Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thống kê, phân tích kiểu nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục. Từ đó, thấy được nội dung, tư tưởng của tác phẩm và sự đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ vào sự phát triển của văn học dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THÚY NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THÚY NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI - 2018
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tính, giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức khoa học và tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các luận điểm và kết quả nghiên cứu được nêu trong khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 5 6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................................. 5 7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................................... 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 6 1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục................................................................................... 6 1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ ................................................................................. 6 1.1.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” ............................................................... 6 1.2. Khái niệm nhân vật bình phàm ....................................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 8 1.2.2. Khái niệm nhân vật bình phàm ............................................................. 10 Chương 2. NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC ....................................................................................................... 12 2.1. Thống kê nhân vật bình phàm ....................................................................................... 12 2.2. Phân loại nhân vật bình phàm........................................................................................ 14 2.3. Các đặc điểm của nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục.............................. 15 2.3.1. Địa vị xã hội của nhân vật bình phàm................................................... 15 2.3.2. Tư tưởng, lối sống của nhân vật bình phàm.......................................... 16 2.3.3. Số phận của nhân vật bình phàm .......................................................... 25
- Chương 3. PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC ........................................ 31 3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .................................................. 31 3.2. Các motip phổ biến .................................................................................. 34 3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm .......... 40 KẾT LUẬN .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Dữ chỉ để lại một tác phẩm duy nhất là Truyền kì mạn lục. Chỉ với tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì lên một tầm cao mới. Tác phẩm đã chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc, hình thức thể hiện độc đáo, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Nguyễn Dữ chính là “cha đẻ của loại hình truyền kì Việt Nam” [12, 213]. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích đánh giá một cách đúng đắn vị trí của tác giả và tác phẩm trong nền văn học trung đại Việt Nam. Một số tác phẩm trong Truyền kì mạn lục được đưa vào sách giáo khoa, giảng dạy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông cho thấy vị trí của Nguyễn Dữ đối với văn học dân tộc. Đó là Chuyện người con gái Nam Xương trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Hơn nữa, nhân vật bình phàm là cầu nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. Sau khi học xong phần văn học trung đại, học sinh được tiếp xúc với các tác phẩm văn học hiện đại có các nhân vật bình phàm. Việc tìm hiểu “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” sẽ giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa nhân vật bình phàm trong văn học trung đại và văn học hiện đại, đồng thời tìm ra điểm khác biệt, nét riêng của từng bộ phận văn học trong dòng chảy chung của văn học nước nhà. Nhân vật bình phàm là một trong những phương tiện quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, thành công của tác phẩm Truyền kì mạn lục. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lại chưa quan tâm tới vấn đề này một cách toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, với việc tiếp thu, kế thừa các công trình nghiên cứu và thành tựu đi trước, 1
- tôi sẽ cố gắng trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình một cách hệ thống, cụ thể hơn về nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. 2. Lịch sử vấn đề Truyền kì mạn lục là tác phẩm đỉnh cao trong văn học truyền kì trung đại Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, tác phẩm đã làm hao tổn biết bao tâm trí, giấy mực của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Đó là các tác giả: Lê Qúy Đôn, Phan Huy Chú, Vũ Khâm Lân, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Phạm Hùng… Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam tập II, Bùi Văn Nguyên đã có những nhận xét tổng quát về nội dung, nghệ thuật của Truyền kì mạn lục “Truyền kì mạn lục là một tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chi tiết sinh động, nhưng cái hay ở đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lí, phô diễn ngôn ngữ” [13, 131]. Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung có bài viết “Cái chết oan và bi kịch của người phụ nữ trong “Truyền kỳ mạn lục”. Tác giả cho rằng: “Trong văn học trung đại Việt Nam, có thể nói Nguyễn Dữ là người đầu tiên đề cập đến cái chết mang màu sắc oan khuất của người phụ nữ. Và cũng có thể nói, ông là người đầu tiên quan tâm đến vấn đề thân phận người phụ nữ - những khao khát bị chà đạp, những nỗi đau khổ, bất hạnh, những bế tắc, mở đầu cho trào lưu văn học viết về người phụ nữ giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” [3, 49]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có những bài viết nói về mối quan hệ ảnh hưởng giữa Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ) với Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu). Trong “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, Trần Đình Sử có viết: “Truyện Từ Thức chịu ảnh hưởng của Cù Hựu chỉ một phần nhỏ, phần lớn chịu ảnh hưởng của tiên thoại, truyền kì Trung Quốc và chịu tác động của thực tại Việt Nam. Chỉ 2
- khi nào so sánh văn học cổ Việt Nam trong bối cảnh văn hóa, văn học rộng lớn thì mới nhìn rõ mối quan hệ ảnh hưởng và sáng tạo của nó. Nhà văn cổ điển Việt Nam, dù vay mượn của ai, cái gì, thì trên thực tế họ chịu ảnh hưởng của cả nền văn học, văn hóa Trung Quốc” [19, 26]. Nhân vật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục cũng được các tác giả nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, giới nghiên cứu tập trung chủ yếu vào kiểu nhân vật kì ảo, nhân vật đạo sĩ và dật sĩ. Trong Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 8/2017, tác giả Lê Văn Tấn và Kim Ki Hyun đã có bài viết “Kiểu nhân vật đạo sĩ và dật sĩ trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”. Tác giả cho rằng: “Bằng việc khảo sát, phân tích và luận giải, có thể khẳng định sự thành công của Nguyễn Dữ trên phương diện xây dựng các loại hình nhân vật nói chung, loại hình nhân vật đạo sĩ và dật sĩ nói riêng trong tập truyện. Từ tư thế của một nhà nho ẩn dật, với lợi thế thể loại, Nguyễn Dữ đã khá tự do, phóng túng trong việc tạo cho hai kiểu nhân vật này những màu sắc kì ảo song vẫn có những hạt nhân gắn bó chặt chẽ với hiện thực” [20, 36]. Giáo sư Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Với “Truyền kì mạn lục”, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức ước lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực…” [11, 32]. Tác giả Trần Thị Thu Hiền trong Tạp chí Khoa học, số 5, 2010, Đại học Sư phạm Hà Nội có nghiên cứu “Oan và giải oan trong Truyện nghiệp oan của Đào thị”: “Có thể nói, với truyện Nghiệp oan của Đào thị, Nguyễn Dữ đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Thần quyền không còn là nơi trông cậy, ngược lại là nơi gieo tai họa cho con người. Cường quyền và dư luận có thể vùi dập, dồn đuổi con người đến đường cùng. 3
- Sống giữa xã hội ấy, số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng đều hết sức bấp bênh, bất hạnh. Đào Thị tài hoa và nhan sắc nhưng lại khổ vì chính tài hoa và nhan sắc đó. Cả cuộc đời Đào Thị là sự bị truy đuổi, tiêu diệt và trừng trị” [6, 76]. Đặc biệt, tác giả Trần Nho Thìn đã có một bài viết quan trọng mang tính định hướng cho việc tìm hiểu nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục. Đó là bài viết “Thi pháp truyện ngắn văn học trung đại Việt Nam”. Tác giả đã phân tích “thi pháp của loại truyện về các thánh nhân quân tử” và “thi pháp của loại truyện về các nhân vật bình phàm”: “Các danh nhân thực ra là thể hiện mẫu hình nhân vật lí tưởng, mẫu người thánh nhân còn các nhân vật trần thế là thể hiện mẫu người tự nhiên, người bình phàm. Ứng xử của các hình mẫu này đối với xã hội, tự nhiên và bản thân là khác nhau và các yếu tố thi pháp miêu tả chúng cũng khác nhau” [22]. Tóm lại, tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau: nội dung, quan điểm nghệ thuật về con người, nhân vật, khuynh hướng sáng tác… Tuy nhiên, một số bài viết còn bỏ ngỏ cho nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo. Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo được nêu ở trên, tôi xin đi sâu vào tìm hiểu nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm trong tác phẩm. Qua đó, tác giả khóa luận muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định sự thành công của Nguyễn Dữ trong xây dựng hình tượng nhân vật. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” nhằm mục đích thống kê, phân tích kiểu nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục. Từ đó, thấy được nội dung, tư tưởng của tác phẩm và sự đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ vào sự phát triển của văn học dân tộc. 4
- Đồng thời, bản thân tác giả muốn trau dồi kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu sau này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - 20 truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được in trong cuốn Cù Hựu, Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục, Nhà xuất bản Văn học, năm 1999. - Khi triển khai đề tài, tác giả luận văn có so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm truyền kì trước và sau Truyền kì mạn lục. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào mục đích và yêu cầu của đề tài này, tôi xin sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp 6. Đóng góp của đề tài Đây là công trình nghiên cứu một cách tập trung về nhân vật bình phàm trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Qua đó, ta thấy được những đóng góp to lớn của Nguyễn Dữ đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. 7. Bố cục của khóa luận Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nhận diện nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục Chương 3. Phương thức nghệ thuật thể hiện nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục 5
- NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục 1.1.1. Tác giả Nguyễn Dữ Những tài liệu ghi chép về tác giả Nguyễn Dữ hiện còn rất sơ lược. Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh, năm mất. Ông quê ở xã Đường Lâm, huyện Gia Phúc, thuộc Hồng Châu xưa (nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Nguyễn Dữ là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiêu Hồng Đức năm thứ 27 (1486), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Từ đó có thể suy đoán, Nguyễn Dữ có khả năng sống vào cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI. Từ nhỏ, Nguyễn Dữ đã chăm học, đọc rộng nhớ nhiều, từng ôm ấp lí tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Có thể Nguyễn Dữ đã từng theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Bởi theo Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau khi đỗ hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần và từng giữ chức tri huyện Thanh Tuyền. Nguyễn Dữ ra làm quan được một năm thì cáo quan, lấy lí do phụng dưỡng mẹ già cho tròn đạo hiếu, từ đó ông không bước đến thị thành. Dù về ẩn dật nhưng Nguyễn Dữ không từ bỏ hoài bão giúp đời. Nguyễn Dữ đã viết Truyền kì mạn lục để kí thác những tâm sự của mình, bày tỏ thái độ trước hiện thực xã hội đương thời. Qua tác phẩm Truyền kì mạn lục, cho thấy ông là một người ưu thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc. 1.1.2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện chia thành 4 tập, mỗi tập 5 truyện. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng văn xuôi và xen lẫn một số văn biền 6
- ngẫu, thơ ca. Nguyễn Dữ và những người có cùng chí hướng với ông đã viết những lời bình luận ở cuối các truyện. Ngoài truyện số 19 (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Thoa), các truyện khác đều có lời bình. Những lời bình trong Truyền kì mạn lục không bàn về hình thức nghệ thuật mà chủ yếu là bàn về giá trị nội dung, ý nghĩa của truyện. Khi đặt tên nhan đề tác phẩm Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ mong muốn biểu lộ thái độ khiêm tốn và nghiêm túc của người cầm bút. Song, cũng bởi nhan đề Truyền kì mạn lục mà đã gây ra khá nhiều tranh cãi về tên tác phẩm này. “Mạn lục” là một thể loại sáng tác văn học xuất hiện ở Trung Quốc khá sớm [14, 210]. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, hai chữ “mạn lục” đã bị hiểu lạc đi so với nghĩa gốc của nó. Điều đó dẫn đến cách giải thích sai “sao chép tản mạn các truyện lạ” [21, 202], về sau mới được giải thích lại là “ghi chép tản mạn các truyện truyền kì” [15, 1124]. Trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nguyễn Đăng Na đã nêu ra: “Các cách giải thích chữ “mạn lục” là ghi chép “tản mạn” có hai điều bất ổn. Thứ nhất, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm văn học thuộc loại hình truyện ngắn trung đại. Do đó, không thể coi tác phẩm là “ghi chép”. Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Dữ không hề tản mạn, dù hai chữ “tản mạn” được dùng theo kiểu tu từ nói khiêm. Thực ra, “mạn” là tùy ý, không câu thúc. Bởi vậy, trong Hán ngữ có hàng loạt từ chỉ thể loại tác phẩm có thành tố “mạn” như: mạn họa, mạn thư, mạn bút, mạn tả…và tất cả chúng đều dùng để chỉ loại tác phẩm” [11, 212]. Xét về chữ “truyền kì”, bản thân nó là một thể tài của truyện ngắn trung đại, tức là trong truyện ngắn đó có các yếu tố: nhân vật, tình tiết, kết cấu…là những yếu tố lạ kì. Trong cụm từ “Truyền kì mạn lục”, từ “truyền kì” giữ vai trò làm định ngữ, nó “chỉ tính chất của thể “mạn lục”, đó là một thể tự sự viết tự do, tùy hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị câu thúc bởi bất cứ lí do gì cả” [11, 212]. 7
- Nhan đề Truyền kì mạn lục đã nêu ra được mục đích sáng tác của Nguyễn Dữ. Ông muốn phân bua với độc giả rằng: trước tác của mình không phải là cuốn sách có tính chất trang nghiêm như liệt truyện, và cho đây là thứ “ngoại thư” bao gồm những truyện lạ “truyền kì” vẫn được lưu truyền. Công việc của Nguyễn Dữ là ghi chép lại một cách rộng rãi “mạn lục” những sự việc ấy. Để phục vụ mục đích sáng tác của mình, Nguyễn Dữ sử dụng yếu tố “lạ - kì ảo”. Ông đã mượn chuyện ma quái để nói việc thực, dựa vào tích cũ để viết nên những truyện mới. Tác phẩm tuy có vẻ “truyền kì” xảy ra từ nhiều năm về trước, nhưng thực chất tác giả muốn phản ánh những hiện thực của xã hội đương thời. Nguyễn Dữ đã lấy chuyện xưa để nói về chuyện ngày nay. Qua tác phẩm văn học của mình, nhà văn bộc lộ quan điểm về những vấn đề lớn của con người, xã hội. Tác phẩm đã tái hiện bức tranh cuộc sống con người với những số phận riêng ở thế giới trần gian, tiên cảnh và âm phủ. Bên cạnh đó, Truyền kì mạn lục còn thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của những kiếp người bé nhỏ trong xã hội. Nguyễn Dữ đã lên án mạnh mẽ tầng lớp vua quan nhũng nhiễu nhân dân, làm cho nhân dân cơ cực. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công giữa hai yếu tố “thực” và “kì”. Nhà văn sử dụng yếu tố “thực” như một chất liệu nghệ thuật, giúp tác giả phản ánh hiện thực sâu sắc và toàn diện hơn. Bên cạnh đó, Nguyễn Dữ thành công trong việc xây dựng nhân vật với hình tượng nhân vật có tính cách, khí phách và tính luận thuyết, làm cho các câu chuyện giàu tính triết lí và quan điểm của tác giả được thể hiện sáng rõ. Tài năng của ông đã được bộc lộ khi ông khéo léo kết hợp sáng tạo ba lối văn: tản văn, biền văn, vận văn. 1.2. Khái niệm nhân vật bình phàm 1.2.1. Khái niệm nhân vật Trong các tác phẩm thuộc thể loại tự sự, nhân vật có vai trò quan trọng và không thể vắng mặt. Nhân vật chính là một mắt xích quan trọng để nhà văn 8
- xâu chuỗi các biến cố, sự kiện, giúp nhà văn bày tỏ quan điểm, tư tưởng của mình. Do đó, xây dựng hình tượng nhân vật trở thành một công việc quan trọng hàng đầu của người nghệ sĩ. Đã có nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có nêu khái niệm về nhân vật: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người” [1, 241]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa nhân vật văn học là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [5, 235]. Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lí luận văn học cho rằng “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…Và cần chú ý thêm một điều: thực ra, khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người” [4, 126]. Dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật, nhưng các định nghĩa đều có một thống nhất chung: nhân vật là đối tượng mà văn học đề cập và miêu tả. Nhân vật có thể có tên riêng: Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao); Chiến, Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi)…Nhân vật cũng có thể không có tên riêng: “viên quản ngục” (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), “thị” (Vợ 9
- nhặt - Kim Lân)…Nhân vật có thể là các sự vật, loài vật ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người: Dế Mèn (Dế Mèn phiêu lưu kì - Tô Hoài)... Khái niệm nhân vật văn học nhiều khi được sử dụng như một ẩn dụ. Nhân vật đôi khi không phải là con người, sự vật cụ thể, mà là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được tác giả thể hiện nổi bật trong tác phẩm. Đó là “nhân dân” trong Chiến tranh và hòa bình, “đồng tiền” trong ƠgiêriGrăngđe của Banzac… Hình tượng nhân vật được nhà văn sáng tạo đã thể hiện những nhận thức của tác giả về một cá nhân, một loại người hay một vấn đề nào đó của xã hội. Chính vì vậy,“nhân vật là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng của chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật tác phẩm văn học” [2, 186]. Nhân vật văn học được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Dưới mỗi góc độ, nó được chia thành nhiều loại nhân vật. Xem xét dưới góc độ nội dung tư tưởng có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Ở góc độ kết cấu và cốt truyện: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Như vậy, khi nghiên cứu và tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nào đó, ta không thể bỏ qua yếu tố nhân vật. Nhân vật là một công cụ đắc lực giúp tác giả tái hiện hiện thực đời sống, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình về vấn đề được nêu ra. Đồng thời, nhân vật văn học làm rút ngắn khoảng cách giữa độc giả với tác giả. 1.2.2. Khái niệm nhân vật bình phàm Theo Từ điển Hán Việt: “Bình: ngay thẳng, bằng phẳng không chênh lệch, bằng đều nhau” [10, 56]. “Phàm: tầm thường, cõi phàm, cõi tục” [10, 544]. 10
- Bình phàm có nghĩa là bình thường, tầm thường, tầm phào. Nhân vật bình phàm là những con người tự nhiên, không bị tác giả lí tưởng hóa như nhân vật kiểu thánh nhân quân tử. Ở họ có những nét tính cách và phẩm chất giống với con người bình thường trần tục. Nhân vật bình phàm thường là những kẻ sĩ trong thiên hạ, những tay thương gia buôn bán, những người nông dân…Bên cạnh đó, còn có khá nhiều các nhân vật lịch sử có thực ngoài đời, họ có công lớn với đất nước và được lập đền thờ để thờ cúng. Tuy nhiên, những nhân vật này được đặt trong mối tương quan với đời sống hàng ngày, được nhà văn miêu tả bằng những yếu tố thi pháp riêng khác xa so với các nhân vật thánh nhân quân tử. 11
- Chương 2. NHẬN DIỆN NHÂN VẬT BÌNH PHÀM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC 2.1. Thống kê nhân vật bình phàm Chúng tôi thống kê các nhân vật chính là nhân vật bình phàm. Kết quả thống kê như sau: Phân loại nhân vật bình phàm Nhân Nhân vật đấng bậc bị Tên nhân vật bình vật là bình phàm hóa STT Truyện phàm dân Nhân vật thường Nhân vật vua, trong xã thần, quan, kẻ hội tiên, Phật sĩ Chuyện người Trọng Qùy * 1 nghĩa phụ ở Khoái Châu Nhị Khanh * 2 Chuyện cây gạo Trình Trung Ngộ * Chuyện kì ngộ ở 3 Hà Nhân * trại Tây Quan thái thú họ * Chuyện đối tụng Trịnh 4 ở Long cung Dương thị * 12
- Thần Thuồng * Luồng Chuyện nghiệp Đào Hàn Than * 5 oan của Đào thị Vô Kỉ * Chuyện Từ Thức Từ Thức * 6 lấy vợ tiên Giáng Hương * Chuyện yêu quái Thị Nghi * 7 ở Xương Giang Quan họ Hoàng * Chuyện cái chùa 8 hoang ở huyện Ba tên Hộ Pháp * Đông Triều Chuyện nàng Dư Nhuận Chi * 9 Thúy Tiêu Thúy Tiêu * Chuyện người Trương Sinh, Vũ 10 con gái Nam * Thị Thiết Xương Chuyện Lý tướng 11 Lý Hữu Chi * quân Chuyện Lệ Lệ Nương * 12 Nương Phật Sinh * Qua khảo sát ta thấy 12/20 truyện có nhân vật chính là nhân vật bình phàm (60%). Điều này cho thấy: - Nhân vật bình phàm chiếm số lượng lớn, chủ yếu trong tác phẩm. Truyền kì mạn lục chỉ có một số rất ít là nhân vật thánh nhân, quân tử, kẻ sĩ thuần túy đức cao vọng trọng, không có những khía cạnh trần tục, đời thường. 13
- - Nguyễn Dữ đã đưa thể loại truyền kì gần hơn với cuộc sống và những con người bình thường dung dị. Con người trong Truyền kì mạn lục được nhà văn khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, với những khát khao rất đỗi bình thường mang tính con người. Họ hiện lên với cái nhìn tổng thể, có trách nhiệm với đời, có những khát vọng được yêu thương và mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu bản năng của. 2.2. Phân loại nhân vật bình phàm Có nhiều cách để phân loại nhân vật bình phàm, trong khuôn khổ của khóa luận, tác giả khóa luận đưa ra cách phân loại nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục dựa vào tính chất của nhân vật bình phàm. Ta có thể chia nhân vật bình phàm thành hai loại: Nhân vật là dân thường trong xã hội, tức là những nhân vật này là con người của cuộc sống đời thường, mang những tư tưởng, lối sống, khát vọng trần tục. Đó là những người nông dân, lái buôn, ả ca kĩ, phụ nữ...Ví dụ: trong Chuyện cây gạo nhân vật Trình Trung Ngộ là một “lái buôn, biết ít chữ nghĩa”. Nhân vật đấng bậc bị bình phàm hóa, được tác giả lí tưởng hóa nhưng ít nhiều mang những nét phàm tục. Loại nhân vật này được chia thành hai loại nhỏ: Thứ nhất là nhân vật là vua, quan, kẻ sĩ bị bình phàm hóa. Ví dụ: Chuyện kì ngộ ở trại Tây có nhân vật Hà Nhân là kẻ sĩ nhưng “bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng”. Thứ hai là nhân vật là thần, tiên, Phật bị bình phàm hóa. Chỉ có ba truyện trong Truyền kì mạn lục xuất hiện kiểu nhân vật này. Đó là truyện Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên và Chuyện đối tụng ở Long cung. Qua việc phân loại trên, ta đưa ra được nhân xét chung: nhân vật bình phàm trong Truyền kì mạn lục đa dạng, phong phú. Họ có địa vị xã hội, môi trường sống khác nhau. Nguyễn Dữ đã miêu tả nhân vật bình phàm ở cả ba giới: trần gian, tiên giới và long cung. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thiết kế phương án dạy học các bài "Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng”, “Thế năng” (SGK Vật lí 10) theo định hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực tìm tòi giải quyết vấn đề của học sinh
77 p | 363 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân
69 p | 25 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 93 | 18
-
Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
116 p | 51 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 28 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH Vật tư tổng hợp Toàn Tâm
87 p | 26 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống "Những con vật thông minh và ngu ngốc trong truyện cổ tích loài vật của người Việt"
66 p | 50 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật tự vấn trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
80 p | 16 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
74 p | 32 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
70 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 32 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình
82 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985
56 p | 38 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Horece của George Sand
78 p | 16 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Nam Cao
73 p | 16 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn