intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

43
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Khoá luận nhằm phân tích được cơ hội và thách thức trong việc ủy quyền cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa bàn xã Bằng Thành. Từ đó đánh giá và đề xuất được các giải pháp khắc phục và phát huy các thế mạnh để nâng cao thu nhập đời sống người dân tại địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN PÁ Tên đề tài: ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO GIỮA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG THÀNH, HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN PÁ Tên đề tài: ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO GIỮA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG THÀNH, HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47 – PTNT - N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận. Các số liệu bảng, biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hoàng Văn Pá
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo bậc đại học nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, đồng thời qua đó tích lũy những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Nay thời gian thực tập kết thúc đề tài đã hoàn thành cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyến đã tận tình giảng dạy và cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt bốn năm học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. Đỗ Xuân Luận người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ trong UBND xã Bằng Thành và các ban TCTD, đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp cho tôi hoàn thành đề tài. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bà con xã Bằng Thành đã rất nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông tin sát thực, kinh nghiệm quý báu để đề tài được hoàn thành. Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019 Sinh viên Hoàng Văn Pá
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018................................................... 28 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2016 - 2018) ...... 30 Bảng 4.3: Bảng thống kê vật nuôi của xã qua 3 năm (2016-2018)................. 31 Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Bằng Thành ................... 32 Bảng 4.5: Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghèo được ủy thác cho vay ................................................ 41 Bảng 4.6: Đặc điểm nhân khẩu của các hộ khảo sát ....................................... 43 Bảng 4.7: Đặc điểm huy động vốn vay của các hộ khảo sát........................... 44 Bảng 4.8. Đặc điểm sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ qua khảo sát trên địa bán xã................................................................... 45
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hộ nghèo đến vay vốn tại NHCSXH huyện Pác Nặm ................... 11 Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT ............... 37 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHNo&PTNT xã Bằng Thành ......... 38 Hình 4.3. Sơ đồ quy trình vay của NHCSXH trên địa bàn xã Bằng Thành ... 39
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTX Hợp tác xã KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT - XH Kinh tế - Xã hội NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NN - NT Nông nghiệp nông thôn TCTD Tổ chức tín dụng TCTDNT Tổ chức tín dụng nông thôn TD Tín dụng TDNT Tín dụng nông thôn TDTT Thể dục thể thao TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động UBND Ủy ban nhân dân VH Văn hóa
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu ................................................................... 4 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa .................................................................................. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ủy thác và vốn........................................................................ 5 2.1.2. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã ....................................... 7 2.1.3. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách đến quá trình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã............................................ 9 2.1.4. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách đến sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn xã ...................................................... 12 2.1.5. Các nguồn vốn....................................................................................... 14 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 15 2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn của nông dân nước ta hiện nay ...................... 15
  9. vii 2.2.2. Thực tiễn việc tiếp cận các chính sách vay vốn nước ta hiện nay ........ 19 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương ................ 21 3.2.2. Phân tích tình hình tiết cận nguồn vốn và sử dụng vay từ các nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo trên địa bàn xã ...................................................... 21 3.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ nghèo, Hội Phụ Nữ, Ngân Hàng chính sách trong việc cho vay ủy thác trên địa bàn xã ................ 21 3.2.4. Đế xuất giải pháp tăng cường cho vay hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nói riêng và nền kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn ............... 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 22 3.3.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 25 3.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ................................................ 25 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương................ 27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29 4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã .... 35 4.2.1. Tình hình tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn xã ......35 4.2.2. Tình hình sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ trên địa bàn xã .............................................................................................................. 43
  10. viii 4.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của chính quyền địa phương, hội phụ nữ và các hộ được ủy thác hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã............................................................... 46 4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của chính quyền trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã ........................................................................................... 46 4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã ........................................................................................... 48 4.3.3. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ được ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hôi và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã ........................................................................................................ 53 4.4. Đề suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được vay vào sản xuất kinh tế hộ và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn ............... 55 4.4.1. Đế suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn nhàm xóa đói giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................ 55 4.4.2. Đề suất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào xóa đối giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................... 58 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 61 5.1. Kết luận .................................................................................................... 61 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62 5.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 62 5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng ................................................................. 63 5.2.3. Đối với người dân ................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HỘ
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao vị thế của việt nam trên thị trường quốc tế, Hội nghị trung ương thứ VI đã khẳng định: Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế nông thôn đống góp một vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển này đá và đang có sự hỗ trợ không ngừng từ phía các tổ chức tín dụng. Sau 20 năm đổi mới, việt nam đá có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vấn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hặn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động trên lý thuyết lấn thực tế đang tập trung vào xóa đối giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, những cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn tín dụng xuất pháp từ nhiều hoạt động khác nhau và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắc mọi vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đá và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở vùng nông thôn vấn ít hoặc chưa tiếp cận được
  12. 2 các hoạt động của các tổ chức này. Mạng lưới tài chính này chưa thật sự có hiệu quả ở vùng xâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vấn bất cập đối với một bộ phận nông dân. - Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vứng. Trong những năm qua hệ thống tín dụng chính sách tín dụng không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đái của nhà nước, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ toàn diện ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là người dân nông thôn từ lâu vấn đang làm mối quan tâm hang đầu của Đảng và nhà nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách, chương trình tháo gỡ khó khăn giúp người dân thoát nghèo. Vì vậy để thực hiện tốt các chính sách chương trình một cách có hiệu quả tốt đạt hiệu quả cao, nhà nước đã ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hang chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội cho người nông dân, để có đủ vốn chủ động đầu tư và tạo ra một thu nhập ổn định trong đời sống người nông dân. Xã Bằng Thành là một xã thuộc Huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Xã cách huyện Pắc Nặm 12km. Bằng Thành vấn là một xã nông nghiệp, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người nông dân vấn còn chưa cao, diện tích đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật còn yếu. Hoạt động kinh tế của hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi bao gồm: Trồng cây keo, ngô, lúa, nuôi lợn, trâu, bò, gà, vịt…
  13. 3 Đánh giá về đều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về cơ hội và thách thức của người dân trong việc ủy quyền cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội, nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân xã Bằng Thành nói riêng và cũng như người dân trong địa bàn huyện Pắc Nặm nói chung, làm tiền đề cho các can thiệt của các dự án phát triên nông thôn, các chương trình xóa đối giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao đời sống cho người dân. Với mục đích như vậy nên tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung - Phân tích được cơ hội và thách thức trong việc ủy quyền cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa bàn xã Bằng Thành. Từ đó đánh giá và đề xuất được các giải pháp khắc phục và phát huy các thế mạnh để nâng cao thu nhập đời sống người dân tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích và làm rõ những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn của phương thức ủy thác cho vai hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
  14. 4 - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay ủy thác từ ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. - Tìm hiểu những khó khăn trở ngại và biện pháp khắp phục cho người nông dân trong địa bàn nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa - Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài. - Giúp em được tiếp cận với thực tế nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân phục vụ cho công tác sau này. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập xử lý thông tin của em trong quá trình nghiên cứu và phục vụ công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học trên lớp trong sách vở vào thực tế trong quá trình nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được các chính sách đang thực hiện tại địa bàn và đống góp về cơ cấu thu nhập của các hoạt động kinh tế từ đó có những biện pháp phù hợp cho từng hoạt động kinh tế. - Đề tài góp phần làm rõ hơn hiệu quả của các hoạt động chính sách mang lại cho người dân địa phương. 1.4. Yêu cầu của đề tài - Tiến hành tìm hiểu điểm nghiên cứu, quan sát và thực hiện phỏng vấn để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung của đề tài nghiên cứu. - Tìm ra được các chính sách mà người dân đang thực hiên và được hưởng từ các chính sách từ nhà nước trên địa bàn nghiên cứu. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn, đề suất các giải pháp khắc phục. - Tư liệu hóa được các thông tin để hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
  15. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm ủy thác và vốn - Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm. Trong luật dân sự việc ủy thác là hành vi pháp lý được thực hiện dưới hình thức văn bản - hợp đồng ủy thác, theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác, bên giao làm đại lý trả tiền chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để làm một số việc hoặc mua bán một số hàng hóa nhất định. Bên được ủy thác chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiêm trong phạm vi được ủy thác. Nếu bên được ủy thác làm vượt khỏi phạm vi được ủy thác thì phải tự chịu trách nhiệm. Hợp đồng ủy thác phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, trục sở tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên và do các người có thẩm quyền ký kết vào hợp đồng. Do vai trò quan trọng của vốn trong sự tồn tại và phát triển một doanh nghiệp nói riêng và của một nền kinh tế nói chung, từ trước tới nay, không chỉ có các chủ doanh nghiệp, những nhà quản lý quan tâm, trăn trở về nguồn huy động và cách thức sử dụng vốn mà ngay cả các nhà kinh tế, nhà lý luận đã tốn không ít giấy mực và tâm trí để đưa ra một định nghĩa, một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về vốn của doanh nghiệp. Dưới giác độ các yếu tố sản xuất, Mark đã khái quát hoá vốn thành phạm trù cơ bản. Theo Mark, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa của Mark có tầm khái quát lớn.
  16. 6 Tuy nhiên, do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư. Paul. A. Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã thừa kế quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: Đất đai, lao động và vốn. Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp: đó có thể là các máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá trị nhà xưởng... Trong quan niệm về vốn của mình, Sammelson không đề cập tới các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong cuốn kinh tế học của D. Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hoá khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp. Như vậy, D. Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của Sammelson. Trong hai định nghĩa trên, các tác giả đã thống nhất nhau ở điểm chung cơ bản: vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong cách định nghĩa của mình, các tác giả đã đều thống nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. Thực chất, vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của môt bộ phận nguồn lực mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Nó là kết tinh của giá trị chứ không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý thức rồi bỏ vào đầu tư.
  17. 7 Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hoá. Nó giống các hàng hoá khác ở chỗ có chủ sở hữu nhất định. Song nó có điểm khác vì người sở hữu có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá của vốn (hay còn gọi là lãi suất) là cái giá phải trả về quyền sử dụng vốn. Chính nhờ sự tách dời về quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh và sinh lời. Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản, kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt, mà trong toàn bộ các quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục, suốt trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng. Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan niệm, với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa về vốn thoả mãn tất cả các yêu cầu, các quan niệm đa dạng. Song hiểu một cách khái quát, ta có thể coi: Vốn kinh doanh là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu hay các giá trị tích luỹ được cho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp [2]. 2.1.2. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã Thông qua ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội, hội liên hiệp phụ nữ, hoạt động của các tổ TK&VV đã tác động tích cực đến nhận thức của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ vươn lên, tạo được tính cộng đồng, có sự tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong tổ. Đồng thời, các tổ TK&VV còn là kênh dẫn vốn trực tiếp, hiệu quả đến tận cơ sở, giúp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng và thực hiện một số công việc được NHCSXH ủy nhiệm, như: Họp bình xét cho
  18. 8 vay; giám sát việc sử dụng vốn vay; theo dõi, đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn; tuyên truyền, vận động tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm, nhằm tạo thói quen tiết kiệm tích lũy trả dần nợ gốc; thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng; phối hợp xử lý nợ tồn đọng, nợ rủi ro... hiệu quả. Tính đến ngày 4-2-2019 trên địa bàn xã có 17 tổ TK&VV từ NHCSXH đang hoạt động. Chi nhánh NHCSXH có tổng dư nợ đạt 22.657.900.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ ủy thác đạt 22.657.900.000 tỷ đồng, chiếm 100% tổng dư nợ. Việc các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả thông qua ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng chính sách. Qua đó, đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh cho hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Năm 2018, vốn tín dụng chính sách giúp 709 hộ nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả; gần 50 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng và sửa chữa 5 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh; xây dựng và sửa chữa 3 căn nhà ở cho hộ nghèo...; góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh - chính trị, xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh. Phát huy kết quả đạt được, để hoạt động của các tổ TK&VV ngày càng đi vào nền nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng chính sách, thời gian tới NHCSXH Bắc Kạn tiếp tục chỉ đạo phòng giao dịch các huyện phối hợp ban đại diện - hội đồng quản trị các cấp và các hội, đoàn thể nhận ủy thác phát huy vai trò tham mưu, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra để củng cố, kiện toàn kịp thời đối với các tổ TK&VV hoạt động không hiệu quả. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn biết cách làm ăn, thực hiện việc trả nợ đúng kỳ hạn. Tăng cường tuyên
  19. 9 truyền người dân thực hiện tiết kiệm, tổ chức sản xuất hiệu quả tích lũy vốn để tái đầu tư sản xuất, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và hạn chế việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ hội, tổ trưởng tổ TK&VV để nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc nhận ủy thác, thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng chính sách. 2.1.3. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách đến quá trình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã . Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội xã đã phát huy được vai trò của tín dụng chính sách trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn xã. Đây là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa các hội đoàn thể với hoạt động chuyên môn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Với đặc thù là ngân hàng chính sách, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng cho các đối tượng xã hội, do vậy cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xã gồm: Vốn cho vay giải quyết việc làm, vốn cho hộ nghèo vay theo quy định chuẩn hộ nghèo Quốc gia (thời điểm hiện nay có thu nhập bình quân 260.000 đồng/người/tháng) và chuẩn hộ nghèo của tỉnh (có thu nhập bình quân 400.000 đồng/người/tháng ở khu vực đô thị và 300.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn), vốn cho vay xuất khẩu lao động, vốn hỗ trợ cho học sinh - sinh viên. Để nguồn vốn tín dụng đến với người có nhu cầu vay vốn được thuận tiện, nhanh chóng, Chi nhánh đã tổ chức 17 tổ TK&VV giao dịch trong toàn
  20. 10 xã. Các điểm giao dịch có khoảng cách 3km trở lên. Tại các điểm giao dịch, đều niêm yết công khai các văn bản thông báo những điều cần biết về NHCSXH, thủ tục và quy trình cho vay các nguồn vốn của NHCSXH. Cùng chung niềm vui như chị Ngoảng, nhiều hộ nghèo ở xã Bằng Thành đã vươn lên từ đồng vốn của NHCSXH huyện Pác Nặm. Vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH đã giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo thêm nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường, từng bước tiếp cận phương thức sản xuất hàng hoá, thay đổi tập quán canh tác cũ để nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Gia đình chị Sằm Mùi Liều ở thôn Khuổi Khí, xã Bằng Thành cũng đã thoát nghèo nhờ được vay vốn phát triển kinh tế từ NHCSXS huyện. Những năm trước đây, kinh tế gia đình chị Liều rất khó khăn, đời sống không ổn định vì thiếu đất canh tác, thiếu vốn sản xuất. Sản xuất nông nghiệp vẫn theo phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào xưa đó là, dựa vào phát nương làm rẫy, trồng cây ngô, sắn. Do đó, gia đình thường xuyên thiếu đói từ 2 đến 3 tháng vào thời điểm giáp hạt. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, gia đình chị được vay vốn năm triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để phát triển kinh tế. Từ tiền được vay, cộng thêm vốn tự có của gia đình, chị đã quyết định đầu tư nuôi bò sinh sản. Sau nhiều năm tích cực phát triển kinh tế, đến nay cuộc sống gia đình chị Liều đã có những thay đổi rõ rệt, với đàn bò gần chục con, lợn thịt 8 con, khai hoang được hơn 5000m2 ruộng trồng lúa, ngô… Hàng năm, thu nhập từ việc bán các sản phẩm do mình làm ra, thu về cho gia đình gần 50 triệu đồng. Chị Liều không khỏi xúc động khi tâm sự cùng chúng tôi: Gia đình tôi vui lắm, nhờ ơn Đảng và Nhà nước, đặc biệt là NHCSXH huyện đã tạo điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2