intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài bao gồm: Giá trị bản thân, lòng tự trọng, đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên; khảo sát thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN MINH QUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học Thành phố Hồ Chí Minh - 2018    
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN MINH QUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thanh Trà Thành phố Hồ Chí Minh – 2018    
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Minh Quân    
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2 4. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN ................................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị bản thân của sinh viên ..... 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản............................................................................ 20 1.3. Đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên .................................................. 30 1.4. Giá trị bản thân của sinh viên .................................................................... 44 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 57 CHƯƠNG 2......................................................................................................... 58 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 58 2.1. Thể thức nghiên cứu .................................................................................. 58 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giá trị bản thân của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 61 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 103 1. Kết luận ....................................................................................................... 103 2. Kiến nghị..................................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 108 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT .................................................................. 114 PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỐNG KÊ........................................... 121    
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình    
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu...................................................................... 58 Bảng 2.2. Phân chia mức độ dựa trên giá trị trung bình ...................................... 61 Bảng 2.3. Hệ số tin cậy thang đo giá trị bản thân ................................................ 61 Bảng 2.4. Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân ............................................ 61 Bảng 2.5. Mức độ giá trị bản thân tổng quát của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 63 Bảng 2.6. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong học tập ................................. 65 Bảng 2.7. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập ................................................ 65 Bảng 2.8. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội .................................................................................................................... 66 Bảng 2.9. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội... 67 Bảng 2.10. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong giao tiếp ............................. 68 Bảng 2.11. Một số biểu hiện nổi bật trong giao tiếp ............................................ 68 Bảng 2.12. Mức độ giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................ 70 Bảng 2.13. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong học tập ................................. 71 Bảng 2.14. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập .............................................. 72 Bảng 2.15. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội .................................................................................................................... 73 Bảng 2.16. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội 73 Bảng 2.17. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong giao tiếp ............................... 74 Bảng 2.18. Một số biểu hiện nổi bật trong giao tiếp ............................................ 75 Bảng 2.19. Kiểm định tương quan Pearson giữa giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời ............................................................................................. 76 Bảng 2.20. Kiểm định tương quan Pearson giữa giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời trong từng lĩnh vực ............................................................. 77 Bảng 2.21. Kiểm định Chi- Square giữa các mức độ giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời ....................................................................................... 78    
  7. Bảng 2.22. Mức độ lòng tự trọng của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................................................. 79 Bảng 2.23. Kiểm định tương quan Pearson giữa lòng tự trọng với giá trị bản thân tổng quát và giá trị bản thân tạm thời .................................................................. 79 Bảng 2.24. Kiểm định Chi-Square về mức độ lòng tự trọng giữa các mức độ giá trị bản thân tổng quát............................................................................................ 80 Bảng 2.25. Kiểm định Chi-Square về mức độ lòng tự trọng giữa các mức độ giá trị bản thân tạm thời ............................................................................................. 81 Bảng 2.26. Kiểm định T – Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các khối ngành ............................................................................................................ 82 Bảng 2.27. Kiểm định T – Test về giá trị bản thân giữa các khối ngành............. 83 Bảng 2.28. Kiểm định T – Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các giới tính........................................................................................................................ 84 Bảng 2.29. Kiểm định T – Test về giá trị bản thân giữa các giới tính ................. 85 Bảng 2.30. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các năm học ................................................................................................................ 86 Bảng 2.31. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các năm học ................ 88 Bảng 2.32. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các học lực ......................................................................................................................... 89 Bảng 2.33. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các học lực.................. 89 Bảng 2.34. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện ........................................................................................................ 91 Bảng 2.35. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các kết quả rèn luyện .. 92 Bảng 2.36. Kiểm định T-Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các thành tích đạt được ......................................................................................................... 94 Bảng 2.37. Kiểm định T-Test về giá trị bản thân giữa các thành tích đạt được .. 95 Bảng 2.38. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế ................................................................................................... 96 Bảng 2.39. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các điều kiện kinh tế.. 97    
  8. Bảng 2.40. Kiểm định ANOVA về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các vị trí trong gia đình ................................................................................................... 98 Bảng 2.41. Kiểm định ANOVA về giá trị bản thân giữa các vị trí trong gia đình .............................................................................................................................. 99 Bảng 2.42. Kiểm định T-Test về lĩnh vực xác định giá trị bản thân giữa các nhóm có hoặc không có tôn giáo.................................................................................. 100 Bảng 2.43. Kiểm định T-Test về giá trị bản thân giữa các nhóm có hoặc không có tôn giáo ............................................................................................................... 101    
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tổng quát .................................. 64 Biểu đồ 2.2. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời ................................... 71    
  10.   MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những biến động trong tình hình văn hóa - xã hội hiện nay đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của con người, trong đó xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến nhân cách cá nhân. Một số hiện tượng đang dần trở nên phổ biến như hành vi thể hiện bản thân trên mạng xã hội, thay đổi phong cách sống theo thần tượng, lạm dụng chất kích thích, bạo lực học đường, quan hệ tình dục không kiểm soát,… Những hành vi này được các đối tượng trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên nhìn nhận với mục đích khẳng định giá trị bản thân. Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu sự nhìn nhận này có phù hợp hay không? Là một thành tố của lòng tự trọng, giá trị bản thân là cách cá nhân xác định giá trị của mình tương ứng với một mức độ nhất định và thể hiện điều đó thông qua việc lựa chọn xây dựng những chiến lược hành động. Giá trị bản thân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí con người. Việc xác định một giá trị bản thân phù hợp với năng lực và phẩm chất có thể giúp cá nhân định hướng mục đích hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã cho thấy việc giá trị bản thân được hình thành dựa vào các yếu tố “bên trong” như những phẩm chất đạo đức hay niềm tin vào tình yêu thương từ một tôn giáo nhất định không chỉ giúp cá nhân cảm nhận tốt hơn về bản thân mà còn hạn chế những nguy cơ gây tổn hại đến sinh lí hay tâm lí cá nhân (Crocker, 2002). Với vai trò quan trọng của mình, giá trị bản thân đang được quan tâm nghiên cứu trên thế giới. Những nghiên cứu liên quan được xem xét trong các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình (phong cách cha mẹ và ảnh hưởng thứ tự sinh đến giá trị bản thân), nhà trường (năng lực nhận thức, bạo lực học đường và tác động của giá trị bản thân) và xã hội (động cơ kết nối xã hội và thể hiện bản thân qua hình ảnh trực tuyến). Bên cạnh đó, giá trị bản thân còn được nghiên cứu trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần (rối loạn phát triển phối hợp, biến dạng hình ảnh cơ thể, trầm cảm) và sức khỏe thể chất (những trở ngại thể chất như bại não, chấn thương tủy sống, thừa cân với ảnh hưởng từ giá trị bản thân). Đặc biệt, đối với cấu trúc giá 1   
  11.   trị bản thân của lứa tuổi thanh niên sinh viên, các công trình nghiên cứu của Jennifer Crocker và cộng sự đã xác định những lĩnh vực là cơ sở để sinh viên theo đó đánh giá giá trị của mình, từ đó xây dựng và phát triển thang đo CWS. Thang đo CSW được kiểm định ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Pháp,…(Maricuțoiu và cộng sự, 2012) và trở thành một trong những công cụ nghiên cứu quan trọng về giá trị bản thân của sinh viên. Hiện nay, đề tài về giá trị bản thân tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót. Các công trình nghiên cứu trong nước khi xem xét đề tài này thường hướng đến khái niệm về định hướng giá trị cá nhân, theo đó nhấn mạnh việc cá nhân lựa chọn và sắp xếp những giá trị có sẵn và dựa vào đó định hình đời sống của mình. Cách nhìn nhận này đã dẫn đến việc nhiều công trình nghiên cứu dựa vào những giá trị phù hợp với một mục tiêu nào đó để đánh giá giá trị bản thân của một cá nhân mà không xem xét nó trong mối quan hệ với chủ thể. Để có cái nhìn khoa học, cụ thể hơn về giá trị bản thân của thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng, đề tài “Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu a. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. b. Đối tượng nghiên cứu Giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu xác định giá trị bản thân dựa trên “Sự công nhận từ người khác” theo thang đo CWS. - Giá trị bản thân của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. 2   
  12.   - Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các tham số nghiên cứu, bao gồm giới tính, năm học, ngành học, học lực và kết quả rèn luyện. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài bao gồm: giá trị bản thân, lòng tự trọng, đặc điểm tâm lí của thanh niên sinh viên. - Khảo sát thực trạng giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn nghiên cứu a. Về nội dung Đề tài tiếp cận khái niệm giá trị bản thân (self - worth) dưới góc độ là một thành tố của lòng tự trọng (self - esteem). b. Về phạm vi Đề tài tiến hành khảo sát trên 300 sinh viên từ năm 1 đến năm 4. 7. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lí luận Với mục đích xây dựng cơ sở lí luận về giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu lí luận được tiến hành bằng cách tập hợp tài liệu liên quan, phân tích thành từng đơn vị kiến thức và khái quát thành một hệ thống lí thuyết riêng phù hợp cho đề tài. b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn *Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp được tiến hành bằng việc xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lí luận của đề tài và phát bảng hỏi đến các sinh viên nhằm khảo sát về mức độ và cách thể hiện giá trị bản thân của sinh viên cũng như sự khác biệt giá trị cá nhân giữa các sinh viên. 3   
  13.   *Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi thông qua chương trình SPSS. 4   
  14.   CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị bản thân của sinh viên 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về giá trị bản thân nói chung Khái niệm về cái tôi và những khía cạnh của nó đã được các nhà tâm lí học quan tâm từ rất sớm. William James là người đặt nền móng đầu tiên cho việc phân biệt những tiêu chí quan trọng mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân với tác phẩm “Những nguyên lí của tâm lí học” (The principles of psychology). Từ đó, giá trị bản thân tiếp tục được các nhà tâm lí học trên thế giới nghiên cứu như là một thành tố của lòng tự trọng. Năm 1999, Shirley McGuire và cộng sự trong “Năng lực nhận thức và giá trị bản thân trong giai đoạn thanh thiếu niên: Một nghiên cứu theo chiều dọc về hành vi di truyền” (Perceived competence and self-worth during adolescence: A longitudinal behavioral genetic study) đã tiến hành nghiên cứu theo chiều dọc về khái niệm cái tôi ở lứa tuổi vị thành niên. Nghiên cứu được thực hiện trên 248 cặp anh, chị em trong 3 năm nhằm xác định mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và môi trường với nhận thức của trẻ em về năng lực và giá trị bản thân. Nghiên cứu đã cho thấy sự tác động của yếu tố môi trường cùng chia sẻ không đáng kể, trong khi yếu tố di truyền có tác động đến trình độ học vấn, thành tích thể thao, hình dáng cơ thể và giá trị bản thân (McGuire và cộng sự, 1999). Năm 2002, Jennifer Crocker cùng cộng sự trong nghiên cứu “Những sự quan hệ của các lĩnh vực xác định giá trị bản thân với sự tự điều chỉnh bản thân và những tổn thương tâm lí” (Contingencies of self-worth implications for self- regulation and psychological vulnerability) và nghiên cứu “Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (Contingencies of self-worth) năm 2005 đã khẳng định sự thành công hay thất bại đối với những lĩnh vực xác định giá trị bản thân dẫn tới sự gia tăng hoặc giảm đi lòng tự trọng. Những lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tự điều chỉnh của cá nhân. Trong các lĩnh vực này, con người theo đuổi 5   
  15.   lòng tự trọng bằng cách cố gắng xác nhận khả năng và chất lượng của họ. Những lĩnh vực bên ngoài của giá trị bản thân không phải là nguồn động lực hiệu quả, mặc dù sự thúc đẩy lòng tự trọng tốt có thể kích thích sự thành công mãi mãi để tránh đi cảm giác thất bại hoặc là vô giá trị. Sự theo đuổi lòng tự trọng phải trả giá bằng con đường học tập, những mối quan hệ, sức khỏe tinh thần và thể chất. Tác giả đề xuất việc ngừng theo đuổi mù quáng những giá trị được xác định bởi lĩnh vực bên ngoài và phát triển “lòng tự trọng chân chính”, sự tự chủ và những hành động có hiệu quả trong hoàn cảnh xác thực (Crocker, 2002; Crocker & Knight, 2005). Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về giá trị bản thân, Jennifer Crocker cùng cộng sự đã thực hiện đề tài “Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân của sinh viên Đại học: Lí thuyết và cách đo lường” (Contingencies of self-worth in college students: Theory and measurement) nhằm đánh giá 7 lĩnh vực mà sinh viên dựa vào để xác định giá trị bản thân bao gồm: năng lực học tập, ngoại hình, sự công nhận từ người khác, sự cạnh tranh, sự hỗ trợ từ gia đình, niềm tin tôn giáo và phẩm chất đạo đức. Nghiên cứu được thực hiện trên 1418 sinh viên và mô hình 7 yếu tố này đã được chứng nhận phù hợp hơn so với các mô hình trước. Các tác giả đã nhận định rằng, những lĩnh vực mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân quan trọng hơn việc giá trị bản thân của họ dựa vào yếu tố bên ngoài hay bên trong, bởi những lĩnh vực này là riêng biệt. Thang đo được sử dụng có sự liên kết, độ tin cậy cao, phân biệt rõ ràng so với các thang đo khác về nhân cách và có một cấu trúc bao gồm các mảng liên tục từ lĩnh vực bên ngoài đến nguồn lực bên trong (Crocker, Luhtanen, Cooper, & Bouvrette, 2003). Bên cạnh các lĩnh vực được sử dụng để xác định giá trị bản thân của cá nhân trong thang đo CSW ở trên, hai nghiên cứu “Những người quan trọng và những lĩnh vực xác định giá trị bản thân: Hiệu lực và những hệ quả của việc sử dụng mối quan hệ đặc biệt để xác định giá trị bản thân” (Significant others and contingencies of self-worth: Activation and consequences of relationship-specific contingencies of self-worth) và “Những phản ứng không thích hợp với việc đổ vỡ 6   
  16.   mối quan hệ: Vai trò của lĩnh vực mối quan hệ trong giá trị bản thân” (Maladaptive responses to relationship dissolution: The role of relationship contingent self-worth) khảo sát giá trị bản thân dựa trên những mối quan hệ đặc biệt. Nghiên cứu đã đưa đến kết luận về việc khi khởi động sự biểu hiện tinh thần ở những người quan trọng mà cá nhân muốn gần gũi, cá nhân sẽ đánh giá lòng tự trọng của họ ở những lĩnh vực mà người quan trọng muốn cá nhân đó nổi trội. Điều này được thể hiện qua việc cá nhân tự nhận xét về giá trị của bản thân, việc nhận được phản hồi trước một kết quả liên quan đến một tình huống cụ thể về mối quan hệ cũng như việc cảm nhận về việc giá trị bản thân bị giảm đi sau khi suy nghĩ về thất bại. Việc xác định giá trị bản thân có thể phụ thuộc vào tình huống xã hội và sự thể hiện trong mối quan hệ đặc biệt có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về mối quan hệ (Horberg & Chen, 2010). Việc xác định giá trị của bản thân dựa vào tình trạng mối quan hệ tình cảm có thể trở thành yếu tố gây tổn thương và làm trầm trọng thêm những phản ứng tình cảm khi mối liên hệ bị phá vỡ. Những cá nhân đặt mối quan hệ lên hàng đầu sẽ bị căng thẳng tinh thần nhiều hơn như ám ảnh về người yêu cũ, nguy cơ tổn thương đến bản thân và có những cách thức giải quyết không phù hợp (Park, Sanchez, & Brynildsen, 2011). 1.1.1.2. Nghiên cứu giá trị bản thân trong các mối quan hệ Đề tài về giá trị bản thân của cá nhân và những tác động qua lại với yếu tố môi trường sinh sống đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau. a. Gia đình Trong mối quan hệ với gia đình, giá trị bản thân được tìm hiểu qua những nghiên cứu như “Những mối quan hệ khác biệt của sự hỗ trợ và kiểm soát từ cha và mẹ đến năng lực xã hội, giá trị bản thân và tính cảm thông của thanh thiếu niên” (The differential relations of maternal and paternal support and control to adolescent social competence, self-worth, and sympathy) của tác giả Deborah J. Laible và Gustavo Carlo, “Những mối liên hệ lẫn nhau giữa các kiểu phong cách cha mẹ, nhận thức về sự thiên vị và giá trị bản thân: Một nghiên cứu 3 mặt theo chiều dọc” (Reciprocal links among differential parenting, perceived partiality, 7   
  17.   and self-worth: A three-wave longitudinal study) của Barbara Shebloski và cộng sự, “Phong cách cha mẹ và sự trì hoãn: khác biệt giới trong mối quan hệ giữa sự trì hoãn, phong cách cha mẹ và giá trị bản thân của thiếu niên” (Parenting and procrastination: gender differences in the relations between procrastination, parenting style and self-worth in early adolescence) của Timothy A. Pychyl và cộng sự. Qua những nghiên cứu, có thể thấy được ảnh hưởng khác nhau của giá trị bản thân kết hợp với các đặc điểm nhân cách đến các yếu tố như sự hỗ trợ, phong cách làm cha mẹ hay sự bất công trong cách cư xử với con cái. Đặc biệt, ở giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, ảnh hưởng từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đặc điểm nhân cách cá nhân. Lòng tự trọng được xem như một yếu tố dự báo chất lượng của mối quan hệ với cha mẹ của trẻ vị thành niên. Phong cách của cha mẹ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của con cái, đặc biệt ở nữ giới (Pychyl, Coplan, & Reid, 2002). Mặc dù có vai trò khác nhau, sự ảnh hưởng này còn phụ thuộc vào nhận thức của con cái về sự hỗ trợ của cha mẹ. Nhìn chung, thanh thiếu niên quan tâm nhiều hơn đến sự hỗ trợ và kiểm soát của người mẹ. Sự hỗ trợ được đánh giá có liên quan đến sự thông cảm và giá trị bản thân mức độ cao, ngược lại sự kiểm soát quá chặt chẽ lại liên quan đến giá trị bản thân và sự nhận thức về năng lực xã hội thấp (Laible & Carlo, 2004). Ngoài ra, thứ tự con cái trong gia đình và cách đứa trẻ nhận thức về sự khác biệt trong cách đối xử của cha mẹ có tương quan với giá trị bản thân trẻ. Những trẻ là con đầu thể hiện giá trị bản thân mạnh mẽ, khác biệt so với những người em. Trong khi đó, những cá nhân nhận thức được sự thiên vị của cha mẹ đối với anh chị của mình sẽ ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân, dẫn đến sự sụt giảm mức độ giá trị bản thân. Tuy nhiên, theo thời gian, cá nhân sẽ tìm ra cách tự đánh giá bản thân dựa trên những mối quan hệ chủ động khác ngoài gia đình (Shebloski, Conger, & Widaman, 2005). 8   
  18.   b. Nhà trường Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong môi trường gia đình, giá trị bản thân còn ảnh hưởng đến hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong bối cảnh học đường. Các nghiên cứu từ năm 1997 đến 2010 không chỉ giới hạn tại các nước phương Tây mà còn được thực hiện tại một nước Châu Á như Trung Quốc đã giúp cho việc so sánh các quan điểm về giá trị bản thân và ảnh hưởng của nó được thuận tiện hơn. Nghiên cứu “Ngữ dụng học tâm lí ở trẻ vị thành niên: sự hiểu biết xã hội, giá trị bản thân và hành vi tại trường học” (Psychological pragmatics in preadolescents: Sociomoral understanding, self-worth, and school behavior) thực hiện trên 239 thiếu niên của Sandra Leanne Bosacki đã chỉ ra sự liên hệ giữa những chiều kích đa dạng của cái tôi với sự đánh giá của giáo viên về năng lực học tập, tính hiếu chiến cá nhân trong nhóm bạn, những hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội và năng lực ngôn ngữ (Bosacki, 2003). Đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ nhận thức về giá trị bản thân, năng lực xã hội với thành tích học tập, nghiên cứu “Tự nhận thức về năng lực xã hội và giá trị bản thân ở trẻ em Trung Quốc: Những mối quan hệ với thành tích xã hội và học tập” (Self-perceptions of social competence and self-worth in Chinese children: Relations with social and school performance) đã chỉ ra sự tự nhận thức tích cực về năng lực xã hội sẽ tăng cường sự tự tin của trẻ cũng như giúp trẻ thích nghi trong các mối quan hệ, nhất là trong việc hòa nhập với nhóm bạn từ đó phát triển các cảm nhận về giá trị bản thân (Xinyin, Yunfeng, & Dan, 2004). Hai nghiên cứu “Sự tự đề cao trong chấp thuận từ nhóm bạn: Những ý nghĩa đối với giá trị bản thân và hoạt động liên cá nhân ở trẻ em” (Self-enhancement of peer acceptance: Implications for children’s self-worth and interpersonal functioning) và “Mối quan hệ giữa áp lực học đường đến hoạt động tại trường học và giá trị bản thân của thiếu niên thành thị người Mĩ gốc Phi” (The relationship of school strain to school functioning and self-worth among urban African American early adolescents) nhấn mạnh vai trò của giá trị bản thân trong giao tiếp 9   
  19.   tại trường học. Những học sinh gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ bạn bè hay trong việc đáp ứng yêu cầu của nhà trường có nhận thức về giá trị bản thân thấp hơn so với các học sinh khác. Theo thời gian, học sinh có thể tự điều chỉnh cách đánh giá của bản thân về vai trò của sự thành công trong trường học để không ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị bản thân của họ. Những phản hồi tích cực từ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị bản thân của thiếu niên (Fenzel, Magaletta, & Peyrot, 1997). Những hành vi điều chỉnh bản thân trên tất cả phương diện để hòa nhập trong nhóm bạn bè có liên quan đến các kết quả tích cực, trong khi sự điều chỉnh chỉ ở một vài khía cạnh nhất định lại không đem đến sự thay đổi (Kistner, David, & Repper, 2007). Nhằm đưa ra một công cụ hỗ trợ các trung tâm giáo dục để có hướng giải quyết phù hợp với bạo lực học đường, nghiên cứu “Mô hình LISREL cho một phân tích xác định: mối quan hệ giữa mức độ giá trị bản thân thấp và nạn nhân của sự bắt nạt” (LISREL model for a confermatory analysis: Relationship between low self-worth level and victim of bullying) của Ceccatelli và cộng sự đã sử dụng mô hình LISREL để xác định mối quan hệ giữa nạn nhân bị bắt nạt và giá trị bản thân với khách thể là học sinh tiểu học, trong đó, lòng tự trọng thấp làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của việc bắt nạt (Ceccatelli, Marianacci, & Tateo, 2010). c. Xã hội Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị bản thân với môi trường xã hội đã kiểm chứng vai trò khác nhau của các lĩnh vực mà cá nhân dựa vào để xác định giá trị bản thân. Với những người có lòng tự trọng cao và dựa vào ngoại hình để xác định giá trị bản thân, khi phản ứng với những nguy cơ gây tổn hại đến lòng tự trọng, họ sẽ tìm cách kết nối với những người giống như họ để thỏa mãn nhu cầu tự trọng và nhu cầu thuộc về. Trong khi đó, những cá nhân có lòng tự trọng thấp về ngoại hình mong muốn trốn tránh những liên hệ xã hội và thay vào đó tham gia vào những hoạt động cải thiện ngoại hình như là cách thức an toàn để theo đuổi lòng tự trọng và sự chấp thuận từ xã hội. Tuy nhiên, những phản ứng của họ có thể làm kéo dài 10   
  20.   cảm nhận bị chối bỏ nếu không thể tạo ra liên hệ có ý nghĩa với người khác. Động cơ bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ từ những cuộc gặp gỡ trong xã hội có thể áp đảo mong muốn kết nối với người khác (Park & Maner, 2009). Đây là kết quả rút ra từ nghiên cứu “Sự tự đe dọa có thúc đẩy kết nối xã hội? Vai trò của lòng tự trọng và những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (Does self-threat promote social connection? The role of self-esteem and contingencies of self-worth) của Lora E.Park và Jon K.Maner. Cũng trong năm 2009, nghiên cứu “Khi nào thì lòng tự trọng có liên quan đến hành vi lệch chuẩn? Vai trò của những lĩnh vực xác định giá trị bản thân” (When does self-esteem relate to deviant behavior? The role of contingencies of self-worth) của D. Lance Ferris và cộng sự đã tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ và kiểu loại lòng tự trọng với hành vi lệch chuẩn. Những cá nhân xác định lòng tự trọng của mình dựa vào năng lực tại nơi làm việc có thể theo đuổi những hành vi không phù hợp và dẫn đến việc gây nguy cơ đến lòng tự trọng của họ. Những cá nhân không dựa vào lĩnh vực năng lực tại nơi làm việc sẽ có cơ hội thoát khỏi những cách cư xử bảo thủ và những phản ứng tiêu cực với tác nhân gây áp lực (Ferris, Brown, Lian, & Keeping, 2009). Nghiên cứu “Lĩnh vực xác định giá trị bản thân và hành vi trên mạng xã hội” (Contingencies of self-worth and social-networking-site behavior) của Michael A. Stefanone và cộng sự vào năm 2011 một lần nữa đã chỉ ra vai trò của những lĩnh vực xác định giá trị bản thân trong việc giải thích hành vi của cá nhân, ở đây là hành vi chia sẻ hình ảnh trực tuyến. Khía cạnh ngoại hình có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, trong khi những lĩnh vực bên trong như phẩm chất đạo đức biểu lộ thời gian sử dụng mạng xã hội của cá nhân rất hạn chế (Stefanone, Lackaff, & Rosen, 2011). 11   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2