Khóa luận tốt nghiệp: Dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai (Qua khảo sát chùa Thầy và chùa Tây Phương)
lượt xem 9
download
Trên cơ sở trình bày một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại Đồng bằng Bắc Bộ, khóa luận tập trung khảo sát và phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương. Từ đó chỉ ra vai trò và xu hướng phát triển của mối quan hệ này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai (Qua khảo sát chùa Thầy và chùa Tây Phương)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- KIỀU THỊ YẾN SỰ DUNG HỢP PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN TẠI HAI HUYỆN THẠCH THẤT – QUỐC OAI (Qua khảo sát chùa Thầy và chùa Tây Phƣơng) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS TRẦN THỊ HẠNH HÀ NỘI, 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo và Quý thầy cô khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Hạnh đã tận tình chỉ bảo, giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách tốt nhất theo khả năng của tôi. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song do nhận thức còn hạn chế nên khóa luận còn nhiều sai sót là điều không thể tránh khỏi. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ Quý thầy cô để rút ra bài học cho những lần nghiên cứu sau này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2020 Người thực hiện Kiều Thị Yến 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết luận chưa được công bố ở bất cứ một công trình nào. Tác giả khóa luận Kiều Thị Yến 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 5 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 9 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 9 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận .............................................. 9 8. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 10 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ...... 11 1.1.Sự dung hợp Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại Đông bằng Bắc Bộ qua các giai đoạn lịch sử ................................................................................. 11 1.2.Tình hình Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai........................................................................................................ 17 1.2.1. Phật Giáo tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai ............................... 17 1.2.2. Tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai ............ 26 1.3.Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại Thạch Thất – Quốc Oai........................................................................................................... 37 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................. 42 CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN QUA KHẢO SÁT HAI NGỒI CHÙA: CHÙA THẦY VÀ CHÙA TÂY PHƢƠNG. ................................................. 44 2.1. Biểu hiện qua nghi lễ của Phật giáo tại hai ngôi chùa ...................... 44 2.2. Biểu hiện qua kiến trúc của hai ngôi chùa ......................................... 50 2.3. Biểu hiện qua nghệ thuật bài trí tƣợng thờ trong hai ngôi chùa ..... 53 3
- 2.4. Một số vai trò xu hƣớng phát triển chủ yếu của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai . 58 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 65 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 67 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ I TCN, từ đó đến nay, đã phát triển và nhanh chóng hòa nhập, trở thành tôn giáo mang đậm sắc thái văn hóa Việt. Phật giáo với vai trò là một tôn giáo lớn ở Việt Nam, có đóng góp đối với lịch sự dân tộc, đời sống văn hóa, xã hội của người dân Việt, cùng với đó nó còn góp phần tạo nên những công trình kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật. Trước khi Phật giáo du nhập vào, nước ta đã có những tín ngưỡng dân gian mang đặc tính bản địa. Mỗi cộng đồng dân cư, mỗi khu vực riêng lại có những loại hình tín ngưỡng riêng, mang bản sắc riêng của mình. Nhưng khi Phật giáo tràn vào, với các giáo lý giải thoát, tinh thần từ bi, hỷ xả thì nó đã nhanh chóng được quần chúng người Việt tiếp nhận trong sự hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian. Biểu hiện rõ nhất là các ngôi chùa ở những làng quê ngày càng mọc lên nhiều, cho đến ngày nay, hầu như mỗi thôn, mỗi làng nào cũng đều có một ngôi chùa của riêng mình. Do tính chất hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, nên các ngôi chùa hầu hết đều bị bản địa hóa, trong chùa không chỉ thờ Phật, mà còn thờ cả Thần, Thánh, Mẫu, tổ tiên,… Đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nên việc thờ các vị thần tự nhiên như một lẽ tất yếu của cuộc sống người dân, chính vì vậy, khi Phật giáo du nhập vào, hòa quyện, hỗn dung cùng với tín ngưỡng dân gian, thì các vị thần tự nhiên này cũng được Phật hóa và được thờ tụng trong chùa. Ngoài ra, sự dung hợp này còn dẫn đến việc trong chùa thờ cả vong linh người đã khuất, người có công với đất nước được người dân tôn lên làm Thánh (Đức Thánh Trần), thờ Sơn Thần,… Các ngôi chùa mang sắc thái hỗn dung này đã đánh dấu bước chuyển biến về đời sống văn hóa, 5
- tinh thần và tôn giáo của người dân Việt, đi kèm với đó là sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc dân gian của người Việt. Tại những ngôi chùa này, người dân vừa đi lễ Phật, lại lễ cả Mẫu và Thánh, đó là sự kết hợp để hình thành nên Phật giáo dân gian, không còn các triết lý xa vời khó hiểu, mà nó được dân gian hóa, ngày càng gần gũi với quần chúng, mang nặng tư tưởng nhập thế. Thạch Thất – Quốc Oai là hai huyện giáp với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa Thăng Long xưa, lại nằm trên nền văn hóa xứ Đoài, chính vì vậy khu vực này cũng được tiếp nhận Phật giáo từ rất sớm. Phật giáo khu vực này cũng từng ngày hòa nhập với các tín ngưỡng bản địa và phát triển theo xu hướng chung của Phật giáo Việt Nam hiện nay, đó là xu hướng dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Việc phát triển theo xu hướng này giúp Phật giáo ngày càng gắn bó với người dân trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng tích cực lên đời sống nhân dân, giúp nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo tiềm lực cho sự phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực này nói riêng và cả đất nước nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các nét văn hóa được biểu hiện qua các nghi lễ, lễ hội hay các thần tích liên quan đến các nhân vật được thờ cùng với Phật trong chùa. Đây cũng là nét độc đáo đặc sắc riêng biệt của Phật giáo Việt Nam nói chung và khu vực Thạch Thất – Quốc Oai nói riêng. Chính vì lý do như vậy, tôi chọn đề tài: “Dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương” làm công trình nghiên cứu của mình. 6
- 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề dung hợp, hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng đã được nhắc tới không ít ở một số bài viết, vì từ lâu, do đặc điểm tâm thức của người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ, hầu như ít tôn giáo, tín ngưỡng nào có thể tồn tại độc lập, mà thường có sự hỗn dung với nhau. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian được đa số các nhà nghiên cứu đồng thuận và nó cũng được nhắc nhiều trong các bài viết của họ, tuy nhiên để đặt thành một vấn đề được nghiên cứu độc lập và cụ thể thì lại không nhiều. Theo như những tài liệu được biết, tôi mới chỉ thấy được công trình nghiên cứu của Tiến sĩ tôn giáo học Thích Đồng Bổn nghiên cứu về “Những tập tục dân gian chịu ảnh hưởng Phật giáo Đại Thừa” là nghiên cứu tập chung đối tượng là mối quan hệ giữa Phật giáo Đại thừa và những tập tục (tuy nhiên chủ yếu là ở các vùng Nam Bộ). Trong một số bài viết của Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Hà Văn Tấn, Nguyễn Quốc Tuấn… đều có nhắc đến sự dung hợp này, như: “Qua bước đi của di tích Hà Nam Ninh”; “Về một vài yếu tố mang tính triết học của kiến trúc cổ truyền Việt”, hay “Phật giáo với văn hóa Việt Nam và Nhật Bản qua một cách tham chiếu” của Nguyễn Thanh Tuấn cũng đã bước đầu phân tích sự kết hợp này, nhưng chỉ dừng lại ở những phân tích sơ lược, rời rạc. Một số tạp chí cũng có những bài viết về mối quan hệ này như: Báo Phật Giáo online, Đạo Phật ngày nay, Tạp chí Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Phật học,… Có thể kể đến những bài viết như: “Tìm hiểu về Phật giáo và tín ngưỡng dân gian”; “Đạo Phật Và Tín Ngưỡng Nhân Gian!”; “Tín ngưỡng thờ Mẫu trong mối quan hệ với tín ngưỡng, tôn giáo khác”,… Nhìn một cách tổng thể, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đã chạm đến các khía cạnh khác nhau của đề tài, song nghiên cứu về sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian biểu hiện qua những ngôi chùa còn 7
- khá ít và thiếu tính hệ thống. Chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống mối quan hệ hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian thể hiện qua các ngôi chùa ở khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, để từ đó có được những đánh giá khách quan và khoa học về vai trò, vị trí của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa – xã hội của người dân nơi đây. Đây cũng là mục đích chính mà khóa luận hướng tới trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở trình bày một số nội dung lý luận về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại Đồng bằng Bắc Bộ, khóa luận tập trung khảo sát và phân tích những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương. Từ đó chỉ ra vai trò và xu hướng phát triển của mối quan hệ này. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày hệ thống lý luận về sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại Đồng bằng Bắc Bộ - Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai ngôi chùa: Chùa Thầy và chùa Tây Phương. - Đưa ra vai trò và xu hướng phát triển của sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương. 8
- Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện qua hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương trên các lĩnh vực như: nghi lễ, kiến trúc nghệ thuật,… 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về tôn giáo và tín ngưỡng. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng một số phương pháp cơ bản của phép biện chứng duy vật như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh; và một số phương pháp của các khoa học khác như: điều tra, điền dã, khảo sát,… 6. Đóng góp của khóa luận - Trình bày rõ một số nội dung lý luận của mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại Đồng bằng Bắc Bộ. - Chỉ ra sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại khu vực Thạch Thất – Quốc Oai, biểu hiện trong hai ngôi chùa: Chùa Thầy và Chùa Tây Phương. Đưa ra một số vai trò chủ yếu và xu hướng phát triển của mối quan hệ này đối với xã hội. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận Ý nghĩa lý luận Khóa luận góp phần làm rõ hơn giá trị văn hóa và bản sắc riêng của những ngôi chùa thông qua việc tìm hiểu sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, biểu hiện qua các lĩnh vực: nghi lễ, kiến trúc nghệ thuật,… Kết quả của khóa luận đặt ra vấn đề mà các nhà quản lý văn hóa, 9
- tôn giáo, tín ngưỡng cần quan tâm, đó là làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lành mạnh của văn hóa Việt. Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và học tập về tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của khóa luận được bố cục thành 2 chương và 8 tiết. 10
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ DUNG HỢP GIỮA PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG DÂN GIAN TẠI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1. Sự dung hợp Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại Đông bằng Bắc Bộ qua các giai đoạn lịch sử Đồng bằng Bắc bộ là cái nôi văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam, vì vậy nơi đây còn lưu giữ được tính chất thuần tuý của văn hoá Việt Nam. Đồng bằng Bắc bộ cũng chính là nơi Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Việt Nam. Người dân nơi đây xem Phật giáo vừa thiêng liêng vừa gần gũi với họ, nên trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, chùa chiền được xây dựng khắp mọi nơi, hầu như không một làng quê nào lại không có chùa thờ Phật. Chính vì vậy, Phật giáo ở Đồng bằng Bắc Bộ cũng có những nét riêng của mình, và một trong số đó là sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian nơi đây. Phật giáo truyền vào nước ta rất sớm, từ những năm đầu Công nguyên. Tại Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) đã có một trung tâm Phật giáo và Phật học khá phồn thịnh. Từ đó đến thế kỷ 10 chính là giai đoạn truyền đạo của Phật giáo. Ban đầu là sự ảnh hưởng của các nhà sư Ấn Độ, nhưng sau đó, sự ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Trung Quốc lại tăng lên, các phái Thiền Trung Quốc dần du nhập vào Việt Nam. Bắt đầu từ thế kỷ 10, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ sau 1000 năm Bắc thuộc đã tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Trong thời kỳ này, các vị vua nhà Đinh, Tiền Lê đã có chính sách nâng đỡ Phật giáo. Những bước đệm này đã giúp cho Phật giáo phát triển đỉnh cao ở thời Lý và thời Trần với tinh thần tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đã sản sinh ra những thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hoà nhập với cuộc đời. Lúc này từ vua tôi đến quần chúng nhân dân đều tôn sùng đạo Phật, tư tưởng Phật giáo được lấy làm hệ tư tưởng xã hội. Phật giáo đã kết hợp với tín ngưỡng dân gian, với yếu tố thần thuật của Đạo giáo 11
- pháp thuật nên mới có câu chuyện những thiền sư tiên đoán việc xã tắc như Vạn Hạnh, dùng pháp thuật để chữa bệnh trừ tà, để giáng long phục hổ, hay bay trên không, đi dưới nước như Nguyễn Minh Không; để trả thù cho cha, hay để đầu thai như Từ Đạo Hạnh v.v… Tại Đồng bằng Bắc Bộ, nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời kỳ này, tiêu biểu như: Chùa Một Cột, Chùa Thầy, Chùa Dạm, Chùa Lý Triều Quốc Sư,… Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong thời kỳ này cũng được biểu hiện rất rõ qua những ngôi chùa này. Chùa Một Cột: tọa lạc tại số 1 phố chùa Một Cột, phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, Hà Nội. Trước kia đây là thôn Phụ Bảo, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận, đến giữa thế kỷ 19, thôn Phụ Bảo đổi tên là Thanh Bảo. Chùa được xây dựng năm 1049 sau giấc mơ của Lý Thái Tông thấy Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên tòa sen, sau đó dắt vua lên tòa. Nhưng theo tấm bia dựng năm Cảnh trị đời thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông do Lê Tấn Đạt ghi thì: “năm đầu niên hiệu Hàm Thông đời Đường (860) dựng một cột đá ở giữa hồ. Trên cột xây một tòa lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng… Khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, do vua Lý chưa có con, đến đây cầu nguyện thấy linh ứng, vua sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng làm sáng rõ sự tôn sùng…”(14, Tr.115). Ngay trong sự tích về ngôi chùa này đã cho thấy sự ước vọng của người dân Đông bằng Bắc Bộ luôn cầu mong một cuộc sống không ngừng sinh sôi nảy nở, một cuộc sống được che chở bởi Phật Bà Quan Âm. Chùa Một Cột và Phật Bà Quan Âm giống như hình ảnh biểu trưng cho nguyên lý Mẹ, cho tín ngưỡng phồn thực, cho ước mơi sinh sôi này nở, luôn luôn no đủ, và cả cho tinh thần cứu khổ cứu nạn của Phật giáo. Chùa Dạm (hay còn gọi là chùa Rặn, thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) được vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) cho xây dựng vào năm Quang Hựu thứ 2(1086). Đây là một ngôi chùa điển hình thể hiện sự hỗn 12
- dung giữa giáo lý Phật giáo và triết lý của tín ngưỡng dân gian của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng trong thời kỳ này. “Mười lăm trăng náu Mười sáu trăng treo Mười bẩy phẩy giường Mười tám đóng cửa chùa Dạm.” Những câu thơ lưu truyền kia đã nói lên sự bề thế của chùa Dạm, có nghĩa là sau ngày Rằm người ta sẽ đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng được hết tất cả các cửa chùa. Theo thuyết phong thủy, chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông, chùa đặt ở sườn núi phía Nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất, núi Rùa làm tiền án, ngòi Con Tên làm minh đường, bên tả có Thanh Long, bên hữu có Bạch Hổ chầu về. Mối quan hệ hỗn dung giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại chùa Dạm không chỉ thể hiện qua giáo lý của Phật giáo, mà còn thể hiện ước vọng sinh sôi nay nở, mưa thuận gió hòa của cư dân lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ. Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian cũng được thể hiện rõ ngay trong nguồn gốc ra đời và thần tích của chùa Lý Triều Quốc Sư, bộc lộ ra truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” của người Việt ta. Chùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc tại số 50, phố Lý Triều Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (xưa thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương với tên gọi đền Lý Quốc Sư hay đền Tiên Thị). Nơi đây thờ thiền sư Nguyễn Minh Không người đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông. Ông được phong làm Quốc sư và được triều đình phong ấp ở làng Tiên Thị (nay là Điềm Xá), huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Khi ông mất, dân làng lập đền thờ gọi là "Lý Quốc Sư Tự". Năm 1932, thiền sư Nguyễn Văn Định trụ trì đã bài trí thêm tượng Phật nên đền được gọi là chùa Lý Triều Quốc Sư. 13
- Năm 11 tuổi, ngài xuất gia tu Phật cầu đạo với Thiền sư Từ Đạo Hạnh, được khen tài giỏi, thông minh và được ấn chứng sau sẽ trở thành “Pháp khí” trong Thiền môn, ban pháp danh Minh Không, đời thứ 13 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Qua thời gian dài theo thầy học đạo, chứng ngộ chân không Bát nhã, ngài về trụ trì chùa Giao Thủy (Nam Định). Minh Không là bậc đại sư thông tuệ Phật pháp được giới tăng ni ngưỡng vọng, cũng như được Quốc vương kính trọng. Tương truyền lúc còn đang học đạo, Từ Đạo Hạnh hóa hổ để dọa ngài, ngài bèn nói: “Nếu thầy muốn vậy, sau này chắc sẽ phải chịu quả báo như thế”. Từ Đạo Hạnh hối hận: “Xưa kia Đức Thế Tôn đạo quả viên thành còn chịu báo kim sương, mã mạch, huống chi ta sinh thời mạt pháp đâu có thể tránh được, đời sau sẽ làm Quốc chủ và sẽ chịu báo này, ông với ta có nhân duyên thầy trò, lúc đó sẽ cứu ta”(14, Tr.108). Sau khi Từ Đạo Hạnh hóa, đầu thai làm vua Lý Thần Tông, lên ngôi chưa được bao lâu, tháng 3 năm 1136, vua bị bệnh nặng, lông lá đầy mình, gầm thét như hổ suốt ngày, các danh y tài giỏi được triệu đến đều không chữa khỏi. Chính Đại sư Minh Không là người chữa khỏi được cho vua. Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, vua Lý Thần Tông phong ngài làm Quốc Sư. Trong Quốc sử còn chép: “Tục truyển khi sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao lại cho học trò là Nguyễn Chí Thành, tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy Quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”(14, Tr.110). Ngày 1 tháng 8, niên hiệu Đại Định thứ 2, Tân Dậu (1141), sau khi phó chúc môn đồ, Quốc sư an nhiên ngồi hóa tại chùa Giao Thủy, thọ 76 tuổi. Để ghi nhớ công ơn, vua Lý Anh Tông và nhân dân đã lập đền thờ ngài tại đền Tiên Thị (nguyên là Tịnh xá vua Lý Thần Tông ban cho ngài). Thêm nữa, đó là hệ thống chùa thờ Tứ pháp tại vùng Dâu bao gồm: chùa Dâu thờ Pháp Vân, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Tướng thờ Pháp Lôi, chùa Dàn thờ Pháp Điện và chùa Tổ thờ Man Nương – mẹ của Tứ Pháp. Với sự tiếp nhận Phật giáo, những vị thần nông nghiệp như bà Dâu, bà Đậu, bà 14
- Tướng, bà Dàn đã trở thành những vị Phật bà (Tứ pháp). Có thể thấy sự hình thành và phát triển của hệ thống chùa Tứ pháp chính là sự dug hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian khi trong chùa những vị thần có nguồn gốc tự nhiên được đẩy lên trên hệ thống tượng Phật. Sự kết hợp này làm nên nét đặc sắc của Phật giáo dân gian Đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, qua một số chùa vừa kể trên cho thấy các ngôi chùa đều có một đặc điểm chung là không chỉ thờ Phật mà còn thờ cả Thần. Sự dung hợp giữa giáo lý Phật giáo và triết lý của tín ngưỡng dân gian người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ giống như một thể hòa quyện vào nhau, từ trong những lịch sử hình thành, thần tích, huyền thoại của mỗi ngôi chùa, đến nề nếp lối sinh hoạt tâm linh của người dân. Cũng trong thời kỳ này, bản lĩnh độc lập tự cường kết hợp truyền thống chống ngoại xâm, kể cả chống về mặt tư tưởng, cùng tính uyển chuyển, linh hoạt của cư dân lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ nên khi Phật giáo du nhập và phát triển tại đây, đã phục vụ cho cái đạo yêu nước yêu dân của dân tộc, phục vụ những yêu cầu cuộc sống của dân tộc. Với tinh thần phá chấp triệt để và khả năng dung hợp rộng mở, với tính phóng khoáng và dân chủ của mình, Phật giáo Thiền tông đã bắt gặp tinh thần bình đ ng, dân chủ, lòng nhân ái của người dân ở đây nên nó đã dễ dàng hòa hợp và bắt rễ nhanh chóng, đã ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống con người. Khoảng từ thế kỷ 14, Phật giáo bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau: tầng lớp quý tộc nhà Trần ủng hộ Phật giáo mạnh mẽ đang dần mất đi uy lực về chính trị và kinh tế bởi chế độ sở hữu ruộng đất kiểu điền trang thái ấp khá phổ biến đã bắt đầu tan rã. Trong khi đó, Nho giáo với chế độ thi cử đang dần chiếm thế thượng phong. Các quan lại xuất thân từ Nho giáo đang dần nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Mặt khác, lúc này số lượng người xuất gia đã quá đông, lượng tăng đồ trong các chùa rất lớn, điều này dẫn đến sự nảy sinh những vấn đề tiêu cực 15
- tại cửa chùa, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Đến thế kỷ 15, Phật giáo càng bị hạn chế nặng nề, chùa quán bị cấm xây thêm, mất đi vai trò đối với tầng lớp thống trị và chỉ còn những ảnh hưởng nhất định trong dân gian. Điều này cũng một phần thúc đẩy Phật giáo đến sự hỗn dung với tín ngưỡng dân gian để có thể tiếp tục phát triển và lan rộng trong quần chúng nhân dân. Sang giai đoạn từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, đây là thời kỳ Phật giáo dần như “sống lại” và phát triển mạnh mẽ. Sau khi nhà Mạc soán ngôi nhà Lê, chiến tranh xảy ra liên miên làm cho đời sống nhân dân lầm than, khốn khổ, chính quyền suy yếu, Nho sỹ suy thoái khiến niềm tin của các nhà tri thức, nhà chính trị vào Nho giáo ngày càng lung lay, thì lúc này, Phật giáo vốn tiềm tàng trong giới bình dân lại có chiều hướng phất lên. Ngoài ra, cảnh chiến tranh loạn lạc với sự thống khổ triền miên cùng những nỗi oan trái đã khiến con người tìm đến với tư tưởng và tình cảm của đạo Phật: “trong đau khổ cùng cực, người ta lại quay trở về với đạo Phật – một đạo lấy đức từ bi làm gốc và kỹ thuật trị thế chỉ là thứ yếu”(12). Kết quả là trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ, các ngôi chùa cũ được trùng tu, mở rộng và các chùa mới được xây dựng khá nhiều mang nhiều nét đặc trưng của Phật giáo thời kỳ này. Có những ngôi chùa giữ được nét kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ này cho đến tận ngày nay. Dưới triều Nguyễn, Phật giáo phát triển khá mạnh mẽ dưới sự quan tâm của triều đình, tuy nhiên từ giữa thế kỷ 19, Pháp xâm lược Việt Nam và đã có những chính sách khai thác thuộc địa đã tác động không nhỏ đến Phật giáo. Đến những năm đầu thế kỷ 20, phòng trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra đã tạo điều kiện cho Phật giáo trở mình, đánh dấu bằng sự ra đời của các tổ chức giáo hội Phật giáo. Khi đất nước bị chia cắt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Phật giáo đã kết hợp cùng các tín ngưỡng dân gian, với các giá trị tốt đẹp của mình, lan tỏa trong đời sống nhân dân, góp không ít sức người 16
- sức của vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều này đã thể hiện chủ trương hòa bình, “Phật pháp bất ly thế gian” của đạo Phật. Phật giáo sau ngày giải phóng đất nước thì cũng được thống nhất bởi sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với hệ thống quản lý quy mô, hiện đại, đến nay Phật giáo đã có những bước đi lên mạnh mẽ, dần phát triển theo xu hướng kết hợp cùng tín ngưỡng dân gian. 1.2. Tình hình Phật giáo và tín ngƣỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai 1.2.1. Phật Giáo tại hai huyện Thạch Thất – Quốc Oai Quá trình phát triển của Phật giáo tại Thạch Thất – Quốc Oai Thạch Thất và Quốc Oai là hai huyện nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Đây là hai huyện có địa hình trải rộng, thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, du lịch văn hóa và các ngành nghề thủ công. Đi cùng với sự phát triển của Phật giáo cả nước nói chung, thì Phật giáo tại hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai cũng phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân tại đây. Thạch Thất - Quốc Oai thuộc vùng đất xứ Đoài, cùng với các huyện khác của xứ Đoài, những trung tâm Phật giáo nơi đây được hình thành từ thời Lý với những ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, Chùa Bối Khê, chùa Thầy. Trong đó chùa Thầy và chùa Tây Phương là hai ngôi chùa nổi tiếng, được nhiều người biết đến, và cũng là hai ngôi chùa chiếm một vị trí quan trọng, làm nên nét đặc trưng riêng của Phật giáo khu vực Thạch Thất - Quốc Oai, cũng như Phật giáo xứ Đoài. Chùa Thầy là một ngôi chùa nằm tại chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa có tên gọi là chùa Thầy. Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội, ngôi 17
- chùa gắn liền với quãng đời sau cùng và thoát xác của vị Thiền sư nổi tiếng thế hệ thứ 12 của dòng Thiền Tì ni đa lưu chi, Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (có tài liệu cho rằng chùa được xây dựng vào thời Đinh). Nơi đây từng là nơi tu hành của thiền sư Từ Đạo Hạnh, khi ấy, núi Thầy còn được gọi là núi Phật Tích. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ, gọi là Hương Hải am, sau đó vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại, gồm hai cụm chùa: chùa Cao( đỉnh Sơn Tự) ở trên núi, và chùa Dưới( gọi là chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Vào thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh, sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Xét về phong thủy, chùa được xây trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ nước rộng mang tên Long Chiểu hoặc Long Trì, giữa hồ có một thủy đình nhỏ vuông vắn, thường được dùng làm nơi múa rối nước (Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này). Hai bên chùa có hai chiếc cầu có mái, do Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan(1528-1613) xây dựng vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên ở bên trái, nối vào đền Tam Phủ xây trên một đảo nhỏ giữa hồ. Bên phải là cầu Nguyệt Tiên, dẫn vào con đường lên núi. Chùa Thầy gồm ba tòa nhà dài nằm song song với nhau. Tòa nhà ngoài cùng gọi là nhà tiền tế hay còn gọi là chùa Hạ thờ các tượng Đức Ông, Thánh Hiền, xung quanh để thờ các tượng Bát bộ Kim Cương. Tòa giữa là Trung điện hay gọi là chùa Trung, thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp và Thiên vương. Tòa trong cùng là Thượng điện hay gọi là chùa Thượng, thờ tượng Di Đà tam tôn, tượng Thích ca, tượng các hóa thân của vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Gian giữa Thượng điện có một bệ đá hình chữ nhật, phần trên chạm hình những cánh hoa sen, bốn mặt chạm hình rồng và hoa lá, bốn góc có hình thần điểu Garuda. Đây là loại bệ đá xuất hiện nhiều ở thế kỷ XIV. Ngay trước 18
- bệ đá này là tượng Từ Đạo Hạnh khi đã đắc đạo, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo vàng, đặt trên một bệ tượng bằng đá thời Lý, có hình sư tử đội tòa sen. Đây là di vật thời Lý duy nhất còn lại ở chùa Thầy. Bên trái là tượng Từ Đạo Hạnh đặt trong khám. Tượng bằng gỗ, có khớp và có thể cử động được (tuy nhiên hiện tại hệ thống khớp điện tự động đã bị tháo đi) và được đặt trên ngai vàng, phía sau có chữ ghi năm Thiệu Phong thứ 6 đời Trần Dụ Tông (1346). Bên phải là tượng của Lý Thần Tông, được coi là hậu thân của Từ Đạo Hạnh. Hai bên chùa là hành lang dài, phía sau là gác chuông và gác trống, tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với Chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa. Qua cầu Nguyệt Tiên có con đường bậc đá đi lên núi, tại đây có khắc bài thơ của Trịnh Căn (1682-1709) "như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư, bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ, cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong, sông như dải lụa". Lên trên núi là chùa Cao, tương truyền rằng đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Sau chùa là hang “Thánh Hóa”, tương truyền đây là nơi mà Thiền sư Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Từ chùa Cao đi vòng ra phía sau, đi theo lối mòn ở ven núi sẽ đến được hang Cắc Cớ, xưa kia trai gái thường rủ nhau đến chơi ngày hội. Từ hang Cắc Cớ ngược lên, đến đền Thượng. Cách một đoạn, đến hang Gió, ở đây gió thường xuyên thổi mạnh qua hai cửa hang, ở chân núi phía tây có chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một Mái, chùa có tên như vậy vì chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa dựa vào vách núi. Có thể thấy, quanh núi Thầy, không phải chỉ có chùa Thầy, thường được gọi là chùa Cả ở chân núi, mà có cả một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những thời kỳ khác nhau. Chùa Tây Phương, có tên chữ là Sùng Phúc Tự, được dựng trên một ngọn núi tên là Tây Phương( xưa núi này có tên là Câu Lậu). Đây là một ngọn 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
100 p | 820 | 174
-
Khóa luận tốt nghiệp: Việt Nam- APEC: cơ hội và thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong nước
119 p | 583 | 99
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động – Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần du lịch Nam Định
58 p | 109 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp: Những qui định về hợp đồng thương mại của tổ chức hài hoà hoá pháp luạt kinh doanh châu Phi và giải pháp áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
108 p | 251 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tổng hợp vật liệu α-MnO2 có cấu trúc nanomet. Ứng dụng để hấp phụ kim loại Pb trong dung dịch nước
71 p | 176 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
75 p | 278 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi công công trình xây dựng - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần tập đoàn Bách Việt
45 p | 50 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa - Thực tiễn tại Công ty Cổ phần Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam
54 p | 24 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà
57 p | 24 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Ứng dụng mô hình marketing hỗn hợp cho sản phẩm tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Phú Thạnh
81 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Kiên Giang
94 p | 19 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng tích hợp tại thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Giang
13 p | 142 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về quản lý hộ tịch và thực tiễn quản lý hộ tịch tại UBND xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
78 p | 16 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hợp Tác Kinh Tế Đại Việt
68 p | 29 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam
59 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại theo Luật thương mại 2005
78 p | 22 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 8 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn