CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC<br />
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
KINH DOANH THƯƠNG MẠI<br />
1.1. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN<br />
HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƢƠNG MẠI<br />
1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thƣơng mại<br />
Thƣơng mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động<br />
thƣơng mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thƣơng mại của các thƣơng nhân,<br />
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thƣơng nhân với nhau, hoặc giữa các thƣơng<br />
nhân với bên có liên quan, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thƣơng<br />
mại và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực<br />
hiện các chính sách kinh tế xã hội.<br />
Hoạt động kinh doanh thƣơng mại có một số đặc điểm sau:<br />
Đặc điểm hoạt động: hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thƣơng mại là lƣu<br />
chuyển hàng hóa. Lƣu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp của các hoạt động thuộc các<br />
quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.<br />
Đặc điểm về hàng hóa:<br />
- Hàng hóa là vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con ngƣời, và nó đi<br />
vào quá trình tiêu dùng thông qua hoạt động mua và bán. Trong doanh nghiệp<br />
thƣơng mại thì hàng hóa gồm các vật tƣ, sản phẩm có hình thái vật chất hay<br />
không có hình thái mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán. Hàng hóa<br />
trong doanh nghiệp đƣợc hình thành chủ yếu do mua ngoài. Ngoài ra, hàng hóa<br />
còn có thể đƣợc hình thành do nhận vốn góp, vốn góp liên doanh, do thu hồi<br />
nợ…Mục đích của hàng hóa là mua về để bán chứ không phải để chế tạo sản<br />
phẩm hay thực hiện các dịch vụ trong doanh nghiệp.<br />
- Hàng hóa trong doanh nghiệp có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác<br />
nhau nhƣ: phân theo ngành hàng (hàng công nghệ phẩm, hàng nông, lâm, thủy<br />
sản, thực phẩm, hàng tƣ liệu sản xuất, hàng tƣ liệu tiêu dùng, hàng hóa bất động<br />
sản…); phân theo nguồn hình thành (hàng thu mua trong nƣớc, hàng nhập khẩu,<br />
hàng nhận vốn góp…); phân theo bộ phận kinh doanh… Tùy theo đặc điểm về<br />
hàng hóa và trình độ quản lý của mình, mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức<br />
phân loại hàng hóa cho phù hợp. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế<br />
toán, cũng nhƣ công tác quản lý, xác định đƣợc một cách chính xác kết quả kinh<br />
doanh của từng bộ phận kinh doanh.<br />
1<br />
<br />
Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Lƣu chuyển hàng hóa trong kinh<br />
doanh thƣơng mại có thể theo một trong hai phƣơng thức là bán buôn và bán lẻ. Bán<br />
buôn hàng hóa là bán cho ngƣời kinh doanh trung gian chứ không bán thẳng cho ngƣời<br />
tiêu dùng. Bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho ngƣời tiêu dùng, từng cái, từng ít<br />
một.<br />
Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thƣơng mại có thể theo<br />
nhiều mô hình khác nhau nhƣ tổ chức công ty bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh<br />
tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thƣơng mại…<br />
Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa: Sự vận động của hàng hóa trong kinh<br />
doanh thƣơng mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng.<br />
Do đó, chi phí thu mua và thời gian lƣu chuyển hàng hóa cùng khác nhau giữa các loại<br />
hàng.<br />
1.1.2. Tầm quan trọng của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong<br />
doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại<br />
Kế toán bán hàng là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh<br />
trong doanh nghiệp, trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa. Thông qua số liệu của kế<br />
toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết đƣợc mức độ hoàn thành<br />
kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất<br />
cân đối giữa các khâu để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.<br />
Đối với cơ quan nhà nƣớc thì thông qua số liệu đó để biết đƣợc mức độ hoàn<br />
thành kế hoạch nộp thuế của doanh nghiệp. Còn đối với các đối tƣợng khác nhƣ nhà<br />
đầu tƣ thì thông qua số liệu kế toán đó để xem xét khả năng đầu tƣ vào doanh nghiệp,<br />
đối với chủ nợ thì xem xét khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc việc<br />
cho doanh nghiệp vay nợ.<br />
Xác định kết quả bán hàng chính là việc tìm ra kết quả chênh lệch giữa chi phí và<br />
doanh thu. Nếu doanh thu trong kỳ lớn hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lãi, ngƣợc<br />
lại nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ. Việc xác định kết quả bán<br />
hàng thƣờng đƣợc tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh, thƣờng là cuối tháng, cuối quý<br />
hoặc cuối năm tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý ở từng doanh<br />
nghiệp. Xác định kết quả bán hàng là căn cứ quan trọng để đơn vị quyết định có nên<br />
tiêu thụ hàng hóa nữa hay không, không nên tiêu thụ mặt hàng nào, giá bán của từng<br />
mặt hàng ra sao… Khi xác định kết quả bán hàng phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp.<br />
Kết quả<br />
bán hàng<br />
<br />
=<br />
<br />
Doanh thu<br />
thuần<br />
<br />
-<br />
<br />
Giá vốn<br />
hàng bán<br />
<br />
-<br />
<br />
Chi phí bán<br />
hàng<br />
<br />
-<br />
<br />
Chi phí quản lý<br />
doanh nghiệp<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
1.1.3. Yêu cầu quản lý hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng<br />
Quản lý về số lượng, chất lượng, trị giá hàng bán ra: Nhà quản lý cần phải nắm<br />
đƣợc doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có hiệu quả, đáp ứng đƣợc<br />
nhu cầu thị trƣờng. Phải xác định đƣợc xu hƣớng của các mặt hàng để có thể kịp thời<br />
mở rộng phạm vi kinh doanh hay chuyển hƣớng kinh doanh mặt hàng khác. Giúp cho<br />
các nhà quản lý có thể thiết lập các kế hoạch cụ thể, xác thực và đƣa ra các quyết định<br />
đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh.<br />
Quản lý về giá cả: Bao gồm việc lập và theo dõi việc thực hiện những chính sách<br />
giá. Đây là một công việc quan trọng trong quá trình bán hàng, đòi hỏi các nhà lãnh<br />
đạo phải xây dựng một chính sách giá phù hợp với từng mặt hàng, nhóm hàng, từng<br />
phƣơng thức bán và từng địa điểm kinh doanh. Đồng thời đôn đốc kiểm tra việc thực<br />
hiện của các cửa hàng, đơn vị tránh đƣợc những biểu hiện tiêu cực về giá nhƣ tự ý<br />
nâng hay giảm giá bán. Quản lý về giá cả giúp các nhà quản lý theo dõi, nắm bắt đƣợc<br />
sự biến động của giá cả, từ đó có chính sách giá linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ,<br />
từng giai đoạn.<br />
Quản lý việc thu tiền: Bao gồm thời hạn nợ, khả năng trả nợ, thời điểm thu tiền,<br />
phƣơng thức thanh toán…giúp các nhà quản lý tránh đƣợc rủi ro thất thoát tiền vốn<br />
trong quá trình bán hàng, xác định rõ khả năng quay vòng tiền vốn.<br />
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng<br />
Kế toán bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu nhập, xử lý, cung cấp<br />
thông tin cho ngƣời quản lý doanh nghiệp. Kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh<br />
kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chỉ tiêu liên quan đến quá trình<br />
bán hàng, dựa vào đó các doanh nghiệp sẽ xem xét, cân nhắc nên kinh doanh mặt hàng<br />
nào, sử dụng phƣơng thức nào có hiệu quả. Từ đó mà đánh giá đƣợc năng lực của các<br />
bộ phận đã đƣợc thu thập số liệu, giúp nhà quản lý có thể phân tích đánh giá, lựa chọn<br />
các phƣơng án đầu tƣ sao cho hiệu quả nhất. Để hoàn thành tốt chức năng của mình,<br />
kế toán cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:<br />
Phản ánh với ngƣời quản lý doanh nghiệp tình hình tiêu thụ hàng hóa cả về số<br />
lƣợng, trị giá và việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Kế toán phải có nhiệm vụ tổ<br />
chức một hệ thống sổ sách kế toán chi tiết theo đúng yêu cầu quản lý của doanh ngiệp.<br />
Đến cuối kỳ, kế toán phải xác định chính xác tổng doanh thu và tổng chi phí trong kỳ.<br />
Từ đó xác định kết quả bán hàng của đơn vị để làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh<br />
cũng nhƣ nghĩa vụ với Nhà nƣớc.<br />
<br />
3<br />
<br />
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng và kết quả bán hàng. Trƣớc hết<br />
kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, tiến độ bán hàng để tìm ra nguyên nhân sai sót<br />
hoặc thành công để đề ra các biện pháp nhằm sửa chữa và phát triển kế hoạch bán<br />
hàng. Cần kiểm tra quá trình bán hàng, quản lý chặt chẽ doanh thu bán hàng để tránh<br />
hiện tƣợng vốn bị chiếm dụng bất hợp lý.<br />
Phản ánh cho nhà quản lý tình hình thanh toán tiền bán hàng, đôn đốc việc thực<br />
hiện để cho quá trình hạch toán đƣợc nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời cũng nhƣ đảm<br />
bảo quyền lợi tín dụng cho khách hàng đƣợc ƣu đãi.<br />
Tổng hợp, tính toán phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho<br />
từng loại hàng hóa tiêu thụ, công tác này đòi hỏi kế toán phải sử dụng những chỉ tiêu<br />
phân bổ đúng đắn, khoa học, hợp lý để xác định đúng phần lợi nhuận đóng góp của<br />
từng loại mặt hàng. Nếu có sự thay đổi trong phƣơng pháp áp dụng phải có văn bản<br />
giải trình rõ và nêu ra đƣợc những nguyên nhân cụ thể.<br />
Phân tích hiệu quả bán hàng theo mặt hàng, theo địa điểm thị trƣờng, theo đối<br />
tƣợng khách hàng, phân tích theo mức giá bán để từ đó có đề xuất với nhà quản lý<br />
doanh nghiệp đƣa ra các chính sách kinh doanh mới, hiệu quả hơn.<br />
Kế toán bán hàng thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình sẽ đem lại hiệu quả thiết<br />
thực cho công tác bán hàng nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
nói chung. Nó giúp cho ngƣời sử dụng thông tin kế toán nắm bắt đƣợc toàn diện hoạt<br />
động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị đƣa ra các quyết định phù hợp,<br />
kịp thời với tình hình biến động của thị trƣờng cũng nhƣ thiết lập hoạt động trong<br />
tƣơng lai.<br />
1.1.5. Các phƣơng thức bán hàng<br />
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều<br />
phƣơng thức bán hàng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt hàng tiêu thụ<br />
của mình. Công tác tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp có thể tiến hành theo các<br />
phƣơng thức sau:<br />
1.1.5.1. Phương thức bán buôn<br />
Là phƣơng thức bán hàng cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị thƣơng mại… để<br />
tiếp tục bán ra hoặc đƣa vào sản xuất, gia công, chế biến tạo ra sản phẩm để bán ra.<br />
Đặc điểm của phƣơng thức bán hàng này là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lƣu<br />
thông chứ chƣa đƣa vào trạng thái tiêu dùng. Hàng hoá bán ra thƣờng với khối lƣợng<br />
lớn và có nhiều hình thức thanh toán. Trong bán buôn thƣờng bao gồm 2 kiểu:<br />
<br />
4<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
Bán buôn qua kho: là phƣơng thức bán buôn hàng hoá trong đó hàng hoá đƣợc<br />
xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho đƣợc thể hiện dƣới hai hình<br />
thức:<br />
Bán buôn qua kho theo hình thức giao trực tiếp: theo hình thức này, bên mua cử<br />
nhân viên mua hàng đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng. Sau khi tiến hành<br />
xong thủ tục xuất kho, bên mua ký nhận vào chứng từ và coi nhƣ hàng hoá đƣợc<br />
tiêu thụ.<br />
Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: dựa vào hợp đồng đã ký kết bên<br />
bán hàng sẽ đƣa hàng tới địa điểm giao hàng theo quy định, bên mua sẽ cử nhân<br />
viên tới địa điểm giao hàng để nhận hàng. Khi bên mua ký vào chứng từ giao<br />
nhận hàng hoá thì coi nhƣ hàng hoá đã đƣợc tiêu thụ. Chi phí vận chuyển hàng<br />
hoá có thể do bên bán hoặc bên mua chịu tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên.<br />
Bán buôn không qua kho hay bán buôn vận chuyển thẳng: là phƣơng thức<br />
mà hàng hoá mua về không nhập kho mà doanh nghiệp chuyển thẳng đến cho bên<br />
mua. Đây là phƣơng thức bán hàng tiết kiệm vì nó giảm đƣợc chi phí lƣu thông và<br />
tăng nhanh sự vận động của hàng hoá. Bán buôn vận chuyển thẳng có 2 hình thức:<br />
Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: theo hình thức này, doanh<br />
nghiệp vừa tiến hành thanh toán với bên cung cấp hàng hoá và bên mua hàng.<br />
Nghĩa là đồng thời phát sinh 2 nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Bán buôn vận<br />
chuyển thẳng có tham gia thanh toán có 2 kiểu:<br />
Giao tay ba: nghĩa là bên mua cử ngƣời đến nhận hàng trực tiếp tại nơi<br />
cung cấp. Sau khi ký nhận đã giao hàng hoá thì hàng hoá đƣợc coi nhƣ đã<br />
tiêu thụ.<br />
Gửi hàng: doanh nghiệp sẽ chuyển hàng đến nơi quy định cho bên mua, và<br />
hàng hoá đƣợc coi là tiêu thụ khi bên mua chấp nhận thanh toán.<br />
Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: doanh nghiệp chỉ là bên<br />
trung gian giữa bên cung cấp và bên mua. Trong trƣờng hợp này tại đơn vị không<br />
phát sinh nghiệp vụ mua bán hàng hoá. Tuỳ theo điều kiện ký kết hợp đồng mà<br />
đơn vị đƣợc hƣởng khoản tiền hoa hồng do bên cung cấp hoặc bên mua trả.<br />
1.1.5.2. Phương thức bán lẻ<br />
Là hình thức bán hàng trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế<br />
mua để tiêu dùng nội bộ không mang tính chất kinh doanh. Bán lẻ hàng hoá là giai<br />
đoạn vận động cuối cùng của hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bán lẻ hàng hoá<br />
5<br />
<br />