Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
lượt xem 13
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được thực hiện với mục tiêu nhằm chỉ ra và lí giải tìm kiếm khám phá những mối quan hệ trong gia đình của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mối quan hệ vợ chồng cha con. Từ cơ sở nói trên, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng nói lên những xung đột và mâu thuẫn trong một gia đình, thấy được sự phá vỡ ở một số phương diện của gia đình trong thời kì đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MAVĂN KHÁNG THẠCH THỊ MỘNG THUY Hậu Giang, 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN CỦA MA VĂN KHÁNG Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN THẠCH THỊ MỘNG THUY Hậu Giang, 2013
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................ 1 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975 VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG ........................................................................... 6 1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975 ............................................................ 6 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975 ......................................................................... 6 1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975 ................................................................. 9 1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết sau 1975 .................................................................... 13 1.2. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng ................................................................................... 16 1.2.1. Vài nét về nhà văn Ma Văn Kháng ................................................................... 16 1.2.2. Đóng góp của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết ........................................ 20 CHƯƠNG 2: KIỂU GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ KIỂU GIA ĐÌNH MỚI TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TRONG MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN ..................... 23 2.1. Kiểu gia đình truyền thông trước biến động xã hội ............................................ 23 2.1.1. Nét đẹp của kiểu gia đình truyền thống ................................................................. 23 2.1.2. Kiểu gia đình truyền thống trước thời kỳ đổi mới ................................................. 28 2.2. Những bi kịch của gia đình trước biến động của xã hội ..................................... 31 2.2.1. Bi kịch của đại gia đình ..................................................................................... 31 2.2.2. Bi kịch của những gia đình riêng....................................................................... 37 2.3. Vẻ đẹp của gia đình kiểu mới ................................................................................ 41 2.3.1. Sự đồng cảm yêu thương ................................................................................... 41 2.3.2. Sự phát huy nét đẹp truyền thống gia đình ....................................................... 43 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN ................................................................................................................... 45 3.1. Nghệ thuật trần thuật ............................................................................................. 45 3.1.1. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................... 45 3.1.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................................... 54
- 3.2. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt và miêu tả tâm lý nhân vật .................................. 59 3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt ............................................................................. 59 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ................................................................... 61 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ iii NHẬN XÉT CẢU GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................... iv
- Lời cảm ơn Trong suốt bốn năm qua, tôi đã được học tập trên giảng đường Trường Đại học Võ Trường Toản, đó thật sự là niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào đối với tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được làm luận văn tốt nghiệp, tôi rất vui vì được tiếp cận với đề tài khoa học. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi gặp rất nhiều khó khăn, đây quả thật đây là một thử thách khó đối với tôi, nhưng nhờ có sự hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của thầy Nguyễn Lâm Điền, tôi hoàn luận văn đúng thời hạn. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với thầy. Tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản và các thầy cô thỉnh giảng đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn đến cán bộ thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện thành phố Cần Thơ đã cung cấp tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài. Tôi xin tri ân tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn! Hậu Giang, ngày 12, tháng 5 năm 2013 Thạch Thị Mộng Thuy
- LỜI CAM ĐOAN ********* Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu nhập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng lặp với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện THẠCH THỊ MỘNG THUY
- Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975 VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975 1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975 1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết sau 1975 1.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng 1.2.1. Vài nét về nhà văn Ma Văn Kháng 1.2.2. Đóng góp của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết Chương 2 KIỂU GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ KIỂU GIA ĐÌNH MỚI TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI 2.1. Kiểu gia đình truyền thống trước biến động của xã hội 2.1.1. Nét đẹp của kiểu gia đình truyền thống 2.1.2. Kiểu gia đình truyền thống trong thời đổi mới 2.2 Những bi kịch của gia đình trước biến động của xã hội 2.2.1. Bi kịch của đại gia đình 2.2.2. Bi kịch của những gia đình riêng 2.3. Vẻ đẹp của gia đình kiểu mới 2.3.1. Sự đồng cảm yêu thương 2.3.2.Sự phát huy nét đẹp của gia đình truyền thống
- Chương 3 NGHỆ THUẬT THỆ HIỆN VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIẾU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN 3.1. Nghệ thuật trần thuật 3.1.1.Điểm nhìn trần thuật 3.1.2. Giọng điệu trần thuật 3.2.Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Mục lục Nhận xét của giảng viên hướng dẫn Nhận xét của giảng viên phản biện
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến tranh đi qua, đất nước từng bước đổi thay và phát triển. Tiểu thuyết sau 1975 cũng dần chuyển mình vận động để theo kịp với thời đại, nhằm tạo nên một vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn mở đường cho sự đổi mới văn học. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Ông đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm những hướng đi mới cho quá trình sáng tác. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là một trong số những nhà văn Việt Nam sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng truyện ngắn và tiểu thuyết, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể. Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và các tác tác phẩm của ông. Đã có những đánh giá, nhận định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là khen chê một tác phẩm hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm ngay khi nó mới ra đời. Nhưng đối với tôi đọc tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn kháng để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đây cũng là lí do vì sao chúng tôi mạnh dạn chọn Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, để làm luận văn tốt nghiệp. Việc đi sâu tìm hiểu đề tài này giúp cho người nghiên cứu phần nào hiểu thêm về tài năng nghệ thuật của Ma Văn Kháng nhất là khả năng viết về vấn đề gia đình sau năm 1975. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã thật sự gây sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một thời. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm cho đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và đa dạng hơn. 1
- Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Câu lạc bộ báo Người Hà Nội và xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhả lý luận phê bình đã có nhiều ý kiến đánh giá về những thành công cũng như những hạn chế của tác phẩm. Lại Nguyên Ân khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện cho xu thế văn học đang hướng tới những vấn đề cốt yếu”; Hoàng Kim Quý lại nhấn mạnh “Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình đối với mỗi gia đình”. Cùng với ý kiến đó Lê Thanh Hùng cũng đưa ra nhận xét : “có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời, cái xấu ,cái ác vẫn tồn tại,hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng”. Trong những bài viết nói về vấn đề gia đình của tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng Trần Đăng Xuyền cho rằng : “Mùa lá rụng trong vườn chủ yếu mô tả sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ hiện nay. Gia đình, cái vùng tưởng như yên ổn, cái mà có lúc tác giả gọi là “vùng an lạc” trong tình hình mới, có ai ngờ lại là một vùng có nhiều song gió đến thế. Xã hội dù phát triển tới mức nào cũng không thể coi nhẹ những quan hệ gia đình. Gia đình vẫn tiếp tục tồn tại như một thực thể xã hội. Với tinh thần ấy, Ma Văn Kháng có lý khi phê rằng: “ hình như có một thời kỳ người ta có ảo tưởng là coi nhẹ các quan hệ gia đình. Các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em …hình như không còn gì bàn bạc nữa” (trang48). Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội cần phải được giải quyết thỏa đáng. Nếu như số phận của mỗi cá nhân đã từng gắn bó sống còn với vận mệnh của dân tộc, thì trong một chừng mực nhất định, cũng gắn bó mật thiết với hoàn cảnh của mỗi gia đình nữa, chứ sao! Với cảm quan hiện thực của một nhà văn, Ma Văn Kháng thấy sự cần thiết phải duy trì củng cố quan hệ gia đình…” Lại một lần nữa Trần Đăng Xuyền cũng khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng cũng phản ánh một hiện tượng có tính chất xã hội khá phổ biến trong đời sống gia đình hiện nay. Đó là tình trạng giữa người vợ và người chồng không tạo nên một hệ thống tâm lý sinh hoạt phù hợp giũa hai cá tính. Cá tính đã không làm cho phong phú thêm lại gây trở ngại cho nhau. Đặc biệt là tình trạng 2
- người chồng không trở thành người bạn thân tình, người hướng dẫn phụ trách tinh thần cho vợ…” Khi nói về Mùa lá rụng trong vườn Vân Thanh nhận xét : “Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi gia đình đối với cuộc sống, và cuộc sống giành cho mỗi người. Những nét cũ mới đan chéo nhau, những mâu thuẩn gay gắt trong quan hệ giữa người thân trong gia đình cụ Bằng, phản ánh rõ nét những xung đột mới của xã hội, cũng như trong gia đình. Có thể có lúc mới lúc cũ , tốt xấu, tạm thời hòa ngoãn với nhau, nhưng rồi tự nó sẽ phá tung ra, làm đảo lộn những cái đã có. Rồi lại dần dần ổn định, hoặc cái tốt hoặc cái xấu, cái cũ tạm thời chiếm ưu thế, nhưng xu hướng tất yếu là hướng đi lên của cái mới, cái tốt”. Ở bài viết Sống rồi mới viết Ma Văn Kháng từng chia sẻ với phóng viên Đặng Thanh Phương rằng “ Đây là cuốn tiểu thuyết tôi viết nhanh nhất cuốn tiểu thuyết xoay quanh chủ đề gia đình, một chủ đề liên quan mật thiết với những điều thường ngày, những chuyện tưởng như tầm thường, tẻ nhạt nhưng thực ra đã chứa đựng những điều sâu xa, những diễn biến rối rắm, phức tạp ở con người viết Mùa lá rụng trong vườn tôi băn khoăn trăn trở một câu hỏi : “Gia đình tế bào của xã hội, liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn bê bối này ?”. Tôi muốn đặt gia đình vào bối cảnh lịch sử cụ thể, để miêu tả. Nó đang biến động dưới tác động đa chiều, phức tạp của hoàn cảnh xã hội. Chiến tranh là một hiện tượng không bình thường của xã hội. Một khi vấn đề vận mệnh của dân tộc được đặt lên hàng đầu thì số phận của từng gia đình, của mỗi cá nhân, tất nhiên phải lùi xuống hàng thứ yếu. Cố nhiên, trong cuộc kháng Mỹ cứu nước với sứ mạng giải phóng dân tộc, giải phóng cộng đồng đã bao hàm nhiệm vụ giải phóng cho gia đình và từng cá nhân, song, nếu nghĩ rằng giải phóng cho cá nhân rồi thì có phần đơn giản quá. Viết về sự biến đổi gia đình suy cho cùng cũng chính là viết về sự vận động, số phận của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Lối sống ích kỷ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi tiền là trên hết, bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ của đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn tất cả những gì trước đây được cho là thiêng liêng cao cả. Tuy nhiên, có lẽ vẫn 3
- còn những sức mạnh bền vững tiềm tàng trong người Việt tạo nên trụ đỡ cho con người, cộng đồng dân tộc, giữa cơn chấn động này”. Ma Văn Kháng đã nhận lời khuyên của Tổng biên tập Trần Hữu trong Mùa lá rụng trong vườn : “Chúng ta đã tạo ra những thành quả hết sức vĩ đại nhưng cũng đẻ ra vô số cái tồi tệ… Cái xấu, cái vô lý như cậu nói chính là sản phẩm của chúng ta... Cậu dùng chữ tố cáo là chưa ổn... Nên nhớ dũng cảm chịu đựng trên cơ sở phân tích khoa học cũng là một đức tính cần thiết bên cạnh đức tính bình tĩnh”. Những bài viết, những nhận định về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, viết về những vấn đề xã hội đương thời, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi nghiên cứu thể hiện đề tài Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tiếp cận với đề tài này, với kiến thức có hạn người nghiên cứu chỉ mong muốn góp thêm một phần ý tưởng làm nổi bật vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng . 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhằm chỉ ra và lí giải tìm kiếm khám phá những mối quan hệ trong gia đình của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mối quan hệ vợ chồng cha con. Từ cơ sở nói trên, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng nói lên những xung đột và muâu thuẫn trong một gia đình, thấy được sự phá vỡ ở một số phương diện của gia đình trong thời kì đổi mới. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, người nghiên cứu tập trung khảo sát tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn do nhà xuất bản Trẻ tái bản vào tháng 7 năm 2011. Ngoài ra người nghiên cứu còn khảo sát một số tiểu thuyết của các tác gia khác để so sánh và đối chiếu nhằm làm nổi bật lên nét riêng của Ma Văn Kháng viết về mảng đề tài gia đình. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, trong luận văn này chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau: 4
- Phương pháp thống kê, phân loại: dựa trên cơ sở những nguồn tư liệu tìm được, để tìm ra những bài viết hợp lí về Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Phương pháp phân tích tổng hợp: giúp chúng tôi tìm hiểu và tiếp cận trực tiếp trên văn bản, đưa ra những luận điểm hợp lí về vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Phương pháp so sánh: để tìm ra những nét khác nhau về vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng so với các vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của những nhà văn khác. Những phương pháp này, được chúng tôi vận dụng kết hợp một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu đề tài nói trên. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975 VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975 1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975 Sau đại thắng mùa xuân 1975, cả nước tự tin, phấn khởi cùng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hoàn cảnh xã hội hoàn toàn thay đổi, trình độ lực lượng sản xuất đã bộc lộ nhiều nhược điểm của cơ chế quản lí quan liêu bao cấp, mà một trong những biểu hiện rõ nhất là tình trạng trì trệ của toàn xã hội trong hầu hết các lĩnh vực. Đời sống nhân dân khó khăn. Đất nước ta thực sự đứng trước những thử thách trong việc củng cố và phát triển xã hội. Tình hình đó khiến Đảng phải có những chủ trương lãnh đạo đúng đắn nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Đổi mới chính là tư tưởng chủ đạo của Đảng ta nhằm giải quyết tình hình trên. Từ Đại hội VI (1986) của Đảng, đất nước ta chính thức bước vào giai đoạn đổi mới về nhiều phương diện, trong đó nổi bật là đổi mới về kinh tế và văn hóa. Về kinh tế, nhà nước xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, hoạch toán kinh tế kinh doanh. Nền kinh tế dần dần chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nước ngoài, nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa mời gọi đẩu tư, tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa. Chủ trương đổi mới đúng đắn đó chính là chìa khóa giải phóng sức lao động, sáng tạo của lực lượng sản xuất, thu hút nhiều đối tác nước ngoài đem vốn và công nghệ tiên tiến vào nước ta đầu tư làm bộ mặt kinh tế đất nước ta thay đổi từng ngày. Về đối ngoại, Đảng ta thực hiện chính sách đối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt. Từ những quan hệ quốc tế đối đầu chúng ta đã khéo léo chuyển sang đối thoại. Việt Nam dần dần được nhiều nước ủng hộ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng khiến đất nước ta có thêm nhiều trợ lực từ bên ngoài, góp phần khiến cho mọi mặt của đời sống xã hội tăng nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới. Giá trị vật chất trở thành thuốc thử hiệu quả của nhân cách: bản lĩnh vững vàng trước cám dỗ hay sa ngã, trở thành nô lệ của đồng tiền… Ranh giới giữa những thái 6
- cực phẩm chất cũng trở nên mong manh khi bị quyền lợi cám dỗ. Đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp. Giai đoạn đổi mới, văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Việt Nam mở cửa học tập, tiếp thu nhiều hình thái, yếu tố văn hóa tiến bộ, tích cực của nhân loại. Về triết học, bên cạnh triết học Mác – Lênin là tư tưởng triết học chính thống, người Việt Nam đã có cơ hội học hỏi những yếu tố tích cực trong triết học phương Tây và phương Đông từ cổ đại đến hiện tại: Triết học cổ đại Ấn Độ, triết học Hy Lạp cổ đại, triết học Tây Âu thời Trung Cổ Phục Hưng và thời cận đại, triết học cổ điển Đức … Về mĩ học, bên cạnh tư tưởng mĩ học chủ đạo theo quan điểm mác xít, người Việt Nam còn có điểu kiện nghiên cứu các tư tưởng mĩ học phương Tây như mĩ học cổ đại, mĩ học thời kì Phục hưng, mĩ học Hê- ghen,… Đời sống tinh thần xã hội thực sự đã mỗi ngày một cỏi mở hơn, phong phú hơn. Điểm nổi bật của văn học giai đoạn đổi mới là tính chất dân chủ hóa. Trước giai đoạn đổi mới, nhiều văn nghệ sĩ và trí thức đã ít nhiều bộc lộ suy nghĩ về những hạn chế của nền văn học mang nặng tư tưởng bao cấp. Không ít tác phẩm văn học được sáng tác theo những lối mòn, chưa thể hiện được chiều sâu nghệ thuật, chưa phản ánh được những vấn đề xã hội cấp thiết … Tư tưởng đổi mới của Đảng đã đưa văn học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, đó là giai đoạn phát triển tinh thần dân chủ hóa. Dân chủ hóa nền văn học là gì? Trước hết, nghệ sĩ cần được nói thẳng, nói thật những suy nghĩ của mình. Nhiều nhà văn, nhà thơ cho rằng cách quản lí văn nghệ của ta khi ấy có nhiều điểm không phù hợp với tình hình mới của đất nước, tạo nên những bức xúc của người cầm bút. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng tâm sự : “ đám cầm bút chúng tôi, từ nhà văn trẻ đến lớp nhà văn già được chăm sóc, chăn dắt kỹ lưỡng quá đi mất. Sao lại như vậy nhỉ, sau bốn mươi năm nhìn trở lại những nhà văn tiêu biểu của nền văn học phần đông nếu không phải là tất cả, đều có tì vết trong lịch sử đời cầm bút ? Rồi từ đấy bắt buộc sinh ra một cái thói quen không biết bắt đầu từ lúc nào mà tôi nghĩ nó rất thảm đối với tư cách người nghệ sĩ, hễ cầm bút là nghĩ đến né tránh, che chắn, đối phó. Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn, mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng lúc phải cầm hai cây bút : một cây bút để viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc”[1; tr.2]. 7
- Người nghệ sĩ cần có một cách thức quản lí văn nghệ cởi mở hơn để có thể tự do sáng tạo, nói lên được những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. Ở thời chiến tranh, quyền lợi tập thể, vận mệnh dân tộc là một chủ đề bao trùm. Song khi đất nước đã độc lập thống nhất, số phận cá nhân, hạnh phúc riêng tư lại trở thành mối quan hệ hàng đầu. Phẩm chất, tính cách của con người cũng trở nên vô cùng phức tạp, không dễ gì nhận diện. Đó là những gì người đọc chờ đợi lời giải đáp của nhà tiểu thuyết. Bởi thế, khía cạnh thứ hai của vấn đề dân chủ hóa nền văn học, chính là văn học phản ánh được những vấn đề cấp thiết của con người trong hoàn cảnh mới. Hai nội dung trên bàn về dân chủ hóa nền văn học ở khía cạnh người sáng tác và chủ đề tác phẩm. Khía cạnh thứ ba của dân chủ hóa nền văn học được thể hiện ở nghệ thuật biểu hiện. Có nhiều ý kiến cho rằng dân chủ hóa phải làm cho tác phẩm dễ hiểu hơn bằng cách đưa vào tác phẩm nhiều lời ăn tiếng nói của quần chúng. Tác giả Huỳnh Như Phương lại khẳng định, dân chủ hóa nền văn học về mặt nghệ thuật là "làm cho tất cả những phương pháp sáng tác cá nhân, những phong cách, bút pháp và giọng diệu nghệ thuật đều có thể tồn tại, đều có chổ đứng trong nền văn học, cũng tức là làm cho sự hưởng thụ nghệ thuật của bạn đọc đa dạng, phong phú. Trên ý nghĩa đó, dân chủ hóa về mặt nghệ thuật của bạn đọc đa dạng, phong phú hơn. Trên ý nghĩa đó, dân chủ hóa về mặt nghệ thuật bao hàm khả năng cho phép sự thể nghiệm những biện pháp nghệ thuật mới mẻ”[19; tr.296]. Nét nổi bật thứ hai của văn học giai đoạn đổi mới lả tính chất đa dạng hóa. Với tinh thần cở mở của thời đổi mới, tinh hoa văn hóa nhân loại ở nhiều quốc gia thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau đều có thể giới thiệu vào Việt Nam. Số lượng các tập truyện ngắn, tiểu thuyết nước ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây thế kỉ XX được dịch và xuất bản tăng lên nhanh chóng. Ở lĩnh vực lí thuyết văn học cũng diễn ra một sự thay đổi lớn và rõ rệt. Trước hết là sự cũng cố hệ thống lí luận văn học mác xít, tiêu biểu là việc biên soạn lại cuốn giáo trình Lí luận văn học ba tập theo tinh thần đổi mới, Phương Lựu chủ biên [184] ; là việc dịch và giới thiệu một số công trình nghiên cứu lừng danh của nhà lí luận văn học người Nga – M. Bakhtin : Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, do Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu [8] ; Những vấn đè thi pháp Đôxtôiepxki, do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân , Vương Trí Nhàn dịch và giới thiệu [ 7]. Sau đó kể đến việc nghiên cứu, giới thiệu các thành tựu lí luận văn học phương Tây hiện đại, tiêu biểu là công trình Tìm hiểu lí luận văn 8
- học phương Tây hiện đại [182] và Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX [185] của tác giả Phương Lựu ; việc dịch và giới thiệu các chuyên luận, của các tác giả phương Tây tiêu biểu là Nhập môn văn học của các tác giả người Mĩ do Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu [11], Độ không của lối viết của R. Barthes [13] và Tiểu luận của Milan Kundera do Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu [162].Bên cạnh đó, cũng rất đáng chú ý là sự xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật sáng tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, tiêu biểu là Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào [59], Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới [313], Lui Aragông [314], Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỉ XXI [315] của Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX – Truyền thống và cách tân của Lộc Phương Thủy [286]… Sự phát triển theo hướng đa dạng hóa như vừa nêu ở trên đã làm thay cho đời sống văn học Việt Nam trở nên vô cùng phong phú về màu sắc hấp dẫn và giá trị nghệ thuật. Có sự đa dạng hóa đó là do đường lối quản lí văn hóa nghệ thuật của ta đã được điều chỉnh theo hướng mở cửa. Đa dạng hóa nền văn học, vì thế, thực ra cũng là một biểu hiện của dân chủ hóa nền văn học. 1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975 Sự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các thể loại văn học, nói cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự “phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học” vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên lục qua mỗi chặng đường phát triển. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 trở lại nay) không nằm ngoài quy luật đó của nghệ thuật. Nguồn gốc sâu xa của một tiến trình đổi mới nằm trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật về con người và đời sống xã hội, trong tư duy nghệ thuật …Nhưng tất cả những yếu tố đó đều trực tiếp chi phối đến phương thức phản ánh, đến cách thức cấu trúc và vận dụng thể loại. Chưa thể chưa có một sự cách tân với mặt bằng vô cùng rộng lớn và tinh thần hiện đại hóa triệt để như thời hoàng kim 1930 – 1945, song nhìn vào tiến trình vận động của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1986 trở lại nay, người ta dễ nhận ra sự phong phú đa dạng 9
- của diện mạo thể loại, những biến động về thi pháp cùng sự hưng thịnh của từng thể loại riêng biệt. Trong đó tiểu thuyết thời kì này chiếm được vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam sau 1975. Tiểu thuyết là một thể loại của phương thức tự sự, một trong những thể loại chủ chốt của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Kể từ những gương mặt của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn , tiểu thuyết hiện thực phê phán, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kì hậu chiến, tiểu thuyết Việt Nam đã có cuộc hành trình ngót 3/4 thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, tiểu thuyết đã khẳng định được vị trí then chốt của mình bằng việc tái hiện những bức tranh hiện thực đời sống với một quy mô lớn, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người. Hiện thực đời sống vào những năm sau 1975, đặc biệt vào thời kỳ đổi mới với nhiều biến động phức tạp, thực sự là “vùng trời, vùng đất” thích hợp, nếu không muốn nói là lý tưởng cho sự sáng tạo tiểu thuyết. Chính Nguyễn Khải, một trong những cây bút sớm có tư tưởng đổi mới đã thừa nhận: “Thời nay rộng cửa, gợi được rất nhiều thứ để viết. Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối lẫn ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đày rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”(2). Vẫn còn âm hưởng hào hùng của sức mạnh và số phận cộng đồng, tiểu thuyết sau 1975 đã có thêm một cuộc hành hương tìm về với cội nguồn đặc trưng thể loại; đi sâu tìm hiểu, khám phá những vấn đề thuộc về số phận cá nhân. Nếu thừa nhận cảm hứng về con người với những bước thăng trầm của số phận là đặc trưng nổi bật của tư duy tiểu thuyết thì rõ ràng tiểu thuyết thời kỳ này đổi mới đã khơi đúng, khơi sâu vào mạch chính của thể loại. Không gian tiểu thuyết trở nên chân thực và nhân đạo hơn với Thời xa vắng (Lê Lựu), Chim én bay ( Nguyễn Trí Huân), Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (chuyển mình sang một giai đoạn mới, tâm lý và nhịp sống thời đại đổi thay. Con người trong tổng hoà của những mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi lên như một vấn đề trung tâm của mọi "nỗ lực sáng tạo" trong tiểu thuyết đương đại. Ngay cả những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn với quy mô hiện thực rộng lớn, nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào 10
- những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tâm điểm nhân vật. Những vui buồn, sướng khổ, được mất... của con người đã đi vào Bảo Ninh), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy), Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường), Hành lang phía đôn (Bùi Bình Thi), Nắng quái (Trầm Hương). Bên cạnh đó mạch tiểu thuyết – sử thi cũng phát triển mạnh mẽ. Trong thời kỳ đổi mới , mạch tiểu thuyết truyền thống vẫn tiếp tục phát triển với các tác phẩm viết theo cảm hứng sử thi khai thác tôn vinh giá trị, vẻ đẹp con người, dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh cách mạng. Những nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn là một điểm tựa nghệ thuật quan trọng của những nhà tiểu thuyết đi theo hướng này. Đời sống phê bình lí luận tiểu thuyết giai đoạn đó cũng tiếp tục mạch cảm hứng trao đổi, nghiên cứu về những vấn đề nghệ thuật của tiểu thuyết sử thi. Lê Thành Nghị trong bài viết Tiểu thuyết viết về chiến tranh [203] phê phán một số tiểu thuyết viết về chiến tranh trong giai đoạn đổi mới có thiên hướng tập trung nói về chuyện tiêu cực. Theo ông không phải trước đây chúng ta chú ý xây dựng kiểu nhân vật anh hùng thì giời đây phải có nhân vật phi anh hùng. Không nên quan niệm phải viết về chuyện tiêu cực của những kẻ hèn nhát, dao động, đào ngũ … thì mới là hiện thực. Như thế tiểu thuyết sẽ lạc hướng, “ đánh mất cái sự thật cố lõi nhất, tiêu biểu nhất của cuộc kháng chiến vừa qua. Chẳng lẽ đánh bại “ hai đế quốc to” hùng mạnh nhất, nhì của thời đại là một lực lượng hèn nhát dao động và không có lí tưởng” [9; tr.89]. Điều quan trọng, theo tác giả bài viết, “ tiểu thuyết phải đi sâu vào con người, dựng lên đời sống tinh thần của dân tộc, của thời đại, của cá nhân cụ thể, để cắt nghĩa một cách sâu sắc nhất, thuyết phục nhất cái chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta vừa qua, cắt nghĩa cái hành động hy sinh to lớn, xả thân vì Tổ quốc của hàng triệu con người … mà không phải dân tộc cũng dám làm được” [9; tr.90]. Cũng nghiên cứu những vấn đề của văn học viết về chiến tranh cách mạng, tác giả Bùi Việt Thắng có bài viết Mấy nhận xét về tiểu thuyết sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ [13; tr.2]. Trong bài viết Có gì mới về tài chiến tranh hôm nay, nhà văn Hồ Phương cho rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay có thể có nhiều điểm mới như đa dạng hơn, táo bạo hơn,… song theo ông, dù thế nào khi viết về chiến tranh, nhà tiểu thuyết “vẫn phải lấy mâu thuẫn dịch – ta làm sợi chỉ xuyên suốt ; phải bao trùm” [10; tr.107]. Yêu cầu như thế không có gì là 11
- câu nệ, mà chủ yếu là đòi hỏi một sự xứng đáng của tác phẩm với lịch sử ba mươi năm chiến tranh cách mạng của dân tộc. Phan Cư Đệ ở bài viết Tiểu thuyết sử thi trong thế kỉ XX cũng khẳng định rằng cho dù tiểu thuyết giai đoạn đổi mới chủ yếu tập trung vào phản ánh hạnh phúc, tình yêu, những lo toan vất vả đời thường thì điều đó không có gì mâu thuẩn tồn tại và phát triển của mạng tiểu thuyết thể hiện, ngợi ca một chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Theo tác giả, “việc phát triển của thể loại tiểu thuyết – sử thi bên cạnh các thể loại tiểu thuyết khác trong nền văn xuôi thời kì đổi mới là hoàn toàn phù hợp cuộc sống, với quy luật sáng tạo của nền nghệ thuật cách mạng, phù hợp với bản chất chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn phát triển của nó trong tương lai” [3; tr.86]. Những bài viết bàn về vấn đề này hầu hết đều thống nhất ở một niềm tin và quan niệm nghệ thuật : tiểu thuyết – sử thi phản ánh một giai đoạn hào hùng của dân tộc sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Và cho dù cuộc sống hiện tại có biến chuyển thế nào đi nữa, thì khi đến với một hiện thực hào hùng của dân tộc, các nhà tiểu thuyết bao giờ cũng cần có một cảm hứng ngợi ca vả tôn vinh. Song song với việc cổ vũ, phân tích giá trị của tác phẩm tiểu thuyết ra đời trong giai đoạn đổi mới, đời sống phê bình lí luận giai đoạn đổi mới còn có xu hướng vận dụng tiếp thu được từ những giáo trình, chuyên luận của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài trong giai đoạn đổi mới để nhận định lại giá trị của những tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX và giai đoạn đầu chiến tranh cách mạng . Nguyễn Đăng Mạnh đặt vấn đề Những vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay cần được nhìn nhận lại trên tinh thần đổi mới. Khi xem xét các vấn đề lịch sử văn học ở cấp độ trào lưu, xu hướng và các thể loại văn học, Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập đến các hiện tượng tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam…trước Cách mạng tháng Tám như là những minh chứng cho nhận thức về quan hệ giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực “chỉ là hai phương diện của tâm hồn nghệ sĩ bộc lộ trong những thời điểm và những thời điểm khác nhau” [ 9; tr.62]. Tác giả nêu thực trạng : “Không biết từ bao giờ người ta lầm tưởng hiện thực là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá mức độ tích cực, tiến bộ của nội dung các tác phẩm văn học và hai tiếng lãng mạn gắn liền với những tác phẩm có nội dung tiêu cực. Thành ra đối với những tác phẩm có giá trị ta cứ cố gò cho nó ra thành lãng mạn chủ nghĩa” 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 113 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 44 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 49 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 18 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn