cực cho công tác giảng dạy văn học sau này. Đối với bản thân, khắc sâu tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHAN THỊ THU HOÀI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ THƠ VĂN YÊU NƯỚC CỦA PHAN VĂN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học ThS. AN THỊ THÚY HÀ NỘI - 2017
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành sâu sắc của mình tới Th.S An Thị Thúy, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017 Sinh viên Phan Thị Thu Hoài
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Đề tài nghiên cứu này không trùng với công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017 Sinh viên Phan Thị Thu Hoài
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 6 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại .............................................. 6 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội ............................................................................ 6 1.1.2. Tư tưởng thời đại..................................................................................... 8 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương .......................................................... 10 1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................ 10 1.2.2. Sự nghiệp văn chương ........................................................................... 13 1.3. Vị trí của Phan Văn Trị trong dòng văn học yêu nước Nam Bộ nửa cuối thế kỉ XIX. ....................................................................................................... 14 Chương 2. GIÁ TRỊ THƠ VĂN YÊU NƯỚC CỦA PHAN VĂN TRỊ ......... 16 2.1. Thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị nhìn từ phương diện nội dung. ..... 16 2.1.1. Chỉ trích bọn quan lại bán nước hại dân ............................................... 16 2.1.2. Bày tỏ chí hướng và tâm sự của nhà thơ ............................................... 20 2.1.3. Cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường ........................ 27 2.2.Thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị nhìn từ phương diện nghệ thuật ..... 37 2.2.1. Bút pháp ................................................................................................ 38 2.2.2. Thể thơ .................................................................................................. 41
- 2.2.3. Ngôn ngữ ............................................................................................... 42 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là lịch sử của dân tộc kiên cường bất khuất với bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, gian khổ mất mát đau thương nhưng rất đỗi hào hùng. Chúng ta cùng ngược dòng thời gian trở về với những biến cố lịch sử để thấy khí thế quật cường của cha ông, vượt qua bao khó khăn gian khổ từ buổi đầu chống Pháp đến khi toàn thắng. Triều đình Huế bấy giờ nhu nhược, hèn nhát đã đầu hàng giặc. Nhân dân yêu nước không can tâm chịu mất nước mà đứng lên khởi nghĩa. Phong trào diễn ra mạnh như vũ bão, tuy chưa đủ sức “Nhấn chìm bọn bán nước và cướp nước” (Hồ Chí Minh) nhưng đó chính là tiếng súng báo hiệu một thời kì bão táp cách mạng sẽ diễn ra sôi nổi. Đứng trước hoàn cảnh nước nhà như vậy văn học chống Pháp ra đời đã kế thừa một cách tốt đẹp truyền thống yêu nước của dân tộc, qua những áng văn thơ của một bộ phận sĩ phu yêu nước đương thời như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thông... Hòa chung vào dòng văn học yêu nước cuối thế kỉ XIX nhà thơ Phan Văn Trị đã góp lên một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ và sôi nổi. Thơ ca là sự rung cảm kì diệu của tâm hồn người nghệ sĩ. Bởi vậy, thơ ca chính là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi lòng, cảm xúc của thi nhân. Những nỗi niềm sâu kín, những băn khoăn trăn trở là nguyên nhân bên trong khiến người nghệ sĩ tìm đến với văn chương. Chúng ta từng cảm nhận được nỗi buồn trong thơ Ức Trai, Nguyễn Du, Tú Xương hay nỗi niềm chua xót thân phận trong thơ Hồ Xuân Hương… Theo đó, văn chương là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ. Vì vậy, tìm hiểu thơ Phan Văn Trị, chúng ta thấy rõ hơn một tấm lòng trung trinh với nước, nặng lòng với dân tộc của nhà thơ. 1
- Khi nghiên cứu về đề tài Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, đã giúp chúng ta hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng thời đại cũng như cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Phan Văn Trị. Đồng thời ta thấy hiện lên trên trang thơ của ông là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến, ở đó còn là nơi kí thác gửi gắm tâm sự của thi nhân. Hơn nữa tìm hiểu về những sáng tác của nhà thơ, ta thấy rõ một cuộc bút chiến bằng thơ dữ dội giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường. Như vậy khi đi nghiên cứu về đề tài: Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị đã góp phần cho chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và tài năng nghệ thuật trong thơ văn yêu nước của nhà thơ. Đó chính là lí do khiến chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Phan Văn Trị là một trong những tác giả tiêu biểu, một nhà thơ, nhà trí thức nho học có tên tuổi trong khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Chính vì vậy cho đến nay đã có khá nhiều người đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Chúng tôi có thể điểm qua một số cuốn sách và công trình nghiên cứu viết về ông như sau: 2.1. Nguyễn Đăng Na, Giáo trình văn học trung đại Việt Nam. Các tác giả đã đi tìm hiểu tình hình sáng tác chung của các tác giả có những tác phẩm tiêu biểu sáng tác trong giai đoạn này. Trong đó có Phan Văn Trị nhưng nhìn chung thì đó chỉ là những nét cơ bản nhất chứ chưa đi vào tìm hiểu cụ thể tác phẩm của ông: “Cuộc tranh luận nảy lửa giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường là một ví dụ khá tiêu biểu. Lập luận của Tôn Thọ Tường rất đặc trưng cho tư tưởng của kẻ chủ hòa, sợ hi sinh tự ti dân tộc, khiếp đảm trước thanh thế của giặc… nhưng lại không muốn cho người khác thấy được tim đen của mình nên ra sức tìm cách che đậy. Người ta viện dẫn cả sử sách kim cổ để lấp 2
- liếm, biện bạch. Đáp lại Phan Văn Trị đã rành rẽ chỉ ra chân tướng của những kẻ phản quốc…” [6;267] 2.2. Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân, Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm. Ở cuốn này các tác giả nghiên cứu khá công phu, là một trong những quyển sách mới nhất về cuộc đời và thân thế của Phan Văn Trị. Nội dung của sách xoay quanh về cuộc đời sự nghiệp, những giai thoại về nhà thơ và cả những sáng tác của ông. Nhưng tác giả chỉ đưa ra phần phiên âm, khảo dị và phần chú thích chứ chưa chỉ ra nội dung của từng tác phẩm: “Sau Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất trúng, rất đau, khiến đối phương không cựa được… không phải thơ của Phan Văn Trị chỉ có những bài thơ được chú ý nhiều qua cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường. Những bài thơ trữ tình như: Mất Vĩnh Long, Bến An Giang… những bài thơ ngụ ý châm biếm như: Con mèo, Con muỗi, Con rận…”[7;12] 2.3. Ban thường vụ huyện ủy huyện Phong Điền, Biên khảo lịch sử Phong Điền Cần Thơ. Ở đây các nhà biên khảo đã đưa ra những nét chung nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Phan Văn Trị, nhưng nhìn chung đó chỉ là những nét sơ bộ về con người đã làm dạng danh cho mảnh đất Phong Điền- Cần Thơ. “Với những bài thơ bút chiến. Phan Văn Trị xứng đáng là một nhà nho yêu nước một chí sĩ trong mặt trận văn hóa chống ngoại xâm. Những bài thơ của ông đã khơi dậy tinh thần bất khuất chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ. Mặc dù cả Nam Kì là thuộc địa của Pháp nhưng những vần thơ có lửa của Phan Văn Trị đã nhen nhóm trong lòng mọi người ý chí và niềm tin ở tương lai nước nhà sẽ được độc lập, tự chủ…”[1;64] 2.4. Đặng Duy Khôi Trăm năm vẫn sáng ngời đạo nghĩa, báo điện tử Cần Thơ. Bài báo đã tổng hợp một loạt bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự 3
- nghiệp của Phan Văn Trị. Bên cạnh đó bài báo còn trích dẫn một số bài thơ của Phan Văn Trị. “Không quá trữ tình dạt dào như thơ văn cụ Đồ Chiểu nhưng thơ cụ Cử Trị đánh không khoan nhượng vào thực dân và bè lũ tay sai. Trong cảnh nước mất nhà tan thơ của cụ Phan Văn Trị không đơn thuần là miêu tả mà còn mang tính chiến đấu kiên cường…”[4] Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào nhìn nhận ở nhiều góc độ về con người và sự nghiệp của Phan Văn Trị. Kế thừa những khám phá tìm tòi của những người đi trước, coi đó là những định hướng quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về con người và thơ văn của Phan Văn Trị. Nói tóm lại khi Tìm hiểu giá trị thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị đã có khá nhiều người đã đi ngiên cứu nhưng nhìn chung ở các công trình này các tác giả chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu chung về cuộc đời và các tác phẩm của Phan Văn Trị chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của nhà thơ. Ở đề tài này chúng tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình, hi vọng góp được một tiếng nói nhằm hiểu sâu hơn về giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ Phan Văn Trị. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, khóa luận hướng tới những nhiệm vụ sau: - Góp phần hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử xã hội, tư tưởng thời đại cũng như cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Phan Văn Trị. - Góp phần làm phong phú vốn tri thức về thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX nói riêng và văn học chống ngoại xâm của dân tộc nói chung. Góp phần tích cực cho công tác giảng dạy văn học sau này. Đối với bản thân, khắc sâu tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc. 4
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị lấy trong cuốn, Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Khắc Thuần và Nguyễn Quảng Tuân – Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 - Phạm vi nghiên cứu: Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn yêu nước Phan Văn Trị 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được triển khai theo 2 chương Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị 5
- NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng thời đại 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Tổ quốc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng đã trải qua biết bao cuộc đấu tranh xâm lược anh dũng, hào hùng. Chính những năm tháng lịch sử đầy biến động ấy, con người Việt Nam càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Trong tiến trình vận động của lịch sử Việt Nam, năm 1858 là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cuộc xâm lăng do thực dân Pháp phát động đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử dân tộc. Sự kiện này kéo theo những biến động ghê gớm, những đổi thay sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống cộng đồng. Kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất từ ngàn đời nay, con người Việt Nam đứng lên đấu tranh với tư cách là một người dân mất nước, quyết chiến với kẻ thù để giữ gìn độc lập, hòa bình, tự do của Tổ quốc. Trước sự dòm ngó của chủ nghĩa đế quốc xâm lược và mâu thuẫn bên trong xã hội phong kiến Việt Nam, vương triều nhà Nguyễn được ví như ngọn đèn bùng cháy lần cuối cùng để rồi tắt hẳn. Trong khí thế đấu tranh sôi nổi của nhân dân chống Pháp thì triều đình Huế hoàn toàn không dám dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ kháng cự một cách yếu ớt rồi đầu hàng. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng, trong khi triều đình còn lúng túng, chưa biết xử trí ra sao thì lòng dân đã sục sôi như dầu trong chảo nóng. Ở ngay kinh thành, cuộc nổi dậy của Đoàn Trưng, Đoàn Trực được binh lính, thợ và dân phu xây lăng Tự Đức ủng hộ chống nhà vua. Ngoài Bắc, đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ quân sĩ trợ chiến cho Quảng 6
- Nam và khi nhà Nguyễn kí kết hàng ước cắt các tỉnh miền Đông Nam Kỳ giao cho quân cướp nước, để tranh thủ đàn áp phong trào nông dân ở Bắc, thì nhân dân cùng với những sĩ phu yêu nước ở Nam Kỳ tiếp tục phản kháng một cách tự phát chống quân xâm lăng. Kế thừa truyền thống đấu tranh của ông cha, nhân dân Nam Kì đã đầu tiên, hứng mũi chịu sào, chiến đấu với phong ba bão táp kéo dài suốt mười mấy năm dài, tên tuổi các sĩ phu yêu nước đáng được đề cao trong lịch sử như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Văn Trị… Phong trào chống thực dân Pháp sôi nổi, rầm rộ khắp cả nước, khi kinh thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi ra sơn phòng xuống chiếu Cần Vương. Hưởng ứng lời kêu gọi đó các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và sĩ phu nổ ra khắp nơi tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền ở Bình Định; Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Hiệu ở Quảng Nam; Phan Đình Phùng, Lê Ninh ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nha ở Nghệ An; Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân ở Thanh Hóa… Nhân dân cả nước quật cường nhưng thế nước không sao cứu vãn nổi. Mặc dù cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa nhưng do nhiều nguyên nhân cuối cùng đều thất bại. Thực dân Pháp đã kí với triều đình nhà Nguyễn nhiều hiệp ước, thương ước xác lập sự có mặt hợp pháp của chúng trên đất nước ta. Đặc biệt, hai hàng ước 1883 và 1884 đã chính thức công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sau khi bình định trên toàn cõi Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành củng cố toàn bộ máy chính quyền, thực hiện chương trình khai thác thuộc địa. Từ đây, một xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành dần thay thế hình thái xã hội phong kiến. Tiếng súng Cần Vương tắt dần, cuộc chiến đấu không có phương hướng, nhưng lòng yêu nước của nhân dân ta không bao giờ tắt, không bốc 7
- lên thành ngọn lửa thì nó cháy âm ỉ trong lòng, để chờ một ngọn gió mới nó lại bùng lên mạnh mẽ. Đó là ngọn lửa từ Trung Hoa, Nhật Bản thổi đến, đặc biệt là từ nước Nga cách mạng tháng mười thổi về và cuộc chiến đấu của dân tộc bước sang một giai đoạn mới. 1.1.2. Tư tưởng thời đại Giai đoạn cuối thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Sự biến đổi về tình hình xã hội kéo theo sự biến đổi về tư tưởng thời đại. Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Kitô giáo, giữa tư tưởng Nho giáo với các triết thuyết và khoa học phương Tây. Trước sự va chạm đó, đời sống tư tưởng của Việt Nam mang nhiều đặc trưng riêng so với tư tưởng của các giai đoạn trước đó. Đồng thời có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhân dân. Triều đại nhà Nguyễn lên ngôi đã đưa Nho giáo lên vị trí là hệ tư tưởng thống trị độc tôn trong đời sống tinh dân tộc. Triều đình tôn sùng Nho học, xem Nho giáo là quốc giáo, lợi dụng tôn giáo là công cụ để thống trị xã hội… Khổng, Mạnh, Trình, được xem là những vị thánh. Sách vở của họ là thiên kinh địa nghĩa. Học trò đi thi chỉ học thuộc một số câu, đoạn trong sách vở… Điều này làm hạn chế óc sáng tạo của con người. Đời sống văn hóa hết sức lạc hậu. Vua và triều đình chỉ biết có Tứ thư, Ngũ kinh, cho rằng bất luận vấn đề lớn nhỏ nào cũng được giải đáp trong đó. Ngoài nho giáo, thì Đạo giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng khác ngày càng suy giảm và đi vào đời sống nhân dân trên phương diện tôn giáo. Điều đó khiến cho đời sống tư tưởng chính thống có phần nghèo nàn hơn so với thế 8
- kỉ trước. Và đến cuối thế kỉ XIX, cuộc xâm chiếm bành trướng của thực dân Pháp vào Việt Nam đã khiến cho bức tường thành ý thức hệ Nho giáo bị lung lay tận gốc rễ. Nho giáo tỏ ra bất lực trong vai trò và đường lối dẫn dắt dân tộc bảo vệ đất nước trước một kẻ thù hoàn toàn mới về ý thức hệ và nền văn hóa. Do tác động của bối cảnh lịch sử, những vấn đề được đặt ra là vấn đề về chính trị tôn giáo với xã hội mới, giữa đường nối bảo thủ với canh tân. Khuynh hướng bảo thủ là khuynh hương chính thống của nhà vua và một số quan lại trong triều đình. Họ kiên quyết bác bỏ và lên án mọi sự “đổi mới”. Một bộ phận trí thức, quan lại sau khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, đã đề cao xu hướng cải cách, mở cửa tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch… Đặc biệt cuối thế kỉ XIX, hệ tư tưởng Nho học suy vi cực độ. Biểu hiện qua những chủ trương chính sách phản động của triều đình nhà Nguyễn muc nát không thể cứu vãn nổi. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ hệ tư tưởng Nho giáo chính thống có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là tư tưởng đầu hành, một bên là tư tưởng chiến đấu giữ nước. Phong kiến Việt Nam đã yếu đuối không giám dựa vào sức dân nên đã thất bại thảm hại. Khuynh hướng tích cực của các nhà canh tân bị vùi trong quên lãng đó là nguyên nhân khiến Việt Nam mất nước. Tóm lại trong thời đại suy vi của chế độ phong kiến, hệ tư tưởng phong kiến lâm vào tình trạng phân tán thành nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm chí đối lập nhau, tiêu diệt lẫn nhau để cuối cùng đi đến tan rã. Hệ tư tưởng thời đại đã có tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng như nội dung phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Và Phan Văn Trị nhà thơ yêu nước đương thời tất nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của tư tưởng thời đại ấy. 9
- 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương 1.2.1. Cuộc đời Là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn Tây - Tàu lẫn lộn, tình hình chính trị trong nước rất rối ren nên cuộc đời và sự nghiệp của Phan Văn Trị cũng vô cùng phức tạp. Non một thế kỉ đã trôi qua đã không ít tác phẩm viết về Phan Văn Trị nhưng những câu hỏi rất căn bản, đại loại như Phan Văn Trị mất năm nào? quê quán ở đâu?... thì chưa có tác phẩm nào trả lời đầy đủ và chính xác. Đó là một khiếm khuyết đáng tiếc, mà nếu trước kia vấn đề thực sự không có gì khó khăn lắm, thì ngày nay lại là một việc làm không dễ giải quyết. Hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về năm sinh năm mất cũng như quê quán của nhà thơ Phan Văn Trị. Theo cuốn Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm của Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân - Nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2000 đưa ra một số ý kiến sau: Trước hết là về năm sinh năm mất của nhà thơ có 2 ý kiến được đưa ra. Ý kiến thứ nhất được bắt đầu của Nhất Tâm cho rằng Phan Văn Trị (1830- 1910) có thể chỉ là kế thừa mà không xem xét lại. Ý kiến thứ 2 là Huỳnh Minh là người duy nhất viết có khác chút ít về năm mất của Phan Văn Trị. Trong Gia Định xưa và nay, ông nói Phan Văn Trị sinh năm 1930 và mất năm 1908 nhưng cũng chưa đưa ra được căn cứ cụ thể Từ 2 ý kiến trên đều cho thấy là con số 1908 của Huỳnh Minh hay con số 1910 của Nhất Tâm đều không phải là con số chính xác nhất (và một số người khác sao chép lại) cũng đều không có sức thuyết phục. Vậy Phan Văn Trị sinh và mất năm nào? Theo chúng tôi khi chưa có một tài liệu nào đủ sức thuyết phục thì nên chưa vội kết luận. Nhưng cho dù Phan Văn Trị có ra đời trước năm 1930 nhiều, cho dù ông có được hưởng thọ hơn người, qua đời 10
- không phải vào năm 1910 mà là sau đó lâu hơn, thì trước và sau ông cũng thể hiện một cách trọn vẹn là con người của nửa sau thế kỉ XIX. Về vấn đề quê quán của Phan Văn Trị cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất, đây là ý kiến xuất hiện sớm nhất mà chủ xướng là các tác giả tham gia khảo cứu về thơ Phan Văn Trị trên 3 chục năm trước đây cho rằng ông sinh ra ở làng Hưng Thịnh (hoặc Hưng Thạch) tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long. Ý kiến thứ 2: Phan Văn Trị sinh tại làng Thanh Hồng, tỉnh Gia Định. Chủ xướng ý kiến này là Nhất Tâm. Trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp và nhóm biên soạn do ông chủ biên cũng nhắc lại tương tự và bổ sung thêm: làng Thanh Hồng, thuộc tổng Bảo An. Đối chiếu với bảng danh mục tên các làng xã ở đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi thấy rằng ý kiến này hoàn toàn không chính xác. Trước hết, trên toàn đất Gia Định lúc bấy giờ không hề có một làng nào là Thanh Hồng. Ý kiến thứ 3: cho rằng Phan Văn Trị sinh tại làng Hanh Hồng, tỉnh Gia Định người nêu lên ý kiến này là Thuần Phong tiếp đó là Bảo Định Giang và sau đó là tập thể các tác giả biên soạn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỉ XIX, còn bổ sung thêm: Làng Hanh Thông thuộc huyện Bảo An, tỉnh Gia Định. Thực ra, tỉnh Gia Định chẳng hề có một huyện nào tên là huyện Bảo An. Làng Hanh Thông là một làng có thật có ít nhiều gắn bó với cuộc đời Phan Văn Trị, nhưng rõ ràng đó không phải là nơi của ông sinh ra. Ý kiến thứ 4: cho rằng Phan Văn Trị sinh tại Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ. Chủ xướng ý kiến này là ông Nguyễn Sanh Kim và cũng giống như nhiều người khác, ông chỉ nêu ý kiến mà không nêu cơ sở tư liệu cho ý kiến của mình. Chúng ta cũng có thể nói Cần Thơ là quê hương thứ hai của Phan Văn Trị, nhưng nếu phải chỉ rõ hơn, cụ thể hơn thì điểm chỉ định ấy phải là 11
- Phong Điền chứ không phải là Bình Thủy. Phan Văn Trị từng nhiều lần qua lại Bình Thủy, nhưng Bình Thủy không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Một nhân vật nổi danh của đất Nam kì mà có tới bốn quê hương, bốn nguồn gốc khác nhau thật là một điều đáng tiếc. Vậy đâu mới là nguồn gốc thật cho quê quán Cử Trị? Theo như Quốc triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục thì Phan Văn Trị quê ở làng Hưng Thạch, tổng Bảo An tỉnh Vĩnh Long, cũng theo sách này thì: Phan Văn Trị đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 2 (1849). Đây là khoa thi đặc biệt, vì chỉ có trường Gia Định thi còn các trường khác thì phải hoãn đến năm Canh Tuất (1850) vì cả nước bị bệnh dịch hoành hành dữ dội. Trong khoa thi này, trường Gia Định có tất cả 17 người đỗ cử nhân, Phan Văn Trị đỗ thứ 10. Có thể nói, đây là tài liệu đáng tin cậy. Bởi vì, chế độ thi cử nói chung và hệ thống học vị nói riêng ở nước ta đã trở nên chặt chẽ và chính quy từ nhiều thế kỉ trước. Những quy định như, “Bảo kế hương thí” (nghĩa là, các nhà chức sắc địa phương phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về tư cách và phẩm chất đạo đức của thí sinh). “Cung khai tam đại” (nghĩa là phải khai rõ lí lịch 3 đời) và “Thông thân cước sắc” (giống như chứng minh thư nhân dân ngày nay của chúng ta, nhưng xưa nay “thông thân cước sắc” chỉ cấp cho những người đỗ cử nhân để họ cầm đi dự thi hội) được đảm bảo thực hiện thường xuyên trong đời Lê. Theo Phan Huy Chú thể chế thi cử thời Nguyễn bao hàm tất cả những quy định bổ sung đời Lê trung hưng và những điều khoản mới, do chính triều Nguyễn đặt ra. Trong khuân khổ của một chế độ thi cử chặt chẽ như vậy, lý lịch vắn tắt của Phan Văn Trị ghi trong Quốc triều hương khoa lục phải đảm bảo chính xác hoàn toàn. Điều đáng nói là sau khi đỗ đạt, nếu triều đình phát hiện ra sự man trá, thì chẳng những tên tuổi bị xóa mà chính bản thân họ cũng bị nghiêm trị. Trường hợp này đã xảy ra đối với cử nhân Phạm Duy Hàn, đỗ khoa Tân Sửu, năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) mà không hề xảy ra với Phan Văn Trị. 12
- Tóm lại, Phan Văn Trị sinh ra tại thôn Hưng Thạch huyện Bảo An, phủ Hoàng An, trấn Vĩnh Thanh .Đến năm 1932 vua Minh Mạng đổi thành tỉnh Vĩnh Long, nay là xã Thịnh Phú Đông, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Thứ 3 về gia đình của Phan Văn Trị. Theo cuốn Biên khảo lịch sử Phong Điền Cần Thơ do ban huyện ủy huyện Phong Điền chịu trách nhiệm xuất bản năm 2007 có viết: Phan Văn Trị lập gia đình với một người con gái làng Nhơn Ái tên Đinh Thị Thanh là em cô cậu của Lê Quang Chiểu học trò của Phan Văn Trị. Ông bà Cử Trị sống trong ngôi nhà lá đơn sơ cất nhờ trên đất của dòng họ Lê Quang bên dòng rạch Cái Tắc cuộc sống đạm bạc. Ông bà sinh được 4 người con là Phan Thị Đào, Phan Văn Tòng, Phan Văn Đương và Phan Thị Mai. Cuộc sống của gia đình Cử Trị chật vật thiếu thốn bà Hai Cử thường đi giã gạo giúp cho các gia đình lân cận để kiếm gạo nuôi sống cả nhà, Cử Trị thì dạy học bốc thuốc độ nhật. 1.2.2. Sự nghiệp văn chương Là một nhà nho chính thống tưởng rằng sáng tác của nhà thơ Phan Văn Trị khá nhiều nhưng cho đến nay giới nghiên cứu mới sưu tầm được khoảng hơn 50 bài thơ Nôm (tính cả những bài tồn nghi). Có nhiều bài thơ ngụ ý châm biếm, mượn cảnh, mượn vật để bộc lộ thái độ khinh bỉ, phê phán kịch liệt đối với những kẻ tham lam vô liêm sỉ, hút máu dân lành để vinh thân phì gia (Con muỗi, Con rận), những kẻ hèn nhát chỉ giỏi nghề sách nhiễu nhân dân (Đồn lính trong làng), những kẻ lợi dụng thời cơ bám gót giày quân giặc để tàn hại đồng bào: Con cào cào, Đá cá lia thia, Kiến hôi cắn kiến vàng…Ông cũng làm thơ để bày tỏ chí hướng, tâm sự của nhà thơ như : Hột lúa, Cái cối xay... Thơ thể hiện sự bất mãn trước thời thế của Phan Văn Trị phần lớn làm sau khi thực dân Pháp xâm lược Nam kì, nói lên những nỗi uất hận của những người yêu nước trước thái độ hèn nhát của triều đình (Mất Vĩnh Long), nỗi đau xót trước tình thế đất nước tang thương, khẳng định lập 13
- trường chiến đấu và lòng tin vào sự nghiệp cứu nước của nhân dân (Cảm hoài, Bến An Giang, Chùa hư) Những bài thơ như: Hột lúa, Cái cối xay, Con cóc, Quán nước, Thợ may, Con mèo, Con cào cào, Mất Vĩnh Long, Bến An Giang, Tôn phu nhân quy Thục, Tự thuật, Cảm hoài,… Tuyệt đại bộ phận thơ ca của Phan Văn Trị đều được viết theo thể thất ngôn bát cú. Tuy nhiên gần đây có nhiều sách báo cho rằng ông còn là tác giả của bài phú Gia Định thất thủ phú, nhưng chưa có dữ liệu chắc chắn nên người viết không tiện đưa vào. Và trong các tác phẩm của mình ông chỉ sử dụng duy nhất một thể loại chữ viết đó là chữ Nôm. Có lẽ vì thế mà thơ ông dễ đi vào lòng người và được đông đảo quần chúng đón nhận. Thơ Phan Văn Trị giản dị mà khỏe khoắn, hừng hực khí thế mà cũng thật trữ tình. Ông ít dùng những điển cố khó hiểu, thường vận dụng ngôn ngữ bình dân gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân đậm chất Nam Bộ. Qua những bài thơ của mình Phan Văn Trị đã tỏ rõ là người có tầm nhận thức đầy đủ và sâu sắc về những vấn đề có ý nghĩa mấu chốt của thời đại. Thơ là vũ khí đánh giặc của ông. 1.3. Vị trí của Phan Văn Trị trong dòng văn học yêu nước Nam Bộ nửa cuối thế kỉ XIX Cuộc đời và tác phẩm của Phan Văn Trị đã gắn liền với giai đoạn lịch sử bi hùng của Nam Bộ nói riêng và của dân tộc ta nói chung trước sự xâm lăng của thực dân Pháp. Sự nhân nhượng cầu an của triều đình phong kiến đã tạo điều kiện cho giặc Pháp chiếm đóng Nam kì lục tỉnh, sao đó đánh vào Hà Nội và cuối cùng triều đình Huế phải đầu hàng nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. Nhân dân bị triều đình bỏ rơi đã tự vũ trang chống giặc như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Phan Liêm, Phan Tôn, Đinh Sâm… Nếu như những người anh hùng nông dân khởi nghĩa cầm súng trực tiếp đánh giặc thì những sĩ phu yêu nước đã dùng ngòi bút của mình đã 14
- tấn công liên tục và không chút khoan nhượng nào với kẻ thù của dân tộc. Ở mặt trận trận này không có tướng chỉ huy nhưng lại có đông đảo những người lính, cam đảm, tài năng và giàu bản lĩnh chiến đấu. Số lượng và chất lượng thơ văn yêu nước trong thời kì này có giá trị như những vì sao sáng hiện lên giữa màn đêm âm u của đất nước. Sau một Nguyễn Đình Chiểu: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Than đạo) Là một Phan Văn Trị xông xáo tiến lên đánh địch như một dũng sĩ. Ngòi bút trong tay ông trở thành ngọn giáo nhằm thẳng vào bọn bán nước, đánh rất trúng, rất đau, khiến đối phương không cựa được. Đó là những bài thơ trữ tình như: Mất Vĩnh Long, Bến An Giang… Những bài thơ ngụ ý châm biếm như: Con rận, Con mèo, Con muỗi… Nhưng tên tuổi của ông được người đời nhắc đến phải kể đến cuộc bút chiến nảy lửa bằng thơ giữa Phan Văn Trị là người phát ngôn của lực lượng yêu nước, còn Tôn Thọ Tường là đại diện của bọn bán nước cầu vinh. Ở đây nếu Tôn Thọ Tường bị cô lập cao độ, thì ngược lại, Phan Văn Trị được sự hỗ trợ và tiếp sức mạnh mẽ của đông đảo sĩ phu yêu nước, của phong trào nông dân chống xâm lược. Với cuộc bút chiến này Phan Văn Trị là người tiên phong, mở đầu cho cuộc bút chiến bằng thơ của văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 323 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn