BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM<br />
KHOA NGỮ VĂN<br />
<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ<br />
<br />
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU<br />
DƯỚI GÓC NHÌN TƯƠNG TÁC<br />
THỂ LOẠI<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - 2016<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
A. DẪN NHẬP<br />
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1<br />
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2<br />
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5<br />
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5<br />
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 6<br />
B. NỘI DUNG<br />
Chương 1: Cơ sở lí luận và giới thiệu về Truyện Kiều ............................................ 8<br />
1.1 Cơ sở lí luận........................................................................................................ 8<br />
1.1.1 Khái niệm thể và loại ......................................................................... 8<br />
1.1.2 Hiện tượng tương tác thể loại trong văn học...................................... 9<br />
1.2 Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều ......................................................... 12<br />
1.2.1 Nguyễn Du và Truyện Kiều ................................................................ 12<br />
1.2.2 Đối sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều Truyện của<br />
Thanh Tâm Tài Nhân.......................................................................................... 15<br />
Chương 2: Sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều ........................................................... 26<br />
2.1 Chất trữ tình trong truyện Kiều .......................................................................... 26<br />
2.1.1 Đặc trưng chất trữ tình ......................................................................... 26<br />
2.1.2 Chất trữ tình trong Truyện Kiều ........................................................... 27<br />
2.1.2.1 Thể thơ........................................................................................... 27<br />
2.1.2.2 Giọng điệu trữ tình ........................................................................ 31<br />
2.1.2.3 Trữ tình thiên nhiên ....................................................................... 36<br />
2.2 Chất tự sự trong Truyện Kiều ........................................................................................ 42<br />
<br />
2.2.1 Đặc trưng chất tự sự ............................................................................. 42<br />
2.2.2 Chất tự sự trong Truyện Kiều............................................................... 43<br />
2.2.2.1 Cốt truyện ...................................................................................... 43<br />
2.2.2.2 Nhân vật ........................................................................................ 49<br />
2.2.2.3 Ngôn ngữ tự sự .............................................................................. 58<br />
2.3 Chất kịch trong Truyện Kiều ......................................................................................... 69<br />
2.3.1 Đặc trưng chất kịch ............................................................................... 69<br />
2.3.2 Chất kịch trong Truyện Kiều ................................................................ 71<br />
2.3.2.1 Xung đột kịch ................................................................................ 71<br />
2.3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại ........................................................................ 76<br />
2.3.2.3 Ngôn ngữ độc thoại ....................................................................... 80<br />
Chương 3: Ý nghĩa sự tương tác thể loại trong Truyện Kiều đối với người đời sau .......... 88<br />
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 97<br />
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 100<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Lê Thu Yến, giảng viên khoa<br />
Ngữ Văn, ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và thương<br />
mến trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những lời hướng dẫn, góp ý và động viên<br />
của cô là kinh nghiệm cũng như động lực giúp tôi hoàn thành khóa luận.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn các các bộ của Thư viện trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ<br />
Chí Minh và Thư viện Khoa học tổng hợp Tp,Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tận tình trong việc tìm<br />
kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn.<br />
Bên cạnh đó, tôi chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thanh Nga, giáo viên hướng dẫn<br />
thực tập trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, cô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi<br />
để hoàn thành luận văn đúng thời hạn và hoàn thiện nhất.<br />
Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là<br />
nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.<br />
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô khoa Ngữ Văn trường<br />
Đại học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh, những người có vai trò to lớn trong suốt quá trình tôi<br />
theo học tại trường.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
A. DẪN NHẬP<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Nói tới văn học trung đại Việt Nam, ta không thể không nhắc đến đại thi hào<br />
Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm<br />
nhường coi đó là những “…lời quê góp nhặt dông dài”. Nhưng thực tế đã cho thấy,<br />
bất chấp qui luật và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, Truyện Kiều đã khẳng định<br />
sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. Được viết trong “chồng chất những khối<br />
lỗi ở trong lòng” và được viết bằng tâm huyết “như có máu chảy ở đầu ngọn bút”,<br />
“như có nước mắt thấm ở trên tờ giấy”. Tác phẩm là sự thể hiện “nỗi đau nhân tình”<br />
của Nguyễn Du tập trung, xúc động và thành công nhất.<br />
Truyện Kiều đã sống trong đời sống của văn học Việt Nam, con người Việt<br />
Nam biết bao năm nay. Người ta đọc Kiều, thuộc Kiều, lẫy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều,<br />
… Truyện Kiều khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê<br />
bình. Truyện Kiều được dịch ra nhiều thứ tiếng là sự minh chứng cho khả năng giao<br />
lưu, hòa nhập của văn học Việt Nam, góp phần làm giàu đẹp và lớn mạnh và phong<br />
phú thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại<br />
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam. Tác phẩm đã đặt ra nhiều vấn<br />
đề sâu sắc, ám ảnh về thân phận của con người trong xã hội phong kiến. Bằng tài năng<br />
bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo, Nguyễn Du đã biến Kim Vân Kiều Truyện của Thanh<br />
Tâm Tài Nhân – một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu chuyện dễ hiểu<br />
và gần gũi với nhân dân Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua một thời gian<br />
dài với bao biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc, Truyện Kiều vẫn sống mãi và luôn<br />
được đón nhận nồng nhiệt<br />
Đã có nhiều nghiên cứu về Truyện Kiều trên nhiều phương diện khác nhau. Nhìn<br />
chung, ở phương diện nào nhà nghiên cứu cũng phát hiện được những điểm sâu sắc và<br />
độc đáo của tác phẩm. Đã từng có nhận xét cho rằng: “Truyện Kiều là một cuốn tiểu<br />
thuyết bằng thơ”, trong Truyện Kiều có sự kết hợp giữa thi – ca – nhạc – họa, tác<br />
Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới góc nhìn tương tác thể loại<br />
<br />
1<br />
<br />