intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

37
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được thực hiện với mục tiêu nhằm khẳng định những nét mới mẻ và sự đóng góp ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học nước nhà và đồng thời khẳng định tài năng của nhà văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TRƯƠNG QUỐC CHIỂU Hậu Giang, tháng 04 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG TRƯƠNG QUỐC CHIỂU Hậu Giang, tháng 04 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Để hoàng thành tốt khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Nhung đã giúp đỡ, tận tình hướng dẫn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàng thành bài khóa luận tốt nhất. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn đến đội ngũ Thư viện trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện Thành phố Cần Thơ đã cung cấp nhiều tài liệu cần thiết, thích hợp để tôi có thể dễ dàng hơn trong viêc nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ cùng những người bạn thân thiết đã luôn đồng hành, động viên và tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần giúp tôi hoàng thành khóa luận này. Vì thời giang không nhiều nên bài viết của tôi còn nhiều thiếu xót, hạn chế. Kính mong sự đống gốp quý báu của quý thầy cô để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trương Quốc Chiểu i
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 5 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả ...................................................................................................... 6 1.1.1. Cuộc đời ............................................................................................. 6 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................. 6 1.2. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ............................................... 7 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn ........................................................................ 7 1.2.2. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ........................................ 8 1.3. Nhân vật văn học và một số biện pháp xây dựng nhân vật ..................... 10 1.3.1. Nhân vật văn hoc .............................................................................. 10 1.3.2. Một số biện pháp xây dựng nhân vật ............................................... 11 1.3.2.1. Miêu tả ngoại hình .................................................................... 12 1.3.2.2. Miêu tả nội tâm .......................................................................... 12 1.3.2.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ.................................................. 13 1.3.2.4. Miêu tả nhân vật qua hành động ............................................... 14 Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỂN HUY THIỆP 2.1. Nhân vật tha hoá .................................................................................... 16 2.2. Nhân vật cô đơn - lạc loài ...................................................................... 24 2.3. Nhân vật lưỡng diện ............................................................................... 29 CHƯƠNG 3: CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 3.1. Thủ pháp huyền thoại hóa ........................................................................ 33 3.2. Nhân vật được xây dựng qua ngôn ngữ ................................................... 40 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................ 40 iii
  6. 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ............................................................................ 46 3.3. Nhân vật được xây dựng qua hành động ................................................. 50 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong văn học Việt Nam, truyện ngắn là một trong những thể loại ra đời muộn nhưng lại phát triển mạnh nhất. Để truyện ngắn Việt Nam đạt được thành tựu như vậy là nhờ sự đóng góp công lao không nhỏ của tập thể các nhà văn tiêu biểu như: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê... trong đó phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp, ông là người đã đưa truyện ngắn Việt Nam sang trang mới, với cách nhìn mới hiện thực và sáng tạo hơn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện thực và huyền thoại. Nhưng nét nổi bật và tiêu biểu nhất chính là hệ thống nhân vật, nếu như Chí Phèo một người tha hóa đến tột độ, hay Thạch Sanh một chàng trai tốt từ đầu đến cuối truyện, thì ở Thủy (Tướng về hưu), Lão Kiền (Không có vua), Bường (Những người thợ xẻ) lại mang cả hai tính vừa có yếu tố tha hóa lại vừa ẩn chứa tính thiên lương của con người. Đây là nét mới mẻ và khó có thể tìm thấy trong văn học thời kì trước. Thời kì trước, các tác giả thường xây dựng nhân vật theo hướng “toàn, thiện toàn mĩ” (Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao). Đến thời kỳ “đổi mới”, tiêu biểu là Nguyễn Huy Thiệp với một tư duy hiện đại, một cách viết độc đáo đã đưa đến cho người độc những nhân vật không còn “toàn thiện, toàn mĩ” nữa, con người với tất cả phức tạp, xấu xa, hèn nhát, đốn mạt đang xen cùng với sự tốt đẹp, nhiều khi ganh giới giữa xấu và tốt là hết sức mong manh trong một con người được nhà văn bộc lộ một cách tự nhiên trên từng trang giấy. Khi nghiên cứu “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” ta thấy được sự thay đổi về tư duy văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng từ sau đổi mới (1986). Đồng thời chúng tôi muốn khẳng định vị trí và vai trò của nhà văn trong công cuộc hiện đại hóa văn học đương đại. 1
  8. 2. Lịch sử vấn đề Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi mới xuất hiện đã tạo ra tiếng vang lớn hấp dẫn công chúng và giới nghiên cứu phê bình. Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do ông sưu tầm và biên soạn đã khẳng định: “Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tôi dám chắc là chưa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh, truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì người ta đã tranh nhau tìm đọc, đọc rồi thì gặp nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn cũng như chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện . Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [8, tr.5-6]. Nhà nghiên cứu Văn học Hoàng Ngọc Hiến với bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió nhận định: “Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ không quen với cách nhìn sử thi"- có nghĩa là nhân vật chia thành hai chiến tuyến rạch ròi” [8, tr.13],“Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn có nghĩa là không được thương con người, đấy là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng, phơi bày sự đốn mạt của con người. Nhưng cuối cùng thì vẫn cứ xót xa, không thể không thương con người” [8, tr.14]. Ở truyện ngắn Tướng về hưu, nhà báo Nguyễn Mạnh Đẩu lại có một cảm nhận khác về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện qua bài viết “Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim Tướng về hưu” (Quân Đội Nhân Dân, số 28/1/1989): “Trong truyện Tướng về hưu các tuyến nhân vật hiện ra với tính đa dạng, phong phú, phức tạp. Tính cách từng nhân vật là biểu hiện cho tính cách của một kiểu người trong xã hội. Tính cách đó vừa là sản phẩm của hoàn cảnh chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa có sắc thái độc lập vốn có bên trong. Tác giả đặt nhân vật trong từng hoàn cảnh mâu thuẫn” [8, tr.31]. Nhà phê bình văn học Đông La trong bài viết “Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” lại khám phá: “Văn chương viết về cái chung dù muốn hay không cũng phải có tính khách sáo. Xây dựng những hình tượng nhân vật sống giữa 2
  9. tập thể, giữa các cuộc họp, trong công việc chung. con người không thể bộc lộ hết mình. Như vậy, những tầm sâu chưa được tiếp cận. Tâm lý nhân vật dường như chưa phải là tâm lý mà mới chỉ là cái vỏ cái áo khoác của tâm lý. Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái khách sáo của con người ở chốn đông đúc ấy để viết về cái cốt lõi của tâm lý, cái Tâm lý thật, cái tôi của con người” [8, tr.131 - 132]. Nhà văn Mai Ngữ trong bài viết “Cái tâm và cái tài của người viết” (Báo Quân đội Nhân dân, số 9791 ngày 27/8/1988) cũng có phát hiện tương tự: “Ngòi bút của anh Thiệp đưa con người về điểm xuất phát của nó, con người hạ đẳng, con người nguyên thủy cùng với tiềm thức và bản ngã vốn có do trời sinh ra, những con người trần trụi, lõa thể trong tư duy cũng như trong hình hài. Tác giả cũng đặt nhân vật vào đúng với vị trí của nó, đúng với môi trường sống của nó” [8, tr.423 – 424]. Nguyễn Thái Hòa trong bài “Có nghệ thuật Ba - Rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?” nhận xét: “Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm sống, quan niệm xử thế với người đời, dù đó là một ông vua, một anh hùng, một thi nhân, một người bình thường hay là một em bé” [8, tr.95]. Những nhân vật mà Nguyễn Huy Thiệp miêu tả trong tác phẩm khi thì sống động như nhà văn vừa thu gọn lại trong cuộc sống khi lại huyền ảo như trong cổ tích để lại trong lòng độc giả dấu ấn khó quên. Nhà văn Lê Minh Hà xuất phát từ phương diện “Chân dung nhà văn, từ một thế nhìn” lại nhận thấy: “Nhân vật của ông là con người trong cái phận vừa lớn lao vừa bé mọn của mình, trong ý thức về sự biết và không biết của mình, trong nỗi buồn trước cái đẹp, cái chua chát của đời sống” [8, tr. 494]. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền khẳng định “Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới” (Văn nghệ, số 36-37, 3/9/1988) đưa ra rất nhiều yếu tố để thuyết phục người đọc, trong đó yếu tố nhân vật được đặt lên hàng đầu: “Nhân vật của anh thường rất thật như là đang đứng sờ sờ trước mắt ta, nhưng đôi lúc hết sức ảo đến mức huyền bí - Con gái thủy thần. Khi dựng nhân vật, khả năng hư cấu của anh mạnh một cách lạ lùng đến nỗi những nhân vật mà ngay cả anh và chúng tôi chưa từng được gặp, được dựng lên, mọi người đều tưởng tượng là giống - ví như Hồ Xuân Hương với Tổng 3
  10. Cóc và ông phủ Vĩnh Tường . Dù họ là ai, dù họ sống ở thời nào, điều Nguyễn Huy Thiệp quan tâm thể hiện chính là số phận của họ” [8, tr. 398]. Đặng Anh Đào trong bài viết“Biển không có thủy thần” (Văn nghệ số, 35-36, 20/8/1988) đã so sánh: “Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp giống như con khỉ chúa trong Muối của rừng, văng mình rất nhanh đến nỗi gần như không có phút nghỉ ở mỗi chặng dừng”. Chúng giống như các hình nhân cắt bằng giấy dán trên đèn cù, không có bề dày của quá khứ, của thời gian - chỉ vẻn vẹn trong khoảnh khắc của hiện tại, chiều dài của một truyện ngắn, không được bồi tiếp thêm về nội tâm - bởi nội tâm đã trút ra ngoài hành động. Họ đi lại, nhăng nhố, hoạt động” [8, tr. 393]. Nhận xét về thế giới nhân vật trong “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật, cũng độc đáo. Toàn những con người góc cạnh, gân guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình. Có loại như chui lên từ bùn lầy, rác rưởi, tâm địa đen tối, có loại lại như những bậc chí thiện, có thể bao dung cả kẻ xấu, người ác, thậm chí sẵn sàng chết vì đồng loại” [8, tr. 459]. Vấn đề “Nghệ thuật xây dựng nhân vật” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn đến nhưng chủ yếu nằm rải rác trong các bài nghiên cứu, thẩm định, đánh giá một cách tổng hợp các phương diện nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nên chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu riêng rẻ về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chính vì vậy, trên cơ sở gợi mở của những nhà nghiên cứu phê bình đi trước, chúng tôi muốn làm nổi bật đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, nhằm lý giải sức hấp dẫn của cây bút truyện ngắn này. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”, chúng tôi muốn khẳng định những nét mới mẻ và sự đóng góp ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp cho nền văn học nước nhà và đồng thời khẳng định tài năng của nhà văn. 4
  11. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát ở một số truyện ngắn tiêu biểu của ông trong cuốn “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” nhà xuất bản Trẻ năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngăn của Nguyễn Huy Thiệp” chúng tôi có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp so sánh; phương pháp phân tích và tổng hợp. 5
  12. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 là nhà văn đương đại Việt Nam. Quê ông ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960, gia đình chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lên dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là “Tiểu thuyết đầu tay” - cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được chính thức xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Sáng tác của ông bao gồm: Truyện ngắn và tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo. Ngoài ra ông còn viết kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Năm 2004, bài viết “Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn” đăng trên “Tạp chí Ngày này” của ông tạo ra những tranh luận sôi nổi trong giới văn chương trong một thời gian dài trên Báo Văn nghệ và một số trang mạng tại Việt Nam. 6
  13. Ngoài ra, còn có một số truyện ngắn tiêu biểu như: Những ngọn gió hùa tát (1989), Con gái thủy thần (1993), Thương cả cho đời bạc (2000), Mưa Nhã Nam (2001). 1.2. Vài nét về truyện ngắng Việt Nam sau 1975 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn Truyện ngắn là một truyện kể có dung lượng ngắn, cốt truyện tập trung vào một biến cố gọn và đơn giản, diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhỏ, với một số ít nhân vật. Khác với truyện dài và truyện vừa, truyện ngắn phải là: “một lát cắt gọn ghẽ”, “toàn truyện là một cái vòng khép kín không dài quá, không ngắn quá, không xô đẩy xộc xệch, thậm chí không thừa một chi tiết nào”. [14, tr. 122] So với tiểu thuyết, những tài liệu lý thuyết về truyện ngắn không nhiều cho nên các định nghĩa về khái niệm này cũng tương đối thống nhất. Theo Từ điển văn học: “Truyện ngắn là một tác phẩm tự sự cở nhỏ. Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương tiện đời sống: Đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn” [5, tr. 480]. Theo định nghĩa của Lại Nguyên Ân: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ”. [4, tr.1846 - 1847]. Nhấn mạnh đến chi tiết, Nguyễn Công Hoan cho rằng “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết” [13, tr. 186]. Theo Phương Lựu: “Truyện ngắn là hình hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn làm cho truyện ngắn có vẽ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặt gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực sự không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thờ. Nội dung truyện ngắn có thể khác nhau: Đời tư, thế sự, hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn” [6. tr.397]. 7
  14. 1.2.2. Vài nét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Từ năm 1975 văn học Việt Nam có sự chuyển tiếp từ nền văn học trong chiến tranh sang nền văn học của thời kỳ hậu chiến. Ở giai đoạn này tiểu thuyết không còn phù hợp với thị hiếu độc giả. Người đọc đòi hỏi một điều khác hơn người ta chờ nhà văn, qua những vận động xã hội phức tạp đó, đưa đến cho người ta những tổng kết có tính nhân văn sâu sắc và lâu dài. Mà việc đó thì kiểu tiểu thuyết phơi bày, kể lể thời kỳ này chưa làm được. Văn học đã chọn lấy một thể loại khác để làm cái công việc mà tiểu thuyết chưa làm được, một thể loại tự bản thân nó, do chính đặc điểm thể loại của nó, đòi hỏi khái quát đó chính là truyện ngắn. Nhân vật được xây dựng trong truyện ngắn thường đơn giản theo một chiều, phân tuyến rõ ràng, mạch lạc. Việc miêu tả nhân vật có tính cách phức tạp rất ít thấy các nhà văn sáng tác theo một định hướng có sẵn, dù là truyện ngắn đi chăng nữa thì tính chất sử thi vẫn hết sức đậm nét trong tác phẩm: nhân vật thường mang tính lý tưởng, những người anh hùng có vẻ đẹp toàn diện, ngôn ngữ nhân vật cũng mang màu sắc chính trị, giọng điệu hào hùng và cảm hứng ngợi ca bao trùm tác phẩm. Sau năm 1975, và kéo dài cho đến gần chục năm, tức những năm tiếp liền sau khi kết thúc chiến tranh, văn học Việt Nam bỗng nhiên rơi vào tình trạng khủng hoảng kể cả truyện ngắn: Nó mất dần độc giả. Nguyên nhân là do: Cuộc sống đã thay đổi rất nhiều mà văn học vẫn cứ như trước. Tình hình đó kéo dài cho đến giữa những năm 80. Lúc bấy giờ báo Văn Nghệ, tờ tuần báo chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam, chuyên đăng các sáng tác mới của các nhà văn trong nước, ế đến mức bị thua lỗ nặng, không còn tiền để mua giấy và trả cho nhà in. Chỉ đến khi báo Văn nghệ đăng truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp thì tờ báo này “cháy” trên tất cả thị trường báo trong cả nước. Tướng về hưu, bằng một lối viết lạnh lùng, sắc sảo, phơi bày một hiện tượng chưa từng thấy trong văn học trước đó: Sự hoang mang và bất lực của một người anh hùng trong chiến tranh trước thực trạng hỗn loạn của xã hội sau chiến tranh. Tác phẩm này đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi trong cả nước. Song dù có ý kiến khác nhau về Tướng về hưu và về Nguyễn Huy Thiệp như thế nào, thì có một điều quan trọng là dù nói ra hay không nói ra người cầm bút nào cũng nhận thấy: từ nay không thể viết như trước được nữa. 8
  15. Đã qua rồi thời kỳ của văn học sử thi đầy chất trữ tình cách mạng trong chiến tranh, mà mười năm qua văn học sau chiến tranh vẫn còn trôi tiếp theo quán tính. Phải hình thành cho được ngôn ngữ mới để nói về hiện thực mới vô cùng phức tạp của xã hội và con người. Văn học thời kì đổi mới được ghi nhận bắt đầu từ sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986: “Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một thời kì mới cho đất nước vướt qua thời kì khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc” [7, tr. 11]. Văn học thời kì đổi mới có sự thay đổi lớn về tư duy nghệ thuật: Khuynh hướng sử thi trước đây đã được thay thế bằng khuynh hướng hiện thực những vấn đề về chính trị, về xã hội, nhân sinh được nhà văn chuyển tải qua những thông điệp của đời sống. Quan niệm nghệ thuật về con người cũng có sự biến đổi lớn lao gắn với sự thay đổi quan niệm chính trị - xã hội về con người. Trước đây văn học thường gắn với quan niệm lịch sử - xã hội chưa chú ý đến vấn đề con người thì với đổi mới văn học: “Thay vì miêu tả lịch sử thông qua con người, con người trở thành phương tiện để trình bày lịch sử”(Lê Ngọc Trà). Con người cá nhân đã thay thế con người xã hội. Trong hầu hết các tác phẩm các nhân vật trung tâm thường là những con người bình thường và nhiều khi là những số phận thiệt thòi, những con người bất hạnh. Giá trị của con người nằm trong bản chất của họ nhiều khi khác hẳn với những giá trị xã hội bên ngoài. Bắt đầu với đổi mới văn học, thể loại truyện ngắn đã trở thành mũi nhọn của văn xuôi giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của văn học. Đó là mảnh đất văn học có nhiều thành tựu nhất trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới. Lý do là bởi truyện ngắn đã vượt qua sự mô tả, kể lể dài dòng mang tính hàm súc cô động, bám sát những vấn đề thời sự nóng hổi, khám phá sâu sắc những vấn đề xã hội. Nhiều truyện ngắn đã đi thẳng vào vấn đề bản chất và thân phận con người, vấn đề nhân sinh trong bối cảnh xã hội mới. Truyện ngắn đạt được sự khái quát xã hội rất cao so với thể loại khác. Ngoài ra, tính tập trung của chủ đề và triết lý, những đối thoại… tạo cho truyện ngắn hiện đại một chất liệu mới, vượt ra ngoài khuôn khổ của thể loại. 9
  16. Ở truyện ngắn, người ta có thể nhận thấy rõ ràng sự chi phối của tư duy tiểu thuyết: Tính tổng hợp cao, khả năng bám sát và thể hiện cuộc sống đang vận động, tính phức hợp và đa dạng của chủ đề, sự phân tích nội tâm… Có nhiều truyện ngắn vượt qua sự kiện với cấu trúc đan cài yếu tố thực ảo, ảo thực tạo ra một không gian cảm nhận mới lạ của truyện ngắn. Truyện ngắn trong thời kì đổi mới văn học đã mở ra rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, những vấn đề về đạo đức, thế sự nhanh chóng đạt đến một độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến. Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới có một lực lượng hùng hậu với nhiều thế hệ nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ… Đặc biệt, xếp hàng đầu trong khuynh hướng “đổi mới” của truyện ngắn đó là nhà văn đầy tài năng, cá tính - Nguyễn Huy Thiệp. Qua đó cho ta thấy, văn học thời kì này có bước chuyển mình rỏ rệt, đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn không còn bị bó mình vào khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Trước năm 1975 văn học luôn hướng tới cái “chân, thiện, mĩ”, thì văn học thời kì này tiêu biểu là truyện ngắn lại hướng người ta đến hiện thực xã hội. Các nhà văn đã mạnh dạng viết nên những điều mà trước đây họ không dám viết, họ đã dám nhìn thẳng viết thẳng về cuộc sống, về những tệ nạn, những điều bất công trong xã hội. 1.3. Nhân vật văn học và một số biện pháp xây dựng nhân vật 1.3.1. Nhân vật văn hoc Nhân vật là: “Công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu đạt tương ứng” [11, tr. 365]. Nhân vật văn học là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người. Theo Trần Đình Sử: “Nhân vật văn học là những con người có tên hoặc không tên có những tính chất địa vị nhất định, xuất hiện trong tác phẩm để làm những hành 10
  17. động nhất định, biểu lộ những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định, nhằm thể hiện những tư tưởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh” [12, tr. 26]. Nhân vật văn học là một trong những quan niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như : Văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi” (ở Mĩ thế kỉ XX) … Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: Nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây, các sinh thể hoang đường nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Như vậy nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu cuộc sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng là một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn. Các nhân vật trong các tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình các sự kiên miêu tả, mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong mỗi hệ thống ít hay nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người. 11
  18. 1.3.2. Một số biện pháp xây dựng nhân vật Xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động. 1.3.2.1. Miêu tả ngoại hình Ngoại hình nhân vật là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm: y phục, cử chỉ, tác phong, diện mạo…. Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ước lệ, tượng trưng, thì văn học hiện đại đòi hỏi những chi tiết chân thực và cụ thể sinh động. M. Gorki khuyên các nhà văn xây dựng nhân vật của mình đúng như những con người sống và phải tìm thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét độc đáo, tiêu biểu như: Dáng điệu, nét mặt, nụ cười, khóe mắt.... của nhân vật. Ngoại hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Ðây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại.... Những nhân vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu biểu để khắc họa nhân vật. 12
  19. 1.3.2.2. Miêu tả nội tâm Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động. Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L. Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật...là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Ðể làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. 1.3.2.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu...Ðằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng của nó. Sêđrin cho rằng: “Từ cửa miệng một người nói ra không hề có lấy một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện...Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đàng sau lại không có một lịch sử riêng”. Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hoàn toàn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm. Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Trong đoạn báo ân, báo oán của Truyện Kiều, mặc dù đang hồn lạc phách xiêu, Hoạn Thư vẫn biết lựa điều kêu ca: 13
  20. Rằng tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình Nghĩ cho khi các viết kinh Đến khi khỏi của dứt tình chẳng theo Lòng riêng riêng những kính yêu Chồng riêng ai dễ, ai chiều cho ai Trót đà gây việc trông gai Cũng nhu lượng bể tha bề nào chăng. Những lời nói trên hoàn toàn phù hợp với con người khôn ngoan, thông minh, lanh lợi của Hoạn Thư. Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích (Biết rồi, khổ lắm, nói mãi của cụ cố Hồng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng), có thể để nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm sai...nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ của nhân vật cũng phải có sự chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng thời cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và tính cách nhân vật. 1.3.2.4. Miêu tả nhân vật qua hành động Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật. Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2