Khóa luận tốt nghiệp: Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần làm cho kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn. Đồng thời làm rõ được những nét độc đáo, đặc sắc của kiểu truyện người kỳ tài trong hệ thống truyện cổ tích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =======***======= NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG KIỂU TRUYỆN NGƢỜI KỲ TÀI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2014
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, người đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu cũng như trong suốt thời gian học tập tại trường. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hương
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, số liệu trong khóa luận là trung thực, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 7 7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 8 Chương 1. DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM KIỂU TRUYỆN NGƯỜI KỲ TÀI ............................................................................................... 9 1.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện kiểu truyện người kỳ tài ...................... 9 1.1.1. Khái niệm kiểu truyện người kỳ tài ................................................... 9 1.1.2. Tiêu chí nhận diện kiểu truyện người kỳ tài ................................... 10 1.2. Đặc điểm kiểu truyện người kỳ tài........................................................ 13 1.2.1. Cốt truyện........................................................................................ 13 1.2.2. Nhân vật .......................................................................................... 16 Chương 2. CÁC MÔ TÍP ĐẶC TRƯNG CỦA KIỂU TRUYỆN NGƯỜI KỲ TÀI ............................................................................................. 24 2.1. Mô típ “xuất hiện, kết thân”.................................................................. 25 2.1.1. Hình thức cấu tạo ........................................................................... 25 2.1.2. Nội dung biểu đạt ............................................................................ 26 2.2. Mô típ “tài năng khác thường” ............................................................. 29 2.2.1. Hình thức cấu tạo ........................................................................... 29 2.2.2. Nội dung biểu đạt ............................................................................ 29 2.3. Mô típ “hành trạng đặc biệt”................................................................. 35
- 2.3.1. Hình thức cấu tạo ........................................................................... 35 2.3.2. Nội dung biểu đạt ............................................................................ 35 2.4. Mô típ “phần thưởng” ........................................................................... 39 2.4.1. Hình thức cấu tạo ........................................................................... 39 2.4.2. Nội dung biểu đạt ............................................................................ 40 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ra đời trong xã hội có sự phân hóa giai cấp, truyện cổ tích Việt Nam đã thể hiện được ước mơ, khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng lý tưởng. Tất cả những gì phi lí nhất, không thể tồn tại được ngoài đời thì đều có thể dễ dàng chấp nhận trong thế giới riêng của truyện cổ tích. Nó như một thứ ánh sáng đặc biệt rọi chiếu vào tâm hồn con người, giúp họ có niềm tin yêu, lạc quan hơn vào cuộc sống. 1.1. Bên cạnh những kiểu truyện như người mồ côi, người con riêng, người mang lốt… kiểu truyện người kỳ tài là một kiểu truyện không thể thiếu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Kiểu truyện người kỳ tài với hệ thống nhân vật đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên sự quan tâm của những người làm công tác nghiên cứu truyện cổ tích đối với kiểu truyện mới dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược, còn nhiều vấn đề cốt lõi như cốt truyện, nhân vật, mô típ… cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn để có một cái nhìn tổng quát về kiểu truyện này. Hơn nữa, cho đến nay, vấn đề kiểu truyện người kỳ tài còn chưa được đề cập một cách trực diện, tập trung và có hệ thống. Với mong muốn góp một cái nhìn toàn diện hơn về kiểu truyện, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam”. 1.2. Truyện cổ tích luôn gắn với chức năng giáo huấn. Đó là những truyện kể trong nhà cho trẻ nhỏ. Đọc và nghe truyện cổ tích, trẻ em cảm thấy tự mình dấn thân vào một thế giới khác cuộc đời thực mà các em đang sống - “một thế giới trong đó trẻ em vận động, chống chọi, đem cái thiện của mình ra khối kháng với cái ác” (V.Xukhômlin - xki). Không thể phủ nhận giá trị giáo dục lớn lao mà truyện cổ tích đem lại cho trẻ nhỏ. Kiểu truyện người kỳ tài với hình tượng nhân vật người tài, người lao động giỏi, người khỏe, dũng 1
- sĩ tốt bụng dũng cảm, những con quái vật độc ác quỷ quyệt sẽ mang lại cho các em những cảm xúc nghệ thuật chân thực, để rồi từ đó nhận thức lý tính về cái thiện, cái ác, cái xấu xa, điều tốt đẹp ở trên đời. Vì lẽ đó, vấn đề tâm lý tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ em cần được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách thấu đáo. Trong thực tế, chúng tôi nhận thấy thể loại truyện cổ tích chiếm một khối lượng không nhỏ so với các thể loại khác. Truyện cổ tích được đưa vào chương trình dạy học từ bậc tiểu học cho đến đại học. Chính vì vậy, chúng tôi khai thác đề tài này với mong muốn sau khi ra trường sẽ thực hiện tốt công việc nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. 1.3. Thêm vào đó, kiểu truyện người kỳ tài với một vẻ đẹp riêng, không chỉ tạo ra sức hút kỳ lạ với trẻ thơ mà còn đem đến cho người lớn những xúc cảm mãnh liệt về một thế giới nhiều phép màu, lý tưởng, công bằng. Người ta còn tìm thấy ở đó tình yêu và khao khát vươn tới cuộc sống hạnh phúc bình yên với bao điều kỳ lạ mà thực tại không có. Chính sự hấp dẫn của bản thân kiểu truyện này đã tạo ra sự hứng thú và niềm say mê đặc biệt cho chúng tôi khi tiếp cận đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu Đã có không ít các nhà nghiên cứu bàn về kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Song tất cả mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung chung. Để có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài với mục đích: 2.1. Giới thuyết về kiểu truyện người kỳ tài thông qua việc xác định khái niệm “kiểu truyện” trong tương quan với một số khái niệm khác như: “mô típ, kiểu nhân vật”. Đồng thời thông qua việc khảo sát tư liệu rút ra những nhận xét ban đầu về kiểu truyện nghiên cứu. 2.2. Tiến hành nhận diện một số mô típ phổ biến - hạt nhân tạo dựng 2
- cốt truyện của kiểu truyện người kỳ tài. Từ đó tìm hiểu sâu hơn về nội dung, ý nghĩa góp phần lý giải sức hấp dẫn rất riêng của kiểu truyện người kỳ tài so với những kiểu truyện khác trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Chúng tôi lựa chọn đề tài có tên: “Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam”. Điều đó cho thấy chúng tôi chỉ xem xét kiểu truyện ở các truyện cổ tích thần kỳ. Bởi đây là mảng truyện thể hiện tập trung nhất, sinh động nhất các khía cạnh của kiểu truyện lựa chọn. 3.2. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tham khảo 10 tập truyện cổ các dân tộc Việt Nam và đã tập hợp được 35 truyện cổ tích thần kỳ thuộc kiểu truyện này. Với một số lượng chưa phải là nhiều, nhưng nó là cơ sở để chúng tôi bước đầu có một cái nhìn nhất quán và đầy đủ hơn về kiểu truyện. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Để khảo sát tư liệu có hiệu quả, phương pháp đầu tiên mà chúng tôi sử dụng là phương pháp thống kê, qua đó từng khía cạnh của vấn đề sẽ được tô đậm, đặt vào hệ thống chung. Đồng thời tiến hành phân loại tư liệu để tìm ra những biểu hiện của kiểu truyện người kỳ tài. 4.2. Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ từng nội dung, đi sâu vào những đặc trưng riêng của vấn đề và tìm hiểu nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nó. 4.3. Cuối cùng, phương pháp tổng hợp là phương tiện đắc lực để khóa luận có những nhận định chung, những kết luận từ những gì đã khảo sát, đã phân tích. 5. Lịch sử vấn đề Cùng với các kiểu truyện khác, kiểu truyện người kỳ tài đã đem đến cho kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam một màu sắc lung linh, kỳ ảo. 3
- Đó thực sự là mảnh đất mầu mỡ khơi gợi sự say mê của các nhà nghiên cứu văn học dân gian. Chính vì thế có khá nhiều tác giả bàn về kiểu truyện người kỳ tài trong công trình nghiên cứu của mình. 5.1. Năm 1973, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam - tập 2, hai tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên có đề cập đến kiểu nhân vật kỳ tài: “Truyện cổ tích lại phản ánh khả năng của nhân dân. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có các loại về người lao động khỏe, về người thợ khỏe, về người thông minh…Trong những truyện này, bên cạnh những phần tưởng tượng chen lẫn với tâm lý chất phác ngây thơ, bao giờ cũng có niềm tin ở khả năng của con người và lắm khi ta thấy sáng chói lên những nhận xét tinh vi, những hình tượng kỳ vĩ. Có những truyện như “Lê Như Hổ”, “Thạch Sanh”, truyện “Ông Ồ”… kể lại kỳ tích của những người có sức khỏe phi thường. Tác dụng của truyện đến với người nghe trước hết ở sự kinh ngạc kết hợp với sự thán phục… ” [13;tr.122]. Nhưng tác giả mới đưa ra vấn đề về nhân vật chứ chưa đề cập cụ thể về kiểu người kỳ tài. 5.2. Năm 1976, Cao Huy Đỉnh trong: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam có viết: “Những quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng vượt ra ngoài phạm vi gia đình. Những xung đột ở trong truyện cổ do đó cũng bắt đầu phản ánh trực tiếp những mâu thuẫn của giai cấp trong xã hội phong kiến... Và mặt khác là những nguyện vọng dân chủ, trí tuệ và tài năng của họ, tinh thần của họ phê phán, chống đối chế độ tư hữu…” [5;tr.56] những thay đổi về xã hội cũng là những gợi ý có giá trị cho chúng tôi tìm hiểu về cơ sở hình thành của kiểu truyện người kỳ tài. 5.3. Năm 1992, trong phần: Đặc điểm truyện cổ tích Việt Nam in cuối tập V Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Nguyễn Đổng Chi cũng điểm: “Đối tượng thứ hai được tác giả truyện cổ tích đề cao và ủng hộ là những anh hùng lập nên các kỳ tích trong đời sống, kể cả những nhân vật tài nghề, mưu trí, 4
- dũng cảm, sức khỏe, bất kể họ già hay trẻ, nam hay nữ, và thuộc đẳng cấp xã hội nào…” [2;tr156]. Ở đây tác giả cũng mới chỉ bàn đến kiểu nhân vật tài giỏi mà chưa đặt ra vấn đề xem xét kiểu truyện một cách cụ thể toàn diện. 5.4. Năm 1996, Đỗ Bình Trị (Đặng Thanh Lê, Nguyễn Quang Vinh) trong cuốn Môn Văn và tiếng Việt có nêu ví dụ về kiểu truyện người kỳ tài: “… Truyện Bốn người tài giỏi là một truyện cổ tích chu du khắp thế giới (theo cách nói của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái di thực). Các dị bản của truyện này chỉ khác nhau ở hai chi tiết: 1/ đặc điểm tài năng (hoặc phép thuật) của bốn người (chẳng hạn: người giỏi về thiên văn - người là nhà thiện xạ - người có tài ăn trộm - người giỏi nghề may (truyện Đức); người giỏi bói toán - người giỏi bắn cung - người giỏi bơi lặn - người có phép cải tử hoàn sinh (truyện Cămpuchia); v.v…) 2/ cách phân xử của nhà vua: gả nàng công chúa được cứu sống cho người nào? (dị bản của các dân tộc phương Đông, nói chung, kết thúc bằng cách (để vua) gả công chúa cho người bơi lặn giỏi vì đã ôm nàng khi vớt nàng từ đáy biển lên)…[22;tr.58] ở đây tác giả cũng đã đề cập đến kiểu truyện người kỳ tài nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh nhỏ. 5.5. Năm 2002, Phạm Thu Yến (Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà) trong cuốn Giáo trình văn học dân gian cũng viết: “Nhóm truyện về người lao động giỏi gồm những truyện mà nhân vật chính là những người đi ở, người làm thuê, người lao động tài năng. Truyện đề cao những người có khả năng lao động đặc biệt, những sáng tạo và thành công lao động…” [25;tr.74] ở đây tác giả cũng mới chỉ nêu ra cách hiểu cơ bản về kiểu truyện người kỳ tài chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu kiểu truyện này. 5.6. Năm 2008, Nguyễn Bích Hà trong: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam có viết: “Kiểu truyện người khỏe là kiểu truyện mà các nhân vật chính là những con người nổi bật ở sức khỏe phi thường và có tài năng lạ…” [7;tr.92]. Tuy nhiên ở đây tác giả mới chỉ nói ra khái niệm sơ qua về kiểu 5
- truyện người khỏe (hay còn gọi là kiểu truyện người kỳ tài). 5.7. Năm 2011, Lưu Thị Hồng Việt trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 319 có bài viết về “Truyện cổ tích Việt - Hàn vài so sánh mô típ” trong đó tác giả cũng có nhắc đến kiểu truyện người kỳ tài (hay những người khỏe) như sau: “Chàng trai khỏe: Đây là motip xuất hiện khá nhiều trong truyện cổ tích của người Việt (15 truyện). Nhân vật chàng trai khỏe thể hiện qua các hành động như: ăn khỏe, làm việc không ai sánh nổi. Đó là nhân vật người con trong truyện Bốn anh tài: “Càng lớn hắn càng ăn rất tợn: hết bung kia, chảo nọ nấu lên bao nhiêu cũng vợi”. Chàng trai là người ăn khỏe đồng thời cũng là người có sức khỏe phi thường, những người bạn tốt của chàng trai là người khổng lồ một mình có thể tát cạn biển, một người bạn khác chỉ bằng một hơi có thể làm cho cây cối ngã rạp xuống và người bạn thứ ba là một người cao lớn có sức khỏe phi thường: gánh một đôi voi đi như bay. Bên cạnh những chàng thanh niên có sức khỏe hơn người, hơn đời còn có những người lớn tuổi với sức lực, tài năng không kém, đó là nhân vật ông Ồ được người Việt miêu tả ngay từ lời mở đầu của truyện: “Ông ta làm việc gấp đôi gấp ba người thường, sức ăn mỗi bữa có thể hết một nồi mười cơm. Nghề vật thì rất giỏi...”. Những việc làm, hành động của ông Ồ: dùng ngón tay trỏ thay cho cái náp rồi tiếp tục cày bình thường, dùng hai cánh tay nhấc bổng trâu lên, nhổ bật gốc tre khô chỉ bằng một tay lay nhẹ, ăn khỏe không ai sánh nổi đã làm cho người khách lạ hết lần này đến lần khác phải kinh ngạc, thán phục trước một người xương đồng da sắt mà mình được tận mắt chứng kiến…”[24]. 5.8. Năm 2012, PGS. TS. Vũ Anh Tuấn trong cuốn: Giáo trình văn học dân gian có viết: “Truyện dũng sĩ (hay truyện về các chàng trai khỏe): đây là đóng góp độc đáo của kho tàng truyện cổ các dân tộc anh em. Kiểu truyện này rất ít có ở kiểu truyện của người Kinh. Truyện thường xây dựng những nhóm nhân vật anh hùng, dũng cảm, có tài năng đặc biệt, trường hợp truyện Thạch 6
- Sanh là cá nhân anh hùng. Họ có thể là anh em ruột (truyện của các dân tộc thuộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên) hay các anh em kết nghĩa, bạn bè kết thân. Mỗi người trong họ có một khả năng đặc biệt và khi kết hợp lại thì họ bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh vô địch. Họ tập hợp nhau lại để tạo nên sức mạnh vô địch nào đó: đánh giặc, diệt thú dữ, hay hoàn thành nhiệm vụ nào đó mà các nhân vật địch thủ (ban thưởng) giao cho. Bằng tài năng và tinh thần đoàn kết, họ đã chiến thắng, lập nên chiến công to lớn. Nhưng hầu hết họ không nhận công danh mà về nhà làm lụng bình thường” [21;tr136]. Mỗi một nhận định đều mang một ý nghĩa riêng nhất định, vì vậy dù chỉ mang tính chất điểm bình, sơ lược, khái quát, ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng góp phần đem đến cho chúng tôi một cái nhìn ban đầu về nhân vật trung tâm của kiểu truyện người kỳ tài. Như vậy trong thời gian khá dài vấn đề kiểu truyện người kỳ tài không hề bị lãng quên nhưng chưa thực sự được coi là vấn đề lớn cần giải quyết một cách sâu sắc và cặn kẽ. Quá trình nghiên cứu về kiểu truyện người kỳ tài của các tác giả còn ở mức độ nông sâu khác nhau. Nhưng những thành quả ấy đã gợi cho chúng tôi rất nhiều ý tưởng và phần nào định hình hướng đi trong khóa luận của mình: “Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” với mục đích tiếp tục phát triển ý kiến của các tác giả đi trước và cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể hơn đề tìm ra những nét độc đáo và hấp dẫn của kiểu truyện này. 6. Đóng góp của khóa luận Với đề tài này, chúng tôi mong rằng sẽ góp phần làm cho kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn. Đồng thời làm rõ được những nét độc đáo, đặc sắc của kiểu truyện người kỳ tài trong hệ thống truyện cổ tích. 7
- 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: - Chương 1: Diện mạo vào đặc điểm kiểu truyện người kỳ tài. - Chương 2: Các mô típ đặc trưng của kiểu truyện người kỳ tài. 8
- Chƣơng 1. DIỆN MẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM KIỂU TRUYỆN NGƢỜI KỲ TÀI 1.1. Khái niệm và tiêu chí nhận diện kiểu truyện ngƣời kỳ tài 1.1.1. Khái niệm kiểu truyện người kỳ tài Để tìm hiểu về khái niệm “Kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” trước hết chúng ta đi tìm hiểu về khái niệm truyện cổ tích thần kỳ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại truyện cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên đóng một vai trò quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ” [8;tr368]. Truyện cổ tích thần kỳ ra đời ở thời kì đầu của xã hội phong kiến với yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng giúp con người giải quyết những mâu thuẫn xung đột, và phản ánh những ước mơ khát vọng của cuộc sống đầy trắc trở. Truyện cổ tích thần kỳ có một số kiểu truyện chính như: kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện người mồ côi, kiểu truyện người mang lốt, kiểu truyện người em út, kiểu truyện người kỳ tài… Những kiểu truyện này đã làm nên sự độc đáo cho truyện cổ tích thần kỳ, đặc biệt là kiểu truyện về người kỳ tài. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đưa ra định nghĩa về kiểu truyện này một cách hoàn chỉnh. Để thực hiện đề tài này, người viết xin mạnh dạn đưa ra cách hiểu về kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “kỳ tài” có nghĩa là những người có tài năng đặc biệt, rất hiếm thấy [19]. Chúng tôi cho rằng định nghĩa này là cơ sở quan trọng để xác định khái niệm kiểu truyện người kỳ tài. Trong cuốn “Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ tích 9
- Việt Nam và Đông Nam Á”, Tiến sĩ Nguyễn Bích Hà đã đưa ra định nghĩa về kiểu truyện như sau: “Kiểu truyện là tập hợp những truyện kể có những mô típ cùng loại hình. Trong một kiểu truyện có nhiều mô típ nhưng không nhất thiết mỗi truyện trong kiểu đó phải có đầy đủ tất cả mô típ chung. Có thể, có truyện chỉ chung với các truyện khác có nhiều mô típ chung” [6]. Như vậy từ những cơ sở lý thuyết trên chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra khái niệm về kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam như sau: “Kiểu truyện người kỳ tài là tập hợp những truyện kể về những con người trẻ, khỏe, tài giỏi. Nhân vật trung tâm có thể là một cá nhân hay một tập thể, một dũng sĩ hay một người tài giỏi, họ dùng những tài năng đặc biệt của mình để vượt qua những khó khăn thử thách. Diễn biến truyện: những biến cố bắt đầu và không ngừng xảy ra (một hoặc nhiều biến cố) nhằm thử thách để người dũng sĩ bộc lộ tài năng, ý chí và phẩm chất. Kết thúc của kiểu truyện này thường có hậu. Cụ thể là người dũng sĩ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách, có được sự ngưỡng mộ tuyệt đối của tất cả mọi người, chinh phục được người đẹp và sống hạnh phúc. Thông qua kiểu truyện người kỳ tài, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, lý tưởng và công bằng”. Khái niệm trên cho chúng tôi nhìn nhận rõ ràng hơn những đặc trưng của kiểu truyện người kỳ tài trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. 1.1.2. Tiêu chí nhận diện kiểu truyện người kỳ tài Là một trong ba tiểu loại của truyện cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích thần kỳ được xem là nhóm truyện xuất hiện sớm hơn cả, có gốc rễ sâu xa từ thế giới quan thần bí, từ những huyền thoại của thời kỳ nguyên thủy phong phú, hấp dẫn. Đây là nhóm truyện mà ở đó người đọc có thể nhận ra đời sống hiện thực khách quan, đặc biệt là bối cảnh tan rã của chế độ công xã nguyên thủy. Khuynh hướng nổi bật của truyện cổ tích thần kỳ không phải là nhấn mạnh hiện thực mà trình bày ước mơ, lý tưởng xã hội của nhân dân. Lý tưởng 10
- xã hội làm cơ sở cho lý tưởng thẩm mỹ của truyện cổ tích thần kỳ là sự hướng về tư tưởng đạo đức chất phác, sự công bằng, trong sáng của xã hội thị tộc. Vậy nên hầu hết những vấn đề xã hội trong truyện cổ tích thần kỳ đều được giải quyết trong sự chi phối và có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của lực lượng thần kỳ, thể hiện ở các mô típ, các nhân vật, cốt truyện… Nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kỳ là những con người, nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, là những con người bất hạnh, xấu số, có địa vị thấp hèn, có số phận không may mắn. Truyện cố tích thần kỳ đã miêu tả những nhân vật ấy theo khuynh hướng lý tưởng hóa, giải quyết số phận của họ theo một kết thúc có hậu mang tính chất ước mơ. Mỗi câu chuyện được xem là quá trình đi tìm kiếm hạnh phúc của những kiểu nhân vật đó. Kiểu truyện người kỳ tài được xem là một trong những kiểu truyện tiêu biểu thể hiện được đúng đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ - phản ánh ước mơ khát vọng của nhân dân về một cuộc sống lý tưởng. Khái niệm kiểu truyện người kỳ tài như đã trình bày giúp chúng tôi có cơ sở để nhận diện rõ ràng hơn về kiểu truyện. Theo đó chúng tôi xác định kiểu truyện người kỳ tài phải là tập hợp những truyện kể chứa đựng các dấu hiệu cơ bản sau: a, Trong truyện, nhân vật chính có tài năng đặc biệt và sức khỏe phi thường (chàng lặn giỏi, chàng bắn cung giỏi, chàng ăn khỏe…). Sở dĩ chúng tôi xác định như vậy bởi tài năng đặc biệt chính là đặc điểm chính của kiểu truyện này. Chính những khả năng ấy đã giúp họ vượt qua những khó khăn thử thách và khẳng định bản thân mình. Tài năng đặc biệt và sức khỏe phi thường cũng là đặc điểm quan trọng để phân biệt kiểu truyện này với những kiểu truyện khác thuộc truyện cổ tích thần kỳ. b, Trong truyện, người kỳ tài luôn được đề cao, lý tưởng hóa. Như đã trình bày ở trên kiểu truyện người kỳ tài có gốc rễ sâu xa từ thế giới quan thần 11
- bí, trong bối cảnh tan rã của chế độ công xã nguyên thủy nên nhân vật chính của kiểu truyện này vẫn mang nhiều nét đặc điểm của thần thoại. Hơn nữa kiểu truyện này được xuất hiện với mục đích chính là thể hiện ước mơ lý tưởng của nhân dân vì thế hình ảnh của nhân vật chính phải thể hiện được vẻ đẹp và sức mạnh lý tưởng không phải khi anh ta đã được hưởng những quyền lợi nào đấy mà ngay từ khi anh ta sống cuộc sống khốn khổ. Có thể thấy ngay từ khi ra đời những con người kỳ tài đều đã được tác giả dân gian lý tưởng hóa thành một con người hoàn hảo với: vóc dáng to lớn, tài năng đặc biệt và sức mạnh phi thường (Bảy chàng trai khỏe mạnh - Chăm; Anh em sinh năm - Việt; Ba anh em khỏe - Hà Nhì…). Họ chính là đại diện cho sức mạnh của cộng đồng, của dân tộc và xứng đáng đứng ra bảo vệ được nhân dân. c, Đặc biệt, nhân vật người kỳ tài phải được đặt trong những hoàn cảnh khó khăn thử thách để thể hiện được khả năng và sức mạnh của mình. Biến cố chính là mấu chốt của kiểu truyện này nhằm thử thách người kỳ tài. Nó được xem là thứ để chứng minh được khả năng, chứng minh được lòng tự tin, dũng cảm và nhân hậu của nhân vật. Khi họ vượt qua được những biến cố ấy thì họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. d, Với kiểu truyện người kỳ tài nhân vật sẽ được thể hiện chủ yếu qua hành động với mục đích ca ngợi những người nông dân lao động giỏi. Những hành động ăn khỏe, bơi giỏi, lặn giỏi… chính là tiêu chí để nhận diện kiểu truyện này. Nhờ những hành động ấy mà nhân vật chính được mọi người biết đến và nể phục, tài năng của họ được dịp thử thách và chiến thắng giành được phần thưởng xứng đáng. Chúng tôi đã nhận diện và thống kê được 35 truyện thuộc kiểu truyện người kỳ tài trong kho tàng truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam. Chắc chắn đó chưa phải là tất cả song với số lượng truyện đã sưu tầm, hy vọng chúng tôi sẽ có đủ cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu. 12
- 1.2. Đặc điểm kiểu truyện ngƣời kỳ tài Mỗi một kiểu truyện trong thế giới truyện cổ tích thần kỳ đều có những đặc điểm khác nhau. Nhưng hai vấn đề không thể thiếu được trong đặc điểm kiểu truyện đó chính là cốt truyện và nhân vật. Có thể nói, một câu chuyện hấp dẫn và hay chính là nhờ vào hệ thống cốt truyện và nhân vật đặc sắc. Đối với kiểu truyện người kỳ tài cũng vậy, hệ thống cốt truyện và nhân vật là hai vấn đề rất quan trọng tạo nên đặc sắc riêng của truyện. 1.2.1. Cốt truyện Một trong những phương diện làm nên tính chỉnh thể toàn vẹn của tác phẩm tự sự chính là cốt truyện. Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất, đóng vai trò chính trong quá trình hình thành tác phẩm. Sự sắp xếp, liên kết các yếu tố, các thành phần cốt truyện theo hướng mạch lạc, rõ ràng đã góp phần bộc lộ nội dung, tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm. Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, Aristote trong Nghệ thuật thơ ca đã cho rằng cốt truyện “là một hệ thống các sự kiện xung đột hoặc sự phát triển những sự kiện ấy theo trình tự tự nhiên của thời gian”. Theo Từ điển văn học, cốt truyện là: “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [3]. Như vậy, nói tới cốt truyện là nói tới hệ thống sự kiện, sự kết nối các nhân vật không thể thực hiện được nếu không có một hệ thống sự kiện tương ứng và cùng với hệ thống nhân vật, việc tổ chức hệ thống sự kiện là vô cùng quan trọng đối với tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự. Thuộc loại hình tự sự dân gian, truyện cổ tích mang những nét đặc trưng riêng về cốt truyện. Những sự kiện, biến cố trong truyện cổ tích được tác giả dân gian sắp đặt từ trước để khái quát lên một kiểu, một dạng người mang tính chất đại diện nào 13
- đó. Đặc biệt, gắn với nhiệm vụ bộc lộ số phận và hành động của nhân vật, cốt truyện là sự liên kết của hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ, được tổ chức theo trình tự thời gian một chiều - thời gian tuyến tính. Mỗi sự kiện có một vị trí nhất định trong mạch liên kết, tham gia vào tiến trình hình thành, phát triển và kết thúc của cốt truyện đồng thời có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật, nhất là nhân vật chính. Các sự kiện được cấu trúc đan xen một cách chặt chẽ theo dạng chuỗi với sự tổ hợp của các hành động nhân vật, tạo nên tính chỉnh thể và thống nhất chủ đề của cốt truyện và sự sắp xếp như thế được hiểu là cấu tạo cốt truyện [16;tr43]. Có thể nói, trong truyện cổ tích sự hấp dẫn của cốt truyện đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân tác phẩm trong không gian và trong thời gian. Chức năng của cốt truyện phản ánh hiện thực xã hội bằng hình tượng nghệ thuật nhưng theo đặc trưng riêng của Folklore. Cốt truyện của truyện cổ tích chịu sự chi phối của phương thức truyền miệng - một đặc trưng của văn học dân gian “để đáp ứng nhu cầu dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lưu truyền”, cốt truyện thường được tổ chức theo trình tự thời gian một chiều (cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau), trong một không gian khép kín có giới hạn (từ gần đến xa, trong phạm vi một gia đình, một làng, một vùng nào đó). Trong truyện cổ tích, mỗi cốt truyện đều nhằm diễn tả về cuộc đời và sự phát triển hành động của nhân vật chính. Qua đó phản ánh quan điểm tư tưởng và thẩm mỹ của nhân dân lao động đối với hiện thực xã hội. Có thể thấy, ở truyện cổ tích “câu chuyện thường kết thúc ở phần mở nút, xung đột bị triệt tiêu và truyện để lại ở lòng người nghe một sự bình yên thỏa mãn vì sự chiến thắng của điều thiện. Vì lẽ đó truyện cổ tích mang đến một đặc trưng riêng biệt, nó thường sử dụng những công thức nghệ thuật có sẵn trong kho tàng văn liệu dân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc và hàng loạt những mô típ nghệ thuật được lặp đi lặp lại. Điều này cũng lí giải vì sao lại có 14
- sự gần gũi về cốt truyện giữa truyện cổ tích của dân tộc này với dân tộc khác, của quốc gia này với quốc gia khác. Trong kiểu truyện người kỳ tài cốt truyện cũng được tổ chức theo trình tự thời gian một chiều, diễn biến số phận nhân vật được mô tả nhất quán, cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau. Hành động của nhân vật chi phối trực tiếp tới cốt truyện và trở thành thành tố cấu trúc cơ bản của cốt truyện. Nhìn chung kiểu truyện người kỳ tài có cốt truyện đơn giản. Mở đầu truyện rất linh hoạt: giới thiệu sự xuất hiện của người có tài lạ nhưng thường gắn liền với những yếu tố thần kì (Bốn anh tài, Hai ông tướng đá rãi) hoặc giới thiệu về cô gái (Kén rể tài, Ba chàng thiện nghệ), yêu quái… Diễn biến truyện những biến cố bắt đầu và không ngừng xảy ra (một hoặc nhiều biến cố) nhằm thử thách để người dũng sĩ bộc lộ tài năng, ý chí và phẩm chất. Kết thúc truyện thường có hậu. Cụ thể là người dũng sĩ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, thử thách, có được sự ngưỡng mộ tuyệt đối của tất cả mọi người, chinh phục được người đẹp và sống hạnh phúc. Họ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Đặc biệt, kết cấu truyện có sự kết hợp của nhiều yếu tố thần thoại, nhiều nghi lễ cổ như: tục bắt cóc phụ nữ (Kén rể tài)… Ra đời tương đối muộn trong hệ thống truyện cổ tích thần kỳ nên kiểu truyện về người dũng sĩ tài giỏi bồi đắp nhiều yếu tố của xã hội phong kiến (tục kén rể trong Ba chàng thiện nghệ). Nhưng nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ của truyện cổ tích thần kỳ vì sự xuất hiện đậm đặc của các yếu tố hoang đường và kiểu kết thúc có hậu. Kết cấu truyện phản ánh ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên cũng như những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, khát vọng về một xã hội công bằng của người xưa. Trình tự cốt truyện của kiểu truyện này thường tuân theo ba bước: Ra đời thần kỳ, ăn khoẻ, có sức mạnh vô địch - lần lượt trải qua thử thách một mình hay liên minh để trừ ác diệt tà làm việc nghĩa - cứu được cộng đồng, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Thiết kế nguồn ổn áp dải rộng kiểu xung - Nguyễn Ngọc Khoa
79 p | 599 | 340
-
Đề tài : MODULE ETHERNET TRÊN VI ĐIỀU KHIỂN PIC18F67J60 VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐO LƯỜNG, ĐIỀU KHIỂN ( PHẦN MỀM TRÊN MPLAB )
65 p | 483 | 176
-
Luận văn tốt nghiệp "Tổ chức và xây dựng bài giảng cho chương trình đào tạo từ xa"
81 p | 312 | 132
-
Khóa luận tốt nghiệp: Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại
106 p | 426 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm kiểu truyện "người đội lốt vật" trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
78 p | 49 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
81 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thành ngữ trong tác phẩm Truyện Kiều
88 p | 22 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
57 p | 57 | 6
-
Đề tài " Phiên dịch đối sánh 10 hồi đầu của "Ngọc Kiều Lê" và "Ngọc Kiều Lê tân truyện" "
8 p | 52 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Bác sĩ đa khoa: Đặc điểm kiểu gen, kiểu hình của trẻ mắc đái tháo nhạt tại thận di truyền điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 03/2019 – tháng 03/2023
62 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa dân tộc thiểu số: Biến đổi trong hôn nhân truyền thống và tác động của nó đến văn hoá gia đình của người Bru - Vân Kiều ở xã Hướng Hiệp, Đakrông, Quảng Trị
16 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn